Xem tuổi làm nhà 2024

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • Cập nhật lần cuối 17/02/2024
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.



Trước khi làm nhà, động thổ, cải tạo, xây cất sửa sang nhà cửa thì gia chủ phải xem mình có phạm tuổi đại kỵ không (Tam Tai, Hoang Ốc, Kim Lâu). Cùng chúng tôi điểm qua những yếu tố cần chú ý và cách xem tuổi làm nhà năm 2024.


Mệnh trạch là gì?

Các trường phái phong thủy chủ yếu ở Việt Nam, Trung Quốc khi khảo sát phương vị dùng để xác định nơi tọa lạc và hướng ngôi nhà, vị trí ngồi làm việc cơ quan thường rất chú trọng đến yếu tố “Nhân tính”, tức xét đến “Mệnh trạch” của chủ nhân có phù hợp không. Điều đó cho thấy không phải phương vị nào cũng thích hợp với mọi người có tuổi khác nhau.

Vậy mệnh trạch là gì ? Tại sao hướng nhà lại liên quan đến mệnh trạch? Tại sao phương vị này mang tài lộc, sức khoẻ đến cho người tuổi này mà lại mang tai họa đến cho chủ nhà ở tuổi khác. Để tìm hiểu vấn đề này ta phải tìm hiểu thêm quan hệ giữa con người với Vũ trụ theo thuyết nguồn gốc muôn loài:

Thời cổ xưa, khi Trời đất chưa hình thành, Vũ trụ ở trong một thể nguyên khí (Thái cực) khong ranh giới nhất định, vạn vật trong đó đều do nó biến thành. Sự biến đổi của Thái cực dẫn đến sự phân chia nguyên khí, nặng rơi xuống, nhẹ bay lên. Trước hết “Thái cực” sinh ra Lưỡng Nghi là Âm Nghi và Dương Nghi, gọi tắt là Âm (--) và Dương (-). Lưỡng Nghi lại sinh ra Tứ tượng đó là: Phản Dương có Dương cũng có Âm gọi là Thái Dương và Thiếu Âm. Phần Âm cũng có Âm có Dương gọi là Thái Âm và Thiếu Dương.

Tứ Tượng lại sinh ra Bát Quái đó là: Phần Thái

Dương có Dương - “Càn” và Âm - “Đoài”. Phần Thiếu Âm có Dương - “Chấn" và Âm - “Ly”. Phần Thiếu Dương có Dương - “Khảm” và Âm - “Tốn”. Phần Thái - Âm có Dương - “Càn” và Âm - “Khôn”.

Hậu Thiên Bát Quái: Càn vi Phụ (Cha), Khôn vi Mẫu (mẹ), Chấn trưởng Nam, Tốn trưởng Nữ, Khảm - trung nam, Ly - trung nữ, Cấn - út nam, Đoài - út nữ.

Khi nhập vào ngũ hành: Càn thuộc Kim, Khảm thuộc Thủy, Cấn thuộc Thổ, Chấn thuộc Mộc, Tốn thuộc Mộc, Ly thuộc Hỏa, Khôn thuộc..., Đoài thuộc Kim. Càn - Khảm - Cấn - Chấn = vi dương. Tốn - Ly - Không - Đoài = vi âm.

Trở lại với thuyết Ngũ hành: Có sinh có khắc:

“Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh thổ

Thổ sinh Kim, Kim sinh thủy

Thủy sinh Mộc”

Từng cặp chống lại nhau, đào thải nhau là:

Thủy khắc Hỏa, chế ngự Hỏa

Hỏa khắc Kim, chế ngự Kim

Kim khắc Mộc, chế ngự Mộc

Mộc khắc Thổ, chế ngự Thổ

Thổ lại khắc Thủy, chế ngự Thủy.

“Cổ học phương Đông” coi quy luật sinh khắc trong Ngũ hành là động lực thúc đẩy sự phát triển của vạn vật trong Vũ trụ.

Mộc là cây cỏ, bị Hỏa thiêu đốt thành tro bụi thành Thổ, Thổ qua năm tháng lại hóa Kim. Kim tự khi sinh Thủy, trở lại nuôi Mộc (Cây cỏ) cứ thế luân hồi vạn vật cân bằng được là nhờ có quy luật sinh khắc điều tiết. Nếu chỉ sinh vạn vật cứ lớn mãi rồi nổ tung. Nếu chỉ khắc, vạn vật sẽ biến dẫn làm mất sinh thái.

Không phải cứ sinh là hay và cứ khắc là xấu, mà phải vận hành điều tiết khéo léo quan hệ sinh khắc.

Căn cứ vào lý luận về Bát quái và Ngũ hành. Xét thấy những yếu tố thuận nghịch (hoà hợp và xung khắc) của từng người với môi trường sống, các nhà phong thủy thời xưa đã định ra Cung mệnh (theo năm sinh), tử cung mệnh đó xây dựng sơ đồ Mệnh trạch của từng độ tuổi (Âm lịch), có mệnh trạch cho nam và nữ. Sơ đồ mệnh trạch thực chất là Đồ hình Bát quái của 8 vị du thần đóng giữ, từ đấy tìm ra vị trí cát hung (tốt xấu). Cũng từ sơ đồ mệnh trạch này chúng dễ dàng giải đáp được mối quan hệ giữa “Nhân tính" của chủ nhà với “Địa khí" của mặt bằng tọa lạc. (Xem bảng cung mệnh ở Phụ lục cuối sách)

Quẻ trạch của nhà chia làm 2 nhóm dựa vào phương vị của nó (Xem bài quải lượng đồ trang 25).

Nhà có hướng Đông, Đông Nam, Nam và Bắc thuộc Đông Tứ trạch dành cho những người có mệnh trạch Chấn, Tốn, Khảm, Ly.

Nhà có hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam dành cho thuộc Tây Tứ trạch dành cho người có mệnh trạch Càn, Đoài, Cấn, Khôn.

Thực tế ít người có nhà đúng mệnh trạch của mình có nghĩa là thuận với “địa khí". Còn phần lớn sinh họat và làm việc trong ngôi nhà không đúng mệnh trạch của mình. Vấn đề đặt ra là, người ta cần biết vận dụng học thuyết phong thủy như thế nào để phát huy lợi thế và hạn chế tối đa những bất lợi trên. Đó chính là nội dung ở phần Bố cục 24 sơn hướng sẽ trình bày ở Chương IV.

Sau đây là các bước cần biết khi bắt đầu lựa chọn mặt bằng nhà.

Tuổi làm nhà

Khi sắp làm chủ một ngôi nhà (chuẩn bị xây, định mua hay thừa kế), theo quan niệm cổ cần biết mình có được tuổi hay không.

Khái niệm “được” tuổi ở đây là năm đó (tính theo lịch Âm) có phạm tuổi “kim lâu” không?

“Bốn nhầm, bốn bảy đi đâu (45, 47 tuổi). Để cho “bốn sáu” kim lâu làm nhà. (46 tuổi) Tuổi kim lâu được tính theo “cửu cung bát quái” (thêm cung trung vào bát cung) bắt đầu từ Khôn - Đoài - Càn - Khảm - Cung trung - Cấn - Chấn - Tốn

Tốn

3

Ly

2

Khôn

1

Chấn

4

Trung

5

Đoài

9

Cấn

6

Khảm

7

Càn

8

“Được tuổi” (đẹp tuổi làm nhà) là tuổi năm đó nằm vào hai cung Đoài (2) và Ly (9), còn các cung Khảm (4) Cung trung (5), Chấn (7), thì bình thường.

Nếu phạm các cung Khôn (1), Càn (3), Cấn (6) và Tốn (8) là tuổi “Kim lâu”.

Theo các sách cổ, Tứ kim lâu gồm:

  1. Nhất kim lâu thân (KL1): Gia chủ gặp hạn.
  2. Nhị kim lâu thê (KL2): Vợ gia chủ gặp hạn.
  3. Tam kim lâu tử (KL3): Các con có hạn.
  4. Tứ kim lâu lục súc (KL4): Chăn nuôi, làm ăn kém.

Thí dụ:

45 = 4 + 5 = 9: không phạm KL

47 = 4+ 7 = 11 lại lấy 1 + 1 = 3: không phạm KL

46 = 4 + 6 = 10 lấy 10 = 1 + 0 = 1: phạm KL

Để tiện tra cứu hãy xem bảng Tuổi làm nhà

Nếu làm nhà vào năm Kim lâu có thể mượn tuổi người khác để làm lễ, các phần khác giữ nguyên. Người từ 70 tuổi trở đi có thể không kiêng. Xem bảng tuổi làm nhà (Phụ lục cuối sách).

Bố trí mặt bằng theo mệnh trạch

Trước hết xác định mệnh trạch của mình dựa vào bảng mệnh trạch (ở phụ lục). Khi biết mệnh trạch thì sẽ căn cứ vào sơ đồ “Bát trạch” và “Huyền không phi tinh” ta vẽ bản đồ Cửu cung vào bản vẽ mặt bằng lòng nhà, trên đó có 9 phần, ta sẽ biết được tình trạng Cát hung mỗi phương vị. Dựa vào tính cát hung và quan hệ khắc chế giữa các Du tinh ta xây dựng cấu trúc mặt bằng nhà theo nguyên tắc sau:

* Cửa đi chính mở theo cung mệnh (hướng Phục vị), hệ thống cấp thoát nước đối diện với cửa đi của căn nhà.

* Buồng ngủ chủ nhân.

* Nhà bếp, nhà vệ sinh cũng được bố trí theo sơ đồ “Bát trạch” và Huyền không phi tinh”.

Thực tế việc chọn được hướng nhà đúng hoàn toàn theo mệnh trạch là rất khó bởi tính đô thị hóa cao. Tuy nhiên nếu mệnh trạch chủ nhà cùng nhóm Đông hoặc Tây tứ trạch với phương vị ngôi nhà ta có thì việc cải tạo bố trí nội thất sẽ thuận lợi.

* Hướng cửa chính; căn cứ vào việc xác định đúng dòng chảy (Luồng xe đi và độ dốc mặt đường) ở trước cửa nhà.

* Nơi cấp thoát nước. Theo nhiều tài liệu cổ “Sơn quản nhân, thủy quản tài” thì quan niệm “Sơn” là hướng mở cửa chính, quản lý và chi phối mọi hoạt động của chủ nhà. Đó chính là "hướng cửa cát tường vạn sự vinh xương”. “Thủy” là nguồn tài vận của chủ nhà, nếu phương vị nhà đúng mệnh trạch thì ở phía đối xứng với cửa đi nên đặt hệ thống cấp thoát nước.

* Các vị trí quan trọng tiếp theo là phòng ngủ chủ nhân (ở cơ quan là bàn làm việc cấp trưởng) nên đặt ở hướng Sinh khí hoặc Diên niên.

* Nơi để tiền bạc và tủ hàng hóa cũng ở hướng Sinh khí.

* Nhà vệ sinh thường bố trí ở hướng xấu nhất. Trường hợp nhà không đúng mệnh trạch của mình, cần điều chỉnh lại theo sơ đồ bố trí mặt bằng. Việc điều chỉnh này dựa trên cơ sở chế hãm giữa các Cát tinh và Hung tinh sẽ được ngôi nhà gần đúng với mệnh trạch của mình.

Thí dụ: người Càn trạch đến ở ngôi nhà Đoài trạch, cửa chính ở hướng Tây mặt đường, hình ống không thể thay hướng đổi cửa đi theo mệnh trạch của mình thì có thể thay đổi cấu trúc bố trí một số đồ vật hoặc đặt mới như Bồn hoa, cây cảnh, bể cá, lồng chim, bánh xe phong thủy vào các hướng xấu (hung).

Bàn thờ được đặt ở vị trí trang trọng theo truyền thống, không thể dùng thay cho hướng nhà

Bố trí nội thất

Bố cục trong nhà (Bao gồm cửa đi, cửa sổ, nhà bếp, nhà vệ sinh, phòng khách, buồng ngủ chủ nhà, buồng ngủ các con...) phải theo các vị trí du thần đóng giữ. (Xem mệnh trạch và du thần đóng giữ).

Trường hợp không thực hiện được (nhà không đúng mệnh trạch) thì căn cứ vào mệnh trạch của mình rồi đối chiếu với nhà hiện hữu mà điều chỉnh (chỗ tốt thì phát huy, chỗ xấu thì chế ngự).

Cách xác định hướng cho ngôi nhà

Muốn nắm vững kiến thức về phong thủy phải tìm hiểu phương vị. Bát quái lấy tên của 8 quẻ để đặt tên cho các phương Đông, Tây, Nam, Bắc.

Chân là chính Đông;    Đoài là chính Tây

Khảm là chính Bắc;    Ly là chính Nam.

Tốn - Đông Nam;    Khôn - Tây Nam

Càn - Tây Bắc ;    Cấn - Đông Bắc

Thí dụ: Ngôi nhà số xxx “Tọa đoài hướng Chấn” là nói ngôi nhà này lưng quay về hướng Tây, mặt nhà (hướng cửa) quay về hướng Đông. Hay có thể nói ngôi nhà này thuộc “Chấn trạch” có nghĩa là cửa ở hướng Chấn (hướng Đông):

Để cụ thể hơn, người ta lại chia nhỏ thành 24 phương vị để suy đoán tốt xấu (cát hung). Mỗi phương vị 15° (24 x 15° = 360°) và đặt cho mỗi phương vị một tên, và mỗi phương vị lại phối với Ngũ hành, và bộ sao Cửu diệu để xét Cát hung.

Bảng: Tên Gọi 24 Sơn Hướng

ĐÔNG

Giáp

Mão

Ất

Canh

Dậu

Tân

TÂY
Đông Nam

Thìn

Tốn

Tỵ

Tuất

Càn

Hợi

Tây Bắc
NAM

Bính

Ngọ

Đinh

Nhâm

Quý

BẮC
Tây Nam

Mùi

Khôn

Mão

Sửu

Cấn

Dần

Đông Bắc

Việc xác định hướng cho ngôi nhà phải có la bàn.(Thời xưa người ta gọi là Thước địa lý).

Thuật phong thủy (hay địa lý) xưa nay có nhiều môn phái như:

- Phái theo Tam nguyên

- Phái theo Cửu cung Phi trạch

- Phái theo Tam hợp

- Phải theo Bát trạch v.v...

Mỗi phái phong thủy lại có riêng cho mình một loại thước địa lý (La bàn). Thị trưởng hiện có nhiều loại thước địa lý. Nếu đã biết tên gọi của Bát trạch hay 24 Sơn hướng chỉ cần dùng chiếc La bàn thông dụng đủ. (Thấp nhất là địa bàn).

Tìm tâm điểm trong nhà

Khi dùng La bàn (Thước địa lý) xác định hướng nhà thì việc đầu tiên của các nhà địa lý là phải tìm tâm điểm trên một mặt bằng của ngôi nhà đó.

Thời xưa, những người làm nghề phong thủy (Thầy địa lý), phần lớn đều chọn cách tìm tâm điểm trong nhà theo “Dương đồ phong thủy học”, vì đây là phương pháp mang tính thực dụng và ứng nghiệm cao. Tất cả các môn phái phong thủy đều phải tìm “TRUNG CUNG” theo một cách thống nhất, trong thư tịch cỗ gọi là “LẬP CỰC". Thời xưa việc lập cực rất đơn giản, vì nhà cổ rất vuông vức chỉ cần kẻ các đường chéo góc nhà là tìm ra vị trí Lập cực Trung cung.

Theo các tài liệu cổ “Trung hỗ lập cực Lâm chế tứ phương" (Trung hỗ có nghĩa là Ngũ hoàng, trong Lạc thư thì cứ ở giữa, nói cho dễ hiểu là ở chính giữa). Vị trí của Trung Cung có tác động rất quan trọng về lý khí học mà từ Trung Cung có thể phân chia các khu vực du thần đóng giữ. Trung Cung còn đại diện cho hướng ngôi nhà đó. Lại nói thêm rằng, kiến trúc nhà ngày nay, có ít dạng hình chữ nhật hay hình vuông truyền thống, phần lớn là nhà tầng, bố trí sàn nhà nhiều hình dạng (xem hình vẽ).

Khi đã có tâm điểm, đặt địa bàn (La bàn) trên tâm điểm nhà, mắt hướng về phía cửa đi. Khi kim chỉ trên La Bàn ổn định, đọc chỉ số phương vị rồi đối chiếu với bảng 24 Sơn hướng ta biết được tên của hướng nhà.

Khi đã biết tọa - hướng, tra bảng “Huyền không Phi tinh” và “mệnh trạch đồ" sẽ biết được tình trạng cát hung của ngôi nhà đó.

Tìm tâm đất: Tâm đất chính là trọng tâm diện tích hình học của thửa đất. Trong một biển số nhà được đăng ký hợp pháp, khi tính tâm đất phải xét tới tâm của biển số nhà rồi mới tách ra khu vực của minh. Từ đấy mới biết được vị trí các du thần.

Trường hợp không thể đến thực địa để xác định hướng cho một căn hộ chung cư cao tầng (hoặc ở một nơi nào đó) mà chỉ dựa vào bản vẽ thiết kế mặt bằng, nhưng tốt nhất vẫn là đến thực địa.

Với cách làm này, ta có thể áp dụng để chọn được các vị trí giường ngủ, phòng đọc sách, nhà bếp, nhà vệ sinh, vị trí đặt bàn làm việc cho trưởng cấp đơn vị, tủ hàng hoá, két đựng tiền....

La bàn và thước địa lý

Như trên nói, trong xưa và nay thường có nhiều môn phái về thuật phong thủy. Mỗi môn phái lại có một loại thước đo riêng của mình để tìm Sơn hướng cho ngôi nhà, trên thước nhất thiết phải có tên 24 Sơn hướng và cung bát quái.

Thước của phái Bát trạch thì có vành chia độ 8 cung.

Phái Tam nguyên có vành chia độ 64 quẻ.

Phái Phi tinh có 24 Sơn và Khởi tinh.

Những loại thước này không có kích thước tiêu chuẩn, nhưng tất cả các thước nhất thiết phải có kim nam châm chỉ hướng.

Xem tuổi làm nhà 2024

Xem tuổi làm nhà 2024

La bàn: có các vành số, ghi rõ tên của 8 cung, các vành số chữ dành riêng cho từng môn phái. Nếu không có la bàn có thể dùng chiếc địa bàn thông thường, xem số độ tra bảng 24 Sơn hướng là có thể tìm ra tên gọi.

Xem tuổi làm nhà 2024

Xem tuổi làm nhà 2024

Sắp xếp du tinh và huyền không phi tinh

Khi cần biết phương hướng của một ngôi nhà hay một đơn vị trong ngôi nhà nhất thiết phải có bản vẽ mặt bằng, nếu không có thì tự vẽ lấy theo tỉ lệ 1/ 10 (1cm bản vẽ tính bằng 1m thước địa). Thí dụ ngôi nhà dài 10m, rộng 8m thì trên bản vẽ là 10cm x 8cm

Xem tuổi làm nhà 2024

Trường hợp khó xác định bản vẽ mặt bằng và kích thước, chỉ cần kẻ các đường chéo để tìm Trung cung sẽ tìm được quẻ tinh diệu trong Bát trạch Du tinh và Huyền không Phi tinh của ngôi nhà đó, thì cũng tìm ra điểm lập cực để lấy làm tâm điểm. Sau đó từ các điểm giới hạn 8 phương vị kéo dài ra, dùng com pa hay thước địa lý. Với com - pa thì cứ 450 lấy 1 cung ta sẽ có 5 cực.

Xem tuổi làm nhà 2024

Sau khi đã tìm ra 8 phương vị của ngôi nhà sẽ dễ dàng sắp xếp các tinh (sao). Từ hình vẽ trang 18 ta thấy: ngôi nhà này tọa

Đông hướng Tây (Tọa Mão hướng Dậu) đối chiếu với "du tinh bàn" và phi tinh bàn và các sao nhị thất ngũ phi tinh ta cho vào khu vực thuộc Đông phương.

Đông Nam phương là các sao nhất, lục, lục phi tinh trong chùm diên niên du tinh, cho vào khu vực thuộc Đông Nam phương.

Xem tuổi làm nhà 2024

Nam phương là sinh phí du tinh và các sao ngũ, nhất, nhị phi tinh, ta cho vào khu vực thuộc Nam phương.

Xem tuổi làm nhà 2024

Các phương vị còn lại cứ thế mà suy. Khi đã thành thạo phương pháp này thì bất cứ ngôi nhà nào cũng xem được phương hướng rồi từng bước mà tính toán và sắp xếp.

Xem tuổi làm nhà 2024

Đông và Tây tứ trạch

Bát quái phân Đông tử và Tây tứ trạch. Đông tứ trạch gồm: Khảm, ly, Chấn, Tốn. Tây tứ trạch gồm: Càn, Khôn, Cấn, Đoài.

Từ nguyên lý sinh khắc của Âm Dương cho thấy, bốn tuổi thuộc Đông tứ trạch là khảm, Ly, Chấn Tốn nên phối hợp với nhau. Tương tự như vậy với bốn tuổi thuộc Tây tứ trạch. Việc kết hợp như vậy sẽ sinh ra 8 kết cục sau: Bảng tài vận và phương hướng.

Bảng Quan Hệ Tài Vận Với Phương Hướng

Tuổi chủ Sinh khí Ngũ quỷ Diên niên Lục sát Họa hại Thiên y Tuyệt mạng Phục vì

Càn

Khảm

Cấn

Chấn

Tốn

Ly

Khôn

Đoài

Đoài

Tốn

Khôn

Ly

Khảm

Chấn

Cấn

Càn

Chấn

Cấn

Khảm

Càn

Khôn

Đoài

Tốn

Ly

Khôn

Ly

Đoài

Tốn

Chấn

Khẩm

Càn

Cấn

Khảm

Càn

Chấn

Cấn

Đoài

Khôn

Ly

Tốn

Tốn

Đoài

Ly

Khôn

Càn

Cấn

Chấn

Khảm

Cấn

Chấn

Càn

Khảm

Ly

Tốn

Đoài

Khôn

Ly

Khôn

Tốn

Đoài

Cấn

Càn

Khảm

Chấn

Càn

Khảm

Cấn

Chấn

Tốn

Ly

Khôn

Đoài 

Kết hợp mệnh trạch và Bát quái phương hướng ta dựng được mệnh đồ trạch cho mỗi tuổi: Đông tứ trạch mệnh đồ và Tây tứ trạch mệnh đồ.

Thí dụ: Người sinh năm 1953, tra bảng mệnh trạch (phụ lục) biết trạch Khôn thuộc Tây Tứ trạch. Tra hình Tây tứ trạch mệnh đồ biết mệnh trạch của người đó là: Tọa Tây Nam hướng Đông Bắc. Từ đó có thể lựa chọn hướng nhà phù hợp là lưng nhà tọa Tây Nam (Phục vì), phía trước (hướng nhà) là Đông Bắc (Sinh khí).

Nhà thuộc nhóm Tây Tứ trạch có Cát phương ở: Chính Tây, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc. Hung phương là: Chính nam, chính Bắc, chính Đông, Đông Nam.

Nhà thuộc Đông tứ trạch có Cát phương ở: Bắc, Đông, Đông Nam. Hung phương: Nam, Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc.

Xem tuổi làm nhà 2024

Chú ý: Trong Bát trạch đồ, son (lưng nhà) thường là cát phương (Phục vị - hướng tốt), còn hướng thì đa số là Hung phương (xấu), có nghĩa là cửa chính thướng ở vị trí xấu. Để khắc phục, phái Bát trạch dựa vào "sơ đồ Du thần", dùng "quan hệ chế khắc" để chỉnh giảm hung. Tuy nhiên nếu biết kết hợp thuyết "Đương vận" của phái Lý khí. Coi trọng "Huyền không đại quái" dùng Hà đồ Lạc thư, có thể tìm ra hướng đặt của chính tốt nhất. 

Ví dụ: Người sinh năm 1978, trạc Tốn (tra bảnh mệnh đồ trạch) biết mình thuộc Đông trạch, nhà Tọa Đông Nam hướng Tây Bắc, không thể mở cửa hướng Tây Bắc (Họa hại), chỉ có thể chọn hướng Bắc (Sinh khí).

Xem tuổi làm nhà 2024

Những trường hợp khác như trạch Ly phải dùng nguyên lý chế khắc để giảm hung.

Tuy nhiên hướng mở cửa chính cần lưu ý đến thời gian dựng nhà theo Thất vận hay Bát vận để đón chính thần. Đó là chính là nguyên lý đặt hướng cửa theo phái Tam Nguyên ở mục sau. 

BẢNG HUYỀN KHÔNG PHI TINH THẤT VẬN (1984-2003)
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024

Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024

Xem tuổi làm nhà 2024

BẢNG HUYỀN KHÔNG PHI TINH BÁT VẬN (2004-2043)

Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024
Xem tuổi làm nhà 2024

Xem tuổi làm nhà 2024

Quan hệ giữa các sao với tài vận

A. TỨ CÁT TINH

1. Sinh khí:

Theo “Bát trạch ninh kính" muốn có tài lộc thì Nguyên mệnh táo đường phải chọn hướng tốt lành. Nếu được sinh khí thì giàu có. Năm tháng được hưởng nhiều của cải phát tài. Nếu sinh khí mộc tinh vào các năm các tháng Hợi, Mão, Mùi

Nếu bếp đặt về hướng sinh khí, tài vận đối cường (rất mạnh), và mạnh nhất vào các năm Hợi, Mão, Mùi. Hàng năm vào các tháng 2, tháng 6, tháng 10.

Sinh khí thuộc tham lang tinh trong ngũ hành thuộc Thủy. Để thúc đẩy tài vận phải chọn hướng bếp. Ngoài ra còn có các cách làm khác như:

- Hướng nhà, Mở cửa, Giường ngủ, Trồng cây tưới nước hướng sinh khí.

2. Diên niêm.

Theo "Bát trạch minh kính" hợp với Vũ Khúc niên kim tinh, tháng ngày tiến tài giàu có trung bình vào các tháng Tỵ, Dậu, Mùi.

Cửa bếp đặt về hướng Diên niên, tài vận cùng tốt, được của cải vào các năm Sửu. Thân, Tỵ, Dậu. Những tháng được của là 4, 7, 12.

Diên niên thuộc Vũ Khúc tinh trong ngũ hành. thuộc Kim, thúc đẩy tài vận nên chọn hướng đặt bếp, ngoài ra còn có các cách khác là:

- Đặt nước, cửa mở, giường ngủ vào ở hướng này.

- Có thể đặt tượng đồng, hoặc các vật bằng đồng, có phát quang thì càng mạnh.

3. Thiên y:

Theo “Bát trạch minh kính” hợp với Thiên y cự môn thổ tinh vào các năm các tháng Thân, Tý, Thìn thì của cải dư thừa.

Nếu bếp đặt về hướng Thiên y tài vận cũng mạnh, mạnh nhất vào các năm Tý, Thìn, Thần hàng năm vào các tháng 3-7-11 là các tháng tài vận tốt nhất.

Thiên y thuộc cự môn tinh trong Ngũ hành thuộc Thổ, thúc đẩy tài vận thì phải chọn hướng bếp, ngoài ra còn có các cách sau:

- Bố trí nước ra vào, mở cửa, giường ngủ ở hướng này

- Có thể đặt thêm những đồ vật ngọc bích, thuỷ tinh, đồ sứ...

4. Phục vị:

Theo “Bát trạch minh kinh" hợp phục vị phó bức mộc tinh thì tiểu phú (có giàu nhưng ít). Hàng ngày đều có chút ít. Thường vào các năm tháng Hợi, Mão, Mùi.

Bếp đặt về hướng Phục vị thì tiểu cường tài vận, chỉ dư dật chút ít, chỉ mạnh hơn ở các năm tháng Mão, Sửu, Hợi, các tháng mạnh hơn trong năm là tháng 2, 6, 10.

Phục vị thuộc mộc tỉnh trong ngũ hành thuộc Mộc, thúc đẩy tài vận phải chọn hướng bếp, ngoài ra còn có các cách sau:

- Đặt nước ra vào, Mở cửa, Giường ngủ và trồng cây tưới nước ở hướng này.

B. TỨ HUNG TINH

1. Tuyệt mệnh:

Cửa bếp đặt quay về hướng này tải vận rất kém, dễ bị phá sản, kém nhất là vào năm Sửu, Tỵ, Dậu, các tháng kém nhất trong năm là tháng 4, 8, 12.

Tuyệt mệnh thuộc Phá quân tinh trong ngũ hành thuộc Kim. Muốn thúc đẩy tài vận thì phải bố trí nhà vệ sinh ở hướng này để trấn áp. Những tình huống sau cũng có thể dẫn tới phá sản:

- Bố trí bể và bếp qua về hướng này.

Theo “Bát trạch minh kính” Thiên y có thể chế tuyệt mệnh, có nghĩa là ở hướng Thiên y đặt các đồ dùng hình vuông hoặc đồ sứ, vấn đề có thể giải hóa được.

2. Ngũ quỷ:

Bếp đặt quay về hướng Ngũ quỷ: tài vận hao tán liên miên, nhưng nếu gặp cát tinh hoặc cùng với cát tinh sẽ chuyển sang thế “ngũ qủi vận tài” thì lại trở nên khá giả. Tài vận kém nhất vào các năm tháng: Dần, Tuất, các tháng kém nhất trong năm là tháng Giêng, tháng 5, tháng 9.

Ngũ quỷ thuộc Liêm trinh tinh về ngũ hành thuộc Hỏa dưới đáy, muốn thúc nên tim cách bố trí nhà vệ sinh ở hướng này để áp chế. Những tình huống sau đây phải cẩn thận để tránh phá sản:

- Bếp và Bể nước quay hướng này.

“Bát trạch minh kính” có ghi: Sinh khí giáng ngũ qui, nên ở hướng sinh khi trồng cây trong bể nước có thể hóa giải được phần nào.

3. Lục sát:

Nếu bếp quay về hướng Lục sát thì của cải không tụ tích được, của đến lại đội nón ra đi, các năm kém nhất là Tí, Thìn, Thân, các tháng kém nhất là tháng 3, 7, 11.

Lục sát thuộc Văn khúc tinh trong ngũ hành thuộc Thủy. Theo “Bát trạch minh kính”: dùng 10 loại nước xú uế, nền bếp, nhà xí để áp chế phương vị lục sát bản mệnh, cho nên muốn được giàu có phải dùng nhà vệ sinh để trấn áp. Nếu phạm những điều dưới đây cũng bị phá sản:

- Bể nước, bếp quay hướng này.

Theo “Bát trạch minh kính" Diên niên có thể áp chế Lục sát, cho nên ở hướng nay nên đặt một bộ tượng đồng hoặc thứ gì đó bằng đồng có phát quang thì hóa giải được.

QUAN HỆ KHẮC CHẾ GIỮA CÁC DU TINH

Sinh khí (Thủy): nơi đặt két bạc, tủ hàng, cửa chính, giường ngủ.

-> Ngũ quy (Hỏa): nơi nên đặt nhà vệ sinh, kị hướng bếp quay về Ngủ quy.

Diên niên (Kim): nơi đặt cửa chính, giường ngủ. Nên quay hướng bếp về Diên niên.

-> Lục sát (Thủy): Bể nước.

Thiên Y (Thổ): Bếp quay về hướng Thiên Y. Nơi đặt nước ra vào, cửa đi, buồng ngủ.

-> Tuyệt mệnh (Kim): tốt nhất đặt nhà vệ sinh, kị nhất là bếp đặt ở vị trí này.

Phục vị (Mộc); nơi đặt nước ra vào, cửa đi, giường ngủ, cây cảnh. Nên đặt bếp quay về hướng này.

-> Họa hại (Thổ): Nơi trồng cây có nước. Kị đặt bếp quay hướng về này.

4. Họa hại:

Lộc tổn tinh, trong ngũ hành thuộc Thổ: Không nên đặt bếp hướng này. Họa hại đã có Phục vị chế ngự được vì thế ở hướng này nên trồng các cây trồng dưới nước, có thể hóa giải sát khí của Hại họa. Các năm xấu: Tí, Thin, Thần. Các tháng xấu: 3-7-11. Hướng này nên đặt nhà vệ sinh. Nếu đặt bếp, nước ở hướng này tổn hại tài lộc.

Quan hệ tài vận của tử Bạch cửu tinh

1. Nhất bạch tinh:

Nhất Bạch tinh còn gọi là tham lang tinh nằm trong cung Khảm ở Bắc phương vị bát quái ngũ hành thuộc mộc.

Nhất Bạch tinh là sao trung cát (tốt vừa), vận tài ổn định, rất có lợi đối với làm các việc lớn và người có thu nhập ổn định, rất dễ dàng tích luỹ của cải.

Các năm đại lợi là năm Thân, Dậu, Hợi và năm Tý.

Các tháng tốt trong năm là 7, 8, 10, 11, ở hướng này nên bố trí cửa, phòng ở, bếp, bể nước...

2. Nhị hắc tinh:

Nhị Hắc tinh còn gọi là cự môn tinh nằm ở cung Khôn (Tây Nam) trong phương vị bát quái. Ngũ hàng thuộc mộc khí.

Nhị Hắc tinh là Hung tinh (sao xấu) chủ phá tài. Nghiên cứu sâu hơn một bước cho thấy ở phương này vì tật bệnh mà phá của.

Các năm xấu nhất là năm Tỵ, Ngọ, Mùi và năm Tuất. Các tháng xấu hàng năm là tháng 4, 5, 6, 9. Không nên bố trí cửa, bếp, bể nước ở phương vị này, nếu không thể không bố trí thì hãy đặt thêm đồ đồng ở phương này để hóa giải.

3. Tam bích tinh:

Tam Bích tinh còn gọi là lục tồn tinh nằm ở cung Chấn (Đông) trong phương vị bát quái, ngũ hành thuộc mộc mang thượng khí.

Tam Bích tinh là hung tinh, chủ phá tài. Phân tích kỹ hơn là do bị người khác lừa gạt mà phá sản, cũng có thể là bị cướp của.

Năm kém nhất là các năm Dần, Mão, Thân và Dậu. Tháng kém nhất là 1, 2, 7, 8.

Ở phương này không nên bố trí cửa lớn, phòng ngủ, bếp, bể nước. Nếu có thì phải có thêm bể nước để hóa giải. Cửa và phòng ngủ không thể thay đổi được thì nên trải thảm đỏ để hóa giải.

4. Tứ lục tinh:

Tứ lục tinh còn gọi là văn khúc tinh hay văn xương tinh nằm ở cung Cấn (Đông Nam) trong cung bát quái, ngũ hành thuộc mộc có mang thủy khí.

Tứ lục tinh là ngôi sao nhàn tinh (ba phải) việc hung hay cát phụ thuộc vào hoàn cảnh, về mặt tài vận thì thuộc vào loại bình ổn.

Những năm có tích luỹ được tiền của là các năm Dần, Mão, Hợi, Tí, còn các tháng dễ bị thất thoát hàng năm là các tháng 1, 2, 10, 12.

Ở phương này nên đặt các chậu cảnh cây xanh như hoa Lan, xương rồng...

5. Ngũ hoàng tỉnh:

Ngũ hoàng tinh còn gọi là liêm trinh tinh thuộc cung Trung trong bát quái, ngũ hành thuộc thổ có mang hỏa khi.

Ngũ hoàng tinh thuộc loại sao đại sát, còn gọi là chính quan sát, chủ phá tài. Phân tích kỹ hơn là thu không đủ chi, phá sản không thể ngờ tới, vay mượn chỉ tăng lên mà không thấy giảm.

Các năm xấu nhất là Thìn, Ngọ, Mùi và Tuất. Các tháng xấu nhất hàng năm là tháng 4, 5, 6, 9.

Ở phương này không nên bố trí cửa đi, phòng ngủ, bếp và bể nước. Càng không nên đặt bàn thờ, nếu có cửa đi, phòng ngủ, bếp thì phải đặt các đồ bằng sắt để hóa giải.

6. Lục bạch tinh:

Lục bạch tinh còn gọi là vũ khúc tinh, nằm ở cung Càn (Tây Bắc) trong cung bát quái, ngũ hành thuộc kim.

Lục bạch tinh là sao Cát tinh. Đặc biệt tốt với những người ở tầng lớp trên, tầng lớp lãnh đạo, tài của được tích lũy.

Những năm thu nhiều lợi lộc là các năm Sửu, Thìn, Thân, Dậu. Những tháng tốt nhất về thu nhập hàng năm là 3, 7, 8, 12.

Ở phương này nên có cửa đi, phòng ngủ, bếp, bể nước, để thúc đẩy tài lộc thì đặt thêm đồ ngọc bích hoặc con ếch bằng sắt.

7. Thất xích tinh:

Thất xích tinh còn gọi là phá quân tinh, nằm trong cung Đoài (Tây) trong phương vị bát quái, ngũ hành thuộc nhất kim.

Thất xích tinh là hung tinh. Chủ phá tài. Phân tích kỹ hơn là thường hay tranh chấp tiền bạc với người khác vì thế mà phá sản, hoặc do những sự việc về giao thông gây ra mà phá sản (do kiện cáo phải đền bù mà phá sản).

Các năm tháng xấu nhất là Sửu, Thìn, Thân, Dậu. Các tháng xấu hàng năm là 3, 7, 8, 12.

Ở phương này không nên bố trí cửa đi, phòng ngủ, bếp. Nếu có thì nên có chiếc vòng phong thủy hoặc một chiếc chậu đồng để hóa giải.

8. Bát bạch tinh:

Bát bạch tinh còn gọi là tả phó tinh, nằm trong cung Cấn (Đông Bắc) trong bát quái phương vị, ngũ hành thuộc thể.

Bát bạch tinh thuộc Cát tinh, chỉ việc kiếm tiền của, đặc biệt có lợi với người buôn bán. Những người làm kinh doanh rất thích đặt hướng ở ngôi vị này, của cải tự nhiên đến.

Các năm tốt nhất là các năm Tỵ, Ngọ, Mùi, Tuất. Các tháng dễ kiếm tiền là 4, 5, 6, 9.

Ở hướng này trên bố trí cửa đi, phòng ngủ, bếp. Cũng có thể đặt các con vật bằng ngọc bích, cũng có thể đặt thủy tinh màu tím.

9. Cửu tử tinh:

Cửu tử tinh còn gọi là cổ bức tinh, nằm trong cung Ly (Nam) bát quái phương vị, ngũ hành thuộc hỏa có mang kim khí.

Cửu tử tinh là sao Cát tinh, về tài vận thì trung cát (tốt vừa). Những người kiếm chức hoặc kiến. tiền lương hàng ngày thì chọn hướng này.

Các năm thuận lợi tài vượng là Dần, Mão, Thìn, Ngọ. Các tháng dễ kiếm tiền trong năm là 1, 2, 4. 3.

Ở hướng này nên bố trí cửa đi, phòng ngủ, típ. Cũng có thể đặt các đồ vật bằng đồng Bạch kim hoặc thủy tinh màu tím.