Lá Số Tứ Trụ 2024

Tứ trụ gồm có bốn trụ: can chi năm sinh gọi là trụ năm; can chi tháng sinh gọi là trụ tháng; can chi ngày sinh gọi là trụ ngày; can chi giờ sinh gọi là trụ giờ. Có nhiều cách xác định tứ trụ như dựa vào can năm sinh để xác định trụ tháng sinh, dựa vào can ngày sinh để xác định trụ giờ sinh... Trong bài viết này chúng tôi sẽ trình bày cách thức lập lá số theo tứ trụ và trình tự dự đoán vận hạn theo lá số tứ trụ cập nhật mới nhất 2024.

Tứ trụ là gì?

Tứ trụ là cơ sở để phân tích sâu sắc và đầy đủ nhất về vận mệnh của một người. Tứ trụ là bốn yếu tố: giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh và năm sinh.
Mỗi một trụ có một thiên can và địa chi riêng. Với mỗi thiên can địa chi lại chứa một ngũ hành khác nhau, bốn yếu tố tứ trụ kết hợp với nhau ảnh hưởng tới vận mệnh của con người.

Lá số theo tứ trụ là gì?

Lá số tứ trụ là phương pháp phân tích vận mệnh con người dựa vào bốn yếu tố của tứ trụ: trụ giờ, trụ ngày, trụ tháng, trụ năm.

Cách thức lập lá số theo tứ trụ

Theo chúng tôi, cách dễ làm và chính xác hơn cả là dựa theo lịch vạn niên để xác định. Khi đã có ngày, tháng, năm và giờ sinh theo dương lịch hoặc âm lịch thì dùng lịch vạn niên tra tìm can chi của năm, tháng, ngày và giờ sinh là chuẩn xác hơn cả.

Lưu ý: Việc lập tứ trụ phải chính xác, vì sai một trụ đã là lá số của người khác. Để lập chính xác tứ trụ cần chú ý đến các mốc phân chia năm, tháng ngày.

Về năm sinh, phương pháp dự đoán theo tứ trụ của Thiệu Vĩ Hoa lấy tiết Lập xuân làm mốc phân chia năm trước và năm sau, nên những người sinh vào khoảng thời gian từ ngày 4 hay ngày 5 tháng 2 dương lịch hàng năm, cần phải xem kỹ là sinh trước hay sau tiết lập xuân để xác định can chi năm sinh cho chính xác, vì khi đó đã là tháng 2 dương, tức theo dương lịch đã là năm mới, nhưng nếu thời điểm sinh đó còn trước Lập xuân thì trụ năm phải lấy theo can chi của năm cũ.

Về tháng sinh cũng vậy, dương lịch lấy mốc phân chia tháng là ngày 1 hàng tháng, trong dự đoán theo tứ trụ, mốc phân chia tháng là ngày tiết đại biểu cho tháng, người sinh trước tiết đại biểu cho tháng, ví dụ tiết Thanh minh, thì xác định trụ tháng theo can chi tháng 2, sinh sau tiết Thanh minh thì trụ tháng theo can chi tháng 3. it ond Về ngày sinh, theo dương lịch khởi từ 0 giờ, trong khi dự đoán theo tứ trụ lại tính từ giờ Tý là giờ khởi đầu của một ngày và giờ Tý lại tính từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng, do đó, khi xác định trụ ngày cần chú ý điểm này để tránh nhầm lẫn.

Về giờ sinh, trong lịch vạn niên ứng với mỗi ngày đều đã có can chi của giờ khởi đầu của một ngày là giờ Tý, ta chỉ việc tính thuận từ can chị giờ Tý đến can chi giờ sinh là xác định.

Thế nào là thuận đếm? Thuận đếm của hàng chỉ là Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Thuận đếm của hàng can là Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm Quý.

Ví dụ: Người sinh giờ Ngọ, ngày mồng một, tháng giêng năm Giáp Tý có tứ trụ như sau:

Trụ năm Trụ tháng Trụ ngày Trụ giờ

tỷ

Giáp Tý

thực

Bính Dần

Giáp Dần

sát

Canh Ngọ

Trong mỗi lá số có 3 bộ phận cấu thành là tứ trụ, đại vận và lưu niên. Tứ trụ quyết định trong lá số có những tiêu chí vận hạn tốt xấu nào, thể hiện bằng các trụ so sánh phù hợp, điều này dựa vào mục 4: bảy tiêu chí ứng với bảy cặp khắc, tính chất của cặp khắc và chỉ so sánh để xác định. Về mức độ của mỗi tiêu chí gồm có đầy đủ hay mới có một phần. Vì vậy tứ trụ là gốc, đại vận làm nhiệm vụ điều động cặp khắc có nghiệm trong vận đó, đại vận còn bổ sung những tiêu chí còn thiếu, chúng ta dựa vào 4 công thức xác định cặp khắc do vận điều động và chi so sánh tại vận để xác định. Chi so sánh ở vận là chi dùng để tra xem trong 2 can của cặp khắc, bên nào mạnh hơn, bên mạnh sẽ thắng, bên thắng sẽ mang lại vận tốt hoặc vận xấu cho đương số. Lưu niên là năm có nghiệm tốt hay xấu xảy ra, đôi khi lưu niên cũng làm nhiệm vụ bổ sung tiêu chí còn thiếu.

Theo chúng tôi, cả 3 bộ phận này là một thể thống nhất, không thể tách rời hay bỏ qua một bộ phận nào trong quá trình dự đoán. Work

Đại vận và lưu niên

1. Cách tính đại vận:

Lấy can chi của trụ tháng sinh làm mốc, dựa theo âm dương của năm sinh, nam hay nữ mà sắp xếp can chi đại vận theo cách tính thuận hay nghịch. 

* Nam sinh năm dương, nữ sinh năm âm: Tính thuận.

- Các năm dương: Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.

- Các năm âm: Sửu, Mão, Tị, Mùi, Dậu, Hợi.

* Nam sinh năm âm, nữ sinh năm dương: tính ngược.

ấn    tài    tài

Ví dụ 1: Nam sinh năm Ất Hợi, tháng Tân Tị, ngày Bính Thân, giờ Canh Dần.

Đây là nam sinh năm âm (Ất Hợi) nên đại vận tính ngược từ can chi của tháng sinh: Tân Tị. Ta có can chi của các đại vận như sau:

Can chi trụ tháng là trụ xuất phát Tân Tị
Đại vận thứ nhất Canh Thìn
Đại vận thứ 2 Kỷ Mão
Đại vận thứ 3 Mậu Dần
Đại vận thứ 4 Đinh Sửu
Đại vận thứ 5 Bính Tý
Đại vận thứ 6 Ất Hợi
Đại vận thứ 7 Giáp Tuất
Đại vận thứ 8 Quý Dậu

ấn    tài    tài

Ví dụ 2: Nữ sinh năm Ất Hợi, tháng Tân Tị, ngày Bính Thân, giờ Canh Dần.

Đây là nữ sinh năm âm nên đại vận tính thuận từ tháng sinh Tân Tị. Ta có can chi của các đại vận như sau:

Can chi trụ tháng là trụ xuất phát Tân Tị
Đại vận thứ nhất Nhâm Ngọ
Đại vận thứ 2 Quý Mùi
Đại vận thứ 3 Giáp Thân
Đại vận thứ 4 Ất Dậu
Đại vận thứ 5 Bính Tuất
Đại vận thứ 6 Đinh Hợi
Đại vận thứ 7 Mậu Tý
Đại vận thứ 8 Kỷ Sửu

* Xác định năm đầu tiên (năm khởi đại vận) của Đại vận thứ nhất

Căn cứ vào ngày, giờ sinh để xác định năm khởi đại vận. 

Nam sinh năm dương, nữ sinh năm âm: Tính thuận, từ ngày sinh đến ngày tiết của tháng sau xem được bao nhiêu ngày.

Nam sinh năm âm, nữ sinh năm dương: Tính ngược, từ ngày sinh đến ngày tiết của tháng sinh xem được bao nhiêu ngày. 

Ngày sinh và ngày tiết không khí. Cứ 3 ngày tính là một năm. Đem tổng số ngày trên chia cho 3, nếu lẻ một có thể bỏ, nếu lẻ 2 có thể lấy làm tròn, thương số là mấy thì khởi đại vận từ bấy nhiêu tuổi. 

Ví dụ: Mệnh nam sinh giờ Dậu, ngày 23 tháng giêng năm Đinh Mão (là nam âm nên tính nghịch). 

quan    thực    tài

Tứ trụ: Đinh Mão (nam sinh), Nhâm Dần (tháng sinh), Canh Tý (ngày sinh), Ất Dậu (giờ sinh).

Từ ngày sinh là ngày 23 tính ngược đến tiết Lập xuân là ngày mồng 7.

Tính tổng số ngày (trừ ngày sinh và ngày tiết) được 15 ngày. Đem 15 chia 3 được 5, vậy người này khởi đại vận từ 5 tuổi.

2. Cách tính tiểu vận

Khi chưa khởi đại vận thì cần phải dựa vào tiểu vận để tính họa phúc, cát hung trong thời gian này. Cách tính tiểu vận: Lấy can chi của giờ sinh làm mốc xuất phát.

* Nam sinh năm dương, nữ sinh năm âm tính thuận. Lấy can chi kế tiếp can chi của giờ sinh làm can chi tiểu vận một tuổi, sau đó cứ thuận đếm tiếp.

* Nam sinh năm âm, nữ sinh năm dương tính nghịch.

Ví dụ: Người nam trong ví dụ trước, các năm chưa vào đại vận có các tiểu vận và lưu niên tương ứng như bảng sau: 

Tiểu vận Giáp Thân Quý Mùi Nhâm Ngọ Tân Tị Canh Thìn   Kỷ Mão
tuổi 1 2 3 4 5 6 7
Lưu niên Đinh Mão Mậu Thìn Kỷ Tị Canh Ngọ Tân Mùi    

Khởi đại vận từ 5 tuổi (năm Tân Mùi), đó là năm đầu tiên của vận thứ nhất (vận Tân Sửu) như bảng sau:

Đại vận Tân Sửu Canh Tý Kỷ Hợi Mậu Tuất Đinh Dậu Bính Thân Ất Mùi Giáp Ngọ
tuổi 5-14 15-24 25-34 35-44 45-54 55-64 65-74 75-84
  Tân Mùi              
  Nhâm Thân              
  Quý Dậu              
  Giáp Tuất              
  Ất Hợi              
  Bính Tý              
  Đinh Sửu              
  Mậu Dần              
  Kỷ Mão              
  Canh Thìn              

Trình tự dự đoán theo tứ trụ (phương pháp cũ)

Các sách đang lưu hành đều khảo sát theo ba bước:

- Bước một: xác định can ngày mạnh hay yếu để tìm dụng thần. Đây là bước khởi đầu nhưng cũng là bước mà trong các sách giảng giải còn quá mơ hồ, khó tiếp thu.

- Bước hai: dựa vào kết quả của bước một để xác định vận hỉ kỵ mà luận vận tốt hay vận xấu. Theo nguyên tắc: Vận là dụng thần, hay sinh trợ cho dụng thần thì đoán là vận tốt, xung hợp khắc chế, làm hư hao dụng thần sẽ đoán là vận xấu.

- Bước ba: xác định năm có nghiệm tốt hay nghiệm xấu, các tác giả thường không dự đoán chi tiết hoặc né tránh không nói rõ nguyên tắc xác định năm có nghiệm.

Theo Lâm Thế Đức: “Luận số mệnh thiên ngôn vạn ngữ, chỉ là luận dụng thần mà thôi, lấy dụng thần coi vận hạn, ấy là phép đoán số.”

“Đại vận giúp dụng thần thì phú quý bất ngờ. Đại vận chế phá dụng thần thì thất bại phá sản. Cho nên, dụng thần đi đôi với đại vận và lưu niên, nếu so sánh may rủi, họa phúc sẽ thấy ngay.”

* Về quan hệ dụng thần và lưu niên

Can chi lưu niên giúp cho dụng thần là tốt.

Can chi lưu niên khắc dụng thần là xấu.

Can chi lưu niên có giúp dụng thần nhưng bị nguyên cục có yếu tố nào hợp hoặc khắc can chi lưu niên thì năm đó bình thường.

Can chi lưu niên khắc với dụng thần là xấu, nhưng nguyên cục có yếu tố nào hợp hay khắc can chi lưu niên thì lại được bình thường.

Lưu niên can chi tốt, vận cũng tốt là một năm huy hoàng.

Lưu niên can chi tốt, vận xấu, có tốt có xấu đan xen trong năm.

Lưu niên can chi xấu, vận xấu là năm bại sản. Lưu niên can chỉ xấu, vận tốt là năm có tốt có xấu.

Theo Trần Viên: Mệnh cục của tứ trụ chỉ cung cấp những điều kiện cơ bản về sự cát hung, tốt xấu.

Còn trong cả cuộc đời, lúc nào là vận tốt, lúc nào là vận bình thường, lúc nào là bại vận, lúc nào là đại bại vận thì phải bắt đầu từ việc xem xét dụng thần hành đến vận nào. Lưu niên chỉ nói rõ thêm một bước trong vận tốt hay vận xấu, sẽ tốt ở năm nào hoặc xấu ở năm nào. Còn vấn đề làm thế nào để từ đại vận lưu niên đoán ra những cát hung họa phúc của cả cuộc đời thì các sách về mệnh lý học thường tránh né.

Như vậy, việc đoán mệnh của người xưa dựa chủ yếu vào dụng thần. Nhưng để xác định dụng thần lại phụ thuộc vào việc xác định can ngày mạnh hay yếu. Can ngày mạnh hay yếu là do tương quan so sánh tổng hợp giữa hai bên: một bên là can ngày với ấn kiêu, tỷ kiếp là những yếu tố có quan hệ sinh trợ cho can ngày, với bên còn lại có quan hệ khắc chế làm giảm ảnh hưởng của can ngày như quan sát, tài, thực, thương. Tùy theo sự tổ hợp cụ thể trong từng lá số mà xác định, có sự cân bằng giữa hai bên là tốt, thái quá hay bất cập đều không tốt. Nhưng ước định các lực thành phần và công thức để tổng hợp các lực này như thế nào để làm cơ sở kết luận tương quan giữa hai bên thì nhiều sách lại chưa nói rõ. Trần Viên có đề cập đến nhưng chính tác giả cũng thấy khó xác định. Theo ông nắm vững phán đoán thân nhược hay thân vượng là bước đầu tiên có tính then chốt trong việc đoán mệnh. Sự phức tạp của vấn đề là ở chỗ, ngoài can ngày, mệnh còn chịu sự ảnh hưởng tổng hợp về sức mạnh - yếu, xa - gần, sinh - khắc, xung - hợp của các can chi khác.

Với cách các tác giả đã nêu thì dự đoán theo tứ trụ vẫn còn là lĩnh vực chỉ dành riêng cho một số ít người, không phổ biến rộng rãi để mọi người có thể tự tìm hiểu và hướng đến làm chủ vận mệnh của mình. Tôi cho rằng, chỉ khi tự nắm vững phương pháp, tự dự đoán cho mình thì chúng ta mới hiểu được kết quả dự đoán, biết được điều gì nên tin và mức độ tin để từ đó có thái độ ứng xử phù hợp. Vì vậy tôi đưa ra phương pháp phổ thông này, hy vọng phổ biến rộng rãi để mọi người có thể tự dự đoán cho mình và người thân.

Trình tự dự đoán theo tứ trụ (phương pháp mới)

Vì vận hạn do cặp khắc làm đại biểu nên phải bắt đầu từ việc phân tích lá số xem trong lá số có những cặp khắc nào. Mỗi cặp khắc có thể có một hay nhiều trụ so sánh. Tính chất tốt hay xấu ở các trụ so sánh nói chung là khác nhau. Có trụ so sánh phù hợp với tính chất tốt, có trụ so sánh phù hợp với tính chất xấu. Vì thế, đồng thời với việc chọn cặp khắc là chọn trụ hoặc chỉ so sánh phù hợp tốt hay xấu. Kết thúc bước một ta đã chọn ra một cặp khắc và một trụ so sánh phù hợp với điều tốt hay điều xấu. Nhưng hạn tốt hay xấu đã chọn này chỉ xảy ra khi vận điều đến cặp khắc đã chọn và tại chi so sánh của vận có cùng tính chất tốt hay xấu với trụ so sánh phù hợp đã chọn, đó chính là nội dung của bước hai. Bước ba là tìm năm có nghiệm, sẽ là một trong số 10 năm của vận thỏa mãn điều kiện gặp khắc đủ với can trụ so sánh phù hợp đã chọn.

Điều quan trọng quyết định có nghiệm tốt hay xấu là có trụ so sánh phù hợp với điều tốt hay điều xấu. Trụ so sánh phù hợp gồm 4 trụ của tứ trụ và thêm trụ vận có can chỉ tương sinh.