Quẻ Lôi Hỏa Phong (Quẻ số 55 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 21 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 55 Quẻ Lôi Hỏa Phong Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Lôi Hỏa Phong là quẻ số 55 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 55 Quẻ Lôi Hỏa Phong?

Tượng quẻ: Quẻ Lôi Hỏa Phong (Quẻ số 55 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 豐亨, 王假之, 勿憂宜日中.
Dịch âm: Phong hanh, vương giá chi, vật ưu nghi nhật trung.
Dịch nghĩa: Quẻ Phong hanh thông, vua đến đấy, chớ lo, nên mặt trời giữa.
Giải nghĩa: Phong là thịnh lớn, nghĩa nó vẫn hanh thông. Làm cho tột bậc sáng lớn ở gầm trời, chỉ đấng vương giả có thể được thế. Đến là tột bậc vậy. Cao đến như ngôi trời, giàu đến như bốn bể, nhiều đến như các loài, lớn đến như đạo vương, làm cho cùng tột đạo thịnh, chỉ có đấng vương giả.
Loại Quẻ:  Cát Hanh
Tốt cho việc:  - Công danh sự nghiệp: Tài lộc sáng sủa, hanh thông - Tình duyên - Gia đạo: Gia đình hòa thuận, vui vẻ

Ứng dụng Quẻ Lôi Hỏa Phong Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Sống thì lo hoạn nạn, chết mới được an lạc; nguy cơ trong trường kinh doanh thường thường xuất hiện lúc nào không biết, cho nên nhà doanh nghiệp luôn luôn phải nhớ kỹ: cư an tư nguy. 

Phong tức là đại thịnh, đầy đủ. 

Sự thăng trầm của một nhà doanh nghiệp, và sự hưng suy của một xí nghiệp là do tác dụng vô hình hay hữu hình nào gây ra. Quẻ Phong của kinh Dịch, mặc dù ý nghĩa của chữ phong là sự thịnh vượng, nhưng lại giải thích nguyên lý thịnh suy vô thường. Quẻ này chứa đầy những ý tưởng lo âu về những hoạn nạn, tha thiết chỉ dạy chúng ta lẽ “cực thịnh tất sẽ suy vong”, cho nên chúng ta cần phải cảnh giác đề phòng. Để chứng minh một xí nghiệp tại sao cần phải “cư an tư nguy” (lúc bình an thì nghĩ đến nguy nan), tôi nghĩ nên trích dẫn ở đây giai đoạn rực rỡ của Á Đô Thấp khí công ty. Vì muốn làm cho công ty không đi theo định luật “hưng cực sẽ đến suy vong”, nên nhà lãnh đạo của nó đặc biệt tự mình gia tăng áp lực, tạo ra tình trạng nguy cơ như sau: 

Tháng 10 năm 1992, tại đại học Zhou-Li ở Nữu Ước, nhà kinh tế học là Han-Sen tiên sinh, khi nghe xí nghiệp Á Đô đang phát triển rực rỡ, ông đã tạt một thùng nước lạnh vào nó, bằng cách là vạch ra cho người ta thấy Á Đô công ty đang trên đà cực thịnh đi tới suy vong, và hiện đang ở trong giai đoạn nguy hiểm. Khi ông tổng giám đốc công ty Á Đô hỏi ông lý do tại sao, Han-Sen liền nói ra ba lý do: thứ nhất, một xí nghiệp đang thời kỳ hưng thịnh, cơ cấu sẽ bành trướng rất nhanh, sức quản lý sẽ không thể thâm nhập xuống tận cùng cơ sở. Thứ hai, tài vụ quá bành trướng phạm vi rộng rãi, sẽ dẫn đến sự thất thoát và khống. Thứ ba, là nhược điểm của bản chất con người. 

Hai lý trên có thể hiểu được, nhưng lý do thứ ba “nhược điểm của bản chất con người” là muốn ám chỉ cái gì? 

Han-Sen khi giải thích về nhược điểm của bản chất con người, phát biểu: “Đối với người sáng lập ra xí nghiệp, khi phát triển đến một quy mô nhất định đã có một tài sản nhất định, rất dễ sinh ra tính lười biếng. Tính lười biếng này được biểu hiện, một là tính tự mãn không chịu tiến tới này, hai là ngồi hưởng phú quý. Cái tính tự mãn này không phải chỉ có những người lãnh đạo công ty mới có, mà cả nhiều người nhân viên trong công ty cũng có, biểu hiện dưới những hình thức khác nhau. Tính lười biếng do đó, dẫn đến sự ham muốn an hưởng của mọi người, so đo danh lợi, đắc thất, tinh thần phấn đấu của mọi người trở nên suy nhược, v. v.." 

Một xí nghiệp trong thời kỳ hưng thịnh, trải qua giai đoạn oanh oanh liệt liệt, chiếu sáng rực rỡ bên ngoài, là ta có thể thấy được nguy cơ của nó bắt đầu xuất hiện. Quẻ Phong của kinh Dịch khuyến cáo chúng ta nguyên lý này: “Phong kỳ bái, bất khả đại sự dã.” Dịch nghĩa “Che kín mít màn che, không thể làm đại sự; gãy cánh tay phải, cuối cùng không thể dùng được vậy.” Dùng tư tưởng hiện đại giải thích: một xí nghiệp kinh doanh, nên cần phải thấy rõ được thời hưng thịnh (phong) thì giống như dùng màn che (bái) che kín chỗ tiềm phục nguy cơ. Mặc dù có thực lực, nhưng như đã gãy cánh tay phải, không thể dùng sức được nữa. Tuy còn có thể duy trì xí nghiệp được tồn tại, nhưng “không thể làm việc lớn được nữa.” Tức là nguy cơ ở chỗ vô hình (nhược điểm của bản chất đã hình thành) đã phát sinh, nghĩa là từ đỉnh cao hưng thịnh đang đà tuột xuống triền dốc. 

Nhưng, nếu lọt trong thời kỳ này, mà nhà quản lý kinh doanh vẫn chưa biết thức tỉnh, vẫn tiếp tục tạo ra sự phồn vinh giả tạo thì lời cảnh cáo cuối cùng của quẻ Phong đối với chúng ta là: “Phong kỳ ốc, thiên tế tường dã; khuy kỳ hộ, huých kỳ vô nhân, tự tàng dã.” Dịch nghĩa “Làm đầy cái nhà, muốn bay trên trời cao vậy. Nhìn vào cửa, thấy không có người, tự che lấp mình vậy.” Ý muốn nói rằng, bạn càng muốn che đậy cái hư suy của mình, bằng cái phong thịnh giả tạo thì giống như tự mình che lấp lấy mình, lại giống như lấy vải bố che kín hết căn nhà làm cho nó càng tối đen, cuối cùng chẳng có ai đến, hoàn toàn tự cô lập mình. Đó không phải bị người ta bỏ rơi mà chính mình đưa mình vào chỗ bế tắc, cô lập. 

Những lời quý như vàng ngọc này, qua những ví dụ rất sâu sắc, nếu như một nhà doanh nghiệp có đầu óc sáng suốt biết ghi khắc vào tâm, thì sẽ là một kho tàng quý giá đem lại những lợi nhuận vô cùng tận. 

Viết đến đây làm cho tôi nhớ lại mấy câu nói của Lương Hoàng tiên sinh trong bài “Kế thừa, và siêu việt”: “Vượt qua tự kỷ, vượt qua tự ngã, vượt qua tự tư, mới có thể đi đến sự hưng thịnh. Đối với điều này, một nhà doanh nghiệp không thể không mãi mãi ghi khắc vào lòng.”

Bài viết cùng chủ đề

Trong Phong thuỷ học “Huyệt” và “Điểm huyệt” là gì? Điều kiện của huyệt kết là gì? Cách tìm được một huyệt kết?

Trong Phong thuỷ học “Huyệt” và “Điểm huyệt” là gì? Điều kiện của huyệt kết là gì? Cách tìm được một huyệt kết?

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Huyệt trong Phong thủy nhà đất là gì? “Điểm huyệt” là gì? Hình dạng và ý nghĩa của các Huyệt 

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Hợi - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Hợi - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Lương Duyên Tiền Định Người Tuổi Hợi - Xem Tuổi Chọn Vợ Chọn Chồng