Tại sao Phong thuỷ học chịu ảnh hưởng của “Học thuyết âm dương”?

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 10 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 09/01/2024
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ảnh hưởng của “Học thuyết âm dương” đối với sự phát triển của Phong thuỷ học? 

"Học thuyết âm dương" là một khái niệm quan trọng trong phong thủy học và có những ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lĩnh vực này. Học thuyết âm dương là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào đối với sự phát triển của phong thuỷ học? Hãy đọc bài viết cập nhật mới nhất 2024 dưới đây để tìm hiểu thêm.

Quan niệm “Âm dương” hình thành như thế nào? 

Quan niệm “âm dương” thành thục muộn nhất từ đời nhà Ân khoảng 3.000 năm trước. Khi đó tổ tiên chúng ta, ngày làm đêm nghỉ thuận theo âm dương và “Xem xét âm dương” để đúc rút kinh nghiệm và nhận ra rằng: trong sản xuất nếu hướng dương thì bội thu, hướng âm thì thất thu. Trong thời kỳ Ân - Thương “Chu dịch” hình thành hệ thống quan niệm âm dương. “Kinh Dịch” tuy không đề cập khái niệm âm dương nhưng dùng các vạch khác nhau để biểu thị. Sách “Dịch truyện” cuối cùng ra đời vào cuối thời Chiến Quốc chính là thời kỳ chuyển từ chế độ nô lệ sang phong kiến. Hệ thống tư tưởng triết học trong “Dịch truyện” hoàn toàn thích ứng với sự biến hoá giữa quan hệ và hình thế chính trị trong một thời kỳ lịch sử. Nó biểu thị quy luật biến hoá âm dương vô cùng sống động, lấy sự đối lập thống nhất âm dương là đạo làm trung tâm triển khai thành hai vế. 

[Hình]

Thái cực đồ là hình hai con cá đen và trắng trong một hình tròn, tục gọi là cả âm dương. Với nội dung rất đơn giản nhưng ý nghĩa rất sâu xa, phong phú, biểu thị hình tượng âm dương chuyển vần, đắp đổi biến hóa vô cùng.

Sách dịch chỉ ra rằng: âm dương do thái cực sinh ra là lưỡng nghi. Vì vậy đạo và thái cực là phạm trù cao nhất có cùng ý nghĩa và đều là nguồn biến hoá của âm dương sự hài hoà giữa “thiên, địa, nhân”, là sự thể hiện của đạo âm dương trong vạn vật. Đó cũng là ý nghĩa trung tâm của “Lý lận âm dương hoá sinh”. 

Sách “Dịch - Hệ từ hạ” viết: “Trời đất hun đúc, vạn vật hoá sinh”, đó tức là nói âm dương giao tiếp hài hoà với nhau theo Kinh Dịch nói Càn và Khôn giao hoà để tạo ra 64 quẻ Kinh Dịch” cũng nhiều lần bàn đến vấn đề âm dương hoà hợp: “Trời đất giao hoà mà muốn vật thống, trên dưới giao hoà mà chí khí hoà đồng, Trời đất cảm ứng mà sinh ra vạn vật, thánh nhân cảm lòng người mà thiên hạ hoà bình, xem sự cảm ứng có thể thấy sự giao hoà giữa trời đất và muôn vật”, “Thiên địa không giao hoà với nhau mà vạn vật không hưng thịnh”. 

Từ đó ta thấy : Tư tưởng âm dương có cội rễ sâu sắc ở Trung Quốc. 

Giải thích từ “Âm dương” như thế nào? 

Âm dương xuất hiện sớm nhất trong “Kinh thỉ”, trong đó có câu: “Cắm cây tiêu trên đồi, xem xét về âm dương”; về sau các nhà phong thuỷ coi hai câu này là nơi xuất hiện khái niệm âm dương. Tục truyền gọi nhà phong thuỷ là thầy âm dương. Đó cũng là diễn tả phương pháp xem phương hướng xa xưa nhất, về sau các sách vở viết về âm dương càng ngày càng phong phú hơn. Như trong sách Chu Dịch viết “một âm, một dương gọi là đạo”, “âm dương bất trắc gọi là thần” ... Hứa Thận đời Đông Hán viết sách 

“Thuyết văn giải tự” có đoạn: 

“Âm là mờ tối là phía Nam của thuỷ, phía Bắc của sơn”; “ Dương là cao, sáng”. Lưu Hy giải thích: “Âm là sự hun đúc, sinh khí ở bên trong, dương là sự biểu hiện, sinh khí phát triển ở bên ngoài”. 

Từ thời tổ tiên người Trung Quốc qua thực tiễn cuộc sống sáng tạo ra hệ thống tự duy lý luận về “âm dương” áp dụng rộng rãi trong khoa học kỹ thuật thời cổ đại, đặc biệt là Y học và Phong thuỷ học. 

[Hình]

Người đời xưa dùng ý nghĩa tương hỗ và dung hợp hai tính âm dương để giải thích thế giới một cách hài hòa và hoàn hảo. 

Ảnh hưởng của “âm dương” đối với sự phát triển của Phong thuỷ học? 

Từ đời Đường trở đi sau khi dung hợp và thẩm thấu văn hóa Trung Hoa, Đạo giáo cũng chú trọng đến phong thủy và rất quan tâm đến sự hòa hợp âm dương, ngũ hành 

[Hình]

Trải qua khảo sát và chứng minh người ta cho rằng tư tưởng âm dương và học thuyết ngũ hành xuất hiện đồng thời. Sự xuất hiện của hai học thuyết này ảnh hưởng đến hướng đi và sự thành thục 

của Phong thủy học. 

Nói một cách đơn giản, nội dung trung tâm của tư tưởng âm dương là thế giới muốn vật bắt đầu từ âm dương. Âm dương lại bắt đầu từ một dạng khí, loại khí này hỗn độn, trong khi người ta chưa chia thành âm dương thì khí này là đạo. Sau đó đạo chia thành âm dương, âm dương là hai dạng khí: âm khí và dương khí. Dương khí bay lên làm thành trời, âm khí chìm xuống thành đất. Theo vũ trụ quan của người Trung Quốc: hai dạng khí này tiếp xúc, giao hoà, tổ hợp, mà hình thành nên muôn vật, địa hình, bầu trời, sinh vật và con người là một loại trong đó. 

Học thuyết âm dương cho rằng: âm dương thay đổi nhau là quy luật căn bản của vũ trụ. Sách “Chu dịch” nói: “Càn, khôn là gốc của âm dương, là tổ tông của vạn vật. Muôn vật muôn việc đều quy vào hai chữ âm dương. Âm dương vừa là đối lập lại vừa là thống nhất, là sự bắt đầu và kết thúc của tất cả các sự vật. âm dương là sự tồn tại qua lại, tác dụng qua lại. 

Sở dĩ nói sự xuất hiện tư tưởng âm dương là khiến cho con người và tự nhiên hòa làm một. Phong thuỷ học vận dụng tư tưởng âm dương vào trong thực tiễn, nhận thức con người và trời đất vũ trụ hợp lại thành một thể. Vì sao như vậy? Con người do âm dương cấu thành, thực vật, sông núi cũng do âm dương cấu thành. Như vậy chúng ta hiểu rõ, nếu có thể đem âm dương của con người và âm dương của tự nhiên điều hoà thống nhất, sẽ trở thành một bộ phận của tự nhiên. Đó là cống hiến lớn nhất của tư tưởng âm dương cho Phong thuỷ học. 

Trong phong thuỷ học, giống đực và giống cái phân biệt như thế nào? 

Tưởng Bình Giới chú thích theo sách “Thanh nang”: “Thư hùng (đực, cái) là cách gọi khác của âm dương, không nói âm dương mà nói thư hùng (đực cái). Nói âm dương, tức âm tự là âm, dương tự là dương, là sự đối đãi qua lại. Nên người nói âm dương giỏi sẽ nói đực cái. Xem giống đực không nhất thiết xem giống cái vì biết chắc có đực là có cái phối hợp. Trời đất chính là đôi đực cái. Núi sông là hình tượng của thư hùng (đực cái). Đất có khí đến từ cực âm thì cảm ứng tính dương của trời. Dương khí của trời tức là mặt trời khi giao hoà với đất thì hiện rõ vô hình: Chỉ hiện cỏ cây, lúa gạo, mùa xuân tươi, mùa thu tàn, rồng rắn sâu bọ đông ngủ, xuân thức mà thôi. 

Bởi vậy Thánh nhân chế ra lễ phép hôn nhân, nam trước nữ sau, cũng lấy nghĩa: có âm rồi đương sẽ cảm ứng mà tới. Đối với núi sông đất đai những hình thể hiện lên sự âm, thực ra không thấy có dương cùng theo đó, đó chính là thư hùng. Bởi vậy các nhà địa lý không nói mạch đất mà nói long thần, có nghĩa là sự biến hoá vô cùng không thể theo dấu vết để tìm. Sách “Thanh Nang kinh” nói: theo dương để xét âm, âm có chứa dương là nói về thư hùng. 

Nói theo quẻ “Tiên Thiên bát quái” tức là: Càn nam, Khôn bắc, Ly đông, Khảm tây. Trong đó chia hai loại, theo thư hùng là: - quẻ thư (cái); Khôn (thái âm); Ly (thiếu âm); Đoài (thái dương); - quẻ Hùng (đực): Càn (thái dương); Cấn (thái âm); Tốn (thiếu dương); Khảm (thiếu dương); Chấn (thiếu dương). 

Theo thứ tự là: Cành, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. 

Theo sự phối hợp là: Trời - đất, sấm - gió, núi - sông, nước - lửa. Theo sự đối đãi là: Càn - bố và Khôn - mẹ; Chấn - trưởng nam và Cấn - trưởng nữ, các quẻ còn lại theo thứ tự mà suy ra. 

[Hình]

Vũ trụ sinh ra “Thái cực” từ trong hỗn độn sau mới có âm dương, rồi lại sinh ra từ tượng gồm thái âm, thái dương, thiếu âm, thiếu dương. Tứ tượng lại sinh ra bát quái

Tại sao Phong thuỷ học chịu ảnh hưởng của “Học thuyết âm dương”? 

Trước khi trả lời câu hỏi này chúng ta cần xét đến quy luật âm dương. Âm dương hỗ căn tức là quy luật vạn vật và hiện tượng luận dựa vào nhau, cùng tồn tại cùng tác dụng qua lại lẫn nhau trong cùng một hệ thống, một bản thể. Mỗi một phía của âm dương đều là tiền đề tồn tại cho phía kia. Có nghĩa là nếu không có âm thì dương không tồn tại và ngược lại. Sự đối lập của âm dương tức là chỉ vận vật, hiện tượng luôn tồn tại sự tương phản về thuộc tính, tồn tại trong sự đối lập của hai phương diện âm dương. Ví dụ: điện có hai cực, từ trường có hai chiều, vật thể có mặt trái mặt phải,.. âm dương chuyển hoá là chỉ hai thuộc tính đối lập của muôn vật và hiện tượng luôn cân bằng trong các động thái, cái này sinh ra cái kia mất đi, cái này tiến, cái kia lùi... trong một điều kiện nhất định chuyển hoá theo hướng đối lập. 

Sách “Kinh Dịch” nói: “Mặt trời đi, mặt trăng đến, mặt trăng lặn thì mặt trời mọc, mặt trời mặt trăng thúc đẩy nhau mọc và lặn. Hết đông sang hè, hết nóng đến lạnh, nóng lạnh thúc đẩy nhau mà mất đi và sinh ra”. Sở dĩ nói: “Phong thuỷ luân lưu chuyển hoá” tức là chỉ kết quả của sự chuyển hoá âm dương. 

Cổ nhân Trung Quốc lý luận về quy luật tồn tại, đối lập, chuyển hoá âm dương có lý luận nhận thức và thế giới quan duy vật biện chứng hiện đại. Âm dương luôn cân bằng trong các động thái, nếu kiểu biến hoá nào xuất hiện sự khác biệt, tức là sự phản ứng khác biệt của âm dương. “Kinh Dịch” nói: “Âm dương hoà hợp mà tạo nên sự cương như”. 

Nhà phong thuỷ học Trung Quốc tìm tòi khoa học, kỹ thuật cụ thể của sự cân bằng âm dương trong chọn lựa, quy hoạch, và xây dựng nhà ở, do đó chúng ta nói học thuyết âm dương là tư tưởng chỉ đạo của phong thuỷ học. 

“Học thuyết âm dương” xuất hiện sớm nhất trong tác phẩm nào? 

Khái niệm âm dương có từ đời Hạ, căn cứ vào sách “Liên sơn”. Trong đó xuất hiện “Hào âm” và “Hào dương”, sách “Sơn hải kinh” nói: “Phục Hy có Hà Đồ người đời Hạ nhân đó viết Liên sơn”; Hoàng Đế có Hà Đồ, người đời nhà Thương nhân đó viết sách “Quy tàng”; Liệt sơn thị có Hà Đồ, người nhà Chu nhân đó viết “Chu dịch”; một học thuyết khác nói từ âm dương xuất hiện sớm nhất trong “Kinh thì được các nhà phong thuỷ đặc biệt chú trọng như kinh điển. 

Xét từ hiện tượng tự nhiên 

  1. Trời là dương, đất là âm 
  2. Nóng là dương, lạnh là âm 
  3. Mặt trời là dương, trăng là âm 
  4. Sáng là dương, tối là âm 
  5. Ngày là dương, đêm là âm 

Xét từ hiện tượng xã hội 

Nam là dương

Nữ là âm

Vua là dương

Dân là âm

Quân tử là dương

Tiểu nhân là âm

Học thuyết âm dương chia muốn vật trong vũ trụ thành 2 loại lớn là âm và dương và cho rằng sự hình thành, phát triển và biến hoá của tất cả sự việc đều vận động và biến đổi theo hai khí âm dương. 

[Hình]

Theo khái niệm âm dương, từ thời xa xưa, theo chiều ánh sáng mặt trời, vật thể có bề mặt hướng dương gọi là mặt dương, mặt kia là âm. Từ đó mở rộng một bước giải thích về tất cả các hiện tượng trong xã hội và thế giới tự nhiên. 

Khái niệm âm dương trở thành một học thuyết từ thời nhà Chu, đặc biệt là sự khái quát toàn diện và âm dương trong “Kinh Dịch” thì học thuyết âm dương đã được hoàn chỉnh và hệ thống hoá. 

“Kinh Dịch” biểu thị âm dương như thế nào? 

Bất kỳ sự vật nào trong cuộc sống cũng có thể chia thành hai phương diện tương phản nhau, đó là âm dương. 

Hiện tượng âm dương ở đâu cũng có, quy luật phân chia âm dương là: Các vật sáng sủa, ở phía trên, ở bên ngoài, có sức nóng, hoạt động, nhanh, giống đực, rắn rỏi và các số lẻ thuộc về dương. 

Các sự vật đen tối, ở bên dưới, ở mặt trong, lạnh, yên tĩnh, chậm chạp, giống cái, mềm yếu và các số chẵn là thuộc âm. 

 

Bài viết cùng chủ đề

Thuật Xem Tướng Bàn Tay Xác Định Các Vấn Đề Sức Khỏe Chuẩn Xác Nhất

Thuật Xem Tướng Bàn Tay Xác Định Các Vấn Đề Sức Khỏe Chuẩn Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Cách xem bói bàn tay biết tình trạng sức khỏe của cơ thể. Những vị trí trong lòng bàn tay ứng với các cơ quan nội tạng nào? Tín hiệu các cơ quan nội tạng không tốt?

Những bài ca phổ biết của các nhà Phong Thủy học: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng

Những bài ca phổ biết của các nhà Phong Thủy học: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Trong phong thủy học 2024: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng cụ thể là gì?