Các Câu Hỏi Phong Thủy Về Căn Nhà Và Khu Đất Bạn Nên Biết
- 16 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 22/03/2023
Từ xa xưa con người đã biết vận dụng những kinh nghiệm sống để căn nhà và khu đất phù hợp với tự nhiên. Những kiến thức sống trên cơ sở vận dụng những yếu tố tự nhiên đó, trải qua hàng ngàn năm đã dần hình thành nên thuật phong thủy xem căn nhà và khu đất.
Khu đất chùa chiền có ảnh hưởng đến phong thuỷ không?
Khu đất của chùa chiền chủ yếu chú ý đến mấy điểm sau:
Thứ nhất: “Phát mạch”. Phong thuỷ học có câu “Thiên hạ danh sơn tăng chiếm đa” có nghĩa phần lớn chùa chiền được xây dựng trên những ngọn núi nổi tiếng, u tịch. Khu đất của ngọn núi nổi tiếng thường có long mạch tốt cho nên các chùa ở đó có “mạch phát.
Thứ hai: Chú trọng hình cục. Đất của chùa chiền về cơ ban đáp ứng được nhu cầu yên tĩnh, cách xa trần thế của các nhà sư, đồng thời cũng chú trọng đến môi trường phong thuy của các kiến trúc.
Còn có một dạng kiến trúc Phật giáo đặc thù, đó chính là tháp xá lợi. Những ngọn tháp này đặt những viên xá lợi của Phật hoặc của các nhà sư đã viên tịch.
Tóm lại, đất đai của kiến trúc Phật giáo có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của phong thuỷ.
Bố cục không gian của Phật tư có chịu ảnh hưởng của Phong thuỷ học không?
Trong cuốn “Khê Sơn tạng hải tự chí” có miêu tả rất tì mĩ: “Chùa được núi hoặc các bức tường bằng cây tre, trúc, cây cổ thụ bao bọc, che chở. Tất ca các ngôi chùa đều lấy đại điện làm chủ, đại điện phải cao, trước sau phải trái phải thấp. Nếu phía sau của đại điện lại cao hơn đại điện thì nằm trong bố cục chê chủ...Các bức tượng trong đại điện lấy Phật tướng làm chủ, Phật tướng phải to, Bồ tát bảo hộ phải nhỏ. Nếu Phật tướng nhỏ hơn Bồ Tát báo hộ thì ở thế chê chủ.” Như vậy, rõ ràng bố cục của chùa chiền không tách rời phong thuỷ. Trong cuốn “Dương Trạch thập thư - Luận Trạch ngoại hình” có đề cập: “Những ngôi nhà nào Đông thấp Tây cao đều có phú quý anh hào. Trước cao sau thấp, tuyệt vô môn hộ. Sau cao trước thấp, rất nhiều trâu ngựa.” Chủ thể kiến trúc thường đặt ở phía sau nên phía trước không được cao hơn phía sau. Nếu không chủ sẽ bị áp. Trong cuốn “Dương Trạch thiết yếu - Trạch Pháp tuý kim” cho rằng “các ngôi nhà trước không được cao và phía sau không được để trống”. Điều này cũng hợp với các thuyết nói trên.
Phong thuỷ còn quy định cách mở cửa của chùa chiền. Ví dụ như cuốn “Bát Trạch chu thư” viết: “Phật môn ở thất sơn Khám, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài có thể mở chính môn (cửa chính). Duy bố cục Càn sơn thì không được mở cửa chính tại ba hướng Chấn, Tôn, Ty. Hoặc ra vào từ vị trí Thanh Long thủ ty, hoặc mơ cửa từ vì trí Bạch Hổ thủ ty. Đây chính là Phúc Đức môn, cực cát.
Cũng như truyền thống phong thuỷ nhà ở, Phật tự cũng cẩn thận vấn đề sinh khí. Cửa chính trực tiếp đối diện với vị trí sinh khí hoặc thông qua hình thế của cửa chếch để đối diện với “khí khẩu” “Khí khẩu” và tầm nhìn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc xuất hiện của “cửa chếch”. Đây là quy định rất bình thường của phong thuỷ. Những điều trên chứng tỏ rằng, tư tưởng phong thuỷ có ảnh hưởng sâu sắc đến bố cục không gian của kiến trúc Phật giáo.
Bạch Vân Quan là một trong bơ đợi tổ đình của Đạc giáo Toàn Chõn. Từ đời Đường trở lợi đây, sơu khi đã dung hoò nội hôm văn hoá Trung Quốc, các chùa chiền cũng vô cùng coi trọng phong thuỷ, nghiên cứu vờ đp dụng cần Thôn ngũ hờnh, Thế núi và hoà hợp âm dương.
Thế nào gọi là Bát trạch?
Bát trạch chính là chỉ căn nhà của tắm loại que hào phương vị khác nhau là Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Li, Chấn, Tốn.
Phong thủy học dùng chu kỳ Tam nguyên Giáp Tý 180 để đoán thuộc tính bát quái của con người, can, chỉ mỗi năm. Trong đó Cần, Khôn, Cấn, Đoài gọi là Tây Tứ mệnh. Khám, Li, Chấn, Tốn gọi là Đông Tứ mệnh. Người có Tây Tứ mệnh chỉ hợp sống trong căn nhà Tây Tứ trạch Càn, Khôn, Cấn, Đoài. Người có Đông Tứ mệnh hợp sống trong căn nhà Đông Tứ trạch Khám, Li, Chấn, Tốn. Nếu sai sống trong căn nhà sai khác mệnh sẽ gặp hoạ hung ngay.
Trong cuốn “Dương Trạch thập thư - Luận phúc nguyên” có viết: “Cái quyết sơ thái cực sinh lưỡng nghị, lưỡng nghị sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Thuyết nhân sinh phân ra lưỡng nghị là Đông vị, Tây vị. Tứ tượng là Đông Tứ vị, Tây Tứ vị. Bát quái là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Li, Khôn, Đoài...Tất cả những điều trên là chỉ tạo hoá tự nhiên của trời đất. Nếu Phúc nguyên (tức là thuộc tính sinh niên bát quái) sai thì Đông tứ sửa Tây, Tây Tứ sửa Đông, cát tình biến thành hung tình, tuy ngoại hình và nội hình là cát nhưng không thể dùng được, quan hệ rất lớn.” Như vậy, những người có cung mệnh khác nhau sẽ ở trong những ngôi nhà không giống nhau. Tiếp đó cũng phải nghiên cứu đến vị trí toạ hướng, hướng cửa, đường đi, giếng nước, nhà bếp, chuồng nuôi, lõi thoát nước... Nếu dùng lung tung sẽ không tốt.
Khu vực đồng bằng làm thế nào để đạt được mục đích chặn gió?
Chúng ta thường nói “cao một tấc là núi, thấp một tấc là nước”. Tuy nhiên, địa thế đồng bằng bằng phẳng, có gió đến nhưng không có núi hoặc hạo sơn và để ngăn chặn.
Khi đó, làm thế nào để ngăn chặn được gió đây? Cải tạo kết cấu phong thuỷ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.
Đồng bằng khuyết sơn là vấn đề phong thuỷ tồn tại rất phổ biến. Chúng ta cần áp dụng cách “tăng long bổ cát để thay đổi phong thuỷ, đạt được mục đích chặn gió. “Tăng long bổ cát” nghĩa là dùng sức người làm cho nền đất cao lên, trồng thêm cây to tăng độ cao, đạt mục đích tránh gió, điều chính nhiệt độ, độ ẩm. Một số cư dân khu vực miền nam thường trồng sau nhà tấm bình phong bằng cây trúc. Từ đó, xét theo phong thuỷ, đó chính là cách để tàng phong tụ khí.
Cửa chính của căn nhờ hướng Đông tiếp nhận ớnh sống từ phía Đông truyền tới. Củc phíg Đông Nam mong có được sinh khí. Tù củc chính đến cửa thứ hơi, quơ sởnh, nền đất của các phỏng cơo dồn lên. Điều đó không những thế hiện hàm ý “trước thốp sơu cơo, đời sơui xuố† hiện gnh hỏo”, mờ còn lỗằm cho cở †oð nhÖ Tiếp nhộn được khí của Nam dương.
Ngoài ra, ta còn có thể tu sửa lại căn nhà để đạt được mục đích chặn gió. Ví dụ như chuyên hướng cửa chính, thay đổi kích thước cửa số, đặt bình phong ở gần cửa để tránh sát và chặn gió.
Tại sao những căn nhà ở Trung Quốc lại toàn xây tại vị trí toa Bắc hướng Nam?
Trung Quốc nằm ở phía Bắc bán cầu, phía Đông châu Á, phần lớn đất liền ở tuyến Bắc cho nên ánh sáng mặt trời chiếu quanh năm. Căn nhà ở hướng Nam sẽ hấp thụ được nhiều ánh sáng.
Toạ Bắc hướng Nam, không những để tiếp nhận ánh sáng mà còn có thể tránh gió. Địa thế của Trung Quốc quyết định loại gió khí hậu. Mùa đông có gió rét từ Seberia thối tới, mùa hè có gió mát của biến Thái Bình Dương. Gió bốn mùa đều thay đổi bất định.
Cách mà Phong thuỷ học biểu thị vị trí có: Thứ nhất: Lấy Mộc của ngũ hành là Đông, Hoa là Nam, Kim là Tây, Thuỷ là Bắc, Thổ là Trung. Thứ hai là lấy Li của Bát quái là Nam, Khám là Bắc, Chấn là Đông, Đoài là Tây. Thứ ba là lấy Giáp Ất của can chỉ là Đông, Bính Đình là Nam, Canhh Tân là Tây, Nhâm Quý là Bắc. Lấy Tý của địa chỉ là Bắc, Ngọ là Nam. Thứ tư: lấy hướng Đông là Thanh Long, hướng Tây là Bạch Hổ, hướng Nam là Chu Tước, hướng Bắc là Huyền Vũ. Hoặc có thể là “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ”. Trong cuốn “Ngô Hưng chí - Đàm khởi” có ghi chép bố cục của Ngô Hưng quận trị đời Tống gồm có cả tượng Thanh Long, một lầu Minh Nguyệt ở phía Tây Nam, hình hổ. Hợp với thuyết Phong thuỷ.
Tóm lại, nguyên tắc toạ Bắc hướng Nam là những kiến thức chính xác, thuận ứng với ý trời, được linh khí của núi sông, tiếp nhận ánh sáng mặt trời , đúng là địa lĩnh nhân kiệt thuận với tự nhiên.
Khi chon hướng của mảnh đất xong, tại sao phải tính toán đến nhân tố địa hình?
Tính toán đến nhân tố địa hình tức là tính toán theo điều kiện địa phương. “Điều kiện địa phương” tức là căn cứ vào tính khách quan của địa hình môi trưởng, áp dụng phương thức sinh hoạt thích hợp tự nhiên. Câu “Thích hình nhi sử” được để cập trong “Kinh Dich - Đại trượng quẻ” chính là nói đến đạo lý này.
Đất đai của Trung Quốc rộng lớn, khí hậu giữa các vùng miền khác nhau rất lớn, chất đất cũng khác nhau, kiến trúc khác biệt. Tây Bắc khô hạn, mưa ít nên người ta thường xây nhà theo kiểu hang động để ở. Vị trí hang động phần nhiều hướng Nam, thi công dễ dàng. không chiếm diện tích, tiết kiệm vật liệu, chống lửa chống lạnh, mùa đông ấm áp, mùa hè mắt mẻ. Vùng Tây Nam ẩm ướt, mưa nhiều, thú vật, côn trùng nhiều nên người ta thường làm nhà theo kiểu nhà lầu bằng trúc có lan can. Cuốn “Cựu đường cát - Nam loan truyện” ghi chép: “ Núi có có độc, rắn rết nhiều, con người sống trên nhà cao, trèo lên bằng thang có lan can.” Khoảng đất dưới nhà để trống hoặc nuôi gia súc, ở trên có người ở. Nhà bằng tre trúc có không khí lưu thông, mắt mẻ, chống ẩm, phần lớn dựa vào núi và bên bờ suối. Ngoài ra, dân du mục thảo nguyên lại làm nhà theo kiểu nhà lều Mông Cổ để tiện di dời suốt thảo nguyên. Vùng Quý Châu và dân Đại Lý dùng đá để dựng nhà, những kiến trúc này đều phải dựa theo điều kiện cụ thể của vùng đất đó.
Kiến trúc của Trung Quốc đều ấp dụng theo điều kiện địa phương. Núi Võ Đang ở Hồ Bắc là danh thăng Đạo giáo. Khi đó Minh Thành Tổ đã phái 30 vạn người lên núi xây chùa. Lệnh không được phá hai bên núi, chỉ được dựa vào địa thế cao thấp mà dựng tường và báo điện. Do thế, chúng ta thấy rằng người xưa đã dựa vào tình hình thực tế để áp dụng các biện pháp thiết thực có hiệu quả khiến người và kiến trúc phù hợp với tự nhiên.
Cảnh quan nào phù hợp với căn nhà?
Phong thuỷ yêu cầu mảnh đất phải “tàng phong tụ khứ, “sơn thanh thủy tú”, nước ôm núi, nhấn mạnh trời đất và con người hoà làm một.
Trong cuốn “Dương Trạch Tối Yếu - Tổng luận” có chỉ ra: “ Hình dáng của căn nhà phải vuông vắn, khung nhà phải gọn, có thể quan sát được vị trí tốt. Căn nhà quá cao, quá tròn, quá nhỏ hoặc phình ra phía Đông hẹp phía Tây thì nhất định sẽ phá tài”. Điều này liên quan đến ngoại hình kiến trúc đối xứng. Về kết cấu, nền đất hình vuông tương đối chắc chắn. Về ngoại cảnh thì trông nó có trật tự, đàng hoàng, phù hợp với quan niệm mỹ học truyền thống Trung Quốc.
Ngoài ra, những chất đất khác nhau cũng có quy định khác nhau: “Phàm là những mảnh đất trong kinh thành thì rất cao quý, đắt đở”, “Phàm là đất của tỉnh phủ huyện thì đều rộng rãi” (Dương Trạch Thiết Yếu - Tổng luận). “Bên trái căn nhà có nước chảy gọi là Thanh Long; bên phải có đường đi gọi là Bạch Hố; phía trước có ao , đầm gọi là Chu Tước, đằng sau có gò, đổi gọi là Huyền Vũ. Đây là mảnh đất quý giá nhất” (Dương Trạch thập thư - Luận Trạch ngoại hình). Điều đó chứng mình rằng môi trường bên ngoài của khu đất cũng được quy định theo phong thuỷ. Mà bố cục này được xây dựng trên nền tang thực tế, đúc rút kinh nghiệm hàng ngàn năm.
Tóm lại, khi chọn lựa manh đất trong thành phố hoặc nông thôn đều phải tính đến không gian của nó như phía sau có hạo sơn, phía trước có nước chảy (hoặc bể nước), bên trái và bên phải có núi và đất báo vệ. Tất cả những thứ đó cấu thành mội đơn nguyên môi trường tương đối khép kín. Chỉ do bản thân kích thước của đơn nguyên môi trường đó có độ to nhỏ khác nhau thì mới tạo ra sự khác biệt tương đối.
Tại sao nhà ở lại chọn hướng Tây Nam hoặc Đông Nam là tốt nhất?
Do vị trí địa lý đặc thù của Trung Quốc mà hướng Nam được coi là hướng tốt nhất để làm nhà.
Những di chỉ khảo cổ đã cho chúng ta thấy hầu hết mọi căn nhà thời đồ đá đều là toạ Bắc hướng Nam, tức là hướng Tý Ngọ (theo phong thuỷ). Tuy nhiên do vĩ độ và kinh độ khác nhau nên toạ Bắc hướng Nam chếch Đông, toạ Bắc hướng Nam chếch Tây là hướng tốt nhất.
Thông thường, các thầy phong thuỷ không để xướng xây nhà hướng chính Nam hoặc chính Bắc. Nguyên nhân là do chính Nam chính Bắc là tướng đế vương, theo phong thuỷ đó là hướng “lên voi xuống chó”. Cái gọi là “Sáng quân vương, chiều trộm cướp” là có ý chỉ điều đó. Cho nên người dân bình thường không chịu nổi hướng đó.
Làm nhà hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc có thể tránh được ánh nắng chói chang của mùa hè, nhưng lại ấm áp vào mùa đông, có thể sát khuẩn khiến sức đề kháng của con người tăng mạnh, giảm phát sinh bệnh tật. Tục ngữ có cầu: “Cửa chính hướng Nam, con cháu không lạnh. Cửa chính hướng Bắc, con cháu chịu tội”. Câu nói này không phải là không có lý. Vì thế khi chọn hướng nên chọn hướng Tây Nam hoặc Đông - - Nam là tốt nhất.
Phong thuỷ căn nhà và tọa hướng căn nhà có liên quan chặt chẽ đến nhơu. Nói chung căn nhờ tfog lọc trên hướng sơn 12 địa chi đều là căn nhà có phong thuỷ tốt.
Nhìn hướng sơn (núi) có thể đoán được phong thuỷ căn nhà không?
Giả dụ một dãy nhà toạ lạc trên hướng sơn của muời hai địa chỉ thì có thể nói đó là một dãy nhà ở có phong thuỷ tốt. Trái Đất có Đông, Tây, Nam, Bắc đại điện cho bốn sức mạnh tối cao trong vũ trụ, chúng khống chế cát hung của phong thuy và trạng thái sức khoẻ của con người. Mười hai vị trí được sinh ra từ 4 vị trí chính đó có được sức mạnh tối cao của vũ trụ. Bất cứ căn nhà nào toạ lạc trên 12 vị trí đó, về cơ bản được gọi là “căn nhà tam nguyên bất bại”.
Nếu căn nhà nằm ở chính Đông, chính Nam, chính Tây, chính Bắc thì có thể gọi là “phủ tướng”. Nhưng mỗi căn nhà lại chịu ảnh hưởng của vòng quay trái đất hằng năm nên khi đắc thời thì cực vượng còn thất thời thì cực suy. Loại từ trưởng rất lớn đó đại diện cho sinh tử vinh nhục, lúc nổi tiếng hào hùng, lúc nhục nhã chui lủi.
Do đó, tuy la bàn có 24 sơn nhưng bước đầu chúng ta chỉ chú ý 12 sơn. Tất cả phong thuy đều sinh ra từ 12 địa chỉ. Căn nhà hướng sơn thiên cean về eơ bản chỉ có thể là căn nhà dễ dàng xuất hiện vấn đề mà thôi.
Từ cổ chí kim, tại sao cung điện của các Hoàng Đế lại nhất định phải xây trên tuyến Tý Ngọ?
Cung “Tý, Ngọ, Mão, Dậu” ghi trên la bàn tức là chỉ bốn hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Bất cứ một vật gì dù mạnh đến đâu cũng không thể ngăn chặn được năng lượng của 4 khí trường đó. Vì thế, từ cổ chí kim, cung điện của các Hoàng Đế nhất định phải xây trên tuyến Tý Ngọ, phương hướng bày đặt chính thần cũng nhất định phải là Tý sơn Ngọ hướng. Bởi vì chính thần hấp thụ khí cực chính.
Tý là Bắc, Ngọ là Nam. Tý sơn Ngọ hướng hoặc toạ Tý hướng Ngọ tức là mặt của căn nhà phải hướng về phía Nam để hút tướng đế vương. Lấy ví dụ là thành Bắc Kinh đời Minh, Thanh: Đây là thành phố “mặt hướng Nam” điển hình. Không gian thành phố cực kỳ chỉnh quy, thể hiện tư tưởng hướng Bắc nhất thiết phải eó “trấn sơn”. Người quy hoạch còn tạo ra cả một ngọn núi cảnh nhân tạo. Tuyến phía Nam kéo dài đến Vĩnh Định môn, tuyến phía Bắc kéo về phía Cổ Lẫu, xuyên suốt trung tâm thành Bắc Kinh và chia ra làm phần Đông và phần Tây.
Xét theo vùng ngoại thành và nội thành của Bắc Kinh: Ngoại thành tại Nam là Càn, là Thiên, là Dương; nội thành tại Bắc là khôn, là Địa, là Âm. Ngoại thành hình bán nguyệt, rộng rãi; nội thành hình vuông hơi hẹp nằm bên trong. Ngoại thành là tấm bình phong bao bọc nội thành, tượng trưng cho trời tròn đất vuông, Cần Khôn chiếu ứng, Âm Dương hợp đức.
Chúng ta lại quan sát Tử Cấm Thành: Đi qua Ngọ môn, Thần Vũ môn chúng ta sẽ đến một trục của Tử Cấm Thành cũng phân thành hai khu Đông, Tây. Thái Hoà Viên cũng năm trên trục này. Đi sâu vào trong, ta càng thấy rõ kinh thành Bắc Kinh của đời Minh, Thanh lấy Tử Cấm Thành làm trung tâm, mà Tử Cấm Thành lại lấy Di Hoà Viên làm trung tâm. Trung tâm của Di Hoà Viên là núi Tụ Di tượng trưng cho tâm vũ trụ. Trên núi Tu Di có bệ Tu Di 8 bậc. Đồ chính là Chân mệnh Thiên tử của đất nước.
Xây cung điện trên tuyến Tý Ngọ chính là cách bảo vệ vị trí tôn vinh chí cao vô thượng của một nước. Lấy đó làm trung tâm, đồng thời tiếp thụ năng lượng khí trường của bốn phương tám hướng. Từ đó bảo đảm thiên hạ thái bình, vạn thế hưng thịnh.
Căn nhà thế nào mới có thể thu nạp bốn đại khí trường của phong thuỷ?
Mỗi một căn nhà đều chịu ảnh hưởng của bốn đại khí trường Tý, Ngọ, Mão, Dậu (Đông, Tây, Nam, Bắc). Người Trung Quốc rất thích xây dựng nhà theo kiến trúc tứ hợp viện, lý do là có thể cần bằng được năng lượng của bốn đại khí trường của ngũ hành.
Căn nhà “tứ chính” mà chúng tôi thường xuyên đề cập ở trên được coi là căn nhà có phong thuỷ tốt nhất. Cũng có thể nói, tứ hợp viện là căn nhà cát hấp thụ được năng lượng ngũ hành của đại khí trường.
Tứ hợp viện tại Bắc Kinh.
Mỗi một căn hộ tên cùng một toà nhà có phong thuỷ giống nhau không?
Nếu dùng toạ hướng để đoán định cát hung của một căn nhà thì liệu những căn hộ cùng hướng của một toà nhà (một đơn nguyên từ tầng 1 lên đến tầng trên cùng) có sản sinh ra hung cát giống nhau không?
Thực ra, điều này chỉ là tương đối. Ví dụ, một đơn nguyên phạm phải Ngũ Hoàng, Nhị Hắc sát thì rất nhiều căn hộ cùng đơn nguyên đó sẽ mắc bệnh truyền nhiễm do chịu ảnh hướng của Lưu niên Phi Tĩnh. Nhưng liệu tất cả những căn hộ thuộc đơn nguyên đó cũng chịu anh hưởng như nhau không? Điều này còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng của từ trường con người.
Một số thầy phong thuỷ đứng ở ngoài toà nhà, định vị trí toạ hướng rồi đoán định ngay phong thuy. Điều này thật sự sai lầm nghiêm trọng. Bởi vì, họ đã bỏ qua nhân tổ con người. Bản thân con người cũng có từ trường. Sau khi người bước vào một căn nhà thì căn nhà đó chịu sự ảnh hưởng của con người khiến từ trường cũng thay đối theo.
Nếu dùng la bàn đứng ngoài mỗi tầng để đo thì sẽ phát hiện ra toạ hướng của mỗi một căn nguyên trong toà nhà cũng có phần khác biệt. Cho dù cùng một tầng, tiến một bước hoặc lùi một bước thì kim của la bàn cũng sẽ dịch chuyển. Điều này giải thích tại sao cùng một hướng mà mỗi một căn hộ lại có hung cát khác nhau. Nguyên nhân là do từ trường của con người trong mỗi căn hộ đó nhiều ít khác nhau.
Ví dụ người rất nhiều thuy ở trong một căn hộ sẽ khiến cho căn hộ đó vô cùng ẩm thấp, thậm chí thường xuyên rò rỉ nước. Nhưng nếu thay thế bằng người rất nhiệt thì từ trường của căn nhà đó lập tức trổ nên rất nóng, thậm chí cây cối trồng trong nhà cũng khô héo.
Một căn nhà mới, sau khi ở được 10 năm, từ trưởng của nó nhất định khác hẳn với 10 năm trước. Tuy nhiên nếu căn nhà ấy vẫn để trống trong 10 năm thì từ trường của căn nhà cũng chẳng có gì biển đổi. Như vậy ta có thể thấy rằng, con người sẽ làm cho từ trường thay đối.
Người sống trong môi trường khác nhau sẽ tạo ra từ trưởng không giống nhau. Giải tượng của la bàn chia ra làm hai tầng, tầng 1 là đại diện cho vị trí chính xác của nơi đó trên địa cầu. Tầng 2 đại diện cho hướng của vị trí đó đã biến đổi sau khi có eon người. Phong thuỷ chỉ một loại từ trường đã bị thay đổi sau khi có con người tác động vào và tạo ra ngũ hành âm dương.
Có phải độ cao của toà nhà càng thấp thì phong thuỷ càng tốt?
Hiện nay, đất chật người đông, con người phải sống trong những toà nhà cao chọc trời, cái xây sau lại cao hơn cái trước. Theo kinh nghiệm, từ tầng 1 đến tầng 5 chịu ảnh hưởng của từ trường trái đất, tương đổi lớn. Do đó khi xác định toạ hướng phải đứng trước cửa chính của toà nhà và cách nó 3 bước chân mà xác định.
Từ tầng ã trở lên, anh hưởng của từ trường trái đất càng ít hơn. Khi xác định toạ hướng thì nên đứng trước cửa căn hộ đó 3 bước chân.
Nói chung độ cao của toà nhà càng thấp thì phong thuỷ càng tốt. Nguyên nhân là do phong thuỷ chịu ảnh hưởng của địa khí. Đứng trên nóc toà nhà, địa khí không đủ, biến số của phong thuy càng nhiều. Vì thế, nơi đáng giá đồng tiền bát gạo nhất của một toà nhà cao tầng là tầng 1. Nơi đó người ta thường cho thuê làm cửa hàng, nơi kinh doanh buôn bán. Còn những người có tiền thì nhất định nên ở căn nhà độc lập. Như vậy mới có thể hấp thụ hết được từ trường của địa khí.
Nếu toạ hướng của căn nhà không được lý tưởng thì cả thiên bằng cách nào?
Nếu căn nhà nào đó có toạ hướng không tốt, thầy phong thuỷ sẽ đề nghị gia chủ đổi cửa chính thành góc chéo hoặc mở cửa sang vị trí khác để thay đổi sơn hướng của căn nhà.
Nhưng cần nói rõ là tác dụng của việc thay đổi sơn hướng này chỉ duy trì trong một thời gian ngắn. Vì nó không thể thay đổi khí trường của toàn bộ toà nhà. Đương nhiên, nếu là một căn nhà độc lập thì sẽ không có vấn đề này. Một khi cửa chính của căn nhà thay đối thì eó thể thay đối sơn hướng của cả nhà.
“Đại môn khán Đồng Ngm, tạo trạch Thực bốt nơn”. Nguyên nhõân lờ do Theo yêu cầu của Phong thuỷ học cổ đợi thì “Còn Trạch môr, chỉ hướng Đông Ngm, những căn nhờ có của mở tại hướng Đông Nam sẽ cực kỳ cát lợi.
Bốn phương vị trong bố cục phong thuỷ: trước, sau, trái, phải đại diện cái gì?
Vận dụng phong thuỷ có một khẩu quyết rất quan trọng, đó là “tả Thanh Long, hữu Bạch Hồ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ”.
Đây là câu quyết xuất hiện sớm nhất và cũng thực dụng nhất, nó còn gọi là “Tứ linh sơn quyết”. Linh sơn quyết là cầu quyết phong thuỷ mở rộng của 28 vì tĩnh tú trên trời, là một cách bố cục liên quan đến thiên tượng. Trên thực tế, trong Phong thuỷ học ngoài tứ lĩnh ra còn có một linh nữa đó là câu trần đại diện cho vị trí trung gian. Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ là bốn thú thần trong truyền thuyết cổ đại.
Những năm học thuyết ngũ hành thịnh hành, các nhà ngũ hành đã dựa vào ngũ hành âm dương trong Đông, Tây, Nam, Bắc để phối ra năm loại màu sắc. Mỗi loại màu ứng với một thú thần và một thần linh. Đông là màu xanh da trời, phối với rồng; Tây là màu trắng, phối với Hổ; Nam là màu đó, phối với chim tước, Bắc là màu đen, phối với võ; ở giữa (trung gian) là màu vàng, phối với câu trần.
“Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ' có nghĩa khi chúng ta ngồi từ hướng sơn nhìn ra trước mặt, bên trái và bên phải đều xuất hiện sơn bảo vệ. Như một người gid hai cánh tay ra ôm trọn lấy phần không gian trước mặt. Thanh Long, Bạch Hổ đối ứng với nhau, Thanh Long chủ cát, chủ tiền tài, địa vị, quý nhân phù trợ, sự nghiệp hưng thịnh còn Bạch Hổ chủ hung, chủ tử vong, tai hoa đường sá, máu chảy, tiểu nhân. Trong môi trường phong thuỷ, nếu rồng mạnh hổ yếu thì sự nghiệp hưng thịnh, luôn được quý nhân phù trợ. Nếu hổ mạnh rồng yếu thì có nghĩa Bạch Hổ ức hiếp Thanh Long. kêu gọi tiểu nhân, sự nghiệp không thuận, lãnh đạo nghi ky người hiền, thuộc hạ đố ky lẫn nhau, tiểu nhân chọc gậy bánh xe.
Tại sao phải giữ cho vị trí hai bên trái phải cân băng?
Bên trái là Thanh Long, đại diện cho cương dương, nam tính. Vị trí Thanh Long tráng vượng đại diện cho quỹ nhân giúp đỡ và có sức mạnh trấn áp.
Trong thần linh tứ phương, căn cứ vào thuyết pháp của “Sơn Hải kinh” : “Nam phương chúc dung, thú thân nhân diện, thừa lưỡng long”; “Tây phương nhục thu, tả nhĩ hữu xà, thừa lưỡng long”; “Đông phương hữu câu mang, thân ô nhân diện, thừa lưỡng long”; “Bắc phương ngẫu cương, hắc thân thủ túc, thừa lưỡng long”.
Điều vô cùng hay ở chỗ, tất ca rồng trong “Sơn Hải kinh” đều dùng để cưỡi, còn những loại cùng họ với rắn thì đều bị tóm, bị điều hoặc bị buộc xung quanh cổ. Từ đó cho thấy hai loài được phần biệt khác nhau. Chu Tước, Huyền ‹ Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ đại m„ diện cho 28 vì tỉnh tú trong tữ phương. Long (rồng) là 7 ngôi sao ở phía Đông: sao (nắc, sao Uang, sao Đề, sao Phòng, sao Tâm, sao Vĩ, sao Ki. Hình dáng của 7 ngôi sao này rất giống hình rồng. Còn từ triết tự của chúng ta cũng có thể nhận ra: Giác là sừng của rồng, cang là cổ, đê là sống lưng, phòng là vai, tâm là tim, vĩ là đuổi, kì là phần cuối của đuổi. Tứ hợp viện của Thôn Đảng ễTGiơg hẹp mỡ dõi, của hơi bền đối diện nhau với dụng ý "củc tương đối phu thê hợp".
Bên phải là Bạch Hổ, đại diện cho âm nhu, nữ tính. Vị trí Bạch Hổ tráng vượng, đại diện cho sức mạnh của âm nhu. Trong tứ linh thú của Trung Quốc, có một con mãnh thú thường xuyên được bàn luận ngang hàng với Thanh Long đó là Bạch Hổ. Hổ đứng đầu trong hàng mãnh thú, trong truyền thuyết uy lực của nó có thể hàng phục được yêu ma quỷ quái, điều đó khiến nó trở thành thần thú trong phong thuỷ, luôn xuất hiện cùng với Thanh Long. “Vân tòng Long, phong tòng Hổ”, chúng trở thành một đổi thu phục yêu ma quỷ quái tốt nhất. Vì thế, Bạch Hổ được phong là Chiến thần, Sát phạt thần. Bạch Hổ có nhiều kiểu thần lực như tránh tà, cầu phúc, trừng ác dương thiện, phát tài phát phúc, hï kết lương duyên. Là một trong bốn tứ linh nên Bạch Hổ cũng do các vì tĩnh tú biến thành. Bảy ngôi sao nằm ở phía Tây đại diện cho Bạch Hổ là: sao Khuê, sao Lâu, sao Vị, sao Ngang, sao Hoa, sao Tứ, sao Tham. Phía Tây ngũ hành thuộc Kim, màu trắng. Cho nên căn cứ vào ngũ hành, phía trước Hổ thêm chữ “Bạch” nên gọi là Bạch Hổ.
Nếu căn nhà chếch phải hoặc chếch trái nhiều quá thì tạo nên thế Thanh Long ngắn - Bạch Hổ dài hoặc Bạch Hổ ngắn - Thanh Long dài. Điều đó chứng tỏ sức mạnh âm dương không điều hoà, quyền lực nam nữ mạnh yếu không giống nhau. Thanh Long quá vượng ắt sẽ khiến tính nam mạnh mẽ, đi theo khuynh hướng chủ nghĩa nam giới, độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng. Bạch Hổ quá vượng đại diện cho tai hoạ thị phi . Thanh Long, Bạch Hổ phải cần bằng, hài hoà thì mới có bầu không khí sinh vượng, tức là phong thuy khi đó mới tốt.
Theo Phong thuỷ học, độ cao thấp của bố cục kiến trúc xung quanh căn nhà có thuyết pháp gì?
Nếu bố cục kiến trúc xung quanh căn nhà là bên trái cao bên phai thấp, cũng có nghĩa là Thanh Long cao hơn Bạch Hổ, gia đạo, sự nghiệp của người nam chủ nhân sẽ phần vinh, hưng thịnh. Tuy nhiên chúng ta cần phải chú ý, bố cục trái cao phải thấp chỉ dùng cho Dương trạch thì mới là quẻ cát. Nếu dùng cho Âm trạch thì sẽ không tốt. Theo phong thuỷ, điều tốt nhất khi rồng mạnh hơn hổ. Ví dụ với một toà nhà, sẽ có 4 loại Thanh Long mạnh hơn Bạch Hổ như sau:
Thứ nhất: Long ngang Hổ phục. Bên trái của toà nhà tương đối cao, bên phải tương đối thấp.
Thứ hai: Long trường Hổ đoản. Bên trái của toà nhà tương đối dài, rộng rãi còn bên phải thì ngắn, hẹp.
Thứ ba: Long gần Hổ viễn. Bên trái gần với bản thân, bên phải xa bản thân.
Thứ tư: Long thịnh Hổ suy. Bên trái đặc biệt nhiều, bên phải đặc biệt ít (thậm chí không có).
Nếu bố cục kiến trúc của một căn nhà có địa hình bên phải cao, bên trái thấp thì là Bạch Hổ cao hơn Thanh Long. Nếu dùng cho căn nhà Âm trạch thì chủ nhân của nó rất hiển hách. Nhưng nếu dùng cho căn nhà Dương trạch thì chủ nhân rất bôn ba, khốn đốn.
Trong Phong thuỷ học, Bạch Hổ thích tĩnh, không thích động.
Nếu bên Bạch Hổ quá mạnh thì phạm phải Bạch Hổ sát. Thông thường, căn nhà có hiện tượng kiến trúc bên phải cao hơn bên trái, dài hơn bên trái, quá gần căn nhà hoặc những kiến trúc bên phải nhiều hơn bên trái thì đều phạm phải Bạch Hổ sát.
Những căn nhà như vậy, nhẹ thì chủ nhà có nhiều bệnh tật hoặc vì bệnh mà phá tài, tiền của đổ hết vào việc chạy chữa bệnh tật. Nặng thì có người bị thương vong. Cách hoá giải: Đặt một đôi kỹ lân tại vì trí thu sát.
Sự Tử được công nhận là vua của các loài muông thú. Sự Tử dũng cởm, quyết đoớn, uy chấn tứ phương, Từ đời Đường, người Trung Quốc đỡ có thói quen đặt† tượng sư tử bằng đó ở hơi bên của chính để trốn trạch trị tà khiển cho yêu mơ quý quái bên ngoài không dám vào nhà quấy nhiễu.
Không gian trước cửa nhà được Thanh Long, Bạch Hổ ôm trọn gọi là gì?
Không gian trước cửa nhà được Thanh Long, Bạch Hổ ôm trọn gọi là Chu Tước, có nơi gọi là Minh Đường.
Chu Tước còn có thể gọi là Phượng Hoàng hoặc Huyền Ô, nó là một trong tứ linh. Cũng giống như ba linh thú cồn lại, nó xuất thân từ 28 vì tỉnh tú, đại diện cho 7 ngôi sao ở phía Nam: sao Tĩnh, sao Quy, sao Liễu, sao Tĩnh, sao Trương, sao Dực, sao Chẩn. Chu là màu đỏ, tượng trưng cho Hoả, hướng Nam thuộc Hoa cồn gọi là Phượng Hoàng. Đồng thời, nó cũng có đặc tính trùng sinh từ trong Hoa (Phượng Hoàng niết bàn) giống như chim bất tử của hướng Tây, còn gọi là Phượng Hoàng lửa.
Trong truyền thuyết, phượng là một loài chim vô cùng đẹp, giọng hót và tư thái của nó được phong là vua của các loài chim. Nó đem may mắn cho con người, đồng thời cũng có lĩnh tính đặc biệt. Phượng Hoàng và Rồng là một đôi thú thần trong truyền thuyết. Rồng tượng trưng cho chí Dương, trước đây người ta cũng chia Phượng Hoàng ra làm hai phần Âm - Dương (Phượng là con đực, Hoàng là con cái). Sau khi được phối hợp cùng với Rồng thì nó đại diện cho thuần Âm.
Còn Huyền Ô là loài chim đại diện cho khởi tổ của các thương nhân. Vì thế, cho dù là Phượng Hoàng hay là Huyền Ô thì cũng đều phát triển theo sự phát triển của đạo giáo, biến chúng thành một con chim tước. Trước hết biến thành một tiên nữ nửa người nửa thú, truyền nhân binh pháp. Sau đó lại biến thành tiên nữ hoàn toàn có hình người. Do đó, thuyết tứ lĩnh không thể không liên quan đến đạo giáo.
Bức tranh Chu Tước đời Tây Hán Chiêu đế. Đầu oanh đuôi phượng, ưỡn ngực, xoè cánh trông rất uy phong.
Những yêu cầu cụ thể đối với mình đường của phong thuỷ là gì?
Chúng ta đã biết rằng phần không gian phía trước của căn nhà được gọi là Minh đường.
Trước hết, một căn nhà có Minh đường tốt thì không được có Thuy. Nếu trước mặt căn nhà nhìn ra toàn bộ là Thuỷ (như một số kiến trúc biệt thự, khách sạn bên bờ biển) thì sẽ tạo cho người ta cam giác lười nhắc, muốn lùi bước, mất ý chí phấn đấu. Nhưng nếu trước mặt căn nhà toàn là những vật kiến trúc (như nhà cửa, hàng quán) thì không những sẽ làm cho thị giác mệt mỏi mà còn khiến con người trở nên hăng say với công việc.
Yêu cầu tiếp theo của phong thuỷ là cẩn thận trong việc áp dụng hàng rào báo vệ. Đoạn đầu của Minh đường nhất định phải có lan can. Như thế mới thoả mãn điều kiện “tàng phong tụ khứ của phong thuỷ. Không có hàng rào, khí trường không thể ngưng tụ và lưu chuyển trong Minh đường, chứng tỏ tài phúc không thể tụ tập và lưu động trong Minh đường.
Không gian đằng sau nhà nên làm thế nào để có được phong thuỷ tốt?
Chúng ta gọi không gian đẳng sau căn nhà là Huyền Vũ. Cho dù là chung cư hay nhà biệt lập thì vị trí Huyền Vũ cũng phải có Hạo sơn (dựa vào núi). Cũng có thể nói rằng, nếu căn nhà nằm độc lập ở núi non thì căn nhà tốt nhất có một ngọn núi nhỏ thanh tú làm Hạo sơn. Hạo sơn không nên quá cao, đặc biệt là không được cao hơn Án sơn phía trước. Nếu không sẽ có hiện tượng chèn ép. Những kiến trúc trong thành phố, đất đai chật chội, nhà cửa san sát, ta có thể eoi những toà nhà ở đằng sau là Hạo sơn.
Trong Phong thuỷ học, Hạo sơn có nghĩa là quý nhân và trưởng bối. Hạo sơn tốt có thể kêu gọi quý nhân tới trợ giúp, khiến cho công việc và cuộc sống của bản thân được thuận lợi, hoá nguy thành an.
Người có ngũ hành thuộc Hoả không nên mở cửa tại những hướng nào?
Căn cứ vào mối quan hệ đối ứng của ngũ âm và ngũ hành trong “Ngũ Âm tương trạch pháp” ta eó thể biết người họ Huy không thể mở cửa ở hướng Bắc. Bởi vì, họ Huy ngũ hành thuộc Hoả, hướng Bắc thuộc Thuỷ, Thuỷ khắc Hoả. Cũng không nên mở của tại hướng Nam vì hướng Nam thuộc Kim, Hoả khắc Kim. Mỏ cửa ở hướng Đông không có vấn đề gì vì Mộc có thể sinh Hoả.
Cũng theo nguyên tắc như vậy, người họ Thương không được mở cửa tại hướng Nam, vì họ Thương thuộc Kim, hướng Nam thuộc Hoa, Hoá khắc Kim. Những người thuộc họ Giác (ngũ hành thuộc Mộc) không thể mở của ở hướng Tây vì hướng Tây thuộc Kim, Kim khắc Mộc. Người thuộc họ Cung (ngũ hành thuộc Thổ) không được mở cửa ở hướng Đông, vì hướng Đông thuộc Mộc, Mộc khắc Thố....
Liên quan đến vấn đề này, cuốn “Đồ Trạch thuật” của “Hậu Hán thư - Nghệ văn chứ có ghi chép: “.... Cửa nhà họ Thương không hợp mở hướng Nam, cửa nhà họ Huy không nên mở hướng Bắc. Thương thuộc Kim, hướng Nam thuộc Hoả, Huy thuộc Hoả, hướng Bắc thuộc Thuỷ. Thuỷ thắng Hoả, Hoả diệt Kim, khí của ngũ hành không tương ứng. Nếu hướng thuận, phú quý cát tường, nếu hướng nghịch, bần hàn nghèo khổ.”
"Tứ Thuỷ quy đường” lờ đặc điểm nổi bột của đợi viên nhỏ họ Kiểu. Vĩ nhỏ họ Kiều nằm trên một mảnh đất nhiều cát và gió, thiếu nước, ít sông suối. Cho nên mới của cốn nhờ Trong tứ hợp viện của nhờ họ Kiểu đều làm dốc hết vào một chỗ, hình thành “Tứ thuỷ quy đường”. Thuỷ Trong ngũ hành đại diện cho Trí Tuệ, tài phú. Vị Thế nhà họ Kiều giàu có, thông minh, đỗ đạt vang danh bốn phương.
Khi nhìn phong thuỷ của một căn nhà cần chú ý điểm gì?
Khi xem phong thuỷ của một ngôi nhà, không thể chỉ nhìn toạ hướng của ngôi nhà đó rồi bước vào nhà ngay. Tốt nhất ta nên đứng trước ngôi nhà đó một khoảng thời gian, bởi vì một khi đã bước vào nhà ta sẽ chịu sự ảnh hưởng của từ trường khiến những phán đoán ban đầu thay đổi, có khả năng dẫn đến sai sót.
Đứng bên ngoài căn nhà đoán định tất cả các vị trí, tưởng tượng khả năng bố cục trong nhà. Căn cứ vào thế vận và bát quái để đoán định những vấn đề gì sẽ phát sinh, sau đó nghĩ cách giải quyết những vấn đề có khả năng phát sinh đó. Lúc này, thầy phong thuỷ mới bước vào nhà để kiểm chứng những suy đoán của mình vừa nãy có chính xác không. Tiếp đó, nói hết tình hình cho gia chủ, cố gắng tránh suy nghĩ trong nhà vì từ trường của ngôi nhà sẽ làm nhiêu loạn, ảnh hưởng đến tính chính xác của sự phán đoán.
Nếu thầy phong thuỷ đứng ở vị trí Ngũ Hoàng sắt của căn nhà để giảng giải phong thuỷ cho khách hàng thì những điều ông ta nói ra không phải là phong thuỷ tốt nhất. Ngược lại, nếu ông ta chỉ đứng ở vị trí cắt tỉnh giảng giải cho khách hàng thì cũng không chính xác lắm, khả năng ảnh hưởng của cắt tỉnh mà báo chuyện vui chứ không báo điểm xấu. Vì thế, trong quá trình giảng giải, thầy phong thuỷ phải đi quan sắt toàn bộ vị trí trong nhà và đưa ra những kết luận mà mình quan sắt được cho chủ nhà biết.
Tóm lại, khi xem phong thuỷ cho một căn nhà nào đó, nhất định phải đứng ở bên ngoài quan sát kỹ một khoảng thời gian. Sau khi đã có suy đoán thì mới vào trong nhà quan sát để kiểm tra xem suy đoán đó chính xác hay không rồi nói cho chủ nhà biết để tránh phong thuỷ, từ trường của căn nhà làm nhiễu loạn, mà từ đó đưa ra những suy đoán thiếu tính chính xác.
Tìm bố cục phong thuỷ bằng sơ đồ trạch bàn như thế nào?
Nếu căn nhà của bạn hình vuông có thể đễ dàng dùng bàn tình để tập hợp trong căn nhà. Nhưng nếu căn nhà của bạn là hình chữ nhật hoặc không theo một kiểu hình gì cả, sau khi tập hợp bàn tỉnh sẽ xuất hiện tình trạng Đông Tây Nam Bắc không cần bằng, ví dụ như phía Nam dài, phía Đông ngắn. Vì thế mỗi khi gặp phải căn nhà không vuông vắn đều phải dùng “phóng xạ pháp”. Cách này là tìm ra điểm trọng tâm của căn nhà, sau đó xoay một vòng tròn (360 độ) để chia căn nhà làm 8 phần, mỗi phần 45 độ. Cho dù dùng Cửu cung pháp hay là Phóng xạ pháp đều có thể mượn hình vuông trên trần nhà hoặc nền nhà. Chia căn nhà thành 9 hình vuông hoặc 8 góc nhọn.
Sơ đồ bàn trạch vô cùng quan trọng, về cơ bản chỉ cần vẽ sơ đồ bàn trạch rõ ràng, chính xác thì có thể biết vị trí Phi Tinh xuất hiện. Từ đó tìm ra bố cục phong thuy.
Trong Phong thủy học, làm thế nào thu nghịch thuỷ để làm vương tài vận?
Trong phong thuỷ có những lúc thu nghịch Thuỷ để dùng, chúng ta thưởng gọi là “Nghênh Thuỷ pháp”. Lựa chọn Nghênh Thuỷ pháp đúng đắn sẽ có thể hỗ trợ làm vượng tài vận. Đối với một căn nhà, cửa chính làm trung tâm, bên trái cửa chính là Thanh Long, bên phải là Bạch Hổ.
Khi thu nghịch Thuỷ nhập thủ từ cửa chính căn nhà. Trước hết ta cần biết hướng chảy của dòng nước ngoài cửa. Nếu là chính Thuỷ (sông, suốï) thì chỉ cần xem hướng chủ của nó là biết. Nhưng trong thành phố, rất ít khi ta gặp được chính Thuy bên ngoài căn nhà. Cho nên, phong thuy coi đường đi hoặc hành lang bên ngoài căn nhà là Thuỷ. Tuy nhiên ta không thể biết hướng chảy của hành lang hoặc đường đi đó. Vậy thì căn cứ vào độ dài ngắn của Thanh Long, Bạch Hổ để lựa chọn cách nghênh Thuỷ cho phù hợp.
Lưu chon bố cục nghênh Thuỷ thế nào để vương tài?
“Bạch Hổ nghênh Thuỷ pháp” còn gọi là “Tả lai Hữu thu pháp”. Như chúng ta đã biết, đường đi hoặc hành lang nằm bên trái căn nhà là hướng Thanh Long, đường đi hoặc hành lang bên phải căn nhà là hướng Bạch Hổ. Nếu bên trái dài hơn bên phải thì bên trái chính là hướng Thuy đến còn bên phải là hướng Thuy đi. Đây là bố cục “trái đến phải tiếp”. Loại nhà này thích hợp mở cửa bên phải để nghênh đón Thuỷ thúc vượng tài vận. Bên phải thuộc vị trí Bạch Hồ, cho nên cách này gọi là “Bạch Hổ nghênh Thuỷ pháp”.
“Thanh Long nghênh Thuy pháp” còn gọi là “Hữu lai Tả thu pháp”. “Thanh Long nghênh Thuỷ pháp” tương phản với “Bạch Hổ nghênh Thuy pháp”. Khi đường đi hoặc hành lang phía bên phải căn nhà dài hơn bên trái thì bên phải là hướng Thuỷ đến còn bên trái là hướng Thuy đi. Đây là bố cục “Phải đến trái tiếp”. Với căn nhà có bố cục này thì nên mở cửa bên trái để thúc tài vận. Bên trái là vị trí của Thanh Long nên cách này gọi là “Thanh Long nghênh Thuy pháp”.
“Chu Tước nghênh Thủy pháp” còn gọi là “Tiền lai trung thu pháp”. Nếu phía trước mặt của căn nhà là khoảng không bằng phẳng hoặc kiểu dạng như công viên thì khoảng không đó gọi là Minh đường. Trong Phong thuỷ học, bố cục kiểu này gọi là “Minh đường tụ khí cục”. Căn nhà có bố cục này thích hợp mở cửa ở giữa để đón Thuỷ , do đó còn gọi là bố cục “trước đến giữa thu”. Minh đương còn có tên là Chu Tước, vì thế cách này cũng có tên là “Chu Tước nghênh Thủy pháp”
Bạch Hổ nghênh Thuỷ pháp.
Vận dụng tọa hướng như thế nào để thay đổi phong thuỷ vận?
Phương vị trên la bàn tổng cộng có 24 sơn. Canh sơn Giáp hướng đại diện cho phong thuỷ cực kém, nếu căn nhà của bạn nằm đúng vị trí Canh sơn Giáp hướng thì có phải bắt buộc chuyển đi nơi khác hoặc ngôi đợi tai hoạ chăng? Đáp án đương nhiên là không phải. Chúng ta chỉ cần thay đổi vị trí cửa là có thể chuyển được toa hướng của căn nhà.
Thay đổi phương hướng không có nghĩa là nói đóng bít cửa đó đi, chuyển cửa sang vị trí mới. Mà chỉ cần thay đổi một chút tại vị trí cửa hiện tại là được. Bạn hãy mời thợ đến, dịch cả khung cửa tạo thành một góc có độ chéo nhất định. Như vậy là đã bố trí xong căn nhà phú quý, khai vận, vượng tài. Chúng ta có thể dựa theo vạch vị trí sẵn có trên la bàn, căn chỉnh làm sao để hướng của cửa trùng với vạch đó là được. Thao tác cực kỹ đơn giản, dễ làm.
Tại sao những ngôi nhà cũ cần phải “thay Thiên tâm” và thay như thể nào?
Trong khẩu quyết của phong thuỷ học có một kiểu thuyết pháp như sau: “Tam ngũ hung thành hoán Thiên tâm”. Câu này chỉ để nói những ngôi nhà cũ mà thôi. Tam ngũ là 15, cũng là chỉ những ngôi nhà cũ không có người ở thời gian quá 15 năm thì phải thay Thiên tâm. Thay Thiên tâm có nghĩa là thay vì trí trung tâm trong căn nhà đi.
Trước kia đa phần người ta sống trong căn nhà bằng, khi chuyển đến ở một căn nhà cũ thì phải mở một cái hốc trên trần nhà để cho ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào vị trí chính giữa của căn nhà. Vị trí này chúng ta gọi là Thiên tâm. Cách làm đó được gọi là “vượng Thiên tâm”, có tác dụng làm lại sinh vượng mới cho căn nhà. Thiên tâm được ánh sáng mặt trời chiếu 3, 5, 7 ngày, thậm chí là bay bảy bốn mươi chín ngày tuỳ vào mức độ cũ nhiều hay ít của chính căn nhà đó thì có thể đậy hốc đó lại. Người thời ngày nay chủ yếu sống trong nhà tầng hoặc nhà chung cư nên cũng khó tạo hốc trên trần nhà. Vậy ta có thể cậy nền nhà lên rồi lấp đi, đặt pháo trúc ở vị trí trung tâm hoặc ra ngoại thành lấy một ít đất tốt gói trong bọc vải màu đỏ rồi đặt ở trung tâm nhà. Đương nhiên cách đạt hiệu quả nhất vẫn là lấy pháo đã đặt ở trung tâm nhà đốt vỏ giấy màu đỏ bên ngoài di thì có thể bắt đầu sinh vượng lại từ đầu.
Không nhất định cứ phải căn nhà để trống 15 năm trở lên mới được tiến hành biện pháp “thay Thiên tâm”. Chỉ cần là căn nhà cũ của người khác, khi mình dọn đến ở thì đều phải cậy nền nhà ở vị trí trung tâm lên rồi thay đi. Làm như vậy có thể tránh vận khí xấu của chủ nhà cũ quanh quấn bên người bạn.
Khi chuyển đến căn nhà cũ để lâu không có người ở, ta phải thay toàn bộ nền nhà ở vị trí trung tâm căn nhà đi. Cách nòy giống như cách “thay Thiên Tâm” trước kia.
“Thuỷ Hoả tương xung” và “Thuỷ Hoả ký tế” có liên quan gì đến nhau?
Khi gặp khu vực Thuỷ và Hoả giao nhau thì phải vô cùng cần thận. Tục ngữ có câu: “Thuỷ Hoa bất tương dung” chính là nói đạo lý này.
“Thuy Hoa tương xung” là chỉ Thuy và Hoá trong nhà không được đối diện với nhau. Rất nhiều nhà có bố cục phạm phải “Thuỷ Hoa tương xung”. Ví dụ: Bếp lò đối diện với vòi nước. Nếu bên cạnh vòi nước, chậu rửa là bếp đun thì tốt nhất nên đặt ở giữa hai vật đó một tấm đá Vân Thạch. Bằng không nước sẽ làm ướt bếp, lửa trong bếp sẽ ảnh hưởng đến người phụ nữ đang nấu nướng. Vì thế, cần phai có vật ngăn cách bếp và vòi nước để tránh Thuỷ Hoả tương xung.
Nhưng nếu vị trí của vòi nước đối diện với bếp đun thì thuộc Thuy Hoá tương xung “Nam Li Bắc Khảm”. Quẻ tượng này nói nếu có cách giải quyết thoa đáng thì sẽ khiến Thuỷ Hoa ký tế, cũng nói là có thể “làm Hoàng Để”. Cho nên quẻ gọi là “Long trì di để toạ, vị cực tiên ban”.
Vậy thì làm thế nào biến “Thuỷ Hoa tương xung” thành “Thuỷ Hoa ký tế”? Nếu bạn cho Thuỷ trực tiếp chiếu vào Hoả thì Thuỷ Hoả tương xung, cả hai đều bại. Nhưng bạn dùng Hoả để nấu những món ăn ngon thì lại là Thuy Hoa ký tế. Điều đó có nghĩa là hai vật này cần có một vật thứ ba làm cầu nối để cho chúng đạt được trạng thái điều hoà, cân bằng.
Bổ sung căn nhà bị khuyết góc như thế nào?
Căn nhà có phong thuỷ tốt nhất là căn nhà có hình dáng vuông vẫn, như vậy sẽ cần bằng năng lượng ngũ hành của khí trường. Nếu căn nhà của bạn bị khuyết góc thì có nghĩa một loại ngũ hành nào đó hoặc vận thế sẽ bị thiếu.
Nếu căn nhà khuyết góc phía Đông có nghĩa gây thêm khó khăn cho một người eon trai trong gia đình. Cách bổ khuyết như sau: Trồng hoa hoặc đặt thỏ, một đôi chim uyên ương hoặc một bức tranh có viết chữ “Chấn” tại hướng Đông để bổ sung cảm giác khuyết góc. Theo kinh nghiệm của các thầy phong thuỷ, đặt thỏ tại góc đó có hnh nghiệm nhất.
Nếu khuyết góc Đông Nam, có thể trồng hoa cỏ, cây cối tại vị trí đó. Nhưng quan sát từ xa thì cần phải đặt tại vị trí Đông Nam một con rồng bằng đồ chơi hoặc làm bằng thủ công mỹ nghệ để lấp đầy góc Đông Nam đó.
Nếu khuyết góc phía Nam có thể đặt ngựa hoặc xe hơi đồ chơi màu đỏ.
Nếu khuyết góc phía Tây Nam thì đặt dê, ấm trà tử sa hoặc đồ gốm sứ tại vị trí đó. Tuy nhiên cần chú ý, người có thuộc tướng tương khắc với dê thì không thích hợp bày hình con dê. Khi đồ nên chọn bày ấm tử sa hoặc các đồ gốm sứ khác thay vào đó.
Nếu khuyết góc phía Tây nên đặt một con gà bằng đồng để bổ sung vị trí Đoài.
Nếu khuyết góc phía Tây Bắc có thể đặt con chó đồ chơi ở đó.
Nếu khuyết góc phía Bắc thì đặt một cái bể cá để bổ sung quẻ Khaắm.
Nếu khuyết góc Đông Bắc có thể đặt tượng mục đồng cưỡi trâu làm bằng gốm sứ tại đó để bổ sung quẻ khí ở góc Đông Bắc.
Chúng tôi cũng xin nhắc nhở độc giả: Chỉ khi bạn thật sự cần bổ sung góc khuyết để mưu cầu một mục đích nào đó thì hãy đặt vật phong thuỷ cần thiết tại đó. Ví dụ như bạn cần có một cậu con trai thì hãy đặt hình con thỏ hoặc tranh chữ “Chấn” tại góc phía Đông. Nhưng nếu bạn không có nhu cầu trên thì đừng đặt những thứ đó. Nếu không, nó lại gây ra những điều mà bạn không muốn.
Cá là một loại vật phong thuỷ mang ý nghĩa vui vẻ, có của nả dư dật. Trong Thiên can, Nhâm Thuộc Thuỷ và được coi là khắc tinh của những người thuộc Hoỏ trong gia đình.
Khi mua nhà cũ cần chú ý những vấn đề gì?
Trong cuốn “Ngoại sự tạp quyết” của phong thuỷ có một câu khẩu quyết như sau: “Nhập trạch tiên vấn tiên tiền nhân”. Câu này ý nói, trước khi dự định chuyển đến ở trong một căn nhà nào đó không chỉ tính toán Phi Tĩnh và lý khí mà còn phải tìm hiểu một việc có liên quan đến ngôi nhà đó là: Trước đây căn nhà đã có bao nhiêu chủ ở đó. Đặc biệt là những căn nhà đẹp, rộng rãi nhưng lại rẻ thì càng phải cẩn thận đề phòng. Bởi vì có khả năng căn nhà đó là hung trạch.
Vì thế, có hai điểm mọi người cần lưu ý:
Thứ nhất: Không nên dùng giường của người chủ cũ để lại. Nếu đấy là giường của người chủ cũ chết vì bệnh thì khi bạn ngủ trên chiếc giường đó, từ trường của bệnh phù sẽ nhiễm vào người.
Thứ hai: Không nên dùng máy điều hoà của người chủ cũ để lại. Khi mấy điều hoà được bật lên, toàn bộ khí vị của người chủ trước được máy thổi hết ra. Hằng ngày bạn hít những vì khuẩn và phế khí của người ta lưu lại. Điều quan trọng nhất cần chú ý, khi bạn không có điều kiện để thay bộ máy điều hoà cũ của chủ nhà để lại bằng bộ khác thì trước khi dùng hãy gọi thợ đến lau chùi và thổi sạch những bụi bẩn bám trong máy.
Cầu vượt có ảnh hưởng đến phong thuỷ của căn nhà không?
Cầu vượt có ảnh hướng nhất định đến căn nhà, nó còn phân giới tuyến các nhà cao tầng. Năm tầng trên cùng và năm tầng dưới cùng sẽ chịu ảnh hưởng của cầu vượt còn các tầng khác lại không bị sao.
Đương nhiên, những hiện tượng đó chỉ xét theo phương diện Loan đầu. Chúng ta cần phải hiểu rõ một điều: Bất cứ Loan đầu nào cũng đều phải phối hợp cùng với lý khí thì mới có thể sản sinh ra anh hưởng tốt hoặc ảnh hưởng xấu đến phong thuỷ. Do đó, cửa số của căn nhà đối diện với cầu vượt không nhất định xuất hiện vấn đề ngay. Mà phải tiến hành nghiên cứu thêm về lý khí để suy đoán rốt cuộc khoảng thời gian nào sẽ xuất hiện vấn đề.
Giả thiết hung tỉnh của một năm đồng thời bay đến hướng của cầu vượt, cơ hội xây ra chuyện tương đối lớn. Còn ngược lại thì chẳng xây ra chuyện nguy hiểm nào. Vì thế, đừng có nhìn thấy cầu vượt là nhất định cho đó là Thiên trảm sát, ảnh hưởng không tốt đến phong thuỷ mà phải kiểm tra vị trí của sát đó và vị trí ấy bị Phi Tịnh nào ảnh hương thì mới tạo thành sát. Nói một cách đơn gian, Loan đầu không tốt phải kết hợp với lý khí xấu thì mới xây ra chuyện không hay.
Một số gia đình khi thấy cửa số nhà mình đối diện với cầu vượt liền lắp thêm một tấm phản quang để tránh. Tuy nhiên cách này không có tác dụng.
Cầu không những cởi thiện vấn đề giao thông mà còn phục vụ cho phong Thuỷ. Cầu có thể khoá Thuỷ, tụ khí.
Phong thuỷ có cấm kỵ gì khi khách vào nhà nhìn thấy ngay cửa hậu?
Trong phong thuy, có một loại sát liên quan đến việc nhìn thấy cửa hậu khi vừa bước chân vào trong nhà. Hiện tượng đó gọi là “Hậu môn tiên lâm ngoan cước tật”. Một căn nhà ngoài cửa chính ra còn có một cửa nhỏ ở vị trí góc chéo để tiện cho mọi người sử dụng. Vừa bước vào nhà nhìn thấy ngay cửa hậu này thì căn nhà phạm phai sát “Hậu môn tiên lâm ngoan cước tật”.
Loại sát này làm cho chân của chủ nhà xuất hiện vấn để như phong thấp, ngã trẹo chân hoặc gãy chân. Gặp tình trạng như vậy, tốt nhất không dùng cửa hậu nữa, bít nó lại. Vì phong thuỷ có câu “mắt không nhìn thấy thì không phải là sát”.
Khi Minh đường khuyết khẩu thì làm thế nào?
Minh đường bị khuyết khẩu sẽ khiến “Thuỷ” tức là tài khí không cách nào ngưng tụ hoặc lưu chuyền trước Minh đường. Như vậy đương nhiên không phải là phong thuy tốt. Nếu một căn nhà có bố cục “song tĩnh đả kiếp”, cũng có thể nói người bước vào căn nhà đó sẽ bị từ trường của căn nhà “rửa kiếp”. Vì thế, bố cục này gọi là “song tỉnh đã kiếp” chuyên dùng để cướp đoạt tài phú. Nghĩa của “cướp kiếp, rửa kiếp” không phai là nghĩa đi cướp kiếp của những người khách đó mà nói nó có thể cướp rất nhiều nguồn khách, đại vượng tài vận. Minh đường của căn nhà này là một khoảng đất trống trước quang trường. Nếu phần trung tâm của khu đất trống đó thêm một con đường sẽ tiết hết khí của Minh đường khiến tài khí không thể tụ lại được. Khi đó dù là bố cục “song tình đả kiếp” thì cũng chẳng có tác dụng gì. Cho nên phong thuỷ cũng rất cần thận nghiên cứu bảo vệ phần xung quanh Minh đường. Nếu Minh đường bị khuyết khâu thì phải làm bức tường ngăn lại để khí ngưng tụ, không bay tứ tán. Như vậy mới thay đổi được phong thuy.
Ánh sáng đèn bên ngoài căn nhà có ảnh hưởng đến phong thuỷ không?
Phong thuỷ có một cách nói “Nhật dạ hung quang đào trạch sinh”. “Nhật dạ hung quang” là có ý chỉ căn nhà nằm bên đường, mà bên đường có một chiếc đèn công cộng, buổi tối dù tắt hết đèn trong nhà đi thì không gian trong nhà vẫn sáng bởi vì có ánh sáng của đèn bên ngoài chiếu vào. Đó là “Nhật dạ hung quang”. Rất nhiều căn nhà trong thành phố gặp phải vấn đề này. Khi chúng ta đứng tại phòng ngủ của một căn nhà và hướng mắt ra ngoài, nếu nhìn thấy đền màu của các cửa hàng nhấp nhấy liên tục, hoặc ngoài cửa nhà có đèn công cộng thắp sáng suốt đêm, ánh sáng chiếu rọi vào nhà. Thậm chí căn nhà nằm cạnh đường cái, ánh sáng từ đèn pha ôtô chiếu thẳng vào trong nhà thì những hiện tượng đó gọi là “Nhật dạ hung quang”, đại diện cho từ trưởng bất ổn tiến nhập vào nhà, đây là loại sát cực kỷ bất lợi.
Tại những khu buôn bán, các cửa hàng muốn thu hút khách hàng nên thường lắp đèn trang trí ở bên ngoài cửa hàng. Những loại đèn đủ màu sắc nhấp nháy đó ánh hưởng đến phong thuỷ của nhà ở. Nếu quẻ mệnh của chủ nhà thuộc thiếu Hoa thì ánh sáng chiếu vào nhà đó không ảnh hưởng gì nhiều đến phong thuỷ. Nhưng nếu mệnh của chủ nhà ky Hoa thì ánh đền nhấp nhấy bên ngoài đó trở thành một hung sát. Tuyến ánh sáng này khiến tỉnh thần con người luôn trong trạng thái bất an, thường xuyên bị ánh sáng đó chiếu trong thời gian dài rất dễ bị suy nhược thần kinh.
Bể nước hình uốn lượn có bố cục “hữu tình”.
Tại sao “Phản cung Thuỷ” lại là bố cục phong thuỷ không tốt?
Trước khi bàn đến “Phan cung Thuỷ”, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một loại bố cục phong thuỷ tương phản: “Ngọc đới hoàn bao hữu tình cục”.
Nếu đường đi phía trước mặt căn nhà ôm vòng lấy căn nhà hoặc Thuỷ từ phía trước căn nhà vòng xuống đằng sau rồi trở về phía trước mà chay. Đây là bố cục “Ngọc đới hoàn”, bố cục phong thuỷ vượng tài rất tốt. Còn “hữu tình” là chỉ tình cảm vợ chồng mặn nồng, có tình có nghĩa. Nhưng nếu con đường trước mặt căn nhà giống hình chữ U, không hề ôm lấy căn nhà của bạn hoặc trông giống như hình chiếc cung để ngược thì có nghĩa nó lấy đi mọi thứ của bạn. Đây là bố cục phong thuy bại tài, người ta gọi là “Phản cung Thuỷ”.
Trong các loại hình Thuy thoái tài thì “Phản cung Thuỷ” là xấu nhất. Đặc tính của “Phản cung Thuỷ” là tổn hao tài vận. Cho dù một gia đình cực kỳ giàu có, một khi chuyển tới căn nhà xung quanh có “Phan cung Thuỷ” cũng khó tránh khỏi vận bại tài. Hơn nữa, “Phản cung Thuỷ” cũng chính là “bội Thuỷ” mà phong thuỷ học để cập đến, “Phần cung Thuỷ” hình bán nguyệt gọi là “Kim tình bội Thuỷ”, “Phản cung Thuỷ” hình một nửa hình vuông gọi là “Thổ tỉnh bối Thuỷ”. Hai loại “Phản cung Thuỷ” này đều thuộc bổ cục tán tài, thất tài.
Căn nhà đối diện với bức tường đổ nát có ảnh hưởng đến phong thuỷ không?
Tại những khu vực di dân ta thường gặp những “bức tường đổ nát”. “Bức tường đổ nát” ở đây chính là chỉ một số toà nhà cũ chỉ cao khoang hai ba tầng. Nếu chúng vẫn có người ở, không bị bỏ hoang thì chẳng ảnh hưởng đến các hộ xung quanh. Nhưng nếu chúng đã bị người ta phế bỏ, người chủ đã chuyển đến nơi ở mới mà căn nhà chưa bị phá dỡ, trong đó có một số kính cửa sổ đã bị vỡ. Bố cục đó người ta gọi là “bức tường đổ nát”. Nếu nhà bạn ở gần khu vực đó thì bố cục “bức tường đổ nát” sẽ anh hưởng đến phong thuỷ của nhà bạn.
Toà nhà cao lớn đứng độc lập có những cấm kỵ gì?
Phong thuỷ có một câu khẩu quyết “Cô phong độc ngao tăng ni xá”. “Cô phong độc ngao” là chỉ một toà nhà cao to đứng sừng sững một mình trong khu đất trống, xung quanh không có bất cứ chỗ dựa hoặc chướng ngại vật nào. Phong thuỷ có cách nói “Phong xuy đầu, tử tôn sầu”. Căn nhà kiểu này sẽ đem đến cho chủ nhà rất nhiều phiền phức. Ví dụ như khi gặp khó khăn không có bạn bè và quý nhân giúp đỡ, con cái không hiếu thuận hoặc phải tha hương nơi đất khách. Những căn nhà như thế chỉ thích hợp cho các tăng n1 sống, đại diện cho sự cô độc.
Còn có một tình trạng nữa, bạn không ở trong toà nhà cao to đó nhưng từ cửa số nhà bạn lại nhìn thấy nó thì căn nhà của bạn cũng phạm phải sát “Cô phong độc ngao”. Những người sống trong căn nhà như vậy rất có khả năng xuất gia làm tăng m1, cả cuộc đời sống trong sự cô độc.
Loại hình Thuỷ nào xung quanh căn nhà có thể vượng tài?
Phong thuỷ Huyền đã không giảng giải “hình, khí, nhật” tương phối, cho dù cầu tài hay là cầu đình cũng đều phải phù hợp với ba điều kiện. “Hình” tức là “Loan đầu”, Tiên thiên chỉ hình dáng đỉnh núi và hình thái sông, biển. Hậu thiên chỉ sự hung cát của toà nhà và đường đi. “Khứ tức là lý khí, Tiên thiên chỉ mối liên quan giữa vị trí của đính núi, sông, biển và căn nhà. Hậu thiên chỉ mối quan hệ giữa căn nhà, đường đi. “Nhật” tức là “trạch nhật” (chọn ngày tốt), phối hợp vị trí với ngày, tháng, năm để tiến hành dự đoán ngày tốt, giờ hoàng đạo.
Những vấn đề liên quan đến nhân đinh, sức khoẻ phần nhiều được đoán từ hình núi (sơn hình); liên quan đến tài lộc hưng suy phải xem Thuyỷ hình, tức là “Sơn quản nhân định, Thuy quản tài”. Trong thuỷ pháp vượng tài, có một kiểu thuyết pháp gọi là “bão thân thuỷ”, ý nghĩa là hình dáng của con đường hoặc dòng nước như ôm trọn căn nhà. Trong đó, ba ngôi sao Kim tỉnh, Thổ tinh, Thuỷ tỉnh rất có lợi cho tài vận. “Bão thân thuỷ” hình bán nguyệt gọi là “Kim tình bão thân”; “Bão thân thuy” nửa hình vuông gọi là
“Thổ tình bão thân”. Hai loại này là bố cục vượng tài, tụ tài. “Thuy tình bão thân thuỷ” là hình thuỷ khúc triết hồi hoàn, đây là Thuỷ pháp tốt nhất, nó có tác dụng hỗ trợ vận thế cho con người rất tôt. Nhưng trong cuộc sống hiện đại, “Cửu khúc thuỷ” thật sự rất hiếm khi gặp, Thuỷ hình chữ chỉ (Z) tương đối nhiều. Phổ biến nhất mà chúng ta thường gặp là “đường chữ chỉ” trong thành phố, con đường này cũng thuộc Thuy tỉnh, có tắc dụng tăng tài vận.
Toà nhỏ “cô phong độc ngao”, ảnh hưởng đến tình cảm vợ chồng, thúc vượng sao Cô thần, Quả tú.
Những sát thường gặp trong phong thuỷ?
1. Phản quang sát: Loại sát này liên quan đến ánh sáng mặt trời. Nếu căn nhà ở bên bờ biển thì nước biển chính là phản quang sát. Bởi vì ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt biển rồi phản xạ lại. Nước biển theo sang lúc trồi lúc lặn làm ánh sáng đó nhấp nháy chiếu vào trong nhà khiến chủ nhà hoa mắt, chóng mặt, không thể tập trung tình thần. Ngoài ra, ở những thành phố lớn hoặc khu vực buôn bán, bên ngoài cửa hàng hoặc toà nhà cao tầng thường được lắp rất nhiều gương. ánh sáng mặt trời chiếu vào những tấm gương đó rồi phản xạ lại chiếu thẳng vào nhà. Khi đó căn nhà đã phạm phải phản quang sát.
2. Cát cước sát: Cát cước sát vốn rất ít xuất hiện trong các thành phố lớn, phần lớn nó ở ngoại ô núi non hoặc vùng biển. Cuốn “Sơn long ngũ loại luận” giải thích như sau: “Cất cước thuy, thuỷ niết huyệt tiền, khấu cước hành giã”. “Cát cước thuỷ” là chỉ căn nhà gần với khu vực có nước, “thuỷ niết huyệt tiền” chỉ cảm giác nước áp gần đến căn nhà.
3. Liêm đao sát: Mọi người thường cho rằng sát này do hình dáng của cầu vượt tạo nên. Bởi vì có lúc hình dáng của nó trông giống như con đao. Tuy nhiên, Liêm đao sát không nhất định xuất phát từ cầu vượt mà còn có một loại Liêm đao sát của đồng bằng. Sự hĩnh thành của nó do những quả đổi nhỏ và đường cái tạo nên.
4. Cô phong sát: “Nhất lầu độc cao nhân cô ngao” là chỉ phía trước, phía sau, bên phải, bên trái của một toà nhà không hề có hạo sơn hoặc nhà cao, những kiến trúc nhỏ, thấp cũng không được tính. Những loại nhà như vậy thường thấy ở thành phố.
5. Thương sát: Đây là một loại khí vô hình. “Nhất điều trực lộ nhất điều thương” tức là chỉ cửa chính của ngôi nhà đối diện với một hành lang thẳng và dài, thế là phạm phải Thương sát. Lấy căn nhà làm điểm trung tâm, có đường đi hoặc con sông hướng xung với căn nhà cũng bị coi là Thương sát. Ngoài ra, sào phơi quần áo ở cửa số cũng là một loại thương sát.
6. Bạch Hổ sát: Câu quyết “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” chúng ta đã thuộc làu. Bạch Hổ sát là chï phía bên phải của căn nhà động thổ hoặc bên phải của căn nhà đó có ngôi nhà cao hơn bên trái.
7. Thiên trầm sát: Ngôi từ trong nhà nhìn ra ngoài, nếu thấy trước mặt có hai toà nhà cao lớn đứng sừng sững, khoảng trống ở gữa hai toà nhà đó hình thành một không gian hẹp, trông xa như có một eon dao từ trên trời bổ xuống chia toà nhà thành đôi. Đó chính là Thiên trảm sát.
8. Xuyên tâm sát: Xuyên tâm sát là chỉ một số ngôi nhà xây trên đường tàu điện ngầm hoặc đường hầm, xe cộ ở phía dưới ngôi nhà đi đi lại lại, cầm giác như xuyên qua nhà nên căn nhà đó phạm phải Xuyên tâm sát.
9. Thiên kiều sát: Một chiếc cầu vượt thường có hình dáng cong, ngũ hành thuộc Thuỷ, đường đẫn đi xuống là hướng của Thuy đi, là quê tiết tài. Cầu vượt ôm trọn căn nhà là cát, ngược lại là hung. Nhưng cho dù là hình gì đi chăng nữa cũng đều thuộc Thiên kiểu sát. Thiên kiểu sát chỉ nơi từ chỗ cao xuống chỗ thấp mà không có chuyển ngoặt.
10. Khai khẩu sát: Khai khẩu sát là chỉ ảnh hưởng của cầu thang máy. Khi bạn mở cửa nhà ra liền thấy ngay cửa cầu thang máy đứng đối diện trông giống như con hổ đang há mồm ngoạm người thì căn nhà đó phạm phải Khai khẩu sát.
11. Đao sát: Đao đến từ đâu, sắt liệu có hình dáng không? Không ai biết, chỉ biết rằng những căn nhà nằm gần những vật thể có hình đao thì sẽ hình thành Đao sát.
12. Cỗ dương sát: Cô dương không phải chỉ người đàn ông độc thân mà chỉ hiện tượng thuần dương. Sự sản sinh của Cô dương sát là bắt nguồn từ trạm xăng, nhà điện lực, nhà bếp gần căn nhà.
13. Độc âm sát: Cô dương bất trường, độc âm bất sinh. Trước cửa toà nhà có nhà vệ sinh công cộng hoặc bãi rác thì đã phạm phải Độc âm sát. Những căn hộ từ tầng õ đổ xuống dễ phạm phải loại sát này.
14. Thanh sát: Những tiếng động ổn ào, huyên náo hoặc tiếng còi xe chói tai, tiếng máy móc tại công trường đang thi công...đều là Thanh sắt.
15. Thiên xứng xung xạ sát: Gần nhà có công trường đang thì công. Nếu từ cửa nhà bạn nhìn thấy cần cẩu sừng sững giống như cái cần trên bầu trời thì đã phạm phải Thiên xứng sắt.
16. Phản cung sát: Phần cung sát là chỉ tình trạng trước cửa nhà có một con đường hoặc một dòng sông mà không hề bao quanh mà nó quay ngược hướng xung với căn nhà, trông giống như cung tên đang căng dây chuẩn bị bắn. Phần cung sát của mặt đất sẽ làm cho những người sống trong ca toà nhà chịu tai nạn máu chảy hoặc nguy hiểm phá tài.
17. Hoả hình sát: Là chỉ những vật thể sắc nhọn bên ngoài có chiều hướng đâm thẳng vào nhà như: góc nhà đối diện, góc đình, tượng nghệ thuật, ống khói hình tam giác, ngã ba đường cái...
18. Liêm trinh sát: Như chúng ta đã biết, toà nhà có núi để dựa thì cực kỳ đại cát, nó cũng có nghĩa là “hạo sơn”. “Hậu hạo mình sơn đương chưởng quyền” (minh sơn tức là cây cối rậm rạp, núi có hình dáng đẹp). Nhưng nếu núi dựa không phải là Minh sơn mà là núi non gồ ghề, cây cỏ héo quắt thì đó chính là Liêm trình sát.
19. Ngô công sát: “Ngõ công” chính là chỉ đường nước lắp bên ngoài vật kiến trúc. Một đường nước chính được chia ra làm nhiều nhánh phụ, trông xa như một con rết. Nếu từ nhà bạn mở cửa ra nhìn thấy ngay những vật thể kiến trúc trên thì đã phạm phải Ngô công sắt.
20. Vị sát: Vị đạo (ö đây là chỉ mùi hôi thối) bay vào mũi khiến người ta cầm thấy khó chịu.
Bố cục phản cung Thuỷ (hung)
Bố cục “Xuyên xạ cát phi” là thế nào?
Phong thuỷ học có câu quyết: “Xuyên xạ cát phi lí tổ trạch”. “Xuyên xạ cắt ph?” là nói bên cạnh căn nhà có một ụ có. Khi trời mưa, nước mưa từ trên đỉnh ụ có chảy vào trong nhà, hình thành thủy phi xạ. Tuy loại thủy này không nhất định bắn tóe vào trong nhà, nhưng hướng phi thủy lại xung với hướng của căn nhà sẽ anh hưởng không tốt tới người trong gia đình. Nước đọng trong ụ có khi được ánh nắng mặt trời chiếu vào sẽ phản xạ ánh nắng chiếu vào trong nhà giống như một con dao đâm thẳng vào nhà. Tử đó hình thành “Xuyên xạ cát phi” sát. Nếu vị trí đó đối diện với hướng Đông hoặc hướng Tây thì không tốt. Nó có nghĩa hằng ngày đều phản xạ ánh nắng mặt trời vào nhà, hằng ngày đều chịu phiền nhiễu do loại sát này gây ra.
“Xuyên xạ cát phï” còn bao gồm rất nhiều nhân tô môi trường: Nếu căn nhà đối diện với đường cái sẽ có một luồng khí trực xung với hướng của nhà. Tuy con đường đó đến trước cửa nhà thì rẽ hương ngoặt nhưng vẫn hình thành xuyên xạ. Cũng có thể nói luồng khí đó không chuyển ngoặt theo con đường mà trực tiếp đâm thắng vào nhà. Gặp phải loại sát này con cái trong nhà phải sống ly hương, xa gia đình. Hơn nữa không được tổ tiên phù hộ. Cuộc sống ly hương vô cùng vất vả.
Người sống trong căn nhà như thế này, con cái đều phải sống xa quê hương cuộc sống vất vả, độc lập mưu sinh.
Mảnh đất ở góc khu nhỏ có ảnh hưởng tới vận khí như thế nào?
Phong thủy có cầu quyết: "Thân biên chuỷ giác phong vân địa”, biểu thị vận khí không thể kếo dài lâu, đến rất nhanh mà đi cũng chóng, không ngừng thay đổi. “Thần biên chủy giác” là chỉ nơi vùng ven, nếu một manh đất ven khu vực nhỏ hoặc là góc cong một con đường. Giá thiết con đường đồ ôm căn nhà theo hình chữ U thì địa hình đó không được coi là “Thần biên chủy giác” mà là “Ngọc đới hòan bão”, là phong thủy tốt vượng tài. Ngược lại, nếu góc cong đó sau khi đi qua căn nhà rồi trực tiếp xung thì mới là hung sát “Thần biên chúy giác”. Loại hung sắt này còn được gọi là “Cát cước sát”, “Cát cước sát” là chỉ khi bạn đứng ở góc chuyển ngoặt của con đường, mỗi lần ô tô đi qua đều giống như sắp sửa đâm vào bạn, chỉ cách chân bạn 1-2 thước.
Kiểu kiến trúc trước cao, sau thấp có gây ảnh hưởng tới phong thủy không?
Phong thủy học có một câu quyết: “Tiền đê hậu tung tự”. “Tung” là chỉ nói cao, đằng sau có núi cao có nghĩa con cháu được phúc âm. Nhưng nếu ngược lại, “Tiền tung hậu đê”, có nghĩa khi bạn muốn bước vào một căn phòng thì phải xuống cầu thang rồi mới đến căn phòng đó. Đây chính là một hung sát. Tại một số các thành phố ở vùng sơn địa, như Trùng Khánh có rất nhiều loại kiến trúc dựa vào núi. Gó một dạng nhà mà chúng ta thưởng thấy là trước cửa nhà xây một cái bệ rồi mới xây nhà. Loại kiến trúc trước thấp sau cao là cách bố cục rất tốt. Tuy nhiên cũng có nhà xây một cái bệ rất cao trước, đăng sau bệ cao đó là bình địa, loại kiến trúc trước cao sau thấp này sẽ tạo ảnh hưởng không tốt tới phong thủy. Có những thiết kế thậm chí buộc người ta phải đi thang máy xuống dưới mấy tầng mới đến nhà của mình. Loại nhà đó sẽ dẫn đến phá tài và phá sản. Nặng hơn có thể gặp tai họa ngục tù.
“Hình tương sát” trong phong thủy là chỉ cái gì?
Trong phong thủy có thuyết pháp: “Hình tượng sát tâm hình tượng nghiệp”. Câu nói này có ý nghĩa về hình tượng vùng đất căn nhà không được trông thấy những vật không kém may mắn. Phong thủy học cổ đại có một loại hình tướng học. Nói một cách đơn giản là khi bạn có cảm giác hình dáng căn nhà đó có vấn để thì dù nó có Loan đầu hoặc Lý khí tốt đến đâu cũng bị coi là căn nhà có vấn đề về phong thủy. Nếu một căn nhà vốn có phong thủy rất tốt, trong Minh Đường có một bể bơi. nhưng bể bơi đó là hình chữ nhật thì xét về mặt hình tượng căn nhà đó đã phạm phải “Quan sát”, hơn nữa dưới đáy bể bơi lại tạo hình chữ thập. Hằng ngày đối diện với Quan tài sát, gia chủ sẽ có cam giác khó chiu. Cũng như vậy, một số căn nhà đối diện với cây thánh giá của giáo đưởng thì cũng thuộc “Hình tượng sát”.
Hai đại diện hình dáng bể bơi hung sát.
Thế nào gọi là “Hô hình khát tượng”?
Phong thủy học có một danh từ “Hô hình khát tượng”. Ví dụ một gò đất nhỏ rất bình thường, nhưng hình dạng của gò đất đó trông như một con chó, thế là nó được gọi là Gò cấu. Từ khi nó có tên là Gò cẩu thì cái gò nhỏ đó dường như có lĩnh khí, càng ngày càng giống một eon chó. Như vậy, thầy phong thủy có thể dùng núi để gọi tên là Long đầu sơn, Ô đầu sơn, Trư vĩ sơn,... Thầy phong thủy càng có bùa chú thì linh sơn của núi đó càng hiển hiện rõ ràng, sẽ biến thành hình dáng giống như tên gọi. Điều này sẽ khiến phát sinh một tình trạng: Nếu một tỏa nhà nào đó có Loan đầu và Lý khí rất tốt nhưng do hình dáng giống như một hung sắt thì liền bị kết luận là xấu. Ví dụ như bể bơi mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Bể bơi hình chữ nhật phạm phải Quan sát, nếu hai bể bơi hình vuông đứng gần nhau, có một con chó đi qua thì tạo thành chữ Khốc (Khóc). Vì thế, bể bơi có hình số 8 hoặc hình Hồ lô là tốt nhất.
Cây cối ở ngoài căn nhà có ảnh hưởng gì tới sinh hoạt.
Cây cối ảnh hưởng đến Loan đầu của căn nhà nhất, cho nên cây ở phía ngoài căn nhà nhất định là phải to, cao. Cây khô đại diện cho phong thủy có vấn đề. Tốt nhất trồng cây bên trái của căn nhà, tức là hướng Thanh Long. Cây càng to, càng cao, càng rậm rạp che phủ căn nhà thì càng tốt.
Nếu cửa chính căn nhà đối diện với một cây to thì gọi là Đỉnh tâm sam, là phong thủy cực kém. Cây to đứng ở bên trái cửa chính, là Thanh Long thụ, có tác dụng phù ẩm cho căn nhà, đại diện cho quý nhân nam giới. Cây trồng ở bên phải mà bên trái không có loại cây có độ cao tương ứng thì gọi là Bạch Hổ thụ, có nghĩa người âm làm khách trong nhà, nữ giới nắm quyền hoặc có nữ tính đào hoa quấn quýt. Vì thế, dù bản thân cần Mộc thì cũng phải chặt cụt cây đó di hoặc dùng sơn đỏ khoanh 9 vòng tròn trên thân cây để hóa giải xung sát của cây.
- Hình 1: Cây này ảnh hưởng tới phong Thủy của căn nhà, nên lắp một chiếc gương lồi ở trước cửa để phát tán năng lượng của nó.
- Hình 2: Cây nòy cản trở con đường của 2 tòa nhà trước và sau, như vậy sẽ khiến chủ nhà lộ tài
- Hình 3: Căn nhà này Tạo bố cục "viễn thị" dễ gây vấn đề về sức khỏe.
Nếu cây to đứng ở cửa số, cần phải lưu ý kiểm tra cành cây có chĩa vào cửa số không. Nếu cành cây đâm vào cửa số thì sẽ ảnh hưởng đến mắt. Nếu cành cây không đâm vào cửa số thì không sao. Tốt nhất cây nên giữ một khoảng cách với căn nhà cửa số thì sẽ không anh hưởng tới phong thủy và không khí lưu thông. Ngoài ra, bên cạnh căn nhà có thể trồng những loại cây mềm mại không thô to thì có thể tạo cảnh quan môi trường tốt.
Ăngten có ảnh hưởng gì tới phong thủy căn nhà?
Angten hiện đại có hai loại: Một là sóng thẳng, hai là sóng hình tròn như ängten vệ tình.
Angten vệ tỉnh hấp thu làn sóng điện ở tần số thấp. Nếu máy thu nhận tín hiệu quay lưng lại nhà của bạn thì đây là bố cục khai vận rất tốt. Trên nóc tòa nhà cao tầng lắp đặt ăngten vệ tinh thì nó sẽ tăng cường từ trường của tòa nhà, có nghĩa tòa nhà đó có thể hấp thụ làn sang càng mạnh. Nếu ăngten vệ tinh hướng vào căn nhà của bạn thì từ trường của nó sẽ sản sinh ra làn sóng không cân bằng đi vào nhà của bạn, khiến gia đình mắc bệnh tật, thậm chí bệnh khó chữa. Sóng điện ảnh hưởng tới hệ thống đại não của con người, đặc biệt là con người sống trên tầng cao. Ángten đặt ở chỗ nào thì vị trí đại diện của thành viên trong gia đình nơi đó sẽ bị anh hưởng. Vì thế tốt nhất không nên ở trên tầng cao nhất.
Đường ống ngoài căn nhà có gây ảnh hưởng tới phong thuỷ không?
Theo Phong thuỷ học, đường ống nước lắp bên ngoài nhà vệ sinh được coi là “Ngô công sát”. Vì hình trạng của nó giống như một con rết đang bò. Cửa số căn nhà nếu đối diện với Ngô công sát đó thì rất xấu. Đặc biệt là trẻ con ky nhất gặp Ngô công sát. Nếu nhà bạn có tình trạng này thì trước cửa sổ phải đặt một hình con gà, miệng của gà hướng vào Ngô công sát để hoá giải.
Trong cuộc sống hằng ngày, lan can xếp hàng ở ngoài cửa những toà nhà lớn cũng là biến tướng của Ngô công sát. Nếu dãy lan can đó chiếu vào nhà của bạn thì nên trồng hoa hoặc cây vạn niên thanh trước cửa sổ nhà để hoá giải.
Căn nhà có cửa chính đối diện với củu thang máy phù hợp với người làm nghề gì?
Thông thường người ta không thích nhà của mình đối diện với cầu thang máy. Bởi vì, khi cửa cầu thang máy mở trông giống như một cái miệng của eon hổ nuốt người vào trong đó, mang rất nhiều sát khí. Tuy nhiên, cũng có một số người có thể sống trong căn nhà như thế. Dưới đây là một số ngành nghề thích hợp cho căn nhà đó:
Một là người có công việc thường xuyên dùng dao kéo như thợ cắt tóc, người bán dao kéo.
Thứ hai là người làm nghề mai táng, trông coi nghĩa trang hoặc bác sĩ. Bởi vì bác sĩ cũng cần dùng đến dao kéo.
Thứ ba là những người trong khi làm việc cần dùng đến dao kéo như bán thit.
Ngoài những người làm công việc ở trên ra, những người làm nghề còn lại không thích hợp sống trong căn nhà có cầu thang máy không ngừng chuyển động.
Trong Phong thuỷ học, cầu thang máy bị coi là Liêm đao sát. Những người phạm sát này có thể gặp tai nạn máu chảy. Nếu người có mệnh cần Canh Kim thì căn nhà đối diện với cửa cầu thang máy không được coi là sát vì cầu thang máy có ngũ hành thuộc Kim. Cầu thang máy liên tục chuyển động lên lên xuống xuống đối với họ còn là may mắn.
Bình thường, cửa chính của căn nhà đối diện với cầu thang máy khiến khí trường của cửa chính liên tục có biến động. Trừ phi nghề nghiệp của gia chủ tiếp cận được với loại khí trường này, nếu không sẽ cực hung.
Một số toà nhà kiểu cũ xây cầu thang máy ở đằng sau toà nhà, cầu thang máy cũ rỉ, không có cách âm, mỗi khi nó chuyển động, âm thanh của nó truyền vào nhà. Loại thanh âm này hình thành thanh sát cũng rất anh hưởng đến phong thuỷ căn nhà. Tối nhất hãy chuyển nhà đi nơi khác.
Cầu Thang cuốn như cởi lưỡi của con người, nó liên quơn rnật thiết đến tài vận của con người.
Bức tường kính của các toà nhà cao tầng có gây ảnh hưởng cho căn nhà không?
Nếu một căn nhà ở gần trung tâm thành phố thì những tấm kính lắp trên tường của các nhà cao tầng gần đó sẽ hình thành Phản quang sát. Bởi vì khi ánh nắng hoặc ánh đn chiếu vào những tấm kính đó, chúng sẽ phản xạ ánh nắng hoặc ánh đền soi thẳng vào căn nhà. Phản quang sát sẽ khiến cho con người gặp phải tai nạn máu chảy hoặc tai nạn xe cộ.
Đương nhiên phong thuỷ cũng có cách hoá giải loại sát này. Ta có thể lấy giấy bóng mờ dán lên kính cửa sổ, sau đó đặt hồ lô đã được phù phép ở hai góc cửa số, ở giữa đặt hồ lô gỗ để hoá giải.
Đối với loại Phản quang sát không quá mạnh thì không cần dùng hồ lô gỗ. Ngược lại, nếu Phản quang sát đấy cực kỳ mạnh thì phải đặt thêm hai xâu đồng tiền ngũ đế và bạch ngọc để hoá giải.
Căn nhà đối diện với khoảng không gian giữa hai toà nhà cao tầng sẽ có ảnh hưởng gì?
Nếu từ trong nhà nhìn ra ngoài, thấy hai toà nhà cao tầng đứng cạnh nhau, phần giữa hình thành một khoảng không gian hẹp, dài trông như giống như toà nhà bị một thanh đao sắc nhọn từ trên trời chém đứt đôi tạo thành hai nửa. Đây chính là “Thiên tram sát”.
Loại sát này có nghĩa người trong nhà gặp phải tai nạn máu chảy hoặc mắc bệnh tật nguy hiểm cần phải làm phẫu thuật. Cách hoá giải đơn giản nhất là đặt một con ngựa bằng đồng ở trước cửa số. Muốn trị tận gốc thì đặt đồng tiền ngũ đế đối diện với nó. Nếu tình hình cực kỳ nghiêm trọng thì có thể dùng một đôi kỳ lân đặt chính giữa sát khí đó để hoá giải.
458. Góc tường của toà nhà cao tầng chiếu thẳng vào nhà thì làm thế nào?
Khi góc nhọn của nhà cao tầng chiếu vào nhà bạn (nếu là góc tròn thì không coi là sát) thì căn nhà đã phạm phải Hoa hình sát. Ngoài tình trạng góc nhà đối diện chiếu thẳng vào nhà mình gây Hoả hình sát, còn có những một số những kiến trúc khác cũng gây nên Hoa hình sát như là ụ có, góc đình, một số các kiến trúc nghệ thuật điêu khắc, tạo hình có góc nhọn, ông khói 3 chân, ngã ba đường...
Sự ảnh hưởng của Hoả hình sát rất nhanh chóng và mãnh liệt. Thân thể dễ mắc bệnh cấp tính như viêm dạ dày, viêm xoang hoặc thường xuyên bị thương. Trạch vận dễ xây ra hoá hoạn. Muốn hoá giải cần dùng tỳ hưu làm bằng đồng đặt đối diện với Hoa hình sát để ngăn chặn hoặc treo đồng tiền làm bằng đồng ở cửa để phát tán khí ra bốn phương.
Cửu sổ đối diện với đường cái thì có những cấm ky gì?
Khi bên ngoài cửa sổ là một đường cái hoặc một dòng sông thắng và dài thì căn nhà đã phạm phải “thương sát”. Nếu cửa chính của căn nhà lại đối diện với hành lang thẳng, dài thì cũng phạm phải thương sát. Ngoài ra, thanh xà phơi quần áo bên ngoài cửa số cũng thuộc một loại thương sát.
Khi căn nhà phạm phải thương sắt, người trong nhà luôn gặp phải tai nạn máu chảy hoặc bệnh tật triển miên. Nếu cửa chính phạm sát, ta có thể treo rèm hoặc đặt bình phong ở cửa chính. Nếu cửa số phạm sát thì có thể treo chuông gió hoặc kim nguyên bảo để hoá giải. Kim nguyên bảo ngoài tác dụng hoá sát còn hỗ trợ cho sự nghiệp gia chủ phát triển thuận lợi.
Cửa số là “con mắt phong thuỷ" của căn nhà Dương trạch. Mở của số ra là có thể nhìn thấy phong cảnh bên ngoài, trông như một bức tranh, đem lại cho giơ chủ nhiều sức sống và sự sáng tạo.
Tình trang của Hạo sơn sau nhà như thế nào gọi là Bất cát phản hung?
Căn nhà có phong thủy tốt nhất định trước có Minh đường, sau có Hạo sơn. Nhưng tại sao có Hạo sơn rồi mà lại không may mắn? Phong thuỷ có câu “Hậu hạo mình sơn đương chưởng quyền” (minh sơn tức là cây cối to cao, rậm rạp hoặc là núi non hùng vĩ có hình dáng đẹp). Một khi đẳng sau căn nhà không có Minh sơn mà là ngọn núi cần cối, kỳ quái thì Hạo sơn đó không những không cải thiện được tiến trình của phong thuỷ mà còn hình thành “Liêm trình sát”.
Chúng ta biết rằng Hạo sơn đại diện cho thượng cấp, trưởng bối hoặc quý nhân. Người có Hạo sơn xấu phạm phải Liêm trinh sát không những không được ai giúp đố mà còn thường xuyên bị cấp trên gây khó dễ hoặc ghét bỏ, trù dập không thể nào phát triển được. Gặp phải tình trạng như vậy, chúng ta nên thường xuyên kéo rèm cửa lại để tránh nhìn thấy “Liên trinh sát. “Mắt không nhìn thấy thì không phải là sát” nên sẽ tránh bị ảnh hưởng của chúng. Đồng thời treo hồ lô hoặc hai xâu đồng tiền ngũ đế tại vị trí phạm sát để hoá giải. Tình trạng nghiêm trọng cần phải dùng 4 đôi tỳ hưu quay mặt ra hướng Hạo sơn xấu để ngăn chặn sát.
Một căn nhà có quá nhiều cửa sẽ phạm phải Phong sát khiến cho những người sống trong nhà không thể tập trung được tinh thần.
Nguyên nhân nào hình thành “Phong sát”?
Phong sát là kiểu gió thổi gần căn nhà rất gấp, rất mạnh. Đặt cửa chính tại vị trí này thường xuyên có trận gió thổi ào vào nhất định sẽ không tụ khí, nghĩa là không tích tụ được tài lộc. Vì thế không nên lựa chọn nơi có Phong sát để ở.
Phong sát cũng để chỉ nhà to nhưng ít đồ đạc. Ví dụ một căn nhà 300 m”, đại sanh có 50 m nhưng tại đại sanh chỉ đặt duy nhất hai thứ đồ nội thất thì căn nhà đó đã phạm phải Phong sát. Bởi vì nhà rộng, đồ đạc ít, không khí lưu thông cực mạnh.
Cửa số nhiều cũng phạm phải Phong sát. Ví dụ hai bên căn nhà đều có cửa sổ, chủ nhà cho rằng như vậy không khí mới lưu thông tốt. Nhưng điều này khiến những người trong nhà rất khó tập trung tình thần. Bỏi vì, gió hai bên cửa sổ liên tục đối lưu, làm cho tâm thần con người bất an. Có nhiều người cho rằng, mở cửa số nhiều sẽ hưởng thụ được nhiều ánh sáng hơn. Kết quả là khi trời tổingười ta chẳng có hứng thú làm việc vì tuyến ánh sáng không tốt, người ta cứ buồn ngủ. Nói một cách đơn giản, muốn biết một căn nhà có tài vận phong thuy tốt hay không thì có thể nhìn không khí và tuyến ánh sáng của căn nhà đó.
Tại sao không nên chọn căn nhà gần công trường xây dựng?
Gần căn nhà có khu vực đang trong quá trình thi công thường xuyên nghe thấy tiếng hàn, khoan cắt bê tông, cần cẩu hoạt động...Nếu căn nhà bạn nhìn thấy rõ ràng chiếc cần cầu đang hoạt đông thì phạm phải “Thiên xứng sát. Thiên xứng sát và thanh sát luôn xuất hiện đồng thời, hơn nữa lại đến từ công trường đang thị công thì rất xấu. Nếu căn nhà cách xa khu vực ấy thì ảnh hưởng yếu, ngược lại khoang cách tương đối gần thì người trong nhà dễ bị thương hoặc có bệnh về mắt. Một khi phát hiện thấy Thiên xứng sát thì lập tức treo đồng tiền ngũ đế hoặc bạch ngọc ở vị trí đó để hoá giải.
Cửa chống trôm cũng tạo ra ảnh hưởng phong thủy?
Rất nhiều gia đình muốn an toàn nên đã lắp thêm cửa chống trộm bên ngoài cửa chính. Họ không biết rằng chính chiếc cửa đó ảnh hướng xấu đến bố cục khai vận. Bởi vì họ muốn tiết kiệm đất đã thiết kế cửa chống trộm kiểu. Tuy loại cửa này khi đóng lại không cản trở đường đi nhưng nó khiến cho cửa chính chỉ mỡ được một nửa. Điều này có nghĩa là mọi thứ đồ đạc chỉ có thể thu một nửa. Như vậy cửa nạp khí cũng chỉ hút được một nửa khí. Thế là đáng nhẽ kiếm được một trăm thì chỉ kiếm được năm mươi. Thậm chí một gia đình vốn giàu có chuyển tới căn nhà như vậy thì tiền của chỉ còn một nửa.
Thông thường cửa chống trộm ngũ hành thuộc Kim, là vật cực Kim. Người thiếu Kim dùng loại cửa này không bị ảnh hưởng gì. Hơn nữa nếu có thiết kế hợp lý thì sẽ không cần trở người đi lại và khí lưu thông. Tuy nhiên cần chú ý, hướng của cửa chống trộm phải cùng hướng với cửa chính. Ngoài ra, trong bố cục khai vận của phong thủy, tác dụng của cửa là làm cho không khí ở bên ngoài đi vào trong nhà. Vì thế, cửa chính nên đấy vào trong thì tốt hơn đấy ra ngoài.