Tổ sư của phái “Hình pháp” và phái “Lý khí” sau này là ai? Thời kỳ hình thành Thuật phong thuỷ được chia thành hai phái như thế nào?

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 18 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 17/02/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Thời kỳ hình thành phái “Hình pháp” và phái “Lý khí” trong Phong Thủy cập nhật 2024

Phái "Hình pháp" và phái "Lý khí" là hai trường phái phong thủy khác nhau trong phong thủy Trung Hoa cổ đại. Trong bài viết này cùng chúng tôi tìm hiểu nền tảng và sự hình thành của hai phái này trong phong thủy.

Thời kỳ hình thành Thuật phong thuỷ được chia thành hai phái như thế nào? 

Phong thuỷ hình thành thời Tần - Hán. Trong thời kỳ này một số lớn lâu đài cung điện được xây dựng chính là tiền đề vật chất cho ngành Phong thuỷ ra đời. 

Cũng trong thời kì này do ngành Thiên văn học cộng thêm nội dung của ngành Sám vĩ nên Phong thuỷ phân chia thành hai phái. Lấy “đồ trạch” đại biểu cho phái Phong thuỷ học vì trong nội dung lý luận nặng về mê tín nên nghiêng về phải mê tín. Đồ trạch trong thời kì sau thời Tần - Hán cùng với sự thịnh hành của “đổ sám” và “đồ vĩ” trong phong thuỷ dẫn đến thuật xem nhà ở thịnh hành. Gọi là Đồ tức là Hà Đồ, sám tức là lời dự đoán, vĩ cũng như sám là lời dự đoán để giải các ẩn ngữ. Do vì trong thuật Sám vĩ có sơ đồ có sách nên gọi là Đồ sám, Đồ vĩ hoặc gọi chung là Đồ thư. 

Phái phong thuỷ lấy “hình pháp”, “kham dự” làm đại biểu vì chú trọng nhiều hơn đến hình thế núi sông và sử dụng rộng rãi la bàn khiến Phong thuỷ học ngày càng khoa học và thực dụng nên phát triển mạnh hơn. 

Tổ sư của phái “Hình pháp” và phái “Lý khí” sau này là ai? 

Trong thời phát triển đỉnh cao của phong thuỷ vào thời Đường - Tống sinh ra hai phái lớn đó là “Hình pháp học ”và “Lý khí học”. Tổ sư của phái đời Đường là Dương Duẫn Tòng; đời Tống là Lại Văn Tuấn. 

- Dương Duẫn Tòng: Căn cứ sách “Giang Tây thông chỉ viết : “Duẫn Tòng người châu Đậu, là quốc sư đời Hy Tông với chức quan Kim tử quang lộc đại phu coi việc đài địa lí”. Về sau Dương Duẫn Tòng lấy trộm sách trong mật phủ trốn về đất Giang Nam truyền cho Vạn Bá Chiêu, Phạm Việt Phong. Ngày nay xem sách của những người này để lại cũng thấy giống như sách trước kia của Duẫn Tòng. Điều đó nói lên sự cống hiến của Duẫn Tòng trong truyền bá Phong thuỷ. 

Sách “Địa lý chính tông” nói: “Dương Duẫn Tòng tự là Thúc Mậu người châu Đậu (nay là Quảng Đông) ở Giang Nam, hiệu là Thúc Bần”. Ông làm sách: “Nghi long kinh”, “Cảm long kinh”, “Lập truỳ phú”, “Hắc nang kinh”, “Tam thập lục long”... Theo sách “Tống sử” (Nghệ Văn Chí) viết: Dương Duẫn Tòng khi còn sống dốc toàn bộ sức lực cho việc nghiên cứu phong thuỷ để lại cho đời sau rất nhiều tác phẩm. 

[Hình]

Ba ngọn núi nhấp nhô như đoá phù dung sắp nở. Chỉ vì thôn Lạc quay lưng dựa vào nên được gọi là “Phù Dung thôn”. Quy hoạch thiết kế theo cơ cấu “thất tinh bắt đầu” có ẩn ý là thôn trang này có thể dung nạp tinh tú trên bầu trời với hy vọng con cháu đời sau phát đạt phồn thịnh như sao trên trời. 

Tư tưởng của Dương Duẫn Tòng chủ yếu nhấn mạnh hình thế núi sông, mở ra phái “hình pháp ” trong phong thuỷ truyền bá ở miền Giang Nam nên còn gọi là “Phái Giang Nam”.

Điều cần nói ở đây là: Dương Duẫn Tòng là người khởi xướng phái hình thế, nhưng phái này không hoàn toàn chỉ xét về vị trí. Lấy “Ngũ hành” trong thuật xem đất mà nói hai phái đều nói ngũ hành nhưng giải thích không giống nhau, thậm chí còn chia ra “đại ngũ hành” và “chính ngũ hành”. Tống Thoại Vĩnh có viết: “Thế nào là bói đất, trước tiên lấy ngành học địa lý tuy đều theo lời thầy dạy nhưng khó biết được hết nông sâu; 24 vị trí trong ngũ hành cũng có hai thuyết. Từ xưa có đại ngũ hành, Quách Phác cũng theo thuyết này nói sơn gia ngũ hành. Nhưng các vị tiền bối đều nói không hiểu được, nguyên nhân lập ra thuyết này không có gì để khảo cứu, thuyết nào được dùng mà Gần đây Tưởng Văn Cử lại đưa ra thuyết chính ngũ hành để phối hợp 24 vị trí, nhâm quý - hợi - tý là Thuỷ, bính đinh - tỵ - ngọ là Hoả, ... gọi là thuyết Lục nhâm, cho đó là học thuyết của Dương Duẫn Tòng” 

- Lại Văn Tuấn: Lại Văn Tuấn là đại sư xem đất đời Tống người châu Triết Giang (Lệ Thuỷ) từng làm quan ở Phúc Kiến. “Yêu thích thuật xem đất” sau bỏ quan tự hiệu là “bố y tử” (ông áo vải) đi ngao du, đời gọi ông là “Lãi bố y” (ông lười áo vải). Ông có viết hai cuốn sách “Thôi Quan thiên” và “Tứ Khố toàn thư”. Theo lời giới thiệu sách “Tứ Khổ toàn thư” thì “ông đã từng làm sách “Thiệu Hưng đại địa” và “Tam thập lục lệnh”, nhưng nay không tìm thấy. Sách này chia thành bốn chương; long huyệt sa thuỷ đều viết thành lời ca”. Long lấy 24 sơn chia thành âm dương, lấy chấn, canh hơi làm tam cát; tốn, tân, cẩn bính, đoài, đinh làm lục tú ; để làm sự biến đổi, ứng với các huyệt cát hay hung. Huyệt lấy long làm chủ nhưng bẩm thụ khí lại từ hai phía trái phải. Hai chương sa thuỷ lại lấy vị trí để quyết đoán. 

Trong sách “Trừ dư tòng khảo” của Triệu Thanh Dực có viết: “Nói về nhà cửa bắt đầu từ Mẫn Trung (Phúc Kiến) đến Tống Vương Cập Thành thời Tổng thì thịnh hành; thuyết này chuyên về quẻ sao, sơn dương hướng âm, sơn âm hưởng âm chuyển lấy ngũ tinh bát giải để định lý tương sinh tương khắc”. Do đó có thể thấy nguyên lý phương vị bát quái và khí âm dương của Lại Văn Tuấn khiến ông và Vương Cập Thành xứng đáng là đại biểu của phái lý khí. 

Hai phái trong Phong thuỷ học phân chia trong thời kì nào? 

Thuật Phong thuỷ trong quá trình biến đổi lâu dài của mình từng sinh ra nhiều tông phái; trong sách Chu Lễ phản ánh rõ sự phân chia này. 

Trong các hoạt động kiến trúc xây dựng đại để có hai sự kiện: một là chức quan “chuyển coi việc xem đất” (địa quan tư đồ) trực thuộc ngạch quan lại; mà chức quan “chuyển việc xây dựng” (hạ quan tư mã) cũng ngang nhau về quyền hạn. Chủ yếu là khảo sát điều kiện địa lý, tiến hành đánh giá để quyết định quy hoạch. Bao gồm “phương pháp thổ hội”, “phương pháp thổ nghỉ”, “phương pháp thổ nhai”, “phương pháp thổ hoa”, “phương pháp thổ quân”, “phương pháp nhậm như và “phương pháp hình thể”. Hai là: chức quan chuyên coi “lễ thần, trời, người, quỷ trong khi xây dựng cung điện, đình đài” chủ yếu là chiếm tinh bói để chọn đất xây dựng thành phố, cung điện, lăng mộ, nhà thờ. Hai sự kiện này truyền đến đời sau hình thành hai phái phong thuỷ. Trong đời Hán sách “Hán thư của Ban Cố có viết: Đến sau đời Đường - Tống biến hoá thành hai phái hình thế và phái lý khí. 

Trong đời Thanh sách “Phong thuỷ pháp” của Đinh Nội Phác có viết: “Thuật phong thuỷ đại để không ra ngoài hai nhà hình thế, phương vị; nói hình thế tức là nói hình thể; nói phương vị tức là nói về lý khí. Người thời Đường Tống đều có ý thức tông phái chia thành môn phải không thông nhau.” Từ đó ta thấy hình pháp và lý khí trong Phong thuỷ học bắt đầu phân chia ra từ thời Đường - Tống. 

[Hình]

Thị trấn cổ Đông Phụ ở Giang Tây được xây dựng dựa vào thế sơn thuỷ, thể hiện quan niệm chú trọng hình thế phải Giang Tây 

Tại sao Phong thuỷ Giang tây được gọi là đại diện của phải hình thế? 

Phái lấy hình thể làm tôn chỉ gọi là phái hình thế đại biểu của phái này là nhà phong thuỷ thời Đường, Dương Duẫn Tòng. Phái này còn được gọi là phái Giang Tây vì tông sư Dương Duẫn Tòng mang theo một số lớn sách phong thuỷ sang Giang Tây dạy học truyền bá và phát triển phong thuỷ, cũng do vậy phái này là đại diện cho phong thuỷ hình thế. Phái này coi trọng xem hình thế núi non lấy long, huyệt, sa, thuỷ là bốn đề cương lớn, có tính thực dụng cao, lưu truyền rất rộng. Các nhân vật nổi tiếng của phái này ngoài Dương Duẫn Tòng còn có Liêu Ngung, Tăng Văn Dật, Sái Nguyên Định. 

Tại sao Phong thuỷ Phúc Kiến được gọi là đại diện của phái lý khí? 

Phái dùng hình thế làm chính được gọi là phái hình thế đại diện là Dương Duẫn Tòng. Phái này được gọi là phái Giang Tây là bởi Dương Duẫn Tòng đã mang một số lớn các tác phẩm phong thuỷ từ Trường An đến Giang Tây để truyền bá ở đó. Do vậy phong thuỷ Giang Tây được coi là đại diện cho phái hình thế. 

Phái này coi trọng việc xem xét địa thế núi sông lấy long huyệt sa thuỷ làm bốn cương mục có tính thực dụng cao nên lưu truyền rất rộng. Phái này ngoài Dương Duẫn Tòng còn có các đệ tử rất nổi tiếng là Tăng Văn Dật, Liêu Ngung, Sái Nguyên Định... 

Phái hình thế có tác phẩm lí luận chủ yếu nào? 

Phái lí khí phát triển từ “kham dự” thời Đường - Tống. Kham dư chủ yếu bói ngày giờ tốt xấu nên hoạt động của phái phong thuỷ lí khí theo kiểu bói nhà của thời cổ. Về thời gian thì xa xưa hơn phái hình thế là cách bói toán của cổ nhân nên nặng màu thần bí. Nhân vật đại diện của phái này là Lại Văn Tuấn từng làm quan tại Phúc Kiến nhưng không chịu gò bó nên bỏ quan về ngao du sơn thuỷ,viết sách lưu truyền phát triển rộng rãi. Ở vùng Phúc Kiến có nhiều người theo ông như ông Lãn Bố Y. Do đó phong thuỷ Phúc Kiến được gọi là đại diện của phái lí khí . Cơ sở lí luận của phái này còn dựa vào tư tưởng “khí luận” nhiều hơn so với phải hình thế. Khí luận cho rằng: “Tất cả mọi vật đều do khỉ, sông núi đất đai đều do khí, khí là ngôi nhà của vũ trụ. Do đó khí lưu hành tràn lấp vũ trụ, trời đất là một thể của vạn vật, như vậy giữa chúng có sự qua lại lưu thông với nhau đó là lí. Lí là sự tồn tại hiện thực nhưng lại vô hình. Sự kết hợp giữa lí và hình là tượng của khí. Lí nhân khí mà sinh ra. Các nhân vật nổi tiếng của phái này ngoài Lại Văn Tuấn còn có Lí Thuần Phong, cha con Viên Thiên Cang, Lã Tài, Chu Kiệt, Nghiêm Thiện Tư, Cù Huyện; Vương Cập , Mã Chiêu, Vương Hi Nguyên, hai cha con Miêu Huấn, Hàn Hiển... 

Phái lí khí có tác phẩm lí luận chủ yếu nào? 

Đầu tiên là “Cửu Thiên Huyền nữ Thanh Nang hải giác kinh” toàn bộ gồm bảy vạn chữ, bốn quyển, lấy âm dương “Chu Dịch” làm gốc; lấy ngũ hành, quẻ 24 hướng sơn làm nội dung cơ sở, thuyết minh rất tường tận. Tiếp đó là “Trạch Kinh” gồm hai quyển là tác phẩm kinh điển về lí khí, được ghi trong “Tứ Khố toàn thư”. 

Sách “Cửu Thiên Huyền nữ Thanh Nang hải giác kinh” lấy “Chu Dịch” làm chỉ đạo phát huy lí luận về các quẻ. Lời nói đầu có đoạn viết: “Phúc đức của Huyền nữ giáng xuống thần thông thiên địa, thấu suốt mọi nơi, chỉ ra Hà Lạc (Hà đồ Lạc thư), đạo hợp cần khôn, bắt đầu bằng canh giáp, sáng suốt bằng ngũ hành, ...nước nhờ đó mà thái bình, nhà nhờ đó mà sung túc”. Đó là chỉ ra cuốn sách này dùng hệ thống học thuyết Chu Dịch mà tiến hành diễn giải. Xem suốt sách này có hai đặc điểm một là tính chất biên tập dẫn giải của các nhà lí luận phong thuỷ Dương Duẫn Tòng, Tăng Văn Chuỷ. Hai là sự chú trọng về Dịch lí và quẻ. Từ đoạn trích trên ta thấy hầu như giảng về âm dương bát quái đối với hình thế là rất ít. Từ đó suy ra sách này là do phái Phúc Kiến làm ra. 

Về “Trạch Kinh” (kinh về nhà ở) có viết: “Trạch Kinh gồm hai quyển bản cũ ghi là của Hoàng Đế viết... khảo sát thấy khi viết sách vốn không muốn xưng là của Hoàng Đế viết nhưng để thần thoại hoá nên mạo xưng là của Hoàng Đế. Phương pháp này có 24 cách để đoán tốt xấu lấy 8 vị trí hướng càn, khảm, cấn, chấn và thìn là dương; lấy tốn, ly, khôn, đoài và tuất là âm; dương lấy hơi làm đầu, ty làm đuôi; âm lấy ty làm đầu hợi làm đuôi; nhưng chủ trì âm dương tương quan rất có ý nghĩa, lời văn cũng rất nho nhã. Theo “Tống Sử -nghệ văn chỉ loại sách ngũ hành có “sách xem nhà” một quyển nghi là chính sách này, trong loại tướng thuật sách này là cổ nhất.” Như vậy có thể thấy “Hoàng Đế trạch kinh” là sách giả danh nhưng thực chất là sách kinh điển của phong thuỷ đời sau đại diện cho phái lý khí. 

[Hình]

Cửu Thiên Huyền nữ nguyên là một con chim yến, cũng chính là huyền điểu, là hình vẽ của người tộc Thương, theo truyền thuyết bà thường cưỡi phượng hoàng xuống trần gian truyền thụ kiến thức còn thiếu sót cho con người tù binh thư sách lược cho đến các vấn đề trong đời sống hằng ngày. Nhân vì bà từng giúp Hoàng Đế trừ loài huỷ long nên được sùng bái. 

Phái lý khí trong thời Minh - Thanh có những tác phẩm nào? 

Phong thuỷ học phát triển đến thời Minh - Thanh, phái hình thế học và lí khí học đều rất phát triển về lí luận, những nghiên cứu lí luận của các thời trước đến đây đều có sự kế thừa phát huy. 

Đối với phái lí khí thời Minh có “Táng kinh dực” của Liêu Hy Ung làm đại diện. Vì ông tinh thông nghề y nên lấy ý nghĩa về “khổ”, “mạch” trong y học áp dụng vào phong thuỷ. Tác phẩm ông có các chương mang các khái niệm: vọng khí, tam bảo kinh huyệt, mạch hoãn, mạch cấp, mạch nhuyễn, mạch tắc... Cả quá trình xem huyệt cũng như quá trình xem mạch bao gồm: vọng, văn, vấn thiết (nhìn, nghe, hỏi, bắt mạch) cũng là một phát huy trong phong thuỷ lúc bấy giờ. Sở dĩ các nhà phong thuỷ có câu người là vì lí do như vậy”. 

Thời Minh còn có sách viết chuyên về xem nước trong phong thuỷ “thuỷ long kinh” do Tưởng Bình Giới viết. Sách nói về vận chuyển huyền bí của nước, cách tìm mạch nước tự nhiên, luận can chi, bàn về ngũ tinh... đều lấy nước làm đối tượng, lấy khí làm gốc. Đưa ra lí luận về cách tìm sinh khí ở nơi không có đồi núi: “ở nơi bằng phẳng lấy nước làm long, nước tích lại như sơn mạch tụ, nước chảy như sơn mạch chuyển động..” Đây có thể coi là sách đại biểu cho phái lí khí trong thời Minh. 

Các tác phẩm có liên quan đến phái lí khí còn rất nhiều như “La Kinh đính môn châm” của Từ Chi Mạc; “Dương Trạch thập sách” của Vương Quân Vinh thời Minh. “Định Huyệt yếu quyết” của Mai Tự Thực; “Dương Trạch kinh yếu” của Cao Kiến Nam thời Thanh. 

Phái hình thế trong thời Minh - Thanh có những tác phẩm nào? 

Phái hình thế trong thời Minh - Thanh có rất nhiều tác phẩm trong “Địa lí ngũ quyết” đã tổng kết yếu tố cấu thành phong thuỷ gồm 5 phương diện: long, huyệt, sa, thuỷ, hướng. 

Phái hình thế nhấn mạnh “hình” nhưng không phải không hề nói “khỉ, như trong “Táng Kinh dực” viết: “Khí là hình ở dạng vi tế, hình là nơi nương tựa của khí, khí luôn ẩn nên khó biết, hình hiện nên biết rõ. Kinh viết: “Nơi có cát khí, đất thường nổi lên, đó là hình tượng của khí biểu hiện ra ngoài”.(Chương 24 sách giải nan); (Cổ kim Đồ thư tập thành quyển 671), cũng nói như vậy, hình là bên ngoài của khí có hình tức có khí. Quan điểm này thể hiện rõ trong thời Minh - Thanh. Do đó phái hình thế rất chú trọng “long” của linh khí nằm ở đâu; một loạt ý kiến nói về long trong “Âm dương nhị trạch toàn thư” cho rằng “mạch đất di chuyển hay dừng lại, nổi lên hay chìm xuống gọi là long”. Trong “Địa lí đại thành” Diệp Cửu Thăng có giải thích về long là sự phát huy cơ sở lí luận của “trạch kinh”. Trạch kinh nói: lấy hình thế làm thân thể; sách “Sơn pháp toàn thử nói: lấy hình thể làm thân long, thân long gần như quan niệm về địa mạch. 

Tóm lại, phái hình thế rất nhấn mạnh hình thế sơn nên rất chú trọng đến hình thế của sa (tức là núi nhỏ ở xung quanh chủ long). Trong “Dương Trạch hội tâm tập” nhấn mạnh “sa” phải có hình cao to có khí thế, “bởi cơ cấu để thu khí lại, chắn che phong đều nhờ vào sa”. Do đó có thể biết sự phát triển của phái hình thể có quan hệ đến điều kiện địa lí của khu vực miền núi phương Nam Trung Quốc. 

[Hình]

Sơ đồ tông miếu - Cách cục thời Đường - Tống, 

di chỉ còn lại của đời Thanh đại bộ phận đều có cơ cấu phong thuỷ là "trước có nơi coi chầu, sau có phố, trái có tông miếu, phải là đền xã tắc, phướn rồng chắn phía trước, màn gấm che phía sau”.

Bài viết cùng chủ đề

Đổng Công Tuyển Trạch Nhật Yếu Dụng

Đổng Công Tuyển Trạch Nhật Yếu Dụng

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Đổng Công Tuyển Trạch Nhật Yếu Dụng

Quẻ Trạch Địa Tụy (Quẻ số 45 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Trạch Địa Tụy (Quẻ số 45 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 45 Quẻ Trạch Địa Tụy Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết