Những bài ca phổ biết của các nhà Phong Thủy học: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 11 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 10/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Trong phong thủy học 2024: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng cụ thể là gì?

Những bài ca phổ biết của các nhà Phong Thủy học nhất định cần nhớ để xác định một vị trí đất cần gì và cấm kỵ là gì gồm các bài: “Nhị thập bát yếu”, “Hai mươi sáu điều đáng sợ”, “Ngũ bất táng”, “Thập khẩn yếu”, “Thập bất táng”.

Trong Phong thuỷ học “Nhị thập bát yếu” cụ thể có yêu cầu gì? 

“Nhị thập bát yếu” là một trong mười câu quyết trong chín lời ca liên quan đến 28 yêu cầu đối với các yếu tố long huyệt sa thuỷ. Nhà phong thuỷ cho rằng nhuần nhuyễn lời ca này sẽ có ứng dụng vô cùng. Nội dung lời ca như sau:

long cần sinh vượng,

lại cần biết ẩn hiện,

mạch cần phải nhỏ,

huyệt cần khuất,

long đến phải chân thật,

minh đường cần sáng và bằng phẳng,

sa cần sáng sủa,

thuỷ cần ngưng đọng,

núi cần chạy vòng nước chảy quanh co,

long cần yên tĩnh,

hổ cần ở thấp,

núi án ở gần,

nước cần tĩnh,

phía trước cần có quan sau có thần, có đệm hai bên có đối chiếu;

dòng nước cần giao nhau,

thuỷ khẩu cần đóng lại,

huyệt nên kín gió và tụ khí;

bốn phương không được khuyết,

sơn không được lõm,

nước không chảy ngược;

cục cần nghiêm chỉnh,

núi cần cao.

Trong đó:

  1. mạch cần nhỏ là chỉ nơi kết huyệt, long mạch phải tránh được những chỗ thô xấu,
  2. huyệt phải kín là phải có thể tàng phong,
  3. nước phải tĩnh là dòng nước triều về phải trong sạch,yên tĩnh;
  4. long cần yên tĩnh là núi bên trái là Thanh Long phải hài hoà thuần phục;
  5. phía trước cần có quan sau có thần là chỉ quan tinh ở trước, quỷ tinh ở sau phải đối nhau;
  6. nước không chảy ngược là nói dòng nước quanh co chảy đúng hướng. 

Trong Phong thuỷ học có “Hai mươi sáu điều đáng sợ” là gì? 

“Hai mươi sáu điều đáng sợ” là một trong mười câu quyết trong chín lời ca liên quan đến hai mươi sáu điều cấm kị đối với hình thế các yếu tố long huyệt sa thuỷ. Lời ca như sau:

long sợ đất hung,

huyệt sợ khô hàn,

sa sợ phản hướng,

thuỷ sợ ngược dòng,

huyệt sợ gió thổi,

núi sợ khô khan,

nước sợ không hợp cục,

sa sợ đưa nước chảy xối,

nước sợ dòng chảy nghiêng,

núi đối sợ chẹn ngực,

Long Hổ sợ áp huyệt,

minh đường sợ nghiêng lệch,

phía trước sợ giếng khô,

phía sau sợ nhà ngửa,

huyệt Oa sợ phá cách,

sơn phong sợ tám sát,

nước sợ kèm tám sát,

núi sợ chỗ tiết quỷ,

thuỷ cục sợ hoàng tuyền,

Long Hổ sợ đứt đoạn,

minh đường sợ trống trải,

trước huyệt sợ truy thai,

mạch tới sợ gặp sát,

nơi cao sợ trâu đất,

nơi thấp sợ thoát khí,

mạch sợ lạc thai,

núi sợ cụt đỉnh,

thuỷ sợ cắt ngang chân,

huyệt sợ gặp gió,

long sợ nổi sóng,

hổ sợ xuyên qua,

phía trên La kinh sợ song kim,

lập huyệt đón khí sợ lò lửa. 

Trong đó:

  1. huyệt sợ khô hàn chỉ âm sơn lạnh lẽo;
  2. phản hướng, ngược dòng là chỉ huyệt ở chỗ vòng cung ngược;
  3. núi đối sợ chẹn ngực là chỉ núi đối diện cần có thế có tình nếu đầu ngang ra không ôm vào huyệt;
  4. tám sát, tiết quỷ, hoàng tuyền là nói vị trí sát khí trong bát quái;
  5. truy thai, lạc thai là nói nơi kết huyệt hoặc bị thấp hoặc bị lộ;
  6. cắt ngang chân chỉ dòng nước vạt áo nên có phần có hợp;
  7. song kim là chỉ điểm hung trên la bàn;
  8. lò lửa là chỉ tên 12 tướng khắc trong ngũ hành. 

[Hình]

Người dân tộc Bạch thường rất chú trọng của lớn, vì trong dân gian quan niệm trái Thanh Long phải Bạch Hổ nên của thường ở bên trái, hướng Đông Bắc tức là về phía Thanh Long để được may mắn.

Trong Phong thuỷ học “Ngũ bất táng” (không thể táng) là gì? 

Ngũ bất táng gọi là ngũ hại chỉ 5 loại địa hình sinh khí không tụ được an táng không có lợi. Quách Phác nói: “ngũ hại bất thân (năm điều có hại không nên dùng) là: đồng, đoạn, thạch, độc, quá”. Tức là: đồng sơn, đoạn sơn, thạch sơn, độc sơn, quá sơn. 

  1. Đồng sơn: màu đất khô khan, cây cỏ không mọc, ngọn núi trọc. Nhà phong thuỷ cho rằng sắc núi sáng sủa, cây cỏ tốt tươi, âm dương trung hoà, là nơi sinh khí phát sinh. Biểu hiện ở đây là nơi không có sinh khí nên không thể táng. 
  2. Đoạn sơn: chưa phải là nói tinh phong bị cắt xẻ gián đoạn, mà là nói thế núi bị ngắt khúc. Bởi sinh khí theo mạch đất di chuyển, mạch đất ngắt đoạn thì sinh khí cũng ngắt đoạn, nên không thể táng. 
  3. Thạch sơn: chẳng cần nói núi không thể có đá, mà nói huyệt kết không thể chênh vênh ngất ngưởng, hay quái thạch ngổn ngang. Bởi vì núi đá ngổn ngang chất chứa là do oán khí sinh ra nên đó là nơi nhiều sát khí, nên không thể táng. Nhưng với những núi có đá mà thể chất tươi non, màu sắc ôn nhã, hài hoà thì lại là nơi an táng tốt lành. 
  4. Quả sơn: là chỉ thế núi lan man không có điểm dừng, tìm huyệt kết nên chọn chỗ hình thế rõ ràng, khí mới hoàn toàn. Quá sơn là nơi như khách qua đường, sinh khí không thể tích chứa lại nên không thể chọn táng. 
  5. Độc sơn: long di chuyển cô độc, không có sự bảo vệ, thành quách trong ngoài không hoàn toàn, sơn thuỷ không hội hợp núi đứng trơ trọi, những nơi đất như vậy chỉ hợp xây chùa lập miếu. Nếu an táng thì con cháu chia ly lạc lõng. Lưu Cơ nói: núi đứng trơ trọi không thể táng, nếu táng đời sau rất gian nan. Lời nói Dương Tòng nên ghi nhớ: “Núi sợ cô đơn nước sợ hàn (lạnh lẽo cô độc).” 

Trên đây nói về năm kiểu hình thế đất đều là xấu, dữ không thể tích tụ sinh khí, do vậy không thể làm nơi chôn táng. 

Trong Phong thuỷ học có “Thập khẩn yếu” cụ thể là gì? 

Mười điều đáng sợ là một trong mười câu quyết trong chín lời ca liên quan đến mười yêu cầu đối với hình thế các yếu tố long, sa thuỷ, huyệt như sau: 

  1. Một là long mạch mở mang,
  2. hai là hai tại đối xứng,
  3. ba là cần râu tôm mắt cua,
  4. bốn là trái phải nở nang,
  5. năm là tam đình đầy đủ,
  6. sáu là chân sa chụm lại,
  7. bảy là minh đường ngay ngắn,
  8. tám là thuỷ khẩu kín đáo,
  9. chín là minh đường phân minh,
  10. mười là cần chín khúc quanh co. 

Long mạch mở mang là long mạch có màn trướng che chắn nhiều lớp, hai tại đối xứng là hai bên trái phải cao nổi như hai tai hộ vệ huyệt, râu tôm mắt cua là giữa huyệt có biểu hiện chứng tá rõ ràng, trái phải nở nang là chỉ những đường vành hỗ trợ huyệt kín khít không hở lộ, tam đình đầy đủ tức các sơn thái tổ, thiếu tổ kết huyệt đều no tròn đầy đủ, chân sa chụm lại là chỉ các vòng hộ vệ hầu vào huyệt, minh đường ngay ngắn là yêu cầu minh đường không tà vạy lệch lạc, thuỷ khẩu kín đáo tức là chỉ các dòng chảy giao nhau, minh đường phân minh là chỉ các núi trước và sau huyệt chầu vào huyệt, chín khúc quanh co tức là yêu cầu các hình thế sơn thuỷ phải ôm bọc lấy nhau.Đó là mười yêu cầu lớn về long, huyệt, sa, thuỷ . 

Trong Phong thuỷ học có nói “Thập bất táng” bao gồm những gì? 

Thập bất táng là một trong mười câu quyết trong chín lời ca liên quan đến 10 điều cấm kị đối với hình thế các yếu tố long huyệt, sa, thuỷ. Lời ca như sau:

  1. Một bất táng nơi đá tảng ngổn ngang,
  2. hai bất táng đầu dòng nước chảy;
  3. ba bất táng cuối cùng dòng nước;
  4. bốn bất táng đầu núi cô đơn;
  5. năm bất táng trước đền sau miếu;
  6. sáu bất táng hai bên chật hẹp;
  7. bảy bất táng sơn cương rối loạn;
  8. tám bất táng nơi phong thuỷ gầm gào;
  9. chín bất táng nơi đây giếng;
  10. mười bất táng Long Hổ bất hoà. 

Nơi đá quái ngổn ngang; đầu dòng nước chảy; cuối cùng dòng nước; đầu núi cô đơn; trước đền sau miếu; hai bên chật hẹp; sơn cương rối loạn; nơi phong thuỷ gầm gào; nơi đáy giếng; Long Hổ bất hoà là những nơi đất không thuần, không có lợi . 

[Hình]

Thư viện Đồng Giang nằm ở thị trấn cổ nghìn năm tuổi Phan Nam, Của lớn của thư viện cũng nhằm hướng Nam hoặc Đông Nam, Tây nam. Người dân cho rằng hướng mở của có liên quan mật thiết đến sự phát triển của thư viện.

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Nhà Ở Và Công Trình Xây Dựng

Nguyên Tắc Trong Phong Thủy Nhà Ở Và Công Trình Xây Dựng

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Nguyên tắc cơ bản trong phong thủy nhà ở và công trình xây dựng: Cơ sở phong thủy trong việc chọn đất và thế đất, nguyên tắc chọn hướng nhà và chọn vị trí nhà, nguyên tắc bố trí nội thất trong bố trí cổng và nhà cửa.