“Minh Đường” trong Phong thủy học Nhà đất là gì? “Đại minh đường”, “Trung minh đường”, “Tiểu minh đường” là gì?

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 17 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 10/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Trong Phong thuỷ học “Minh Đường” là gì? Ý nghĩa khi mua nhà đất thế Minh Đường cập nhật 2024

Việc sử dụng minh đường trong phong thủy là một vấn đề được nhiều người quan tâm để tránh những sự kiện không may xảy ra và đón nhận những điều tốt đẹp. Bạn có biết minh đường trong phong thủy là gì không? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm.

 

Trong Phong thuỷ học “Minh Đường” là gì? 

Minh Đường là nơi vua coi chầu, trăm quan vào hầu. Tất cả hội họp tế lễ các nghi thức đều cử hành ở minh đường. Trong Phong thuỷ học, Minh Đường chỉ dải núi vây tròn trước huyệt, nơi các dòng chảy hướng về, sinh khí tụ lại. Sách “Táng Kinh” của Liêu Hy Ung viết: “Minh Đường là nơi nước tụ về ở trước huyệt”. Minh Đường được chia ra tiểu minh đường, trung minh đường, đại minh đường. Lại có nội minh đường và ngoại minh đường. Tất cả các nơi đất đại phú quý thì nội ngoại minh đường đều đầy đủ. Minh đường cần phải tàng, được phong tụ được khí nên các dòng nước chảy về, thuỷ khẩu đóng kín. 

Minh đường rộng hay hẹp phải tương xứng với thế của long huyệt. Long mạch có thể lớn mạnh, minh đường cần to rộng. Long mạch ngắn nhỏ, minh đường nên nhỏ. Ở vùng hang núi minh đường rộng là tốt, nhưng rộng phải hài hoà hợp lý, nếu trống không thì có cũng vô ích. Ở nơi bằng phẳng minh đường hẹp mới tốt, nhưng phải không bị gò bó áp bức mới thật tốt, minh đường cần bằng phẳng, ngay ngắn, kỵ nghiêng lệch, kỵ gò đống ngổn ngang, cây cỏ gai góc. Lưu Cơ nói: “Minh đường rất sợ hình thể dài, công kích vào huyệt. Rộng mà trống thì tán tài, hẹp mà gò bó thì ít con cháu. 

Người xưa giải thích “Minh Đường” như thế nào? 

Sách “Địa lý tâm lục” viết: “Minh Đường là nơi tiếp nhận chủ hầu vào triều bái của vua”. Bộc Tắc Nguy nói: “Đến huyệt cần xem minh đường”. Sách “Biện Cổ Kinh” viết: “Các mạch núi chầu về là nơi long huyệt, các dòng nước chầu về là nơi minh đường”, “minh đường là nơi tụ thuỷ phía trước huyệt nhưng tiểu minh đường ở giữa Long Hổ mới là quan trọng nhất”. Sách “Thiên Bảo Kinh” viết: “Nơi đất có đủ hình thế ắt phải có tiểu minh đường mới là nơi tụ sinh khí. 

[Hình]

Ngoại minh đường và nội minh đường 

Trong Phong thuỷ học “Đại minh đường” là gì? 

Đại minh đường còn gọi là Ngoại minh đường, chỉ nơi phía trước huyệt, ngoài án sơn có các dòng nước tụ hội về. Liêu Hy Ung nói: “Có ba dòng nước chảy về từ các phía khác nhau, từ ngoài Long Hổ và phía sau đều tụ vào trước huyệt, nơi đó gọi là Đại minh đường”. 

Các dòng nước chảy về cần giao lưu hội tụ mới tốt, lại cần thuỷ khẩu phải đóng kín, nếu không long khí đến mà không tụ, huyệt kết không thật. Từ Kế Thiện nói: “Ngoại minh đường cần mở rộng hai bên, bốn phía núi vây bọc không khuyết hở, dòng chảy từ ngoài vào quanh co mới tốt”. Ngoại minh đường rộng rãi, khí tụ sâu, con cháu sẽ rạng rỡ, vinh hiển. 

“Trung minh đường” trong Phong thuỷ học là gì? 

Trung minh đường còn gọi là Nội minh đường là chỉ khoảng đất bằng được Long Hổ ôm bọc ở giữa. 

Minh đường giao nhau 

[Hình]

Liêu Hy Ung nói: “Nơi hai dòng chảy giao nhau ở giữa Long Hổ gọi là Nội minh đường, thường có hình thể như cái tổ tròn”. Nội minh đường rộng hay hẹp nên phải hài hoà, rộng quá thì không kín gió, hẹp quá thì không có sức chứa, cần tròn đầy ngay ngắn, không cần nghiêng ngả lệch lạc. Nói chung ở nơi đất đại phú quý có Nội minh đường. Nhưng cũng có long huyệt thật mà không có Nội minh đường. Huyệt kết ở nơi ở núi cao Long Hổ ôm kín, cúi đầu hướng vào huyệt. Huyệt kết ở nơi có nước nếu không có Long Hổ, dòng nước chảy xối thẳng vào thì sẽ không tốt. 

Trong Phong thuỷ học “Tiểu minh đường” là gì? 

Tất cả bốn loại hình huyệt Oa, Kiềm, Nhũ, Đột, đều có một vùng đất trũng ở giữa, khi có mưa nước sẽ chảy từ trên xuống theo hai bên rồi giao nhau ở phía dưới nơi chính huyệt. Nơi đó là Tiểu minh đường. 

Liêu Nguy nói: “Tiểu minh đường ở trong vòng tròn, là nơi phân biệt huyệt thật hay giả”. Nhà phong thuỷ cho rằng: Các huyệt có long mạch kết tụ đều có tiểu minh đường ở một mạch kết tại nơi long mạch tụ lại hai bên có Long Hổ, giữa có dòng chảy chia nhánh ra lại hợp lại ở phía trước Long Hổ. Ở giữa mạch có một gò đất hơi nổi lên, hai bên có sa như cánh mềm của con ve. Dòng chảy chia ra một lần nữa lại hợp lại ở nơi hai cánh ve chéo nhau đó gọi là huyệt chữ “Bát”. Mạch giữa sinh ra một gò đất như cái mũ tròn bên dưới có hình tổ chim gọi là táng khẩu, dưới táng khẩu là Tiểu minh đường lại có loại sa ở ẩn hai bên sườn như hai cái vạt áo của người cổ đại gọi là vạt áo, đồng thời có hai mạch nước nhỏ giao nhau ở chỗ vạt áo đó gọi là râu tôm, đến đây hai cánh ve giao nhau râu tôm vòng lại, dòng nước chia ra hợp lại ba lần, vây bọc sinh khí ở giữa huyệt đó là Tiểu minh đường của long huyệt. Liêu Hy Ung nói: “Huyệt có bốn loại Oa, Kiềm, Nhũ, Đột đều có râu tôm, mắt cua, cá vàng là ba dòng nước nhỏ vây quanh một khoảng trống bằng một người nằm vừa gọi là tiểu minh đường, hai bên có sa cánh ve như có như không, ẩn hiện, bao bọc.

Bài viết cùng chủ đề

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Đường Hôn Nhân Chuẩn Xác Nhất

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Đường Hôn Nhân Chuẩn Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Cách xem bói chỉ tay đường hôn nhân để hiểu quan niệm hôn nhân và độ quan tâm đối với tình dục, người khác giới của một người. Cách xác định tuổi kết hôn dựa trên đường hôn nhân.

Vài Nhận Định Về Cung Vô Chính Diệu: Khái niệm và luận giải chi tiết

Vài Nhận Định Về Cung Vô Chính Diệu: Khái niệm và luận giải chi tiết

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Vài Nhận Định Về Cung Vô Chính Diệu: Cập nhật 2024

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Thu Mệnh Khuyết Mộc

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Thu Mệnh Khuyết Mộc

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

MÙA THU - MỆNH KHUYẾT MỘC (Những người sinh từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 7 tháng 11 dương lịch)