Quẻ Thủy Lôi Truân (Quẻ số 3 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
- 108 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 24/01/2023
Ý Nghĩa Quẻ Số 3 Quẻ Thủy Lôi Truân Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết
Quẻ Thủy Lôi Truân là quẻ số 3 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!
Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 3 Quẻ Thủy Lôi Truân?
Tượng quẻ: | |
Lời kinh: | 屯元亨利貞, 勿用有攸往, 利建候. |
Dịch âm: | Truân nguyên hanh lợi trinh, vật dụng hữu du vãng, lợi kiến hầu. |
Dịch nghĩa: | Truân đầu cả, hanh thông, lợi tốt, chính bền, chớ dùng có thửa đi, lợi về dựng tước hầu. |
Giải nghĩa: | Truân là đầy, truân là muốn vật mới sinh. Muốn vật mới sinh, uất kết chưa thông, cho nên thành ra đầy tắc ở trong trời đất; đến khi nó đã vọt tốt, thì ý đầy tắc mất rồi. Nghĩa nó là khó, tức là cái ý các vật mới mọc mà chưa thông đạt, cho nên chữ 屯(truân) do ở chữ 屮中(thảo) mà ra, giống như mầm cỏ dùi đất mới mọc mà chưa duỗi thẳng. Truân là thời kỳ gian nan, vất vả lúc ban đầu, khác với Khôn là gian nan lúc giữa cuộc, khác với Khốn là khốn khổ lúc chung cuộc, khác với Khảm là gian nan, hoạn nạn nói chung. Quẻ này là Chấn gặp Khảm, Kiền Khôn mới giao với nhau mà gặp chỗ hiểm hãm, cho nên tên nó là Truân. Trong chỗ hiểm mà còn động được, tuy là có thể hanh thông, mà ở chỗ hiểm, thì nên giữ đường ngay thẳng, chưa thể vội tiến, cho nên bói được quẻ này, thì lời Chiêm là cả hanh và lợi về đường ngay thẳng |
Loại Quẻ: | HUNG |
Tốt cho việc: | Không tốt |
Ứng dụng Quẻ Thủy Lôi Truân Trong Cuộc Sống Kinh Doanh
Không cong không thẳng, không xa không gần, không phá không lập, không mất không được, không co không duỗi thì lên núi cao, vào rừng sâu, không chỗ xa xôi nào mà không đến được.
Quẻ Truân hàm ý sự vật còn trong giai đoạn đâm chồi nấy lộc, tuy gian nan nhưng chứa đầy sinh khí
Mùa xuân đến, mặt đất lại hồi sinh. Cây cỏ đâm chồi nẩy lộc, chứa đầy sức sống. Nhưng trong lúc cây cối đâm chồi nẩy lộc để phát triển, chúng phải trải qua rất nhiều gian nan khó nhọc. Nhưng trong cái gian nan đó lại vô cùng sinh động và phong phú.
Tự quái truyện của quẻ TRUÂN trong kinh Dịch nói: “Hữu thiên nhiên hậu vạn vật sinh yên. Doanh thiên địa chi gian giả duy vạn vật, cổ thụ chi dĩ truân. Truân giã doanh dã, truân giả vật chi thủy sinh giả”. Dịch nghĩa: “Có trời đất rồi vạn vật mới sinh ra. Lấp đầy không gian của trời đất, chỉ có vạn vật, cho nên gọi nó là TRUÂN. TRUÂN tức là lấp đầy mà còn dư thừa. TRUÂN tức là thời bắt đầu sinh trưởng của sự vật”.
“Truân tức là lấp đầy mà còn dư thừa” và “Truân tức là thời bắt đầu sinh trưởng của sự vật”, hai câu này vận dụng trong sự nghiệp kinh doanh của chúng ta, có thể nói là hai câu rất có ý nghĩa.
Kinh doanh là một phương thức mưu sinh, phải tính toán lời hay lỗ. Đương nhiên, cũng có thể nói, “kinh doanh” giống như một “sinh mệnh”, nó có thời kỳ hoài thai, thời kỳ sinh đẻ, thời kỳ nẩy mầm thơ ấu, thời kỳ trưởng thành và lão hoá. Sự nghiệp kinh doanh, giống như thời “Truân”, nó tất nhiên phải trải qua quá trình bắt đầu tượng hình, sinh ra và trưởng thành nghĩa là kinh doanh phải trải qua thời gian nẩy mầm, sáng lập gian nan.
Thế thì, làm sao để vượt thời kỳ nẩy mầm trên đường kinh doanh? Tượng quẻ Truân trong kinh Dịch viết “Vân lội, TRUÂN, quân tử dĩ kinh luân”. Dịch nghĩa “Mây cuộn và sấm sét, vào thời quẻ Truân, người quân tử xem đó mà sắp xếp mọi việc ”“Kinh luân” ám chỉ sắp sợi chỉ cho xuôi trong lúc dệt vải, dùng để thí dụ tìm kế hoạch để kinh doanh. Người ta thường nói: “Đại triển kinh luân”. Nghĩa là nếu bạn muốn làm cho sự nghiệp thành công, tất nhiên bạn phải kề vai gánh lấy trách nhiệm trong kinh doanh. Cũng giống như dệt vải, muốn dệt một tấm vải cho tốt, tất nhiên trước tiên phải sắp xếp chỉ trên máy dệt cho xuôi. Kinh doanh là một môn khoa học quản lý rất cao, tất nhiên phải sắp xếp rõ ràng, cổ nhân chưa phát minh được máy tính điện tử, cho nên chỉ có thể sử dụng việc sắp xếp sợi chỉ ngang dọc trên máy dệt để thí dụ sự quản lý và kinh doanh phải có thứ tự.
Một người quản lý kinh doanh luôn luôn gặp đủ các trở ngại và khó khăn. Công việc này giống như cuộc sống của con người, kẻ bất như ý thì có tới tám chín người, còn người được thỏa ý mãn nguyện thực sự chỉ có một hai. Lúc nhà kinh doanh gặp phải trở ngại, và khó khăn, có nên ngừng lại và không tiến tới nữa chăng? Xin đọc một câu trong quẻ TRUÂN của kinh Dịch “Cầu nhi vãng, minh dã”. Dịch nghĩa “Đi mà tìm cầu, thì sẽ sáng vậy!” Ý muốn nói rằng, khi bạn bị một vấn đề mâu thuẫn kềm chế, tức là lúc tiến hay thoái, dùng hay bỏ chưa quyết định được, thì cần phải tích cực chủ động đi tìm cầu kế sách ở bậc trên cũng như kẻ dưới. Trong thời gian liên tục đi tìm cầu kế sách đó, bạn mới có thể hiểu rõ tình hình, và tìm được một con đường thoát ra, dùng tư duy và phương pháp hoàn toàn mới mẻ để mở ra một sinh lộ mới. Bởi vì, sự vật luôn luôn chuyển động để phát triển, chỗ nào có trở ngại và khó khăn xuất hiện, thì chính nơi đó có sẵn chìa khoá mới đang chờ bạn đấy. Đây là một biện chứng kỳ diệu phi thường. Điều then chốt là bạn cần phải dùng hết tâm trí và sức lực để đi tìm chiếc chìa khoá đó.
Chiếc chìa khoá đó là gì? Đó là biện chứng pháp của hiện thực, và cũng chính là biện chứng pháp của nhà kinh doanh. Sau hết, tôi nghĩ nên tặng cho độc giả năm câu, đó là “Bất khúc bất tựu, bất viễn bất cận, bất phá bất lập, bất thất bất đắc, bất khuất bất thân”. Dịch nghĩa “Không có cong thì không có thẳng, không có xa thì không có gần, không có phá thì không có lập, không có co lại thì không có duỗi ra”. Hy vọng rằng những nhà quản lý kinh doanh đang gặp trở ngại và khó khăn có thể tìm được cái chìa khoá đó? Đi tìm như thế nào? Việc đó còn phải xem trí tuệ của bạn ra sao? Kinh Dịch viết: “Đi mà tìm cầu, thì sẽ sáng vậy !”. Chỉ có mấy chữ mà hàm chứa ý tưởng thật sâu sắc thay.