Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Nhà Ở Và Công Trình Xây Dựng

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 14 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 05/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Nguyên tắc cơ bản trong phong thủy nhà ở và công trình xây dựng: Cơ sở phong thủy trong việc chọn đất và thế đất, nguyên tắc chọn hướng nhà và chọn vị trí nhà, nguyên tắc bố trí nội thất trong bố trí cổng và nhà cửa.

1.   PHONG THUỶ TRONG VIỆC CHỌN ĐẤT VÀ THẾ ĐẤT

1.1.   Cơ sở lựa chọn đất và thế đất

Trước khi xây dựng nhà ở, nên kiểm tra kỹ chất đất. Đất xây dựng là đất mềm, đất lẫn đá gạch, đất quá khô cằn, quá ẩm thấp, đều thuộc diện đất xấu. Muốn biết rõ chất đất bên dưới ra sao, tốt nhất là đào sâu độ một mét gặp tầng đất đỏ là tốt, vì đây là loại đất cứng, nên khi xây dựng tường không bị lún.

Đất lý tưởng nhất là đất sét hoặc đất thịt. Về khía cạnh thổ nhưỡng học, thời cổ xưa từng nói: “Đất mịn mà lại không xốp, ẩm mà không ướt, màu đất tươi thì là đất tốt”.

Người xưa rất coi trọng khâu chọn thế đất, nơi mà họ chọn để xây dựng đô thị thường là những nơi có núi, có sông ở xung quanh, sách cổ có câu “Nơi được chọn xây dựng đô thị, không ở dưới núi to, thì ở gần sông lớn, ở nơi cao mà nước lại đủ dùng, ở nơi thấp lại tránh được lũ lụt”.

Trong học thuyết Phong thủy, mục chọn thế đất xây dựng nhà ở có thuyết “huyệt vị”. Sách cổ có câu: “Núi có mạch, nước có nguồn, người có kinh lạc, cây có gốc rễ”. Huyệt vị Phong thủy, là nơi giao nhau lý tưởng của hình thế núi sông.

Trong học thuyết Dư địa chí, một nguyên tắc cơ bản trong mục chọn thế đất xây dựng nhà ở có liên quan tới chất lượng nước và đất. Dân gian xưa có lưu truyền câu “Thủy thổ bất phục”, còn gọi là “Thủy thổ bất phù”, tức là chỉ thành phần nguyên tố hóa học và hàm lượng của nó trong đất và nước không phù hợp với nhu cầu thực tế của con người. Con người trải qua bao thăng trầm đã đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, đã nhận thức được sức khỏe của con người có liên quan mật thiết với nước sinh hoạt ở trong khu vực mình đang sống. Sách xưa có ghi chép “Những người sống ở khu nước nhẹ, đa phần mắc chứng bệnh bạc đầu và bướu cổ. Ở khu vực nước nặng, thì mắc bệnh sưng chân không đi lại được. Ở khu vực nước ngọt, con người phát triển hài hòa, dáng người đẹp đẽ. Ở khu vực nước cay chát, con người bị mụn nhọt. Ở khu vực nước đắng, người mắc bệnh hen, lưng gù”. Về đánh giá chất lượng nước, có câu “dĩ cam vi quí” (ngọt là quí).

Theo quan điểm trên, tuy nói là dựa vào kinh nghiệm cuộc sống, song lại mang một ý nghĩa khoa học nhất định. Xét về góc độ tự nhiên, con người giống như các loại sinh vật khác, đều là sản vật của vật chất vỏ trái đất chuyển hóa tới một trình độ nhất định. Một số nguyên tố hóa học cần cho cơ thể con người, đều được hấp thụ từ thực vật, từ nước và đất. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, vật chất hợp thành cơ thể người và vật chất cấu thành vỏ trái đất luôn ở trong trạng thái cân bằng.

Chất đất và nước là rất quan trọng đối với sự sống của con người, do đó, khi chọn thế đất, trước tiên ta phải khảo sát chất đất và nước, sau đó mới đưa ra quyết định chọn vị trí địa lý. Đúng như “Tàng kinh” viết “Phong thủy chi pháp, đắc thủy vi thượng” (Phép chọn thế đất, được nước là thượng sách).

Chọn thế đất còn phải áp dụng thuyết Ngũ hành. Theo Ngũ hành, thế đất được phân thành các hình như sau: ngoằn ngoèo (Thủy), hình dài (Mộc), hình nhọn (Hỏa), hình tròn (Kim) và hình vuông (Thổ). Mỗi thế đất tương ứng với mỗi hành đều tương sinh và tương khắc với các hành khác. Từ đó, có thể phối hợp - chỉnh sửa sao cho phù hợp.

Ví dụ: Khi ta gặp một khu đất vuông vức bằng phẳng có nhiều nhà mái bằng chung quanh, tức là địa điểm mang tính chất hành Thổ, thì nên xây cất thế nào cho phù hợp Ngũ hành. Các khả năng sau đây sẽ xảy ra:

Nếu kiến trúc làm có dạng Mộc (cao ốc vươn lên), thì do Mộc khắc Thổ, cao ốc này sẽ ảnh hường xấu đến chung quanh như lún nền, che khuất nắng gió, ồn ào... Do đó, cao ốc thường được quy hoạch thành khu riêng, không nên xen cấy giữa các nhà thấ

Nếu làm theo dạng Hỏa, hình chóp nhọn, do Hỏa sinh Thổ nên khu lân cận được lợ Khu đất này phù hợp để xây trường học, công trình công ích, biệt thự có mái ngói đỏ.

Làm theo dạng Thổ, hình nhà vuông vức, tức là Song Thổ Đồng Cung, ngôi nhà này hòa nhập với môi trường Thổ chung

Làm theo hành Kim, nhà sẽ có hồ nước tròn, bồn cây tròn, hoặc mái vòm, cửa tròn... Do hành Kim tượng trưng cho tiền bạc, nên các trung tâm tài chính, ngân hàng hay xây theo dạng có mái hoặc cổng có dạng vòm (thuộc Kim).

Làm dạng hành Thủy, hình ngoằn ngoèo, uốn khúc với đất hành Thổ là bất lợi, vì Thổ khắc Thủy, các góc cong khó sử dụng, ít khi dùng cho nhà ở. Thường hành Thủy phù hợp với dạng khu vui chơi giải trí như nhà hát Opera Sidney là một công trình đặc trưng hành Thủ

1.2.   Chất và thế đất tốt

Theo phong thủy chất đất và hình dáng mảnh đất xây dựng công trình kiến trúc rất quan trọng. Sau đây là một số trường hợp tốt theo quan điểm phong thủy.

  1. Thế đất tốt là thế “tàng phong tụ khí”.
  2. Đất hình tròn hay bán nguyệt: Chỉ thích hợp trong việc xây dựng đình chùa hoặc các công trình công cộng (thế đất hình Kim).
  3. Đất hình bầu dục: Đất hình bầu dục, nếu cửa ra vào mà đặt ở cung tròn thì tốt, còn đặt ở cạnh là xấ
  4. Đất hình vuông: Thường để xây cửa hàng buôn bán kinh doanh
  5. Hình chữ nhật đứng hoặc nằm: Nếu đặt cửa ra vào ở cạnh ngắn thì tốt, ở cạnh dài thì xấu (thế đất hình Mộc).
  6. Đất hình chữ T: Biết cách sử dụng thì tốt, không biết cách thì xấu
  7. Thế đất dốc: Nếu xây nhà trên đất dốc, theo Phong thủy học chiều dốc dốc về hướng Nam thì tốt, ngược lại dốc về hướng Bắc thì xấu
  8. Trước cửa nhà nhìn ra, bên phải là Bạch Hổ nên phải cao, ngắn và tối; bên trái là Thanh long nên phải thấp, rộng, dài thì mới tốt
  9. Trước cửa nhà, dù to, nhỏ, rộng, hẹp, chỉ cần để tâm trồng cây, trồng hoa, treo các chậu cảnh, đặt các bồn hoa thì sẽ gặp tốt lành, hạn chế rủi Nhưng cây cối phải được chăm nom, cắt xén, tối kỵ cỏ mọc um tùm.
  10. Trước cửa nhà có cây (chỉ cần không chiếu thẳng chính vào giữa cửa) mà giống như chiếc ô che là điểm cát lợi
  11. Phía Nam nhà ở có bãi đất trống hoặc sân vườn là điều lành. Phía Tây Bắc nhà ở có cây to là đại cát.
  12. Nhà ở độc lập, riêng biệt, nhất thiết phải có cửa hậu thì mới cát tường
  13. Nhà tọa lạc ở bất cứ hướng nào, nếu mở cửa sổ phía Đông, đón “Tử khí Đông lai” (Khí màu tím từ phía Đông tới), không những ánh sáng tốt, mà còn có thể mang vận tốt đến, đại cát hưng vượng cho gia chủ.
  14. Để bình an, mạnh khỏe nên chọn nhà ở mà xung quanh nhà không có góc nhà người khác chĩa vào tạo thành góc xung sát. Nếu gặp trường hợp có góc xung sát thì có thể dùng bồn che cây, trồng cây hoặc rèm dầy che chắn để hóa giải

1.3.   Chất và thế đất xấu cần tránh

Những chất đất và thế đất cần tránh trong xây dựng công trình kiến trúc, nhà ở:

  1. Hình tam giác: Là tướng hung, ở tạm ít ngày thì được, lâu thì không tốt (thế đất hình Hỏa).
  2. Hình quả trám: Chủ nhà thường đau yếu, vợ con ly tán.
  3. Đất hình thang: Là thế đất xấu, vận chủ nhà suy vong.
  4. Đất hình chữ T: Biết cách sử dụng thì tốt, không biết cách thì xấu
  5. Đất hình chữ U: Thế đất hình chữ U là thế đất xấu
  6. Thế đất hẹp mở nhiều cửa là tướng xấ Xét về vận mệnh, nhà cửa loại này sẽ càng làm cho gia vận xấu thêm, suy yếu hơn trước và có khuynh hướng bất an.
  7. Đất có nhiều hơi ẩm là tướng đất xấu, xây nhà ở nơi đất này cần đắp nền cho cao nhô hẳn lên thì mới có thể biến hung thành cát.
  8. Đất xây dựng nhà ở có nhiều rễ cây ở bên dưới thì là đất xấu, do đó, trước khi làm nhà cần phải dọn sạch rễ cây. Nếu không dọn sạch, cho dù nhà có hướng tốt, thì vẫn không tránh khỏi vận suy, tài sản bị tiêu tán.
  9. Xây nhà ở khu vực có nhiều cây to xung quanh cũng là tướng xấ Nhà ở mà hướng Đông Bắc và hướng Tây Nam có cây to thì gia vận suy hay gặp nạn. Người trong nhà ốm đau, bệnh tật mà không biết rõ nguyên nhân gì. Nếu nhà có trẻ con thì trẻ trong nhà tự nhiên sẽ biếng ăn, lười học, khó dạy bảo.
  10. Phong thủy cho rằng: Làm nhà ở trên đất đình chùa, nghĩa địa, trên bãi thải rác, trên nền nhà cháy đều không tốt
  11. Theo Phong thủy, đất làm nhà ở ngõ cụt thì tiến triển của khí bị cản trở, là thế đất có tướng rất xấu, gia chủ sẽ gặp nhiều bất lợ
  12. Trước nhà cây cối um tùm rậm rạp không người chăm sóc thì theo phong thủy, gia chủ vận suy, công việc khó phát triể
  13. Nhà ở đứng một mình, không dựa vào đâu, nếu nhà càng cao, càng nhiều tầng thì sự cô lập càng nghiêm trọ Những ngôi nhà như vậy ở lâu khó gặp may mắn.
  14. Nếu nhà mà mở cửa ra thấy tường cao chắn trước mặt thì vận khí không lành, không gặp may
  15. Nhà ở gần trạm biến thế không tốt lành nhất là đối với sự trưởng thành của các cháu bé, và không tốt cho mọi người trong nhà.
  16. Nhà ở cạnh tháp cao, tai họa khó tránh.
  17. Nhà ở xây dựng trên lớp phù sa của dòng sông đã cạn kiệt là đại
  18. Nếu cửa lớn của nhà đối diện với quả núi, cách mấy trăm mét, thì đường lưu thông của khí bị cản trở là đại
  19. Nhà ở gần sông hoặc mương thoát nước lớn, có cầu chĩa thẳng vào nhà theo hương Tây Bắc, gia đình lụi bại, sức khỏe của người trong nhà giảm sút.
  20. Trước cửa nhà kiêng kỵ không gặp rác rưởi chất đống. Vì như vậy gia chủ sẽ không gặp mai.
  21. Nhà ở đầu đường chữ T, cửa lớn đối diện với con đường thẳng tắp, tục gọi là “lộ xung”. Những người ở trong nhà “lộ xung” dễ sinh tính nóng nảy vội vàng, tâm thần bất an, không lành.
  22. Nhà xây trên đất cũ vốn là xưởng hóa chất, xưởng mạ (trong đất có vật phế thải độc hại như kim loại nặng, vật chất phóng xạ, thủy ngân) thì người ở trong nhà dễ sinh bệnh tật, tán tài tán lộc
  23. Theo Phong thủy tường rào quanh nhà có độ cao bằng thân người là vừa đủ, nếu xây quá cao, mà trên tường cao lại có tầng tầng lớp lớp dây thép gai dày đặc thì gia chủ ngày một khốn cùng.
  24. Nếu nhà ở có cửa sổ hoặc cửa ra vào đối diện với cửa sổ, cửa ra vào của nhà người khác, hoặc có góc nhà chiếu thẳng vào là hung gia đình bất ổn. Theo Phong thủy cần ngăn cách bằng trông cây giữa để hóa giải hung hiểm.
  25. Trước của nhà có đường đi cong như hình cây cung bắn vào và nếu ở bên cạnh cây cung đó lại có trụ ăng ten hay cây đại thụ đứng thẳng, thì dễ có sự rủi ro bất ngờ, không có lợi cho sự nghiệp và đặc biệt là với phụ nữ trong nhà.
  26. Cây to xuyên qua nóc nhà, hoặc mái nhà. Theo Phong thủy là hung, gia đình sẽ gặp vận hạn, tai nạn, khốn khó.
  27. Nhà ở trong khoảng không gian nhỏ hẹp giữa hai tòa nhà cao tầng, giống như một lưỡi dao từ phía trước chém tới, Phong thủy gọi là “Thiên trảm sát”, sẽ là đại hung, gia chủ sẽ ốm đau bệnh tật, bất
  28. Nhà ở bên cạnh cầu vượt hoặc đường cao tốc, nếu nằm ngoài đường cung tròn của đường cầu vượt hay đường cao tốc, theo Phong thủy là không lành, gia chủ sẽ gặp rủi ro, tai nạn, cãi cọ.
  29. Hai cầu vượt chéo nhau, một cái cao, một cái thấp, hình thành thế lưỡi kéo. Nhà xây ở miệng lưỡi kéo thì khó tránh điều dữ.
  30. Đứng ở cửa nhà nhìn ra ngoài, nếu phía bên trái có nhà cao hơn thì sẽ không gặp
  31. Đối diện trước nhà hay cửa hiệu, có những kiến trúc quá to lớn, có nhiều trụ lớn dựng đứng thì hậu vận sẽ
  32. Tường ngăn cách giữa hai nhà mà sát vào nhà thì sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của gia chủ, khó khăn luôn kề bên, kinh doanh thất bại

2.   PHONG THỦY TRONG LỰA CHỌN VỊ TRÍ VÀ HƯỚNG NHÀ

2.1. Chọn hướng nhà

Theo “Lý luận phương vị” (Theory of orientations), bốn phương vị chính: Chính Đông, chính Nam, chính Tây, chính Bắc có quan hệ mật thiết với phương vị âm dương, là phương vị cơ bản nhất trong hệ thống phương vị của thuyết Phong thủy.

Trong kiến trúc truyền thống Trung Quốc, từ thủ đô đến các làng bản xa xôi, từ hoàng cung cho đến nhà dân, đều chọn hướng dương, tức là hướng Nam để xây dựng.

Theo Phong thủy học Trung Quốc, làm nhà theo phương vị chính Nam thì ở thời điểm Đông Chí, giờ Ngọ (12 giờ trưa), khoảng cách từ mặt trời tới mặt đất là gần nhất, ánh nắng chiếu rọi vào nhà được nhiều hơn, nhiệt độ trong nhà tăng lên. Vào thời điểm Hạ Chí, giờ chính Ngọ (đúng 12 giờ trưa), mặt trời cách mặt đất là xa nhất, lại được mái nhà che nắng, ánh nắng không chiếu thẳng được vào trong nhà sẽ giảm được nóng bức.

Do đó, làm nhà ở theo hướng Nam thì mùa Đông ấm áp, mùa Hè mát mẻ.

Có 8 phương vị, đó là Đông, Đông Nam, Tây, Tây Bắc, Nam, Tây Nam, Bắc, Đông Bắc. Gọi Đông, Tây, Nam, Bắc là tứ chính (4 chính). Gọi Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc là Tứ ngẫu.

Ý nghĩa của các hướng:

Trong Phong thủy, mỗi một phương vị đều có ý nghĩa riêng của nó: Cát hung, thuận lợi thành công...:

Hướng Đông 

Phía Đông là hướng mặt trời mọc, thuộc hướng dồi dào dương khí và sức sống. Phong thủy học truyền thống cho rằng, “dương khí từ Đông đến”. Nếu nhà ở nhô ra ở hướng này tất sẽ làm ăn phát đạt, sự nghiệp thành công. Nếu nhà khuyết góc ở hướng này thì xấu.

Hướng Đông Nam

Đông Nam là hướng tốt với những người làm kinh doanh ăn uống và cần phải luôn cố gắng mới có thành công.

Hướng Nam

Hướng Nam có vận khí tốt lành. Nếu kết hợp tốt các yếu tố khác thì sẽ có sức khỏe trường thọ, vui vẻ.

Hướng Tây

Phía Tây là hướng mặt trời lặn, để ta được nghỉ ngơi sau một ngày làm việc. Theo Phong thủy, phía Tây thuộc phương vị “trạch”, trạch chính là “thủy”. Thủy (nước) là sản vật tự nhiên cần thiết cho mọi sinh vật duy trì sự sống. Hướng này đại diện cho niềm vui, tiền bạc và tình yêu. Có thể mang lại nhiều niềm vui cho phái nữ. Nếu nhà ở chính hướng Tây nên xây tường bao, cửa sổ mở nhỏ.

Hướng Bắc

Bắc là hướng gió bấc, giá rét. Mùa Đông đến tạo cho sinh vật ở trạng thái tĩnh, ngủ Đông, chờ đến mùa Xuân mới trỗi dậy, đâm chồi nảy lộc. Hướng này tượng trưng cho sự bình tĩnh, sáng tạo, trí tuệ và trẻ trung thành công. Tuy nhiên, vào ban đêm, nếu hướng Bắc có gió Bấc thổi thì sẽ mang lại bệnh tật như: Bí tiểu tiện, đau gan, thận và những điều không may khác. Ở hướng này, nhà ở có phòng nhô về phía trước thì mới tốt.

Hướng Đông Bắc

Đông - Bắc thuộc phương vị “quỷ môn” (cửa quỷ), cây cỏ thường ngủ say, chúng chỉ tỉnh dậy khi mùa Xuân đến. Hướng này đối với người làm nghề kinh doanh rất có lợi. Đối với con người, hướng Đông - Bắc là hướng biểu thị sức chịu đựng, tính kiên nhẫn chờ thời kỳ đổi thay, cải thiện cuộc sống.

Hướng Tây Nam

Tây - Nam cũng là hướng “quỷ môn”. Bởi vì, hướng này chính là nới bắt đầu của giai đoạn chuyển từ dương sang âm, ảnh hưởng xấu đến quy luật phát triển của tự nhiên. Theo Phong thủy học, không nên mở của ở hướng này.

Hướng này phù hợp với đền chùa và xây các công trình công cộng.

Hướng Tây Bắc

Tây Bắc là vị trí “thiên môn” (cửa trời), bao hàm ý nghĩa người đàn ông sẽ nắm quyền điều hành mọi công việc gia đình. Nhà ở hướng này sẽ có phúc đức, có người giúp đỡ, thành công trong sự nghiệp.

Ngoài ra, đi sâu vào chi tiết hơn, phong thủy còn chia các hướng - thành 24 sơn, mỗi sơn chấn một cung là 150. Mỗi sơn cũng có ý nghĩa biểu tượng cát hung riêng.

2.2.   Lựa chọn vị trí nhà

Khi lựa chọn vị trí tọa lạc của ngôi nhà cần chú ý các điểm sau:

Xác định vị trí không gian của tòa nhà (ngôi nhà, căn phòng, khu đất…). Căn cứ vào năm hiện tại, tuổi và mệnh của người chủ để chọn vị trí cho phù hợp (Sẽ nói kỹ ở Chương 3).

Cần chọn vị trí tọa lạc cho phù hợp. Thông thường nên chọn “tọa sơn hướng thủy”.

Ví dụ: Tòa nhà Quốc hội (Government Buiding) của nước Mỹ. Chúng ta đều biết rằng ông chủ Nhà trắng, tức Tổng thống Mỹ cứ trên 4 năm thay đổi. Biết bao đời tổng thống đã thay nhau nối gót. Người thì Đông tứ mệnh người thì Tây tứ mệnh. Theo Phong thủy Bát trạch: Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh là hai dạng người có ảnh hưởng nếu xét trong cùng một hướng thì khác hẳn nhau rõ rệt (tất nhiên cách bố trí phòng làm việc của mỗi tổng thống có thể không giống nhau). Nhưng lịch sử cho thấy vị thế của nước Mỹ dường như không đổi trong cả hàng chục năm. Như vậy, xét tổng thể thì yếu tố về hướng của tòa nhà có thể ảnh hưởng không quá nhiều mà quan trọng hơn đó là vấn đề vị trí tọa lạc, kết hợp với hình thể đẹp đẽ, tỷ lệ hài hòa cùng một bố cục có đủ cả Thanh long, Bạch hổ, Huyền vũ và Chu tuớc (4 yếu tố của trong phong thủy Loan đầu) đã giúp tòa nhà của nuớc Mỹ đã trở thành 1 tòa nhà có vị thế đáng nể trên thế giới (Hình 2.1).

Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Nhà Ở Và Công Trình Xây Dựng

Hình 2.1 : Tòa nhà Quốc hội của Mỹ (Nhà trắng)

Tính hình tượng trong phong thuỷ cũng khá quyết định đến sự thịnh vượng hoặc ngược lại của tòa nhà.

Ví dụ: Toà nhà Chính phủ Singapore (Hình 2.2). Chúng ta đều biết Singapore là một nước rất phát triển cả về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiên đại nhưng không vì thế mà vấn đề phong thủy bị xem nhẹ. Ngay trong tòa nhà Chính phủ của nước này này cũng đã được thiết kế khá chuẩn mực dưới góc độ Phong thủy.

Nếu nhìn bề ngoài, ở vị trí thông thường, tòa nhà chỉ hài hòa về đường nét khiến cho chúng ta có một cái nhìn thiện cảm mà chưa có gì đặc biệt mang tính phong thủy. Tuy nhiên, nếu sử dụng bản đồ vệ tinh Google người ta sẽ nhận thấy ý đồ về phong thủy trong công trình này. Tòa nhà được thiết kế theo dạng hình chữ T (Theo cách gọi cổ là dạng nhà hình chữ Đinh). Với hình thể này, chúng ta có thể hình tượng ra hình ảnh một Con chiện và người đưa ra ý tưởng thiết kế đã thêm vào trước mặt Con chiện đó một vườn hoa hình tròn để tạo nên một con dấu. Như vậy là đã hoàn thành một chỉnh thể chiện và dấu đi cặp với nhau. Những gì diễn ra trên chính trường thế giới đã cho thấy Singapore là đất nước nhỏ bé nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn. 

Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Nhà Ở Và Công Trình Xây Dựng

Hình 2.2: Tòa nhà Chính phủ Singapore

Ở Việt Nam, cũng có những công trình mà theo quan sát của những chuyên gia Phong thủy thì thấy cũng có những ý đồ tương tự nhằm tạo nên những hình tượng đẹp và mang ý nghĩa sâu sắc về phong thủy. Tiếu biểu phải kể đến Dinh độc lập (Hội trường Thống nhất) ở thành phố Hồ Chí Minh (Hình 2.3).

Quan sát trên hình ảnh từ trên cao, Tòa nhà Dinh độc lập cũng được thiết kế mang hình tượng cái triện và con dấu . Rất có thể đây là một ý đồ của kiến trức sư, hình tượng này mang ý nghĩa về quyền lực, cho nên tòa nhà này một thời cũng có những vị thế quyền lực nhất định trong xã hội. Tuy nhiên, khi đứng ở góc quan sát bên ngoài thì tòa nhà này lại mang một hình tượng khá xấu xét theo quan điểm phong thủy đó là hình tượng lộ cốt. Vì thế mà chủ nhân hoặc người đứng đầu sử dụng công trình này không thịnh vượng lâu dài.

Một nguyên tắc căn bản là khi xây dựng khách sạn, nhà hàng, người ta thường lựa chọn những vị trí đắc địa có thể thu hút được nhiều nhất lượng khách đến lưu trú. Tuy nhiên, chúng ta bắt gặp rất nhiều trường hợp mà những khách sạn tuy nằm một vị trí rất đẹp nhưng vẫn khá ế ẩm. Khách sạn Thắng Lợi là một ví dụ (Hình 2.4).

Khách sạn Thắng Lợi nằm ở ven bờ Hồ Tây là địa bàn lý tưởng cho hoạt động kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Công trình này đứng dưới góc nhìn kiến trúc có thể coi là tiêu biểu, đã từng đạt được những giải thưởng quan trọng và được đánh giá cao. Tuy nhiên, thực tế khách sạn này không thu hút được nhiều khách du lịch. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Về mặt vị trí, nếu so sánh thì khách sạn Thắng Lợi và khách sạn Sheraton (một khách sạn đang ăn nên làm ra) rất gần nhau. Tuy nhiên, lượng khách thì lại có sự khác biệt. Quan sát trên bản đồ vệ tinh, chúng ta nhìn tổng thể khu vực khách sạn Thắng Lợi có hình ảnh của hình chữ thập. Đây là một hình tượng xấu đứng dưới góc nhìn phong thủy. Với cấu trúc giao nhau như thế này dễ gây các luồng xung khí gây mất đoàn kết nội bộ, từ đó dẫn đến việc kinh doanh kém phát triển. Và điều này đã được kiểm nghiệm trong thực tiễn kinh doanh của khách sạn này.

Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Nhà Ở Và Công Trình Xây Dựng

Hình 2.3: Hội trường Thống nhất

Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Nhà Ở Và Công Trình Xây Dựng

Hình 2.4: Khách sạn Thắng Lợi

Qua những ví dụ trên có thể thấy ngoài vấn đề tốt về hướng, về vị trí thì tính hình tượng trong phong thủy cũng rất nên coi trọng.

Khi chọn vị trí tọa lạc cần lưu ý đến đường xá, sông ngòi, nhà cửa…xung Khi tòa nhà được bao quanh nhẹ nhàng bởi những con đường có dòng xe cộ lưu thông thong thả, hoặc đối diện với công viên, khu vườn… thì sẽ được hưởng những lợi ích về phong thủy. Hình dạng và kích thước của những tòa nhà lân cận đóng vai trò rất quan trọng. Nếu vị trí chọn mà bị kẹt giữa những tòa nhà cao, lớn hơn thì sẽ bị kém về phong thủy.

Nhìn chung các ngôi nhà có đường đâm thẳng vào cửa nhà, dốc thẳng vào cửa nhà, hoặc có nóc nhà có mái chĩa thẳng vào cửa nhà, cạnh sắc của ngôi nhà chĩa thẳng vào cửa nhà…thì không tốt.

3.   PHONG THỦY TRONG NGUYÊN TẮC BỐ TRÍ NỘI NGOẠI THẤT

3.1. Bố trí cổng và cửa nhà

3.1.1.  Cổng của ngôi nhà

Để có được một chiếc cổng hợp quy luật Phong thủy, cần lưu ý:

  • Đầu tiên là tùy theo cung mệnh của chủ nhà là Đông tứ mệnh hay Tây tứ mệnh mà chọn hướng cổng nhà cho phù hợp.
  • Không bố trí cổng thẳng vào cửa chính của nhà bởi "sinh khí đi theo đường vòng, sát khí đi theo đường thẳng".
  • Nhà nhỏ, tường bao quanh và cổng nhỏ tương ứng thì tố Nếu cổng to, nhà nhỏ, đây là tướng cổng xấu sẽ xảy ra ly tán.
  • Cổng xây cao hơn tường bao thì tốt, còn xây cao bằng tường bao thì hung (xấu).
  • Cổng đi vào nhà hàng, cửa hàng, nếu phương vị của nó đặt ở hướng Sửu Dần hoặc hướng Mùi Thân, thì buôn bán không phát đạt, chủ nhà luôn ốm đau bệnh tật.

Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Nhà Ở Và Công Trình Xây Dựng

Hình 2.5: Một ví dụ về bố trí cổng

  • Việc chọn hình dáng, màu sắc và vật liệu làm cổng cũng cần xem xét sao cho hợp với trạch mệnh theo âm dương ngũ hành.
    • Cổng cho gia chủ có ngũ hành thuộc Thổ nên có hình dáng vuông vức, kết hợp với tường rào xây gạch đá, theo gam màu vàng, nâu là hợp.
    • Cổng cho gia chủ mệnh thuộc Kim nên làm có hình dáng cong tròn, màu xám ghi, trắng, bạc, vật liệu nên thiên về kim loại.
    • Cổng cho gia chủ mệnh Thủy thì màu chủ yếu sẽ là gam màu xanh biển và màu đen, hoa văn uốn lượn mềm mại.
    • Những loại cổng làm bằng gỗ, hoặc bằng sắt mà dùng họa tiết hoa lá, sơn màu xanh lá cây với nhiều thanh song song sẽ thích hợp với gia chủ mệnh Mộc.
    • Cổng có nhiều nét nhọn, vát chéo và sơn màu đỏ, nâu hay cổng bên trên có mái ngói nhọn thì dùng cho gia chủ mệnh Hỏa sẽ khá phù hợp.
3.1.2.    Cửa chính

Phong thủy cho rằng, phương hướng và vị trí của cửa chính có ảnh hưởng đến thành bại của một gia đình.

*  Bố trí cửa chính:

Theo phong thủy, cửa chính là con đường giao lưu giữa bên trong và bên ngoài, vì thế nó đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của gia chủ.

Cửa chính tốt nhất nên đặt ở chính giữa mặt chính diện của ngôi nhà. Nếu cửa chính lệch về phía trái một ít, thì ở vị trí này gọi là “Thanh long biên”, đây cũng là một vị trí tốt.

- Theo Phong thủy học: Cửa ở phía Đông: lành.

Đây là hướng mặt trời mọc, tràn đầy sinh khí, đặt cửa chính ở vị trí này sẽ tạo cho gia đình làm ăn thuận lợi, nhận được nhiều điều mới mẻ tốt lành. Những không được đặt cửa hướng chính Đông, mà phải đặt lệch sang hướng Đông Nam hoặc Đông Bắc thì mọi việc của gia chủ mới hanh thông.

- Cửa hướng Đông Nam: lành.

Đông Nam là hướng cát lợi. Từ xưa đến nay, ông bà ta thường làm nhà có cửa mở ở hướng Đông Nam, bởi thế Phong thủy mới có câu “Thiết môn lập hương, tạo môn ở Đông Nam, gia vận phồn xương”. Hướng này đặc biệt có lợi cho người buôn bán.

- Cửa hướng Nam: bình thường

Theo Phong thủy, hướng Nam là nơi hai khí âm dương giao nhau. Âm dương giao nhau bị lệch pha sẽ dẫn đến tâm lý bất an. Hướng này thích hợp cho các thương gia. Tuy nhiên, khi thiết kế cửa chính, chú ý không nên đặt cửa vào đúng hướng Nam, mà phải đặt có một độ lệch nhất định.

- Cửa hướng Tây Nam: dữ.

Tây Nam là hướng của “Quỷ môn”, sẽ bất lợi cho gia đình về sức khỏe và tài vận.

- Cửa hướng Tây: lành.

Chỉ cần không mở cửa chính theo hướng chính Tây mà chếch Tây một chút thì đây sẽ là phương vị tốt, nó sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho gia đình.

- Cửa hướng Tây Bắc: dữ.

Đây là vị trí “Thiên môn”, theo Phong thủy, đây là hướng tôn nghiêm, chỉ thích hợp để đặt bàn thờ, thần vị, chứ không nên đặt cửa chính ở hướng này.

- Cửa hướng Bắc: bình thường

Phía Bắc không phải là vị trí tốt để đặt cửa chính, vì đây là hướng gió lạnh mùa Đông thổi đến, không có lợi cho sức khỏe.

- Cửa hướng Đông Bắc: dữ.

Theo Phong thủy, hướng Đông Bắc thuộc “Quỷ môn”. Đặt cửa lớn ở hướng này dễ sinh cảnh ly tán, bệnh tật, tử vong.

*  Cửa chính kết hợp với thảm chùi chân:

Thông thường, trước cửa ra vào, người ta thường trải một tấm thảm chùi chân. Theo Phong thủy, màu sắc của thảm chùi chân cũng mang lại một số ảnh hưởng nhất định. Do vậy, ta cần phải căn cứ vào vị trí đặt cửa chính để chọn màu sắc của thảm cho phù hợp với quy luật sinh khắc của Ngũ hành, đó là:

  • Cửa chính hướng về phía Đông, Đông Bắc thì trải thảm màu đen.
  • Cửa chính hướng về phía Nam, Đông Nam thì trải thảm màu xanh.
  • Cửa chính hướng về phía Tây, Tây Nam thì trải thảm màu vàng.
  • Cửa chính hướng về phía Bắc, Tây Bắc thì trải thảm màu sữa.

*  Theo Phong thủy học cần lưu ý:

- Cửa chính không nên đối diện với cầu thang, thang máy, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tài vận

- Cửa trước và cửa sau không được nằm trên một trục đường thằ Cách hóa giải tốt nhất là đóng cửa sau lại.

- Cửa chính phải để thông thoáng, không bày biện quá nhiều đồ đạc gây cản trở đến vận khí đưa vào nhà.

16 điều kiêng kỵ khi lập cửa chính, cổng chính cho ngôi nhà:

  1. Khảm Trạch mở vào cung Càn hoặc Càn Trạch mở vào cung Khảm phạm vào Lục Sát: Chủ nam nữ dâm loạn, thanh gia không tốt, chủ đạo tặc, tai nạn thai sả
  2. Chấn Trạch mở vào cung Càn hoặc Càn Trạch mở vào cung Chấn phạm Ngũ Quỷ, sao Ngũ Quỷ thuộc Hoả sinh cung Chấn - Mộc nên càng xấu hơ Càn Kim khắc Chấn Mộc chủ thương tử, hại cho cha già, chủ hoả tai, đạo tặc, quan quỉ lao ngục, cha con bất hoà.
  3. Càn Trạch mở vào Tốn cung, hoặc Tốn Trạch mở vào Càn cung phạm Hoạ Hạ Càn Kim khắc Tốn Mộc hại cho trưởng nữ, chủ tai nạn thai sản, nam sinh bệnh tật, huynh đệ bất hoà. Sao Hoạ Hại - Lộc Tồn thuộc Thổ sinh cho Kim Cung nên có tiền nhưng dễ mắc bệnh tật, tai hoạ.
  4. Càn Trạch mở vào Ly cung hoặc Ly Trạch mở vào Càn cung phạm Tuyệt Mệ Ly - Hoả khắc Càn – Kim, sao cung lại tương khắc chủ hại cho cha già, thiếu phụ gặp tai ương, hoả hoạn đạo tặc, phá gia tuyệt tự.
  5. Khảm Trạch mở vào Cấn cung hoặc Cấn Trạch mở vào Khảm cung phạm Ngũ Quỷ. Thủy Thổ tương khắc, chủ tai hoạ, tà ma xâm hại, tự tử, hoả tai, quan trường bất lợi, nam tử bất hiếu, hại cho trung nam dễ tự tử, yểu vong, xuất hiện quả phụ.
  6. Khảm Trạch mở vào Khôn cung hoặc Khôn Trạch mở vào Khảm cung phạm Tuyệt Mệ Mẫu khắc tử, chủ trung nam bất hoà, phụ nữ sinh khó, sảy thai, bại tài, quan phi khẩu thiệt, mắc bệnh tì vị, Âm vượng Dương suy tôi tớ sẽ nắm quyền trong nhà.
  7. Khảm Trạch mở vào Đoài cung hoặc Đoài Trach mở vào Khảm cung là phạm vào Hoạ Hại : sao khắc cung chủ trung nam bất lợi, quan phi khẩu thiệt, nữ dễ mắc sản nạ Ngoại cung Đoài Kim sinh nội cung Khảm thuộc Thuỷ nên tử tôn tuy giàu có nhưng dễ mắc bệnh hoặc tàn tật cuối đời.
  8. Cấn Trạch mở vào Chấn cung hoặc Chấn Trạch mở vào Cấn cung là phạm Lục Sát. Cấn - Thổ khắc Lục Sát - Thuỷ, nữ bị sản nạn, thiếu nam thiểu vong, nhân khẩu ít, bệnh tật ôn dịch hoành hành.
  9. Cấn Trạch mở vào Tốn cung hoặc Tốn Trạch mở vào Cấn cung là phạm vào Tuyệt Mệ Mộc Thổ tương khắc, cung mở cổng cửa khắc cung toạ nên sẽ bất lợi cho thiếu nam, phụ nữ đoạ thai bệnh tật, phá tài, chủ nhân sinh chơi bời, phá bại.
  10. Cấn Trạch mở vào Ly cung hoặc Ly Trạch mở vào Cấn cung là phạm vào Hoạ Hạ Sao và cung tuy tương sinh, nội cung sinh ngoại cung chủ cha con bất hoà, dâm loạn.
  11. Chấn Trạch mở vào Khôn cung hoặc Khôn Trạch mở vào Chấn cung nên phạm vào Hoạ Hại chủ dâm loạn, cung tương khắc cung, tổn tiền bạc, nhân đinh suy thoái.
  12. Chấn Trạch mở vào Đoài cung hoặc Đoài Trạch mở vào Chấn cung là phạm Tuyệt Mệnh, còn gọi là hai phương Long Hổ, Kim Mộc giao chiến, hại cho trưởng nam, trưởng nữ, quan phi đạo tặc xảy ra do sao và cung tương khắ
  13. Tốn Trạch mở vào Khôn cung hoặc Khôn Trạch mở vào Tốn cung phạm vào Ngũ Quỷ. Cung khắc cung cha mẹ nhiều tai hoạ, sản nạn, hoả tai, nữ nhân nắm quyền do Âm thịnh Dương suy.
  14. Tốn Trạch mở vào Đoài cung hoặc Đoài Trạch mở vào Tốn cung là phạm vào Lục Sát. Cung khắc cung hại cho trưởng nam, con cháu điên loạn, phá bại, dâm loạn.
  15. Ly Trạch mở vào Khôn cung hoặc Khôn Trạch mở vào Ly cung phạm Lục Sát. Cung khắc sao, Thủy Hoả Thổ tương khắc hỗn chiến nên tán tài, hại gia súc, đoạ thai, gia đình nội loạn.
  16. Ly Trạch mở vào Đoài cung hoặc Đoài Trạch mở vào Ly cung phạm Ngũ Quỷ. Sao cung tương khắc, hại cho nữ nhân, cha mẹ ly biệt, tán tài, bệnh tật.
3.1.3.  Cửa trong nhà

Trong nhà thường có nhiều cửa như cửa nhà bếp, phòng vệ sinh, phòng  ngủ…. 

Sau đây là một số điều cấm kỵ bố trí cửa trong nhà theo Phong thủy.

  • Cửa bếp không đối diện với cửa phòng vệ sinh, cửa phòng ngủ, cửa ra vào.
  • Các cửa phòng ngủ không được đối diện nhau.
  • Cửa phòng ngủ không chiếu thẳng vào cửa chính, cửa phòng vệ sinh.
3.1.4.    Cửa sổ

Học thuyết Phong thủy, gọi cửa chính, cửa sổ của nhà ở là “cửa khí”. Cửa chính, cửa sổ là nơi lưu thông không khí của ngôi nhà, giống như mũi, mồm của con người là “cửa khí” của cơ thể. Cửa chính, cửa sổ không thông thì khí ở trong phòng không thoát được ra ngoài, và khí lành ở bên ngoài không vào được bên trong. Con người sống lâu trong ngôi nhà thiếu dưỡng khí này sẽ sinh ốm đau bệnh tật.

Theo Phong thủy học, ngôi nhà cần phải có cửa lưu thông “khí” tốt: Thông gió, ánh nắng, bảo ôn, an toàn…, nếu không sẽ không có lợi cho sức khỏe con người. Trong xã hội hiện đại, đồ điện gia dụng dùng trong nhà ngày càng gia tăng nhanh, khiến cho không gian thoáng đãng trong phòng dần bị thu hẹp lại, các đồ điện tử bức xạ sóng điện từ và phát tán nhiệt có hại cho sức khỏe. Nhiều gia đình có điều kiện kinh tế trang trí nhà quá nhiều trang bị đắt tiền, nhưng lại đi ngược lại quy luật tự nhiên, biến ngôi nhà cát lợi thành ngôi nhà hung họa. Hiện nay, theo kết quả điều tra của các nhà khoa học về môi trường, mức độ ô nhiễm không khí nội thất cao gấp 10 lần ô nhiễm bên ngoài khu nhà ở.

Theo Phong thủy học, cửa sổ mở về hướng Đông thì đại cát, tài lộc dồi dào, sự nghiệp công danh thành đạt. Nếu mở về hướng Bắc thì bất lợi cho sức khỏe. Mở về hướng Nam, nhìn ra thấy cột ăng ten, cột đèn, cây khô, đá nhọn, hoặc nhìn thấy góc nhà của hàng xóm thì bất lợi cho chủ nhân, chủ nhân có thể mắc bệnh về mắt.

Trước tiên cần nhớ là không nên mở quá nhiều cửa sổ trong một phòng, cửa sổ không nên quá rộng, và thông thường là chỉ nên để hai bức tường có cửa sổ bởi lẽ một phòng có quá nhiều cửa sổ sẽ khiến dễ bị thất thoát nguồn năng lượng.

Bên cạnh đó cũng cần lưu ý không mở cửa sổ đối diện trực tiếp với cửa chính vì như thế, luồng khí từ ngoài đi vào phòng qua cửa sổ sẽ thoát ngay qua cửa chính mà không được luân chuyển trong phòng.

Cửa sổ nên được thiết kế với những cánh cửa có thể mở ra phía ngoài để cho khí dẫn vào và lưu chuyển, tăng cường khí có lợi, đón thêm nhiều may mắn cho gia chủ. Cửa sổ mở vào bên trong vừa chiếm nhiều diện tích phòng vừa mang lại cảm giác thu mình, nhút nhát cho gia chủ.

Làm cửa sổ là để mở ra, nó như đôi mắt không thể nhắm suốt hoặc... bên nhắm bên mở. Muốn vậy, hướng mở cửa sổ rất quan trọng.

  • Thứ nhất, cửa sổ phải được mở về hướng gió tốt như nam, đông nam, tây nam và hướng ánh sáng ổn định (bắc, nam). Có khi hướng cửa chính của nhà là tây nhưng cửa sổ có thể mở được ở hướng bắc - nam bên hông thì nên tận dụng.
  • Thứ hai, cửa sổ mở ra cần thu vào tầm nhìn, cảnh quan đẹp cho người sử dụng bên trong đồng thời lại tránh được người ngoài nhìn vào. Do đó không nên mở cửa sổ ở đầu giường hay thẳng cuối chân giường. Tốt nhất là chếch góc để giường ngủ nằm trong vùng khuất sáng, vừa thuận lợi cho bố trí đò đạc, vừa tránh hung khí tác động vào người nằm.
  • Thứ ba, khi cửa đi phải đóng thì cửa sổ chính là miệng đối lưu không khí hữu hiệu, vì thế nên chú ý bố trí thêm các cửa sổ trên cao. Loại cửa này có ưu điểm là thoát luồng khí sát trần, tránh khí quẩn, giảm tầm nhìn ngoài vào, và bổ sung thêm được ánh sáng từ trên cao. Nếu các cửa sổ phòng mở đối diện thẳng hàng nhau, một dạng trực xung thì luồng gió vào phòng sẽ hút rất nhanh và khó bố trí vật dụng sinh hoạt ổn đị Khi đó, nên sắp xếp đồ nội thất theo cách che chắn, giấu đi sự bài trí "thẳng hàng", có thể là một bức bình phong hay một bức mành, hoặc đặt thêm chậu cây và rèm cửa.

Trong phong thủy nhà ở, miệng dẫn khí (khí khẩu) của ngôi nhà là cửa chính, là cổng vào và cửa phòng. Nhưng với nhà chung cư, cửa sổ lại giữ vai trò quan trọng hơn. Với nhà vườn và biệt thự, việc bố trí cửa chính không đơn giản.

Để hóa giải các trường hợp xấu, ta áp dụng cách treo gương Phong thủy ở ngoài cửa sổ đối diện với điềm xấu trên.

3.2.   Bố trí nội thất và trang trí

3.2.1.  Bố trí nội thất

Một số điều lưu ý khi bố trí nội thất như sau:

  • Phòng khách nên bố trí rộng rãi, thoáng và đủ ánh sáng.
  • Bếp và phòng ăn là nơi tượng trưng cho của cải vì thế không nên bố trí gần cửa ra vào vì như vậy sẽ mất hết tiền bạc và hao tổn sức khỏe.
  • Kiêng để dưới ban thờ rác hoặc đặt thùng rác, không những phạm tội bất kính mà còn mang họa.
  • Không bố trí phòng vệ sinh giữa tâm nhà.
  • Không bố trí khu vệ sinh trên nóc khu bếp nấu, phòng khách, giường ngủ.
  • Không bố trí hướng xuống của thang tầng 1 đâm thẳng ra của chính.
  • Tránh bố trí cầu thang đâm thẳng vào cửa vệ sinh.
  • Tránh bố trí đầu giường ngủ quay ra cửa đi và cửa sổ.
  • Bố trí số bậc cầu thang không phạm vào “Bệnh, Tử”.
3.2.2.  Bài trí vật phẩm phong thủy

Bài trí nội thất theo những nguyên tắc của phong thủy truyền thống sẽ đạt được hưng vượng, khang thái.

Nghệ thuật bài trí rồng

Để làm tăng thêm sự trang trọng và may mắn trong nhà, nên bài trí tranh tượng rồng. Nhưng muốn đạt hiệu quả may mắn, phú quý, cần đặt tượng rồng, tranh rồng đúng vị trí, đúng quy cách, nếu không sẽ biến cát thành hung.

Tượng rồng phải đặt ở nơi có nướ Thường thường nhà ai cũng có bồn nước trong nhà, nhưng nếu đặt tượng rồng ở nơi đó thì không được hợp lý. Tốt nhất là mỗi nhà nên có một bể cá và có thể đặt tượng rồng ở trên hoặc ở hai bên của bể cá. Đặt như vậy mới mang lại sự tốt lành cho nhà bạn.

Tượng Rồng phải hướng ra biển hoặc sông. Phong thủy cho rằng: Song Long xuất hải sẽ đem lại may mắn, thịnh vượ Nên hãy đặt đôi rồng đá màu tro hoặc màu đen trên lan can hoặc ban công cửa sổ nhà, đầu rồng hướng ra sông, biển.

Nếu để rồng quay ra nơi nước đọng, nước bẩn thì chẳng những không gặp may mà còn không tốt. Gia chủ sẽ gặp sự chẳng lành, gặp tai ương.

Tượng Rồng phải đặt ở phương Bắ Nếu quanh nhà không có sông, trong nhà không có bể cá thì phải đặt tượng rồng ở phương Bắc. Vì phương Bắc là nơi thủy khí vượng nên thích hợp với rồng. Có như vậy mới sinh tài vượng.

Không được đặt tượng rồng, tranh rồng trong phòng ngủ. Theo Phong thủy, rồng có uy lực mãnh liệt, nên không được đặt tranh, tượng rồng trong phòng ngủ, nhất là phòng ngủ của cháu nhỏ.

Tranh rồng đặt trong khung vàng và treo ở phương Bắ Nếu muốn treo tranh rồng để cầu tài lộc, bình an thì theo Phong thủy, phải để tranh rồng trong khung vàng (vì kim sinh thủy, thủy hợp với rồng) và đặt tranh rồng ở phương Bắc.

Những người tuổi Tuất không nên bài trí rồng trong nhà.

Nghệ thuật bài trí rùa

Theo Phong thủy, rùa biểu tượng cho điềm lành và sự trường thọ. Để đạt được mong muốn mọi điều tốt lành, khỏe mạnh trường thọ, cần tuân thủ các quy tắc sau:

Đầu rùa phải quay ra cửa

Khi bài trí rùa phải căn cứ vào phương vị để đặt cho đúng:

+ Rùa gỗ: Đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam trong phòng.

+ Rùa đá: Đặt ở lan can ngoài phòng và đặt ở hướng Tây Nam và Tây Bắc.

+ Rùa đất nung: Đặt trong bể cá và đặt ở hướng Bắc.

+ Rùa đồng: Phải đặt rùa đồng trên các vật thuộc kim (kim loại) và đặt ở phương Tây và Tây Bắc.

Dùng rùa để hóa giải góc nhọn xung chiếu:

+ Có thể hóa giải hung hiểm của góc nhọn xung chiếu bằng treo mai rùa thẳng với góc nhọn xung chiếu đang chĩa vào nhà, thì sẽ hóa giải được hiểm họa.

+ Theo Phong thủy, ở những nơi có góc nhọn xung chiếu, có thể đặt một bể nước sạch bằng thủy tinh trong nuôi vài đôi rùa. Nếu có con bị thương hoặc bị chết phải thay ngay con khác.

Nghệ thuật bài trí sư tử

Theo Phong thủy, trong nhà bài trí tượng sư tử có tác dụng trừ tà và đem lại sự may mắn cho gia chủ.

Khi bài trí tượng sư tử, cần phải lưu ý các điểm sau:

Tượng sư tử phải đặt ở phương Tây Bắ Đặt tượng sư tử ở phương Tây Bắc là tốt nhất. Ngoài ra, có thể đặt ở phương Tây vì hai hướng này hợp với sư tử.

Tượng sư tử phải bày có đôi, thường là một đực và một cái, con đực dẫm lên quả cầu, con cái đùa rỡn với Nếu chẳng may có một con hỏng vỡ thì phải thay ngay đôi mới.

Đầu sư tử phải hướng về phương Tây Bắc và hướng ra ngoài nhà (ngoài phòng). Nếu đặt tượng sư tử quay đầu vào nhà thì chẳng những không chặn được yêu tà mà còn mang tai họa đến gia đình.

Nạm đầu sư tử vào cửa sắt, có tác dụng hóa sát, trừ tà, mang lại sự bình an.

Nghệ thuật bài trí ngựa

Theo Phong thủy, tượng tranh ngựa nếu đặt ở vị trí hợp lý sẽ có tác dụng sinh vượng và mang lại điều may mắn. Muốn vậy cần:

Đặt tranh tượng ngựa ở hướng Nam và Tây Bắ Sở dĩ phải đặt tranh tượng ngựa ở các hướng Nam và Tây Bắc là vì các phương này rất thích hợp với ngựa. Nếu đặt như vậy sẽ rất tốt cho cả gia đình về sức khỏe và tài vận.

Những người tuổi Tý không nên treo tranh, đặt tượng ngự Ngựa có tác dụng sinh vượng, nhưng lại không thích hợp với người tuổi Tý (chuột). Nên những người tuổi chuột thì trong phòng không nên treo tranh, đặt tượng ngựa.

Tượng ngựa nên đặt 6 con

Những người tuổi: Tuất, Dần trong phòng riêng treo tranh ngựa, đặt tượng ngựa thì theo Phong thủy là rất tốt, bởi nó mang lại cho bạn sự hanh thông trong công việc, mang lại tài lộc và sự vui vẻ.

Nghệ thuật bài trí chó

Theo Phong thủy: Tượng chó được dùng để trấn giữa cửa chính, cổng, cửa hậu của nhà ở. Phong thủy cho rằng: Nếu dùng chó để trấn giữa cửa thì cần phải:

Đặt tượng chó ở cạnh cửa, cổng, đầu tượng chó quay ra ngoài cửa, cổ

Tượng chó không được đặt ở phương Đông Nam. Không nên đặt tượng chó ở phương Đông Nam vì ở phương vị đó, tượng chó không có tác dụng trấn giữ và hóa sát.

Tượng chó nên đặt một đôi hoặc hai đôi.

Người tuổi rồng, không nên đặt tượng chó trong nhà. Tượng chó về cơ bản có thể dùng để trấn giữ cổng chính nhưng không phải nhà người nào đặt cũng hợ Những người tuổi Rồng không bao giờ được đặt tượng chó trong nhà vì Thìn, Tuất tương xung. Nếu không biết mà đặt thì sẽ gặp hậu họa.

Những người cầm tinh con: Dần, Ngọ đặt tượng chó trong nhà sẽ rất tốt, nó giúp cho họ gặp được nhiều may mắn trong cuộc đời

Đặt tượng chó trong nhà cũng phải tương hợp với màu sắ Có thể đặt

tượng chó ở các phương Bắc, Tây, Nam và nếu đặt tượng chó ở các phương này, nên chọn màu tượng cho hợp với Phong thủy.

+ Phương Bắc hợp với tượng chó màu đen (hành Thủy).

+ Phương Tây hợp với tượng chó màu trắng (hành Kim).

+ Phương Nam hợp với tượng chó màu vàng (hành Hỏa).

Nghệ thuật bài trí gà trống, ngỗng

Theo Phong thủy truyền thống, nếu quanh nhà có những hình như con rết, con sâu róm, con rắn thì nên dùng tượng gà trống và tượng con ngỗng bằng gốm để hóa sát.

Dùng gà trống để hóa sát:

Nếu ở gần hoặc quanh nhà có đường nước, hoặc đường điện, cột điện có hình giống con rết hoặc con sâu róm thì đặt một chú gà trống bằng gốm để hóa giải nhằm tránh cho trẻ nhỏ khỏi bị giun sán, tiêu hóa kém, lười ăn.

Cách hóa giải như sau:

Đặt gà trống gốm bên cửa sổ, miệng gà nhằm vào các vật có hình con rết, con sâu róm.

Chỉ cần đặt một con ở vị trí cần hóa sát là đượ Nếu có mấy vị trí cần hóa sát thì mỗi vị trí đặt 1 con, không nên để 3, 4 con cùng một chỗ vì như vậy gà sẽ đánh nhau, tác dụng hóa sát sẽ kém đi.

Người tuổi Mão đặt gà trống gốm để hóa sát không hợ

Dùng con ngỗng gốm để hóa sát:

Ngỗng là khắc tinh của rắn, nên theo tập tục cổ, bà con nông dân hay dùng ngỗng để phòng rắn.

Nếu quanh nhà ở có các kênh mương hình con rắn uấn lượn thì nên đặt một con ngỗng gốm ở cửa sổ nhằm vào kênh mương đó để cầu được bình an.

Nghệ thuật bài trí bể cá

Phong thủy rất coi trọng việc đặt bể cá trong nhà và cho rằng nên đặt bể cá ở “suy vị” (phương vị không tốt của năm), vì đưa nước vào chỗ suy có thể chuyển họa thành phúc, chuyển hung thành cát.

Theo Phong thủy, ngoài việc cần phải đặt bể cá ở “suy vị”, còn phải chú ý các điểm sau:

Không đặt bể cá dưới tượng thần. Phong thủy cho rằng, đặt bể cá dưới các tượng thần và đặc biệt là đặt bể cá dưới tượng thần tài và tượng tam tinh: Phúc, Lộc, Thọ sẽ không tốt, vì như vậy sẽ phạm vào điều kỵ của Phong thủy là: “Chính thần hạ thủy” dẫn đến tiêu tán tài lộc.

Không đặt bể cá đối diện với bếp lò. Vì theo Ngũ hành, Thủy Hỏa tương khắc, nên bài trí bể cá đối diện với bếp lò sẽ làm hại tới gia chủ.

Bể cá không được đặt quá đầu người (kể từ đỉnh của bể cá). Theo Phong thủy, đặt bể cá cao quá đầu người sẽ không tốt vì như vậy là ở thế “diệt đỉnh” lành ít dữ nhiều.

Phải dựa vào Ngũ hành (mệnh) của gia chủ để chọn màu cá, số lượng cá nuôi trong bể cá.

+ Người mệnh Thủy: Nuôi 1 con cá màu nhạt, 6 con cá màu đậm.

+ Người mệnh Hỏa: Nuôi 2 con cá màu nhạt, 7 con cá màu đậm.

+ Người mệnh Mộc: Nuôi 1 con cá màu nhạt, 8 con cá màu đậm.

+ Người mệnh Kim: Nuôi 4 con cá màu nhạt, 9 con cá màu đậm.

+ Người mệnh Thổ: Nuôi 5 con cá màu nhạt, 10 con cá màu đậm.

Ví dụ: Gia chủ mệnh Kim thì nên nuôi 4 con cá màu nhạt (hoặc trắng) và 9 con cá màu đậm (hoặc đỏ).

Nghệ thuật bài trí cây cảnh

Phong thủy học truyền thống rất chú trọng đến cây cối quanh nhà và các vị trí, chủng loại của chúng.

Cây xương rồng có tác dụng hóa sát trừ tà. Nên đặt cây xương rồng ở “suy vị”. Ở suy vị cũng có thể trồng hoa hồng để trừ tà bởi hoa hồng có gai sắc nhọn.

Những loại cây tươi tốt quanh năm, lá to xanh đặt ở “vượng vị” sẽ sinh vượng như: Trúc, tre, tùng, mẫu đơn, kim tiền…

Những phương vị không vượng, không suy thì chỉ cần đặt cây có lá xanh tốt như: Cây vạn niên thanh, cây sống đời, các loại trúc, tùng… Cây trúc xanh tươi quanh năm tượng trưng cho sự bình an và có tác dụng sinh vượ Mẫu đơn có hoa màu sắc tươi thắm được gọi là hoa phú quý. Tranh hoa mẫu đơn treo ở vượng vị sẽ sinh phú quý.

Nghệ thuật bài trí gương (hóa giải bằng gương phong thủy)

Theo quan điểm Phong thủy thì bất cứ một loại hình kiến trúc nhà ở nào, hoặc do địa hình, hoặc do hoàn cảnh, hoặc do tu sửa các công trình xung quanh cũng đều có những ảnh hưởng nhất định đến ngôi nhà của bạn.

Mức độ của những ảnh hưởng sẽ khác nhau, vì vậy cần phải căn cứ vào tình hình thực tế mà định ra cách giải quyết. Thông thường, do không thể thay đổi được cấu trúc nhà ở nên người ta phải nhờ đến biện pháp phổ biến nhất là dùng gương Phong thủy để cải thiện tình hình.

Gương Phong thủy có ba loại: lỗi, lõm và bằng phẳng. Trong đó, gương phẳng là phổ biến nhất.

Gương phẳng là một chiếc gương bình thường dùng để phản chiếu cảnh vật xung quanh.

Do có tác dụng phản xạ nên gương phẳng làm thay đổi hướng ảnh hưởng của sự vật. Vì vậy, dùng gương phẳng có tác dụng triệt tiêu ảnh hưởng xấu.

Gương lõm có tác dụng tập hợp, hội tụ; còn gương lồi thì phân tán ánh sáng. Do vậy, mỗi loại có tác dụng khác nhau. Trong Phong thủy: Nếu trước mặt nhà ở là núi thì gọi là “triều sơn” (hướng về núi). Nếu núi trước nhà có ba đỉnh thì gọi là “hỏa bình sơn” (núi hình lửa) thì sẽ tiềm ẩn hiểm họa. Dù cửa sổ hay cửa lớn có hướng đối diện với “hỏa bình sơn” đều là đại hung.

Cách hóa giải: Treo gương lồi trước cửa lớn và cửa sổ đối diện hướng núi.

Như vậy, gương sẽ phân tán và triệt tiêu ảnh hưởng xấu của núi.

Cửa lớn nhà ở đối diện với thang máy thì địa khí thoát hết ra ngoài sẽ bất lợi cho tài vận. Theo Phong thủy, vị trí cửa lớn có thang máy sẽ ảnh hưởng đến từng người trong gia đình ở các hướng như sau.

  • Phía Đông (Chấn) bất lợi cho trưởng nam.
  • Phía Đông Nam (tốn) bất lợi cho trưởng nữ.
  • Phía Nam (Ly) bất lợi cho thứ nữ.
  • Phía Tây Nam (Khôn) bất lợi cho nữ chủ nhân.
  • Phía Tây (Đoài) bất lợi cho thiếu nữ.
  • Phía Tây Bắc (Càn) bất lợi cho chủ nhân.
  • Phía Bắc (Khảm) bất lợi cho thứ nam
  • Phía Đông Bắc (Cấn) bất lợi cho con thứ ba

Cách hóa giải: Treo gương gõm lên đà ngang khung cửa lớn để thu dẫn địa khí đang bị phân tán về.

Hóa giải bằng thanh long, bạch hổ

Theo Phong thủy, một ngôi nhà vuông vắn có thể phân thành năm phương vị, mỗi một phương vị đều có tên gọi riêng. Lấy cửa chính làm chuẩn, trung tâm nhà ở giữa nhìn ra cửa chính thì phía sau gọi là “tọa phương”. Trước mặt là “hướng phương”, từ đó phân thành các phương vị:

Hướng phương - Chu tước vị

  • Tọa phương - Huyền vũ vị
  • Bên trái - Thanh Long vị
  • Bên phải - Bạch hổ vị

Theo Phong thủy, “Thanh Long” thuộc phương vị “kiết” (lành), “Bạch Hổ” thuộc phương vị “hung” (dữ).

Tại “Thanh Long vị”, chủ nhân là người có quan hệ tốt, được bạn bè, đồng sự, cấp trên tin yêu giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi. Có nhiều cơ duyên gặp quý nhân.

Tại “Bạch hổ vị”, chủ nhân là người bất hạnh do luôn gặp những cản trở của đồng nghiệp, cấp trên làm khó dễ, bạn bè không tin tưởng giúp đỡ. Đây là phương vị của tiểu nhân.

Phong thủy học cho rằng, cần phải luôn làm cho “Thanh long” mạnh hơn “Bạch hổ” thì gia đình êm ấm, hạnh phúc, làm ăn thuận lợi, hanh thông. Nếu cái thế trên ngược lại thì gia đình sẽ đâm vào túng quấn, gặp nhiều chuyện không may như bệnh tật, tai nạn cãi vã…

Nếu mặt nhìn ra cửa, nhưng bên trái căn phòng cái gì cũng nhiều hơn, đẹp hơn, đầu tư nhiều hơn nghĩa là ta đã làm cho Thanh long mạnh hơn Bạch hổ. Đó là cách bố trí tốt cho gia vận.

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Hợp 42 Câu Hỏi Về Kì Môn Độn Giáp và Lời Giải Chính Xác Nhất

Tổng Hợp 42 Câu Hỏi Về Kì Môn Độn Giáp và Lời Giải Chính Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Giải đáp chi tiết 42 Câu Hỏi Về Kì Môn Độn Giáp

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Hạ Mệnh Khuyết Thủy

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Hạ Mệnh Khuyết Thủy

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

MỆNH KHUYẾT THỦY (Những người sinh từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 7 tháng 8 dương lịch)

Quẻ Sơn Thiên Đại Súc (Quẻ số 26 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Sơn Thiên Đại Súc (Quẻ số 26 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 26 Quẻ Sơn Thiên Đại Súc Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết