Tông Sư Phong Thủy Nổi Tiếng: Những đại gia phong thủy được ghi chép có những ai và họ đã cống hiến gì?

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 13 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 05/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Tông Sư Phong Thủy Nổi Tiếng: Những đại gia phong thủy được ghi chép có những ai và họ đã cống hiến gì?

Việc phát triển và kế tục nền phong thủy học từ thời nguyên sơ đến hiện tại luôn là một chủ đề được thảo luận bởi nhiều học giả. Do đó, trong kho tàng kiến thức rộng lớn của lĩnh vực này, cùng với quá trình hình thành lịch sự của nó, hiện tại không có nhiều chuyên gia có thể trình bày toàn diện và chắc chắn các nguyên tắc của phong thủy cho công chúng. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về các nhà phong thủy và những đóng góp của họ trong sự phát triển của phong thủy học.

Những đại gia phong thủy được ghi chép rất sớm có những ai? 

Thời kỳ Tân - Hán hình thành thuật phong thủy, xuất hiện các đại gia phong thủy nổi tiếng như Hoàng Thạch, Quản Lộ, Thanh Ô Tử... 

Hoàng Thạch: Còn gọi là Hoàng Thạch Công. Ông vốn là người thời Tần - Hán, tương truyền đắc đạo thành tiền, được đạo giáo coi là vị thần. Trong cuốn “ Sử ký - Lưu Hậu thế gia” có ghi: “Ông muốn tránh loạn lạc của nhà Tần nên ẩn cư ở Hạ Phì - Đông Hải. Khi đó, Trương Lương âm mưu lật đổ Tần Thủy Hoàng không thành nên trốn chạy đến Hạ Phì, gặp Hoàng Thạch Công dưới chân cầu Hạ Phi. Sau ba lần thử thách Trương Lương, Hoàng Thạch Công đã trao cuốn “Thái Công Binh pháp” cho ông ta, và trước khi từ biệt đã dặn: “Mười ba năm sau, dưới chân núi Cốc Thành ở Tế Bắc sẽ gặp lại Hoàng Thạch Công là ta”. Sau đó Trương Lương đã áp dụng binh pháp mà Hoàng Thạch Công trao cho giúp Hán Cao Tổ Lưu Bang đoạt được thiên hạ. Đồng thời 13 năm sau, ông tới núi Cốc Thành - Tế Bắc tìm được Hoàng Thạch, lập đền thờ tưởng nhớ. Hậu thể lưu truyền gồm có hai cuốn “Hoàng Thạch Công tố thư” và “Hoàng Thạch Công tam lược”. 

- Quản Lộ: “Tam Quốc Chí - Ngụy thư nhị thập cửu” có ghi chép: Quản Lộ tự là Công Minh, vốn người ở đất Bình Nguyên thời Tam Quốc, diện mạo xấu xí, thích uống rượu. Tương truyền năm ông 8, 9 tuổi đã thích ngắm nhìn trăng sao cả đêm không chịu ngủ,cha mẹ ngăn cấm mãi nhưng không được. Ông thường nói: “Tuổi tôi tuy nhỏ nhưng đã biết xem thiên văn”; “Bẫy gà vịt trong nhà còn biết xem giờ, huống hồ là người?”. Lớn lên, Quản Lộ tinh thông Kinh Dịch, hiểu được ý nghĩa uyên thâm, đoán được hướng gió, tinh thông lý số và giỏi việc xem tướng. Bản tính của ông rộng rãi, lấy đức báo oán. Ông cho rằng “Trung - hiếu - tín - nghĩa là căn bản của con người, cần phải coi trọng”, hiếu thuận với mẹ cha, yêu thương anh em, sống tốt với bạn bè. 

- Thanh Ô Tử: Nghe nói ông soạn ra “Táng Kinh”, hậu thế tôn ông làm tổ sư, lấy sách của ông làm kinh điển. Cảnh Dữu đời Bắc Chu trong cuốn “Cảnh Tử Sơn Tập” có ghi: “Thanh Ô xem bói Giáp Ất, Bạch Mã biến mất như sao”. Từ đời Thanh Ô Tử trở đi, phong thuỷ dần dần phần công chuyên nghiệp thành 2 đại chi: phong thủy Dương Trạch (chuyên môn phục vụ cho việc chọn lựa đất đai, nhà cửa và quy hoạch kiến trúc cho người sống) và Phong thủy Âm Trạch (chuyên môn phục vụ chọn nhà, đất đai tướng nhà và quy hoạch kiến trúc cho người chết) 

- Quách Phác: Quách Phác (276 - 324) tự là Cảnh Thuận, người Vấn Hỉ - Tây Sơn. Ông là học giả và nhà văn nổi tiếng đời Tấn. Trong cuốn “Tấn Thư - Bản truyện” có ghi ông tinh thông ngũ hành, thiên văn, thuật bói toán. Năm 25 tuổi, phương Bắc bị Lưu Uyên, Thạch Cần xâm chiếm, chiến tranh loạn lạc liên miên, ông chuyển về Đông Nam. Năm Nguyên để kiện vũ (năm 317) Tư Mã Duệ xưng làm Tấn Vương, tiếp đó kế vị Hoàng Đế, đổi thành Nguyễn Thái Hưng, mời Quách Phác làm Trước tác tá lang, đến năm Vĩnh Xương (năm 322). Trong 5 năm đó, ông đã viết “Khách Ngao” “Giang Vũ”; “Nam Giao Vũ”; “Du Tiên Thi”... nói lên nỗi lòng đau khổ không thể giải toả được của bản thân. Ông còn chú thích mấy bộ thư tịch cổ, trong đó có bản “Sơn Hải Kinh”. 

[Hình]

Tư tưởng phong thuỷ cho rằng thiên, địa, nhân, sinh đều thuộc một thể thống nhất. 

Có phải dán nho Đổng Trọng Thư là người giải thích thêm thuyết ngũ hành? 

Ông đã giải thích trong cuốn “Thượng Thư - Hồng Thọ” như sau: “Mộc cư tả, Kim cư hữu, Hoả cư tiền, Thuỷ cư hậu, Thổ cư trung ương. Mộc cư Đông phương chủ xuân khí, Hoa cư Nam phương chủ hạ khí, Kim cư Tây phương chủ thu khí, Thuỷ cư Bắc phương chủ động khí. Ông còn rút Ngũ hành thành 5 loại thuộc tính vật chất. Thuyết Ngũ hành quy nạp thế giới khách quan được cấu thành bởi 5 nguyên tố cơ bản là Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ. Các sự vật của thế giới tự nhiên và sự phát triển, biến hoá của hiện tượng (bao gồm cả con người) đều là kết quả vận động không ngừng và tương tác lẫn nhau của 5 nguyên tố trên. Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ cùng đối lập, dựa vào nhau để tồn tại và chuyển hoá là quy luật và nguyên nhân sinh sinh, diệt diệt của vạn vật, vạn sự trong vũ trụ. Quan niệm này vừa rõ ràng lại vừa duy vật, tương tự như bảng Chu kỳ các nguyên tố hóa học của khoa học hiện đại và quy luật “Vật chất bất diệt”, có cái khác biệt huyền diệu. 

[Hình]

Đổng Trọng Thư 

Người đề xuất thiết nạn của Phong thuỷ là ai? 

Người đưa ra sớm nhất mà cũng hệ thống nhất, có sức thuyết phục nhất đối với sự phê phán của phong thuỷ đó là Vô thần luận giả Vương Xung nổi tiếng đời Đông Hán (khoảng công nguyên 27 - 97). 

Vương Xung viết bộ “Luận Hằng” 85 cuốn gồm hơn 20 vạn chữ, ông phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa thần bí tôn giáo, trong đó 3 cuốn đề cập đến vấn đề phong thuỷ là “Tứ Vĩ”, “Nam Tuế, “Kiếp Thuật”. Phê phán những thói thịnh hành trong xã hội từ thời Xuân Thu đến thời Đông Hán. 

Thời Đường Thái Tông, Nhân Lã mới là người phê phán sâu sắc cuốn “Tàng Thư” sớm nhất. Ông đã chỉ ra rằng, “Kinh Dịch” và “Lễ Ký” đều chỉ yêu cầu mai táng di thể mà không tính toán gì đến âm dương. 

Quản Lộ thời Tam Quốc có những cống hiến gì cho sự phát triển của Phong thuỷ? 

Quản Lộ là người nước Ngụy thời Tam Quốc, là thuật sĩ nổi tiếng. Ông tinh thông Kinh Dịch, phong thuỷ và bói toán, xem tướng, đồng thời còn sáng tạo ra một bộ lý luận về tướng đất. Quản Lộ đã từng dùng tứ tượng của phong thuỷ để phán đoán cát hung của âm trạch vô cùng ứng nghiệm. Cuốn “Tam Quốc Chí - Ngụy thư - Quản Lộ truyện” có ghi chép: Tương truyền một lần ông đi qua một nấm mộ, dựa vào cây ông thốt lên rằng: “Cây cối tuy rậm rạp nhưng vô hình khả cửu; bài vị tuy đẹp nhưng vô hậu khả thủ. Huyền Vũ tàng đầu, Thanh Long không đủ, Bạch Hổ ngậm thi thể, Chu Tước khóc than, tứ nguy đã hiển hiện, pháp đương hoạ tộc.” Quả nhiên về sau lời nói này ứng nghiệm. Điều này chứng tỏ Quản Lộ giỏi quan sát hình thế sơn thuỷ. Phân tích theo góc độ cấu tạo địa chất hiện đại, “Huyền Vũ tàng đầu” là chỉ ngôi mộ dựa vào sườn núi dốc, không thể an táng trên “Huyền Vũ não”. Tức là một khi ngọn núi đó bị lở hoặc xảy ra vấn đề gì thì sẽ chôn vùi nấm mộ bên dưới. Điều này chính là “Vô hình khá cửu”. 

Chính vì điều này mà theo sử chép Quản Lộ có thuật âm dương và bốc quẻ tương đối cao. Về sau có người mượn danh của Quản Lộ đưa ra quyển trước tác nổi tiếng về thuật xem tướng đất “Quản thị địa lý chỉ mông” và quyển “Quản thị địa viên phiến” ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý đất đai thời cổ đại Trung Quốc. 

[Hình]

Bố cục phong thuỷ của thôn bản có thời Xuân Thu. Dòng nước đi trước cửa nhà bên tay trái tức là vị trí Thanh Long. Có thể an cư lập nghiệp. Hàng cây trước nhà uốn lượn hướng vào trong nhà là cát tượng mời gọi tài vào nhà, vĩnh viễn không có hung họa. 

Kê Khang có cống hiến gì cho sự phát triển phong thủy? 

Kê Khang (223 - 262), tự là Thúc Dạ, người đất Thượng Ngu, huyện Cối Kê ( nay là huyện Thiện Hưng tỉnh Triết Giang). Ông là một trong “trúc lâm tứ hiền” (Bảy người hiện trong rừng trúc). 

Sinh thời, Kê Khang là nhà văn, nhà âm nhạc và nhà tư tưởng nổi tiếng. Ông vốn là con rể của tổng thất nhà Ngụy, đã từng làm đến chức Trung tán đại phu nhưng ghét quan trường đoạt vị, cố ý từ quan về ở ẩn ở rừng trúc, đàn hát ngâm thơ. 

Về triết học, ông khẳng định rằng vạn vật đều do hấp thụ nguyên khí mà ra, chủ trương con người nên quay về với thiên nhiên. Trước tác có mười quyển “Kê Trung tán tập”. Trong đó bài “Nan Trạch vô cát hung nhiếp sinh luận” nổi tiếng trong giới phê bình phong thủy lịch sử. 

Tại sao Quách Phúc đời tấn lại được gọi là Tổ sư mũi to của Phong thủy học? 

Táng giả thừa sinh khí dã, khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ. Cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sở hữu chỉ, cố vị chi phong thủy”. Đoạn văn này được trích trong cuốn “Táng Thư” nổi tiếng của Quách Phác đời Tấn. Câu “phong thủy” lần đầu tiên xuất hiện trong văn hiến cổ đại của Trung Quốc. Theo ghi chép trong “Tấn Thư - Quách Phác truyện”: “ Quách Phác tự là Cảnh Thuận, người Vấn Hỉ - Tây Sơn, từ nhỏ yêu thích kinh thuật, có tài cao, giỏi tính toán âm dương, bói quẻ, tinh thông ngũ hành, thiên văn... Tuy Kinh Phòng, Quản Lộ cũng không bì được”. 

Những ghi chép này xem ra mang màu sắc thần bí, nhưng trên thực tế Quách Phác thực sự là nhà bác học. Ông đã từng chú thích cho một số quyển như “Nhĩ Nhã”; “Vạn Ngôn”; “Sơn Hải Kinh”; “Sở Từ”... Mọi người gọi ông là nhà bác học, nhà văn, thần học, chiêm tinh học. 

Ngoài ra, thực tiễn tướng trạch của Quách Phác cũng vô cùng nhiều. Cuốn “Tấn Thư - Quách Phác truyện” có ghi rằng ông đã từng bốc quẻ cho Tư Mã Duệ, chọn nơi đặt mồ mả cho thân mẫu, xem tướng mộ cho mọi người. Đặc biệt là ông dùng “Thuyết Âm Dương vọng khí khuyên nhủ Tư Mã Duệ: “Thần tiền vận thăng dương vị bố, long âm nhưng tích, “Khảm” vị pháp tượng, hình ngục sở lệ, biến “Khảm” gia “Li”, khuyết tượng niên chức, nghi tương lai tất hữu bạc thực chi biến dã. Thử nguyệt tứ nhất, nhật xuất sơn lục thất trường...hữu thanh hắc chi khí cộng tướng bạc kích...”. Khuyến gián Tư Mã Duệ rằng ông trời có ý, ắt sẽ ngăn cản đại hưng hình ngục. Tư Mã Duệ quả nhiên nghe lời. 

Xét theo “Thuyết Âm Dương vọng khi mà Quách Phác sử dụng, Quách Phác không những nắm rõ học thuyết âm dương mà còn thành thạo thực tiễn ứng dụng, xuyên suốt tư tưởng của Khí luận. Dân gian lưu truyền tác phẩm “Táng Thư” của Quách Phác. Bởi vì luận điểm chủ yếu trong “Táng Thư” là “sinh khí luận”. Mọi người tôn sùng và gọi ông là ông tổ mũi to của phong thủy thực đúng vô cùng. 

[Hình]

Quách Phác 

Những đại sư Phong thủy học thời Đường gồm những ai? 

Đại sư phong thủy đời Đường chủ yếu có Viên Thiên Canh, Lý Thuần Phong, Dương Quân Tùng, Trương Toại. 

- Viên Thiên Canh: Người Thành Đô - Ích Châu (nay là Thành Đô - Tứ Xuyên) đời đầu nhà Đường. Ông giỏi xem phong thủy, đã từng làm Diêm quân lệnh thời Tùy, Hỏa Sơn lệnh thời Đường. Tác phẩm gồm có “Lục Nhầm khóa”; “Ngũ Hành tướng thư”; “Dị kính huyền yếu”. 

- Lý Thuần Phong (602 - 670) người Ung - Kì Châu (nay là Phượng Tường - Thiểm Tây). Ông được mọi người gọi là đại gia chiêm tinh trong lịch sử Trung Quốc. Tác phẩm “Ất Tỵ chiêm” được coi là điển tịch chiêm tinh học chiếm vị trí quan trọng trong lịch sử văn hóa Trung Quốc. Nhưng bản thân Lý Thuần Phong lại là nhà Thiên văn học, ông đều có những cống hiến cho ngành Thiên văn học và Toán học, Khí tượng học. 

- Dương Quân Tùng: Tương truyền Dương Quân Tùng bản danh ích, tự Thúc Mậu, Quận Tùng là hiệu của ông, sống tại Giang Tây. Ông đã viết “Nghi long kinh”; “Hắc Nang kinh”; “Cảm Long kinh”; “Tam Thập Lục long”. Trong “Tống Sử - Nghệ văn chỉ ghi rằng quyển “Chính Long tử kinh” cũng là do ông viết. Đường Hỉ Tổng phong cho ông là Quốc sư, chức quan Kim tử quang lộc đại phu, nắm giữ linh đài địa lý. Đời Đường bị diệt vong, ông từ quan về ở ẩn, mất tại Lữ Châu. Thuật phong thủy của ông được lưu truyền từ đời Đường, tại Giang Tây ông truyền thụ cho đệ tử, các đệ tử quảng bá thuật phong thủy của ông rất rộng rãi. 

- Trương Toại: (683 - 727), pháp hiệu Nhất Hành, người Xương Lạc - Ngụy Châu (nay là huyện Nam Lạc - Hà Nam), là nhà thiên văn học và Phật học nổi tiếng thời Đường Tăng tổ của Trương Toại là công thần của Đường Thái Tổ Lý Thế Dân. Gia tộc họ Trương vào thời Võ Tắc Thiên đã suy yếu. Từ nhỏ ông đã chăm chỉ học âm dương ngũ hành, lớn lên nổi tiếng là người có kiến thức uyên thâm. Để tránh bị Võ Tắc Thiền dụ dỗ, ống cạo trọc đầu làm sư, lấy tên là Nhất Hành và học kinh điển Phật giáo và Thiên văn học ở Tung Sơn, Thiên Đài Sơn. Ông đã từng dịch rất nhiều kinh Phật của Ấn Độ và sau này thành người lãnh đạo phái Mật Tông. Thành tựu cả đời của ông là biên tập cuốn “Đại Diễn lịch”. Ông cũng cống hiến nhiều cho ngành Thiên văn học.

Đại sư lý học thời Tống là Trình Di có những cống hiến gì cho sự phát triển của Phong thủy học? 

Trình Di (1033 - 1107), tự Chính Thức, người Lạc Dương - Hà Nam. Ông là một trong những người sáng lập tư tưởng và lý học thời Bắc Tống, các học giả gọi ông là Y Xuyên Tiên sinh. Về mặt Triết học, Trình Di và Trình Hạo đều coi “lý” là phạm trù tối cao, coi “lý” là nguồn gốc của thế giới. Trình Di cho rằng, lý là căn nguyên của vạn sự vạn vật, nó vừa ở trong vạn vật lại vừa ở ngoài vạn vật. Đạo tức là lý, là hình nhi thượng, khí của âm dương là hình nhi hạ. Rời bỏ âm dương là vô đạo. Tuy nhiên đạo không chỉ có trong âm dương mà tất cả cái gì thuộc âm dương thì thuộc đạo. Ông còn phân biệt rõ ràng hình nhi thượng và hình nhi hạ. Lý của hình nhi thượng là căn cứ tồn tại của hình nhi hạ. Từ đó dùng mối quan hệ thể dùng để chứng minh mối quan hệ của lý với sự vật, lý là “thể”, còn sự vật là “dụng”. Trình Di thừa nhận mọi sự việc đều có quy luật, trời phải cao và đất phải sâu, vạn vật vạn sự là điều đương nhiên đều có lý. Giữa trời và đất chỉ có một lý, lý này tồn tại mãi mãi. Như vậy, ông đã trừu tượng hóa, tuyệt đối hóa quy luật của vạn vật, khiến cho chúng trở thành thực thể độc lập. Ông công nhận mỗi một sự vật đều phát triển đến một hạn độ nhất định, tức là hướng chuyển hóa phản diện. Trình Di nói: “Vật cực tất phản, kỳ lý tử như thử”. Trình Di đề xuất tư tưởng đối lập, ông nói: “Mọi vật trong trời đất đều có sự đối lập như có dương ắt phải có âm, có thiện chắc chắn sẽ có ác”. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “Chu Dịch Trình Thị truyện”, nó đã cung cấp cho các nghiên cứu tài nguyên tư tưởng quý giá mà còn là tác phẩm quan trọng trong sự phát triển Phong thủy học cổ đại.

[Hình]

Không gian yên tĩnh, có thể tàng phong tụ khít, đáp ứng được nhu cầu thoát tục ổn cư của các đại phu, nhân sĩ thời xưa. 

Đại sư phong thủy thời Tống chủ yếu có những ai? 

Thời Tống chủ yếu có những đại sư phong thủy như Thái Nguyên Định, Lại Văn Tuấn. 

- Thái Nguyên Định: Tự Lý Thông, hiệu Tây Sơn, người Ma Sa, thành phố Kiến Dương, tỉnh Phúc Kiến. Ông sinh năm Nam Tống Thiệu Hưng thứ năm, mất năm Khánh Nguyên thứ tư, thọ 64 tuổi. Ông là nhà lý học, luật lữ học, học giả nổi tiếng. Từ nhỏ ông rất thông minh, lanh lợi, giỏi thư sử, được cha dạy “chính mạch” của Khổng, Mạnh; “Ngữ Lục” của Trình Di và Trình Hạo, “Kinh Thế của Thiệu Thị, “Chính Mông” của Trương Thị nên từ nhỏ đã nắm bắt được nền tảng nghĩa lý và số học. Cả đời ông không màng đến danh lợi, không tham gia khóa cử. Về sau có người tiến cử, Hoàng Để hạ chiếu vào cung nhưng ông từ chối không đi. Năm 19 tuổi ông biết xem thiên văn, địa lý, hà lạc, tinh thông binh pháp. Tác phẩm nổi tiếng là “Đại Học thuyết”; “Dịch Học khải mông”; “Luật Lữ tân thư”; “Hồng Phạm giải”; “Hoàng Cực Kinh Thế chỉ yếu”; “Đại Huyền chỉ yếu”. Cuối đời ông mắc phải họa “vị học”, bị đày về Đạo Châu - Hồ Nam rồi mất ở đó. 

- Lại Văn Tuấn: Đại sư thuật tướng địa thời Tống, ông sinh vào thời sự việc nhiễu loạn nên rất khó khảo chứng. Tương truyền ông có tự là Thái Tổ, người Xứ Châu, từng làm quan ở huyện Kiến Dương - Phúc Kiến. Ông rất thích thuật tướng địa nên từ quan đi phiêu bạt giang hồ, tự hiệu là Bố Y Tử, mọi người gọi ông là Lại Bố Y. Tác phẩm nổi tiếng: “Thiệu Hưng Đại Địa bát linh” và “Tam Thập Lục linh”. 

[Hình]

Ngôi đình dựa bên dòng nước giúp dân làng có chỗ nghỉ ngơi sau những công việc mệt nhọc, vất vả.

Bài viết cùng chủ đề

Tổng Hợp 42 Câu Hỏi Về Kì Môn Độn Giáp và Lời Giải Chính Xác Nhất

Tổng Hợp 42 Câu Hỏi Về Kì Môn Độn Giáp và Lời Giải Chính Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Giải đáp chi tiết 42 Câu Hỏi Về Kì Môn Độn Giáp

Người Có Nhóm Máu O Có Tính Cách Như Thế Nào Và Cách Để Tiếp Cận Họ

Người Có Nhóm Máu O Có Tính Cách Như Thế Nào Và Cách Để Tiếp Cận Họ

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Người Có Nhóm Máu O Có Tính Cách Như Thế Nào Và Cách Để Tiếp Cận Họ

Quẻ Địa Hỏa Minh Di (Quẻ số 36 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Địa Hỏa Minh Di (Quẻ số 36 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 36 Quẻ Địa Hỏa Minh Di Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết