Quẻ Địa Trạch Lâm (Quẻ số 19 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 158 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 19 Quẻ Địa Trạch Lâm Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Địa Trạch Lâm là quẻ số 19 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 19 Quẻ Địa Trạch Lâm?

Tượng quẻ: Quẻ Địa Trạch Lâm (Quẻ số 19 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 臨元亨利貞, 至于八月有凶
Dịch âm: Lâm nguyên hanh lợi trinh, chí vu bát nguyệt hữu
Dịch nghĩa: Quẻ Lâm, cả, hanh, lợi, trinh, đến chưng tám tháng, có hung.
Giải nghĩa: Lâm là tiến lên mà lấn sát, đến một vật gì. Hai khí Dương đương lớn, dần dần lấn bức khí Âm. Hai khí Dương đương lớn lên ở dưới, là lúc Dương đạo sắp thịnh, thánh nhân răn sần mà rằng: “Khí Dương tuy đương thịnh, đến tám tháng thì nó tiêu đi, ấy là có hung”. Đại để thánh nhân răn là tự lúc đương thịnh mà lo rằng suy, thì mới có thể ngăn ngừa sự quá đầy mà mưu tính cuộc lâu dài.
Loại Quẻ:  Vô Hối (Cẩn trọng, phòng ngừa rủi ro thì không hối hận)
Tốt cho việc:  Không tốt

Ứng dụng Quẻ Địa Trạch Lâm Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Khiêm tốn hòa đồng càng khiến được người khác tôn trọng. Hòa bài, thành thực, dung nạp được mọi dị kiến, dùng vẻ hào nhoáng bên ngoài để che lấp sự hư hoại bên trong là một tín hiệu nguy hiểm đối với nhà kinh doanh. 

Quẻ Lâm hàm ý người ở địa vị cao nhìn xuống cấp dưới. 

Quẻ này, vận dụng vào sự nghiệp kinh doanh, chủ yếu là dành cho người lãnh đạo kinh doanh, giúp họ biết cách vận dụng nghệ thuật lãnh đạo như thế nào để quản lý tốt sự nghiệp kinh doanh của mình. Một nhà kinh doanh muốn đứng vững ở vị thế bất khả bại trên thương trường, ngoại trừ việc phải chụp đúng thời cơ bất ngờ, mà còn phải có đầy đủ bốn đức tính tốt là khoan dung, khoát đạt, ngay thẳng, biết làm lợi cho người. 

Quẻ Lâm của Kinh Dịch viết: “Trạch thượng hữu địa, Lâm; quân tử dĩ giáo tử vô cùng, dung bảo dân vô cương.” Dịch nghĩa: “Trên đầm nước có đất, tượng trưng sự đi tới; quân tử xem đó mà dạy bảo dân hết lòng và bao dung, bảo vệ dân tận cùng.”. Ý muốn nói rằng, quẻ Lâm, hạ quái của nó là đầm nước, thượng quái là đất, đất nằm trên đầm nước, là ý ở trên cao đi xuống dưới. Một nhà quản lý kinh doanh tuỷ ở địa vị cao, mà có thể gặp gỡ thuộc cấp của mình để tuyên dương, khích lệ họ, thì nhờ vậy họ sẽ toàn tâm toàn ý làm việc, tạo ra hiệu suất rất cao. Trong rất nhiều công ty xí nghiệp, có những vị giám đốc hay trưởng xưởng khi gặp lúc thuận cảnh hay nghịch cảnh, họ thường dùng lời ngon ngọt để che đậy thuộc hạ, miêu tả tương lai của thuộc hạ rất rực rỡ, hoặc dùng văn hay chữ tốt để che đậy những mâu thuẫn hay nguy cơ tiềm ẩn trong xí nghiệp. 

Thí dụ như có xí nghiệp do sự quản lý không khéo, hoặc tư tưởng của người quản lý không ngay thẳng, không thể bảo vệ quyền lợi của cấp dưới, còn bản thân họ thì chi tiêu lãng phí, không cần kiệm, còn dùng cái vẻ giàu có giả tạo bên ngoài để trang điểm cho sự bất ổn, đó là một tín hiệu rất nguy hiểm. Nhưng làm một nhà lãnh đạo kinh doanh sáng suốt, thì phải kịp thời ý thức được căn bệnh và sửa đổi nó, mới có thể chuyển nguy thành an. Vì thế, quẻ Lâm của kinh Dịch nói: “Can lâm, vô du lợi; ký ưu chi, vô cữu” dịch nghĩa: “Ngọt ngào mà đến, chẳng có lợi gì; biết lo, thì không lỗi.” Ý muốn nói rằng, mặc dù bạn ở địa vị cao mà đi xuống kẻ thuộc cấp, nhưng vẫn còn tồn tại một điểm không thích đáng nhất định nào đó; nhưng làm một nhà lãnh đạo, có thể làm được đến chỗ “đụng chuyện mà sợ” để cẩn thận xử lý sự quan hệ rất phức tạp và sai lầm của thuộc hạ là đã hay lắm rồi; mặc dù đã có mâu thuẫn và nguy cơ, nhưng việc đó sẽ không kéo dài, chỉ cần vượt qua giai đoạn khó khăn này thì mọi việc sẽ có chuyển biến tốt và thuận lợi. 

Không biết Songxia Xingzhizhu có học tập và nghiên cứu qua quyển kinh Dịch hay không, nhưng ông chỉ dẫn con đường kinh doanh thành công dường như rất phù hợp với tư tưởng của quẻ Lâm trong kinh Dịch. Ông từng nói: “Tôi cho rằng, khoảng cách giữa người kinh doanh thành công và người kinh doanh thất bại chính là ở chỗ khoan dung, khoát đạt, ngay thẳng, biết làm lợi cho người. Người thành công có đủ bốn đức tính này, còn kẻ thất bại thì không. Người thành công lấy bốn đức tính này để quan sát sự vật và xử lý mọi việc. Còn kẻ chỉ lấy cái lợi riêng tư mà làm kinh doanh chắc chắn sẽ thất bại. Nói một cách khác, một nhà lãnh đạo kinh doanh (nhà quản lý) phải có nhân cách cao thượng để cảm phục mọi người, lấy uy tín để duy trì kỷ luật, hơn nữa thường xuyên suy xét bản thân mình, cảnh giác mình.”. 

Nguyên tắc này chính là nguyên tắc của quẻ Lâm trong kinh Dịch. Như đã được trình bày, nếu bạn ứng dụng trên đường kinh doanh, nó sẽ làm cho bạn đạt được sự thành công.

Bài viết cùng chủ đề

Trong Phong thuỷ học “Huyệt” và “Điểm huyệt” là gì? Điều kiện của huyệt kết là gì? Cách tìm được một huyệt kết?

Trong Phong thuỷ học “Huyệt” và “Điểm huyệt” là gì? Điều kiện của huyệt kết là gì? Cách tìm được một huyệt kết?

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Huyệt trong Phong thủy nhà đất là gì? “Điểm huyệt” là gì? Hình dạng và ý nghĩa của các Huyệt 

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Đông Mệnh Khuyết Hỏa

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Đông Mệnh Khuyết Hỏa

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

MÙA ĐÔNG - MỆNH KHUYẾT HỎA (Những người sinh từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 18 tháng 2 dương lịch)