Trong Phong thuỷ học, “Sa” là ngọn núi như thế nào? Có mấy loại và cách đánh giá SA tốt xấu?

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 16 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 17/02/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

SA trong Phong thủy 2024 là ngọn núi như thế nào? Trong vị trí và hình thế khác nhau Sa được phân biệt như thế nào? 

Trong Phong thuỷ học, “Sa” là ngọn núi như thế nào? Trong vị trí và hình thế khác nhau Sa được phân biệt như thế nào? Căn cứ vị trí của Sa có thể chia làm mấy loại? Đánh giá các loại sa tốt xấu như thế nào? và Nên chọn lựa Hộ sa có hình dáng như thế nào? 

Trong Phong thuỷ học, “Sa” là ngọn núi như thế nào? 

Sa là chỉ núi ở xung quanh long huyệt. Sa nghĩa là cát, là cách của các thầy phong thủy trong khi truyền nghề thường dùng đống cát tạo thành long huyệt. Do vậy các ngọn núi ở xung quanh huyệt được gọi là Sa. 

Phạm vi từ Sa ý nghĩa rất rộng, bao gồm hình thế sơn thủy che chắn bảo vệ huyệt. Từ Thiện Kế nói: “Sa là chỉ các núi ở trước sau, trái phải của huyệt, bao gồm núi tiền triều, hậu lạc, tả long, hữu hổ, la thành, thị vệ, thủy khẩu, và cả quan, quỷ, cầm, diệu đều gọi là Sa.” Liêu Ngung nói: “Long mạch kết huyệt ở đâu, bốn phía có núi tụ lại đều có tên tuổi, vì sao các vị tiền bối lại gọi chung là Sa.” 

[Hình]

Sa tức là núi ở bốn bên huyệt 

Trong vị trí và hình thế khác nhau Sa được phân biệt như thế nào? 

Tùy theo vị trí hình dạng khác nhau, Sa được gọi là đãi sa (chờ đợi), vệ sa (bảo vệ), hộ sa (giúp đỡ), triều sa (chầu vào), nghinh sa (đón tiếp). Các nhà phong thủy cổ đại Trung Quốc nói: Như hạc đứng hai bên là đãi sa; che được gió mưa gọi là triều sa; ngoài chắn gió độc, trong tăng khí lực, ôm bọc trước huyệt là nghinh sa; thị vệ phía trước là vệ sa. Căn cứ hướng gió núi chắn gió là thượng sa, ngược lại là hạ sa. 

[Hình]

Các núi Sa một bên có nước đều được gọi là hạ thủ sa 

Giữa huyệt và Sa tạo thành quan hệ vua tôi, sa cần thanh tú như cung tần phi nữ, như quần thần bái phục, như hộ vệ của vua. 

Sa có nhiều hình dạng nhà phong thủy lấy tên chín ngôi sao để gọi: Hình nhọn tròn ngay ngắn là cát sa; tàn phá lún sụt là hung sa. Sự cát hung của sa dự báo họa phúc của người, nhà phong thủy cho rằng: núi dầy sinh người béo, núi gầy mỏng sinh người đói, núi thanh tú sinh người sang, núi lụi bại sinh người buồn, núi quây quần người tụ họp, núi dài người anh dũng, núi ngắn người thấp lùn, núi xuôi người hiếu thuận, núi ngược người ngỗ nghịch... Hình thế sa tốt hay xấu không hoàn toàn do tự nhiên. 

“Hạ thủ sa” trong Phong thuỷ học chỉ cái gì? 

Hạ thủ sa còn gọi là cửa dưới hay tay dưới. Bất kể đông tây nam bắc đã là hướng nước chảy ra đều gọi là hạ thủ. Liêu Công Tăng nói: “Xin hỏi thế nào là giàu, hạ sa đến quy tụ; còn thế nào là nghèo, hạ sa chảy trôi xuôi”. Dòng chảy trước huyệt nếu về trái thì bên trái là hạ thủ, về bên phải thì bên phải là hạ thủ. Nếu bên trái núi nước chảy ngược qua phải chắn dòng nước bên phải; dòng nước bên phải chảy ngược sang bên trái chắn dòng nước bên trái gọi là nghịch quan chủ phát tài lộc. Nếu núi thủ hạ ngắn ngủi không giao nhau được tức là huyệt giả. Hạ thủ trùng điệp, kín khít thì huyệt kết càng lớn. 

Hộ sa trong Phong thuỷ học có tác dụng gì? 

“Sa” trong Phong thủy học là chỉ núi nhỏ vây quanh long mạch chính, long mạch đến sẽ có núi sa nhấp nhô ở hai bên tầng tầng lớp lớp, càng nhiều càng tốt để hình thành các vòng bảo vệ huyệt. 

Các ngọn núi ở hai bên trái phải của huyệt gọi là tả phụ hữu bật, cũng gọi là tả hữu hộ sa, cũng gọi là núi sa Long Hổ; Hình dạng như sừng trâu, cánh ve thì gọi là sa cánh ve. Long mạch không có sa thì cô độc, huyệt không có sa thì lạnh. Vì vậy tác dụng của Hộ sa chính là bảo vệ che chắn cho huyệt “không bị gió thổi, bao bọc hữu tình”. 

Hình thức của Hộ sa cao thấp, ngắn dài, xuôi ngược cần hài hòa đối xứng, cách huyệt vừa phải quá xa thì tản mát, quá gần thì lấn át. 

Căn cứ vị trí của Sa có thể chia làm mấy loại? 

Căn cứ vào vị trí của Sa và tác dụng có thể chia thành bốn loại: “thị, vệ, triều, nghinh”. 

Sách “Bác Sơn thiên” có định nghĩa về bốn loại sơn: hạc đứng hai bên gọi là thị sa để che gió độc rất có hiệu lực; bao bọc long mạch gọi là vệ sa, ngoài chắn gió dữ trong tăng thế lực; ôm bọc sau huyệt gọi là nghênh sa bằng thấp như mái chèo; đứng hầu trước mặt gọi là triều sa bất kể gần xa đều là rất quý. 

Các loại sa nói ở đây trên thực tế là thể hiện một kiểu tôn ty phong kiến, quan hệ đẳng cấp giữa chủ và tớ; là sản phẩm Phong thủy học bị ảnh hưởng chế độ phong kiến. 

[Hình]

Sơ đồ huyệt Chân long ngang 

Đánh giá các loại sa tốt xấu như thế nào? 

Sa có các hình dạng nhất định. Nhà phong thuỷ lấy các tên sao Tham Lang, Liêm Trinh để đặt tên phân biệt. Đầu tròn nhọn vuông vắn là sa tốt, vỡ vụn, nát bét, lở lún là sa xấu. 

Sự tốt xấu của sa báo hiệu sự lành, dữ đến với người; núi dày sinh người to béo, núi gầy mỏng sinh người đói, núi thanh sinh người cao sang, núi lở lún sinh người đau buồn, núi tập trung người quy tụ, núi dài người anh dũng, núi cuộn lại người thấp, núi sáng sủa người tiến bộ, núi mờ tối người mê lầm, núi xuôi sinh người hiếu thảo, núi ngược sinh người ngỗ ngược... Hình thế sa tốt hay xấu không phải hoàn toàn do tự nhiên. Nhà phong thuỷ khi tìm huyệt cũng như người thợ suy tính mực thước để sắp đặt sự xuôi ngược, đúng sai phải rất chính xác mới được. 

Độ cao của Hộ sa hai bên phải trái có yêu cầu gì? 

Trong phong thuỷ rất coi trọng độ cao hai bên của các dãy Hộ sa. Sa ở hai bên trái huyệt gọi là thượng sa, là long sa; ở bên phải gọi là hạ sa hay hổ sa. Sự phân chia đó ngoài việc liên quan đến quan niệm tôn trọng long sa ra còn liên quan đến tác dụng chắn gió. Do vậy thượng sa thường chọn cao to hơn hạ sa một chút. “Thanh Long cần cao to, Bạch Hổ cần cúi đầu” là như vậy. 

Mạnh Hạo đời Thanh trong tác phẩm “ Tuyết Tâm Phú” có ví dụ thượng, hạ sa hai bên như cái chân người, còn khu vực huyệt như bộ hạ ở giữa hai chân vậy, điều đó chứng tỏ trong phong thuỷ cũng có quan niệm sùng bái sinh thực. 

Qua ví dụ độc đáo trên ta thấy bất cứ huyệt phong thuỷ lý tưởng nào cũng có sự bảo hộ của sa ở hai bên. Ở phía trước cũng có triều sa, án sa che chắn, từ đó hình thành nên kết cấu vòng tròn chắn gió. 

Tầng lớp sa càng nhiều càng tốt có đúng không?

Phong thuỷ còn yêu cầu tầm nhìn bố cục rộng. Các huyệt có sa phú quý ở bốn bền là huyệt quý. 

Sự bố trí các lớp sa trùng điệp có thứ lớp càng nhiều vòng càng tốt. Giữa huyệt và sa trên thực tế là quan hệ vua tôi. Sa thanh tú mỹ lệ như cung phi ở hậu cung luôn thuần phục cung kính, long mạch tôn quý như vị quân chủ một lời hộ trăm kẻ dạ mới là đất kết đại huyệt. Từ đó ta thấy sa càng nhiều vòng nhiều lớp thì càng tốt. 

[Hình]

sơ đồ toàn bộ về sa 

Nên chọn lựa Hộ sa có hình dáng như thế nào? 

Hình dáng bên ngoài của các vòng hộ sa rất quan trọng. Phong thuỷ học cho rằng: Sa có ba loại; tròn đầy ngay ngắn là cục giàu có, thanh tú, nhọn là cục sang; vỡ vụn, lún sụt là cục nghèo hèn, cứng cỏi, thấp hãm, nghiêng ngả, thô kệch, gầy yếu, ngắn ngủi, ngang ngược, gãy đoạn đều là các dạng sa mang lại tai hoạ. 

Tóm lại, nhìn bề ngoài thấy thoải mái, hình thế no đầy, tròn trịa thanh tú, có cây cỏ tươi xanh đó là sa tốt. Ngược lại nhìn bên ngoài cảm giác không dễ chịu, đá núi lởm chởm, cây cỏ tiêu điều, quái thạch ngổn ngang, thế núi nghiêng lệch lún sụt là sa xấu, sa dữ. Đó là căn cứ vào ngoại quan để đánh giá sa tốt hay xấu, phương pháp này hoàn toàn phù hợp với mỹ học hiện đại ngày nay.

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Hỏa Phong Đỉnh (Quẻ số 50 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Hỏa Phong Đỉnh (Quẻ số 50 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 50 Quẻ Hỏa Phong Đỉnh Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết