Âm Lịch và Dương Lịch là gì? Ý Nghĩa và Nguồn Gốc Hình Thành

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 21 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 10/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Âm Lịch và Dương Lịch là gì? Ý Nghĩa và Nguồn Gốc Hình Thành

Âm: Chỉ ban đêm, chỉ Mặt trăng.
Dương: Chỉ mặt trời.
Lịch: Phương pháp tính thời gian: Giờ, ngày, tháng, năm. 

Khái Niệm Âm Lịch và Dương Lịch

Âm lịch là phương pháp tính thời gian dựa theo sự vận động của Mặt trăng quanh Trái đất.
Dương lịch là phương pháp tính thời gian dựa theo sự vận động của Trái đất quanh Mặt trời. Năm dương lịch hiện tại là năm 2024.

Ý Nghĩa và Nguồn Gốc Hình Thành

Thuở ban đầu, con người quan sát thế giới bên ngoài mà có khái niệm về thời gian.
Từ khi Mặt trời mọc cho đến khi Mặt trời lặn, bóng tối bao trùm, rồi thấy Mặt trăng mọc lên tỏa sáng mát dịu, cho con người khái niệm về thời gian: Ngày và đêm. Ngày mà ban đêm không thấy Mặt trăng gọi là Sóc, ngày mà ban đêm có trăng tròn là Vọng. Thời gian từ ngày không trăng này cho đến ngày không trăng tiếp theo gọi là Nguyệt hay Ngoại (tháng).
Thời tiết thay đổi từ ấm qua nóng bức, rồi mát mẻ và lạnh lẽo, diễn tiến tuần hoàn cho ý niệm về Quý tức là mùa.
Căn cứ vào các hiện tượng thiên nhiên kể trên, con người sáng tạo ra lịch để định ngày thích hợp gieo cấy mùa màng và ghi chép các sự kiện lịch sử.
Mỗi vùng dân cư trên thế giới đều có loại lịch riêng, như lịch của Ai Cập, của Hy Lạp, của Ả Rập, của Trung Hoa,... nhưng tựu chung có hai loại: Dương lịch và  Âm lịch.

Các Loại Dương Lịch Và Cách Tính Thời Gian Theo Dương Lịch

Dương lịch là loại lịch tính thời gian theo sự chuyển động của Trái đất xung quanh Mặt trời.
Có nhiều loại Dương lịch, như lịch của Hoàng Đế La Mã Jules César (101- 44 trước Công nguyên), [gọi là Calendrier Julien], lịch của Đức Giáo Hoàng Grégoire XIII (15721585), [gọi là Calendrier Grégorien],v,v... Nhưng lịch Grégorien thì hiện nay được toàn thể giới công nhận và sử dụng. . Một năm Dương lịch là khoảng thời gian mà Trái đất quay giáp một vòng xung quanh Mặt trời, bằng 365,25 ngày tức là 365 ngày lẻ 1 ngày, tức lẻ 6 giờ. Như vậy, trong 4 năm sẽ dư ra 24 giờ, tức là dư ra 1 ngày. Ngày dư này được gọi là ngày nhuận, và được đặt là ngày 29 của tháng 2 Dương lịch.
Vậy cứ 4 năm Dương lịch thì có 1 năm nhuận, tháng nhuận là tháng hai, bình thường tháng hai có 28 ngày, nhưng tháng hai nhuận có 29 ngày.
Dương lịch Grégorien lấy năm Giáng sinh Đức Chúa Jesus Christ làm năm thứ 1 gọi là Công nguyên: trước năm này gọi là trước Công nguyên (tính bằng số âm) và sau năm này gọi là sau Công nguyên.

Các Loại Âm Lịch Và Cách Tính Thời Gian Theo Âm Lịch

Âm lịch là lịch làm ra căn cứ vào sự vận chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất.
Trên thế giới có nhiều loại  m lịch:  m lịch của Babylone, của Hồi giáo, của Trung Hoa. Các nhà làm  m lịch đã cố gắng phối hợp với Dương lịch, để các tiết khí hậu trong một năm được hợp lý nhất.
Âm lịch Trung Hoa được phát minh từ thời Thượng cổ, đời vua Phục Hy (2852 trước Công nguyên). Vua Phục Hy quan sát sự biến đổi và di chuyển của Mặt trăng quanh Trái đất mà sáng tạo ra  m lịch. Tên của ngày, tháng, năm Âm lịch được đặt theo Can Chi.
Can là Thập Thiên can, 10 can của trời, gồm: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
Chi là Thập nhị Địa chi, 12 chi của đất, gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão (Mẹo), Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Khi kết hợp 10 Thiên can và 12 Địa chi, chúng ta được 60 tên gọi, ấy là một chu kỳ, gọi là Lục thập Hoa Giáp. Âm lịch Trung Hoa còn được gọi là Âm lịch Can Chi, dần dần được hoàn chỉnh, sử dụng ở các nước phương Đông chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa như: Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Mông cổ,..
Do đó, theo truyền thống của dân tộc ta, Đạo Cao Đài sử dụng  m lịch là chính, còn Dương lịch là phụ. Các ngày lễ, vía, ngày hội đều lấy theo  m lịch.
Một tháng  m lịch, kể từ lúc không trăng cho đến lúc không trăng tiếp theo (đúng một tuần trăng) là 29,53 ngày Mặt trời. Đây là một số lẻ, nên nhà làm lịch đặt ra: tháng  m lịch 29 ngày là tháng thiếu (Tiếu ngoạt), và tháng 10 ngày là tháng đủ (Đại ngoạt). Các tháng  m lịch thiếu và đủ xen kẽ nhau. Do đó, một năm  m lịch có: 29,53 x 12 = 354,36 ngày, ít hơn năm Dương lịch vì năm Dương lịch có 365,25 ngày. - Số ngày ít hơn là: 365,25 - 354,36 = 10,89 ngày.
Trong 3 năm, số ngày Âm lịch ít hơn Dương lịch: 10,89 x 3 = 32,67 ngày.
Để phù hợp với năm Dương lịch và không sai lệnh mấy so với thời tiết trong một năm, thì cứ 3 năm Âm lịch, người ta thêm vào một tháng nhuận, để cho số ngày trong 3 năm của |  m lịch và Dương lịch được gần bằng nhau.
Cho nên, đối với  m lịch, sau 3 năm có một năm Nhuận và năm Nhuận đó có 13 tháng.

Tính Toán Tháng Nhuận

Ý tưởng thô sơ về tần suất tháng nhuận trong các lịch âm dương có thể thu được bằng tính toán sau, sử dụng độ dài gần đúng của tháng và năm theo ngày:
  • Năm: 365,25; Tháng: 29,53
  • 365,25/(12x29,53)=1,0307
  • 1/0,0307=32,57 tháng thông thường giữa các tháng nhuận
  • 32,57/12 -1=1,7 năm thông thường giữa các năm nhuận
Chuỗi tượng trung cho trật tự nằm thường và nhuận là ccLccLcLccLccLccLcL (Trong đó c là năm thường, L là năm nhuận), nó cũng là chu kỳ Meton 19 năm cổ đại. Lịch Do Thái và Phật lịch hạn chế thắng nhuận chỉ vào một háng trong năm, vì thế số tháng thường giữa các tháng nhuận thường là 36 tháng nhưng đôi khi chỉ là 24 tháng. Âm Dương lịch Trung Quốc và Hindu cho phép tháng nhuận có thể xảy ra sau hay trước (tương ứng) tháng bất kỳ nhưng sử dụng chuyển động thật sự của Mặt Trời, vì thế cacsc tháng nhuận của các lịch này nó chung thông thường không xảy ra trong một vài tháng mà trái đất gần điểm cận nhật, khi mà tốc độ biểu kiến của Mặt Trời dọc theo Hoàng đạo là nhanh hơn (trong kỷ nguyên J20000 là khoảng ngày 3 tháng 1). Điều này làm tăng số lượng thông thường của các tháng thường và các tháng nhuận tới khoảng 34 tháng khi hai năm thường xen giữa các năm nhuận và làm giảm tháng thường xuống khoảng 29 tháng khi chỉ có một năm thường xen giữa hai năm nhuận.

Bài viết cùng chủ đề

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Về Hôn Nhân Và Nghề Nghiệp Chuẩn Xác Nhất

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Về Hôn Nhân Và Nghề Nghiệp Chuẩn Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Cách xem bói chỉ tay phán đoán hôn nhân và nghề nghiệp, tìm hiểu sự thích hợp với nghề nghiệp, xác định tính cách và quan niệm cá nhân của một người. Vân tay hình chữ M nói nên điều gì? Các cách bắt tay có thể nói nên điều gì về đối phương? Các khớp ngón tay thể hiện điều gì?

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Dần - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Dần - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Lương Duyên Tiền Định Người Tuổi Dần - Xem Tuổi Chọn Vợ Chọn Chồng

Chính Tinh Phú Giải

Chính Tinh Phú Giải

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Chính Tinh Phú Giải