“Hà Đồ" là gì? “Lạc Thư” là gì? và Ý Nghĩa trong phong thủy

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 48 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 10/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

"Hà Đồ và Lạc Thư" trong phong thủy là gì? và chúng được hình thành như thế nào?

Chào mừng các bạn đến với bài viết về "Hà Đồ và Lạc Thư" trong phong thủy cập nhật 2024. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai bản vẽ vũ trụ này và các ý nghĩa và công dụng mà chúng có trong việc phân tích và xem xét tình hình và khả năng trong cuộc sống.

“Hà Đồ" là gì?

Hà Đồ là một bản vẽ vũ trụ trong phong thủy, có 55 điểm đen trắng đại diện cho các số vũ trụ và có ý nghĩa về sự phối hợp giữa âm dương, thiên địa và các yếu tố khác trong cuộc sống. Nó được coi là một công cụ hữu ích trong việc phân tích tình hình và xem xét những khả năng và cơ hội trong cuộc sống.

“Lạc Thư” là gì?

Lạc thư là bản vẽ hậu thiên vũ trụ, còn gọi là bản vẽ vũ trụ thu hẹp.

“Sông Hà xuất hiện Đồ; sông Lạc xuất hiện Thư” tại sao được thời cổ đại cho là điềm may mắn? 

Tương truyền từ rất xa xưa ở trên bãi bên sông Hoàng Hà phía bắc Lạc Dương một năm nọ dưới sông xuất hiện một con quái vật. Từ đó ở vùng này ruộng vườn dần dần hoang vu, tiêu điều, nhân dân vô cùng khổ sở không biết sống bằng cách gì. Thế là mọi người tìm đến Phục Hy. Phục Hy cầm bảo kiếm đến bên bờ sông, thì ra quái vật ở sông Hoàng Hà là một con Long mã. Long mã thấy Phục Hy liền quỳ xuống xin tha mạng, mấy ngày sau Long mã cõng một tấm ngọc trên lưng đến dâng Phục Hy. Trên tấm ngọc có vẽ các điểm đen nhỏ và các hình vẽ kì quái, đó chính là Hà Đồ. Từ đó về sau Phục Hy qua nghiên cứu Hà Đồ mà tìm ra bát quái và viết thành Kinh Dịch. 

Còn với Lạc Thư (Sách Lạc) lại nói từ chuyện Đại Vũ trị thuỷ. Khi xưa để làm thông dòng chảy Đại Vũ đào Long môn, nước hồ ở phía nam Long môn chảy vào sông Lạc, đáy hồ từ từ hiện ra. Từ giữa hồ bò ra một con rùa cực lớn. Thủ hạ của Đại Vũ tuốt gươm toán chém nhưng Đại Vũ ngăn lại rồi thả rùa xuống sông Hạc. Con rùa ấy đem một khối ngọc sáng lóng lánh từ đáy hồ lên dâng Đại Vũ để cảm ơn. Khối ngọc ấy là “Lạc Thư”. Trên mặt “Lạc Thư” có viết 65 chữ màu đỏ, qua khổ công nghiên cứu cuối cùng chỉnh lí thành chín mục nội dung bao gồm lịch pháp, trồng trọt và pháp luật. Về sau người ta theo đó viết thành một bộ sách khoa học kinh điển đó là: “Hồng Phạm thiên”. 

“Sông Hà xuất hiện Đồ; sông Lạc xuất hiện Thư được người cổ đại cho là điềm lành như Kỳ lân, Phượng hoàng xuất hiện, được cho là báo hiệu thiên hạ thái bình, nước mạnh, dân giàu. Trải bao đời vua chúa đều tạo những “điềm lành” để biểu thị lòng trời giúp đỡ nhân dân quy thuận. 

Thực ra, Hà Đồ và Lạc Thư là những bức vẽ về địa lí và thiên văn thời Trung Quốc cổ đại, đó là nguồn gốc âm dương, ngũ hành, thuật số, được ngành phong thuỷ học và các ngành khoa học khác thời cổ Trung Quốc áp dụng rộng rãi, có giá trị lịch sử rất cao. Cho đến ngày nay thế giới bí mật của Hà Đồ, Lạc Thư chúng ta vẫn chưa hoàn toàn hiểu biết hết và vẫn còn cần thâm nhập khảo chứng thêm. 

[Hình]

Hà Đồ và Lạc Thư

“Hà Đồ" hình thành như thế nào? 

Hà Đồ là hình vẽ bản thể vũ trụ tiêu nhiên hay gọi là bản vẽ vũ trụ theo nghĩa rộng. Trong đó có 55 điểm đen trắng, đại diện cho “con số vũ trụ 55”. Trong đó các điểm trắng là các số lẻ 1-3 -5 -7 -9 là dương, là trời, là thiên số. 

Các điểm đen là số chẵn 2- 4- 6 - 8 -10 đại diện cho âm, cũng đại diện cho đất gọi là “địa số”. 

Thiên số cộng lại là 25, địa số cộng lại là 30. Cả hai là 55, do vậy gọi là “Số thiên địa là 55”. 

Trong Hà Đồ còn gọi 5 số từ 1 đến 5 là “ Số sinh” (sinh ra); từ 6 đến10 gọi là “Số thành” (trưởng thành); quan hệ giữa hai nhóm số này là sự tương sinh tương khắc. Trong hình vẽ có năm vị trí đông, tây, nam, bắc và ở giữa đều do một số chẵn một số lẻ hợp thành, biểu thị trên cõi đời này muôn vật đều là sự phối hợp âm dương mà thành; hoặc là thiên sinh - địa thành hoặc địa sinh - thiên thành mà nên. Ý nghĩa cơ bản của Hà Đồ là: 

Thiên sinh Thuỷ ở 1, địa thành Thuỷ ở 6; 

Địa sinh Hoả ở 2, thiên thành Hoa ở 7; 

Thiên sinh Thổ ở 5, địa thành Thổ ở 10; 

Địa sinh Kim ở 4, thiên thành Kim ở 9; 

Thiên sinh Mộc ở 3, địa thành Mộc ở 8;

“Lạc Thư” được hình thành như thế nào? 

Lạc thư là bản vẽ hậu thiên vũ trụ, còn gọi là bản vẽ vũ trụ thu hẹp. Quẻ tiên thiên là căn bản, quẻ hậu thiên là tác dụng. Lạc thư dùng từ 1 đến 9 gồm 9 sổ. Trong đó các số lẻ 1- 3 - 5 -7 - 9 là dương, tượng trưng Thiên đạo; số chẵn 2 - 4 - 6 - 8 là âm, tượng trưng Địa đạo. Lạc thư có ý nghĩa cơ bản quan trọng là: chở 9, che 1, phải 3 trái 7, 24 là vai, 18 là chân, 5 ở bụng. Đó là số Lạc Thư. 

1, 3, 9, 7 gọi là “tứ chính” đại biểu cho “nhị chí nhị phân” tức là : Bắc – Đông chí; Nam Hạ chí; Đông – Xuân phân; Tây – Thu phân. 

2, 4, 8, 6 “là tứ duy”đại diện cho “tứ lập tức là Lập xuân - Đông bắc; Lập thu — Tây nam; Lập hạ - Đông nam; Lập đông – Tây bắc. 

[Hình]

Lạc Thư 

Quy luật vận hành thiên đạo của Lạc Thư như thế nào? 

Quy luật vận hành thiên đạo của Lạc Thư là: Khí Dương từ phía Bắc phát ra theo chiều thuận kim đồng hồ quay sang trái, sau đó trải qua phía Đông tăng dần sau khi lên đến phía Nam là cực đại, rồi lại chuyển dần sang phía Tây và yếu dần đi. Do đó số lẻ 1 ở phía Bắc biểu thị khí Nhất dương mới sinh; số 3 ở phía Đông biểu thị khí Tam dương đang mạnh; số 9 ở phương Nam biểu thị khí Cửu dương mạnh nhất; số 7 ở phương Tây biểu thị khí Tịch dương yếu dần đi.

Quy luật vận hành Địa đạo của Lạc Thư như thế nào? 

Quy luật vận hành Địa đạo của Lạc Thư là: Khí âm từ góc Tây Nam phát sinh lấy số chẵn 2 để biểu thị sau đó đi ngược kim đồng hồ xoay đến Đông Nam. Số chẵn 4 trên góc Đông Nam biểu thị âm khí đến đó đã tăng trưởng, đến góc Đông Bắc am khí đạt mạnh nhất lấy số 8 để hiển thị; số 6 ở trên góc Tây Bắc biểu thị đến đây âm khí đã suy dần đi và mất hẳn. Số 5 ở giữa tức là 3 và 2 tượng trưng số Địa hoà. 

Chu Văn Vương căn cứ Lạc Thư suy diễn ra những gì? 

Theo truyền thuyết, hậu thiên bát quái là do Chu Văn Vương căn cứ Lạc Thư mà suy diễn ra. Theo Kinh Dịch”: Đế xuất phát từ Chấn, đầy đủ ở Tốn, gặp nhau ở Ly, ở Khôn, nói ở Đoài, chiến đấu ở Càn, vất vả ở Khảm, thành công ở Cấn. 

Số hoà ở góc đối trong hậu thiên bát quái là 10 gọi là hợp số. Hai tay có mỗi tay 5 ngón hợp lại là 10 gọi là hợp 10. Người Trung Quốc, người Ấn Độ và tín đồ Thiên Chúa giáo đều chắp hai tay làm lễ gọi là “hợp thập”, cũng gọi là hợp thích. Có hợp thích hay không? Đó là số hậu thiên, cái lí thích hợp cũng từ đây mà ra. Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9 là hậu thiên số. 

[Hình]

Tượng Chu Văn Vương

“Chu Dịch” hình thành trên cơ sở Hà Đồ, Lạc Thư như thế nào?

“Hà Đồ, Lạc Thư” là truyền thuyết về nguồn gốc hai cuốn sách “Chu Dịch” và “Hồng Phạm” của nhà Nho thời cổ đại. Sách “Kinh Dịch” có viết: “ Trời sinh vạn vật, thánh nhân noi theo; Trời đất biến hoá, thánh nhân học theo; Trời cho hình tượng xem thấy lành dữ, thánh nhân làm theo; Hoàng Hà xuất hiện Đồ, Lạc Hà xuất hiện Thư, thánh nhân noi theo”. Theo truyền thuyết cổ đại, thời Phục Hy xa xưa xuất hiện Hà Đồ, thời Hạ Vũ trị thuỷ xuất hiện Lạc Thư. Phục Hy làm ra bát quái từ Hà Đồ gọi là Tiên thiên bát quái. Chu Văn Vương từ Lạc Thư suy diễn ra Hậu thiên bát quái với 64 quẻ. Sách “Sử kỉ viết: “Tây Bắc (chỉ Chu Văn Vương) bị tù ở Cơ Lí, diễn ra sách Chu Dịch do đó mà biết Chu Dịch làm ra từ Hà Đồ, Lạc Thư.

Ý Nghĩa "Hà Đồ và Lạc Thư" trong phong thủy

Hà Đồ được coi là sinh ra từ Tiên Thiên Bát Quái và theo chiều thuận, tương đương với chiều kim đồng hồ. Âm Dương không bao giờ chống lẫn nhau trong Hà Đồ. Trái lạc, Lạc Thư được coi là sinh ra từ Hậu Thiên Bát Quái và theo chiều nghịch, tương đương với chiều ngược với chiều kim đồng hồ. Trong Lạc Thư, Âm Dương có xu hướng ghen ghét kiềm chế nhau. Hà Đồ được coi là thể, còn Lạc Thư là dụng. Hà Đồ là chủ thường và Lạc Thư là chủ biến. Hà Đồ trọng họp và Lạc Thư trọng phân. Âm Dương trong cả hai hình vẽ luôn ôm ấp nhau và không thể chia cắt.

Bài viết cùng chủ đề

Người Có Nhóm Máu O Có Tính Cách Như Thế Nào Và Cách Để Tiếp Cận Họ

Người Có Nhóm Máu O Có Tính Cách Như Thế Nào Và Cách Để Tiếp Cận Họ

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Người Có Nhóm Máu O Có Tính Cách Như Thế Nào Và Cách Để Tiếp Cận Họ

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Xuân Mệnh Khuyết Kim

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Xuân Mệnh Khuyết Kim

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

MÙA XUÂN - MỆNH KHUYẾT KIM (Những người sinh từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 4 tháng 5 dương lịch)

“Khí luận” trong Phong thuỷ học nhà đất là gì? Tại sao nói “Khí luận” là lý luận quan trọng trong Phong thuỷ học?

“Khí luận” trong Phong thuỷ học nhà đất là gì? Tại sao nói “Khí luận” là lý luận quan trọng trong Phong thuỷ học?

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

“Khí luận” trong Phong thuỷ học nhà đất là gì? và tại sao Khí luận lại quan trọng