Những Tác Phẩm Nào Đặt Nền Móng, Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Phong Thủy Học Được Lưu Truyền Trong Từng Thời Kỳ

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 10 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 29/12/2022
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Những Tác Phẩm Nào Đặt Nền Móng, Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Phong Thủy Học Được Lưu Truyền Trong Từng Thời Kỳ

Những tác phẩm nào đặt nền móng cho sự phát triển của Phong thủy học? Hai bộ tác phẩm nào thúc đẩy sự hình thành Phong thuỷ học?

Những tác phẩm nào đặt nền móng cho sự phát triển của Phong thủy học? 

Chu Dịch được coi là “Nguyên bản văn hoá Trung Quốc” và “Kho báu trí tuệ phương Đông”. Trong tiến trình văn minh Trung Hoa đã hình thành hệ thống tư tưởng học thuật “Kinh Dịch”, “Truyện Dịch”, “Dịch Học”. Những tác phẩm đã kết tinh những tinh hoa văn hoá truyền thống dân tộc Trung Hoa. 

Phong thuỷ học thuộc một bộ phận của Kinh Dịch, mà Kinh Dịch lại là hạt nhân trong triết học cổ đại Trung Quốc. Thời Xuân Thu Chiến Quốc là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của triết học, sản sinh ra rất nhiều học phái đạo gia, lấy đạo làm phạm trù tối cao và cũng sản sinh ra hệ thống tư tưởng lý luận nho giáo lấy đức làm gốc. 

Ngoài ra, thời Hán có nhiều tác phẩm nghiên cứu học thuyết “Địa lý”, “Ngũ hành”, “Âm dương” như “Hoài Nam Tử - Địa hình xuyên” hoặc “Hán Thư - Địa lý chí”... đều đặt nền móng cho sự phát triển của Phong thuỷ học. 

[Hình]

Bản khắc “Mai Hoa dịch SỐ" đời nhà Thanh. 

Hai bộ tác phẩm nào thúc đẩy sự hình thành Phong thuỷ học? 

Cuốn “Kham Dư chí quý” và “Cung Trạch địa hình” đời Hán là hai bộ tác phẩm lý luận phong thuỷ mang tính hệ thống nhất trong nền tảng học thuyết Âm dương và học thuyết Ngũ hành. 

Đồng thời, chúng cũng là bộ sách lý luận phong thuỷ xuất hiện sớm nhất. Tác phẩm liên quan đến “Kham Dư chí quý” trong “Hán Thư - Nghệ văn chỉ có 14 quyển, được gộp vào loại ngũ hành một trong sáu thuật; “Cung Trạch địa hình” quy vào loại hình pháp. Phân loại lý pháp và hình pháp của lý luận phong thuỷ hậu thế cũng tuân theo cách đó.

[Hình]

Bố cục phong thuỷ thôn làng cổ của Trung Quốc nhấn mạnh sự hoà hợp với thiên nhiên. Dựa vào núi, ven sông suối là đặc điểm nổi bật của phong thuỷ. 

Thời kỳ hình thành Thuật phong thuỷ có tác phẩm nào được lưu truyền? 

Thời kỳ Tần Hán, phong thuỷ được gọi là “hình pháp”, “kham dư” và “đồ trạch”. Điều này liên quan đến trình độ phát triển của phong thuỷ thời đó. 

Đồng thời, trong thời kỳ này còn lưu giữ một loạt tác phẩm truyền thế như “Thanh Nang Kinh”, “Quản Thị địa lý chỉ mông”, “Táng Thư”, “Thần Y giáo điền tướng thổ canh chủng”...Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược vài tác phẩm trên. 

- Thanh Nang Kinh: Đây là quyển kinh thư phong thuỷ đầu tiên được ghi bằng văn tự. Tương truyền “Thanh Nang Kinh” là tác phẩm của Hoàng Thạch Công, là thư tịch phong thuỷ cổ nhất của Trung Quốc, nội dung vô cùng quý báu. Toàn bộ có 3 quyển thượng, trung, hạ, hơn 400 chữ nhưng đều tiết lộ hết những bí mật nhất của phong thuỷ: Loan, lý, thừa, khí, pháp. Đặt nền móng phát triển cho phong thuỷ học.

- Quản Thị địa lý chỉ mông: Đây là tác phẩm nổi tiếng của Quản Lộ, nhà chiêm tinh có kinh nghiệm và vang danh thiên hạ thời Tam Quốc. Ông dùng phong thuỷ âm dương để giải thích sự hình thành của trời đất, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. 

- Táng Thư: Là tác phẩm của Quách Phúc, Táng Thư còn có tên gọi là Táng Kinh. Bản thể của nó rất nhiều, “Địa Lý đại toàn”, “Học Tân thảo nguyên”,... đều xuất phát từ tác phẩm đó. Nội dung của Tàng Thư đều đề cập đến phong thuỷ. Tác phẩm cho rằng phúc họa, giàu nghèo, quý hèn của mỗi con người đều do phong thuỷ căn nhà và mộ tổ có tốt hay không. 

- Thần Y giáo điền tướng thổ canh chủng: Tổng cộng có 14 quyển, dù bị quy vào loại “tạp chiếm” nhưng phần lớn những ghi chép trong đó được liệt vào dụng thư nông nghiệp. Vì thế, quyển này là sản vật kết hợp giữa Phong thuỷ học và hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

Tại sao “Hoàng Đế trạch kinh lại được coi là kinh điển âm trạch dương trạch tổng luận? 

“Hoàng Đế Trạch Kinh” có rất nhiều bản nhỏ như “Đạo Tạng - động chân bộ quản thuật loại”, “Tiểu Thập tam kinh”, “Di Môn quảng bán - tạp chiêm”, “Tân Lộc mật thư”; “Đạo Tàng cử yếu”... 

Nhiều người cho rằng tác phẩm này do Hoàng Đế viết, nhưng thời Hoàng Đế văn tự vẫn chưa được hoàn chỉnh thì làm gì có thể tịch. Vốn dĩ có rất nhiều thư tịch mượn tên Hoàng Đế để nâng cao vị trí của cuốn sách như “Hoàng Đế nội kinh”. Liệt kê nhân vật trong tác phẩm này có Lý Thuần Phong, Lữ Tài. Điều này chứng tỏ tác phẩm được viết vào thời Đường hoặc sau này. 

Mở đầu tác phẩm là nói đến tính quan trọng của căn nhà: “Hỗ là con người, không thể không có nhà, chỉ cần một chỗ đủ để trú chân cũng được. Căn nhà phải có ấm có dương mới tốt, nếu phạm phong thuỷ sẽ có tai hoạ, trấn được thì hoạ sẽ dừng. Căn nhà nếu yêu thì gia đại hưng cát, gia đạo bất an thì môn tộc suy vong... 

Cuốn thư này dùng thiên can địa chi, kết hợp với Càn, Khốn, Cấn, Tốn tạo thành 24 lộ, chia ra làm Dương Trạch đồ và Âm Trạch đồ. Hướng vị của bát quái Càn, Khảm, Cấn, Chấn và Thìn là dương; Tốn, Li, Khôn, Đoài và Tuất là âm. Dương lấy Hợi đứng đầu, Ty là cuối. Âm lấy Tự làm đầu, Hợi là cuối. Tất cả các phương vị đều có hung cát, hoặc đại phúc hoặc đại hoạ, thuận thì hưng, ngược thì chết. Nghe nói lăng mộ triều Thanh cũng đã từng căn cứ vào 24 sơn hướng, dùng la bàn để tìm ra mảnh đất cát tường, gọi là điểm huyệt. Điểm được huyệt rồi mới bắt đầu động thổ thi công. 

[Hình]

Hoàng Đế Trung Hoa. 

Tại sao gọi “Táng Thư” là tác phẩm nền tảng của lý luận Phong thuỷ học? 

“Táng Thư” là tác phẩm của Quách Phác. Quách Phác (276 . 324) tự là Cảnh Thuần, người Vấn Hỉ - Hà Đông. Ông thông thạo thiên văn, ngũ hành, bói quẻ, biết cách giảm tai trừ hoạ. 

Táng Thư” là điển tịch của phong thuỷ âm trạch. Quyển sách viết rằng: Phúc hoạ, giàu nghèo, quý hèn của mỗi con người đều quyết định bởi mồ mả. “Táng dã, thừa sinh khí dã, phu âm dương chi khí, ý nhi vi phong, thăng nhi vi vấn, giáng nhi vị tệ, hành bình địa trung nhi vi sinh khí, sinh khí hành hổ địa trung, phát nhi sinh bình vạn vật. Nhân thụ thể và phụ mẫu, bản hài đắc khí, di thể thụ âm. Cái sinh dã, khí chi tụ ngưng, kết giá thành cốt, tử nhi chúc lưu, cố táng giả phản sinh khí nội cốt, dĩ ấm sơ sinh chi đạo dã. Kinh viết: khí cảm nhi ứng quỷ phúc cập nhật, thị dĩ đồng sơn tây băng, linh trong động ứng, mộc hoa thiên xuân, lật nha vụ thất. Khí hành bình địa trung, kỳ hành bao, nhận địa chỉ thế, kỳ tụ dã, nhân thế chị chỉ. Khâu lũng chi cốt, cương phụ chi chi, khí chi sở tuỳ. Kinh viết: khí thừa phong tắc tán, giới thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sở hữu chỉ, cố vị chi phong thuỷ. Đây là một đoạn văn tự quan trọng nhất trong toàn bộ Phong thuỷ học. Nó nói rõ thế nào gọi là phong thuỷ, tại sao cần phải nghiên cứu và tính toán phong thuỷ âm trạch. 

“Táng Thư” còn tường thuật cách lựa chọn địa hình, sự hung cát của mảnh đất làm mồ mả. Tuy nhiên “Táng Thư” chỉ chú trọng đến hình thế phong thuỷ mà không nói đến quẻ khí, tôn miếu. Nội dung rất đơn giản, dễ hiểu, tổng cộng chỉ vài nghìn chữ. Trong sách có nhiều lần đề cập đến “kinh viết”, có khả năng là “Táng Kinh” và “Trạch Kinh”. Điều này chứng tỏ “Táng Thư” chiếm một địa vị quan trọng trong thuật phong thủy, là tác phẩm nền tảng của lý luận phong thuỷ. 

[Hình]

Phong tục ngày xưa, nữ đi bên phải cầu, nam đi bên trái cầu cũng là một hình thức của phong thuỷ. 

[Hình]

Người xưa xây nhà nghiên cứu rất kỹ phong thủy, tạo hình ngoại quan phải thực dụng, bên trong phải hài hoà. Căn nhà làm bằng gỗ của Chí Thành Đường thôn Lu được gọi là “Thiên hạ đệ nhất tuyệt phẩm”

Tại sao nói “Địa Lý chỉ mông” là tư liệu hệ thống của tướng địa thuật? 

“Địa Lý chỉ mộng” còn gọi là “Quản Thị Địa Lý chỉ mông” là một bộ tư liệu hệ thống tướng địa học có nội dung và quan điểm cực kỳ phong phú, toàn diện. 

Quản Lộ là một thuật sĩ người Bình Nguyên - Sơn Đông. Theo “Tam Quốc Chí - Quản Lộ truyện”ghi chép: “Quản Lộ tinh thông Chu Dịch, phong thuỷ, chiếm tướng. Ông có thể dùng cách chiêm quẻ để nói sự việc trong mộ và dương trạch, còn có thể xem “Tứ quẻ đoán hung cát. Một lần ông đi qua một ngôi mộ, đứng tựa vào cây mà thốt lên: “Cây cối tuy rậm rạp nhưng vô hình khả cửu; bài vị tuy đẹp đẽ nhưng vô hậu khả thủ. Huyền Vũ tàng đầu, Thanh Long vô túc, Bạch Hổ chặn thi thể, Chu Tước khóc bị ai. Tứ nguy dĩ bị, pháp đương tại tộc, bất quá nhị đới, kỳ ứng chí hề”. Quả nhiên, về sau câu nói ứng nghiệm. Các nhà phong thuỷ đều suy tôn ông là tổ sư của nghề phong thuỷ. 

“Địa Lý chỉ mông” có mười quyển, gồm một trăm mục, chủ yếu thiên về hình thế, bàn luận đến sơn thế địa hình như “Ngũ Quỷ khắc ứng thiên” nói về địa hình hung cát. 

Học thuyết Ngũ hành được vận dụng trong này rất nhiều. Sách “Ngũ Quỷ khắc ứng thiên” viết: Cố tầm long chi thuật, duy quý thức ngũ hành chi thịnh suy, biện nhị khí chi thanh trọc. Sách “Tam Cát ngũ hung thiên” viết: Thuỷ hữu bạo, liễu, khúc, lại, than ngũ hung; sơn hữu đồng, đoạn, thạch, quá, độc ngũ hung; nhân hữu tật ách thương tích, sinh li tử biệt, hình từ hoạn nạn...”. Những quẻ hung ở đây đều xếp vào thuộc tính ngũ hành, phản ánh hiện tượng không tốt của thế giới tự nhiên. Nhắc nhở con người phải chú ý đến tướng địa. 

“Đồ Trạch thuật” và “Kham Dư chí quý” có liên quan gì đến nhau? 

“Kham Dư chí quý” đã bị thất lạc từ rất sớm, nội dung của nó ra sao không phải ai cũng biết. Nhưng người ta suy đoán “Đồ Trạch thuật” là một trong những nội dung chủ yếu của quyền thư này. 

Điểm mạnh lý luận của “Đồ Trạch thuật” là mối quan hệ giữa căn nhà với họ tên của chủ nhà, nền tảng lý luận lại căn cứ vào nguyên lý tương khắc tương sinh của khí trong ngũ hành. Đây cũng là một trong những nội dung của yếu của “Kham dư chí quý”. 

“Cung Trạch địa hình” là bộ phong thuỷ thư dạng nào? 

“Cung Trạch địa hình” là bộ phận liên quan đến tướng địa và tướng trạch, có thể gọi nó là thuỷ tổ của lý luận hình pháp phong thuỷ. Nội dung bàn đến việc lựa chọn địa hình tự nhiên để định thành phố, cung thất. Điều đáng tiếc là bộ sách này đã bị thất truyền. Người ta chỉ có thể suy đoán nó là một bộ sách tổng kết kinh nghiệm khảo sát sơn thế, địa hình để chọn lựa vị trí xây dựng thành phố, cũng thất từ thời Xuân Thu - Chiến Quốc. 

[Hình]

Kiến trúc của trai Vu Đầu là sự kết hợp hài hoà giữa con người và tự nhiên. 

Sách tướng địa thời nhà Tùy nội dung chủ yếu là gì? 

Lý luận phong thuỷ từ thời Ngụy - Tấn đến Nam - Bắc Triều đã sơ bộ hình thành khung lý luận. Đến thời nhà Tuỳ có sự phát triển nhất định, sách vở đề cập đến tướng địa có rất nhiều. “Tuỳ Thư - kinh tích chí tam” có 13 bộ. Nhưng phần nhiều có nội dung lý luận “Ngũ hành sinh khắc” như Ngũ âm, Ngũ tính, Ngũ tính mộ đồ đồ, Ngũ âm tướng mộ thư. Tuy nhiên, lý luận “sinh khi vẫn chưa phát huy hết nên về căn bản phong thuỷ thời Tùy không có nét đột phá. 

“Linh Thành tinh nghĩa” là tác phẩm nào? 

“Linh Thành tinh nghĩa” là văn hiến lý luận tổng hợp của phái hình thế và phái lý khí. Quyển thượng luận bàn hình khí, chủ yếu là hình thế của núi non, biện long biện huyệt và cho rằng đại địa vô hình ắt sẽ xem khí khái, tiểu địa vô thế sẽ xem tinh thông. Thuỷ thành hình, sơn thượng chỉ thuỷ thành hình, thuỷ trung chỉ. Long là địa khí, thuỷ là thiên khí. Quyển hạ luận bàn về lý khí, chủ can thiên tinh quẻ sinh khắc cát hung. 

Toàn bộ tác phẩm chủ nguyên vận thuyết, cho rằng vũ trụ có đại quan hợp, quyết định khí vận. Địa vận có di chuyển thì thiên khí cũng đi theo. Thiên vẫn có xoay rời thì địa khí cũng ứng. Sáu mươi năm là một nguyên, phối với Lạc thư cửu cung, cứ ba nguyên là một tuần, ba tuần 540 năm là một vận. Mỗi nguyên 60 năm là đại vận, 20 năm là tiểu vận. Từ quy luật này ta suy ra vượng tướng hung cát của địa khí. Ví dụ thượng nguyên giáp tý Nhất Bạch tư vận thì Khảm sẽ đắc vượng khí, Chấn Tôn đắc sinh khí, Càn Đoài thoái khí, Li đắc tử khí, Khảm Cấn đắc quỷ khí. Đại vận là 1 nguyên (60 năm); 1 tuần (180 năm); một vận (540 năm). 

Từ đó suy ra thuyết nguyên vận khởi nguồn từ Mục Giảng Tăng (người Ninh Ba - thời đầu Minh). Mục Giảng Tăng vốn là tiến sĩ Nguyễn mạc, sau này làm tham mưu cho Trần Hữu Kinh. Thời đầu Minh sống ẩn cư, chủ yếu xem tướng trạch cho quan tộc. 

“Thổi quan thiên” có liên quan gì đến Long huyệt sa thuỷ? 

“Thôi Quan thiên” là tác phẩm của Lại Văn Tuấn đời Tống. 

Quyển một là “Bình long thiên được chia ra thành Bình âm long, Bình dương long và Bình huyệt. 

“Bình dương long” viết: Dương quyền đốn phục phong yếu khởi, ấm quyền sa thuỷ lai tượng nghênh, thiết ky canh tinh cao chiếu huyệt, cổ bồn thứ đệ tai tướng nhưng. 

Bình huyệt chia thành Hợi, Cấn, Tân, Tốn, Chấn, Canh, Đinh, Bính, Đoài, Li, Nhâm, Khảm, Quý, Khôn, Càn, Tuất, Dần, Giáp, Thìn, Thân, Tý, Mùi, Sửu, Ất huyệt. Ví dụ ất và Khôn âm dương tượng kiến thì sẽ có phú quý. 

Quyển hai là “Bình sa thiên”, viết: “Thôi quan chi sa duy tứ phương, vấn tiêu khấp lập quan tước cường. Tư duy để phóng điệp điệp khởi, thiên thương vạn tướng huy chầu li”. 

Cuối sách còn có câu quyết: “Huyệt cao triều lưu yếu trường viễn, phú quý dịch chí nhân an khang, triều lưu cao đệ dữ huyệt đẳng, tụ phát quan quý phi vị nạn”. 

Trọng điểm của toàn bộ quyển sách là luận bàn về “long”. Long phân âm dương theo 24 sơn, lấy Chấn - Canh - Hợi là cát, Tốn. Tân - Cấn - Bính - Đoài - Đinh là lục tú, ứng theo hung cát. Huyệt, sa, thuỷ đều chịu sự khống chế và quyết định của “long”. 

[Hình]

Sơn Đầu Trại dựa vào núi đứng cạnh sông, cây cối rậm rạp tứ bề bao bọc lấy ngôi làng phong thuỷ cổ kính. Phần lớn những căn nhà làm bằng đá, tính tình dân làng đặc biệt mạnh mẽ.

Tại sao nói “Địa Lý đại toàn” là bản ghi nhớ của văn hiến Phong thuỷ học? 

Đây là tác phẩm của Lý Quốc Mộc đời Minh. Cả bộ có hại tập gồm năm mươi lăm cuốn. Tập thứ nhất có ba mươi cuốn, chia thành: Cuốn 1 - 2: “Táng Kinh” của Quách Phác. Cuốn 3 - 6: “Thiên Cơ tố thư” của Đường Khấu Diên Hàn. Cuốn 7 - 10: “Hàm Long kinh”, “Nghi Long kinh”, “Táng Pháp đảo tàng” của Dương Quân Tùng. Cuốn 11 - 14: “Cửu Tinh huyệt pháp của Tống Liêu Vũ. Cuốn 15: “Phát Vi luận” của Thái Nguyên Định. Cuốn 16: “Phạt Gan lộ đảm kinh” của Minh Lưu Cơ. Cuốn 17 - 30: “Sưu Huyền khoáng lãm” của Lý Quốc Mộc.

Tập thứ hai gồm hai mươi lăm cuốn chia thành: Cuốn 1 “Thanh Nang tự” của Tăng Văn Thuyền. Cuốn 2 “Thanh Nang áo ngữ” của Dương Quân Tùng. Cuốn 3 - 6 “Thiên Ngọc kinh nội truyện ngoại biên” của Dương Quân Tùng. Cuốn 7- 11 “Ngọc xích kinh” của Lưu Bình Trọng, “Nguyên Kinh đồ thuyết” của Phụ Độn Am. Cuốn 12 -14 “Thổi Quan thiên” của Lại Văn Tuấn, “Lý Khí huyệt pháp” của Phụ Độn Am. Cuốn 15 -16 “Thiên Ngọc ngoại truyện”, “Tứ Thập Bát cục đồ thuyết” của Ngô Khắc Thành. Cuốn 17 - 25 “Tố An huyền tống” của Lý Quốc Mộc. 

Tập một thiên về bàn luận hình thế loan đầu. Tập hai thiên về quẻ đảo lý khí. Là một bộ ghi nhớ văn hiến phong thuỷ. 

Năm Dân Quốc có những tác phẩm nào về Phong thủy học? 

Đến thế kỷ 20, Phong thuỷ học trở thành một bộ môn khoa học và là một hiện tượng văn hoá không bao giờ biến mất. 

Năm Dân Quốc, Thượng Hải xuất bản sách tướng địa như “Những hỏi đáp về địa học”, “Địa lý biện chứng bổ chính” của Quá Liêu Bình; “Phong thuỷ diễn nghĩa” của Phật Ân. Bản thân phong thuỷ được hình thành và truyền bá qua dân gian nên nó không bao giờ biến mất. 

Những tác phẩm Phong thuỷ học của Trung Quốc thời kỳ đầu làm thế nào truyền bá tới Nhật Bản? 

Tư tưởng phong thuỷ được truyền bá đến Nhật Bản khoảng thế kỷ thứ 7. Bởi vì ở Nhật Bản có sứ thần của nhà Tuy, nhà Đường cho nên thời gian đó bắt đầu thâm nhập văn hoá Trung Quốc. 

Theo ghi chép, trong khi xây dựng đô thành ở Nhật Bản, những hoạt động kiến đồ quy mô lớn đều do thầy “địa tướng” quyết định như: kiến tạo Nanjing (năm 744), Thiên Vũ Thiên Hoàng (năm 681). Nhiều người cho rằng khoảng thế kỷ thứ 7 phong thuỷ truyền bá vào Nhật Bản thông qua Triều Tiên. Một bộ tác phẩm “Đồ Nhiên Thảo” miêu tả phong thuỷ âm trạch của Wade Taxi đã tăng cường thuyết pháp trên. 

Đến nay người ta vẫn chưa khảo chứng được làm thế nào Phong thuỷ của Trung Quốc đã sớm truyền bá đến Nhật Bản. Nhưng có một manh mối rất quan trọng là năm 889 - 898 trong cuốn “Ngũ hành gia loại” của Nhật Bản đã có những ví dụ của tác phẩm “Thanh Ô Tử”, “Huyền Nữ Kinh”, “Hoàng Đế Long Thủ Kinh”. Ngoài ra, có một số tác phẩm cũng có thể liên quan đến phong thuỷ như “Long Hổ thượng kinh”, “Ân Thư vũ bộ”. Hệ thống tư tưởng phong thuỷ thời bấy giờ được xây dựng từ nền tảng âm dương, ngũ hành. Cho nên những tác phẩm phong thuỷ thời kỳ đầu được xếp vào những tác phẩm đạo giáo.

[Hình]

Thị trấn Quang Phúc (Giang Tô) là một danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Trung Quốc.

Bài viết cùng chủ đề

Phong Thủy là gì? Phong Thủy Học là gì? Sự Hình Thành và Cơ Sở Khoa Học Của Phong Thủy

Phong Thủy là gì? Phong Thủy Học là gì? Sự Hình Thành và Cơ Sở Khoa Học Của Phong Thủy

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Khái niệm phong thủy là gì? Phong thủy học là gì? Lịch sử phong thủy bắt đầu từ đâu và các giai đoạn phát triển. Ý nghĩa và cơ sở khoa học của phong thủy.