Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 56 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 27/01/2024
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Thảo luận về những nguyên tắc khi đặt tên cho con sao cho hay, tránh bị trùng lặp, dễ nhớ, mang nhiều ý nghĩa, hàm ý sâu sắc


Những Thảo Luận Khi Đặt Tên Con 

Phần 1: 
BƯỚC ĐẦU TIÊN TÌM HlỂU VỀ TÊN NGƯỜI

1.       Họ, tên, tự, hiệu

Nghiên cứu lịch sử phát triển của danh tính rất có lợi cho việc đặt tên cho con. Tên người là dấu hiệu đại biểu cho con người, mỗi người có một tên đó sẽ đại diện cho người đó, nhưng trên thực tế, dù là người Trung Quốc hay người nước ngoài, đều không phải chỉ có một cách xưng hô. một số nước, tên người tạo thành bằng cách ghép tên của bố và tên của mình. Tên người Trung Quốc lại càng phức tạp, bao gồm nội dung họ tên, tự, hiệu, hơn nữa do lịch sử Trung Quốc lâu đời, ở mỗi một thời kỳ lịch sử, cách xưng hô tên người lại một khác. Trước tiên hãy nói về họ. Họ của người Trung Quốc đã có từ lâu, có câu nói rằng, “5000 năm trước những người cùng họ là một nhà”, kì thực không phải như vậy, Nghe nói khởi nguồn của họ là họ Phục Hi. Theo cách nói như thế, danh tính đã có lịch sử 5000 năm rồi. 5000 năm trước những người có cùng họ là người một nhà. Tên họ nguyên thuỷ nhất có lẽ là của bộ tộc, sau này có một vài bộ tộc phát triển, dân số tăng, phân hoá thành nhiều bộ lạc khác nhau, từ đó tên họ cũng nhiều hơn. Từ xưa tới nay, những họ mà người Trung Quốc vượt quá con số 8000. Họ có thể phân thành họ lớn và họ nhỏ. Họ lớn chiếm tỉ lệ rất lớn trên số dân Trung Quốc, chủ yếu có 5 họ: Trương, Vương, Lí, Triệu, Lưu. Họ nhỏ có rất nhiều, theo như ghi chép gần đây nhất, có khoảng 2000 họ. Khởi nguồn của mỗi họ đều giống nhau, ví dụ họ Trương, tương truyền người phát minh ra cung tên, tên là Huy, vì thế ông được phong là Cung Chính (quan giám quản việc chế tạo), ông chuyên chế tạo cung tên, được ban thưởng họ Trương, vì chữ trương có hình tượng một giương cung tên ngắm bắn. Theo thống kê, những người có họ Trương là đông nhất, chiếm hơn 10% tổng số dân. Họ Vương khởi nguồn từ thời Tiên Tần. Thời Tiên Tần con cháu vua thường xưng là vương tử, vương tôn, con cháu đời sau của họ có không ít người tự gọi là Vương thị (người có họ Vương). Ví dụ như Vương Tử thời nhà Thương là Tỉ Lan, Vương Tủ thời nhà Chu là Tấn, Vương Tử Tín Lãng Quân của nước Ngụy thời Chiến quốc là Vô Kỵ, hạng Tề Vương là Điền Kị... đều có con cháu tự xưng là Vương Thị, phân ra làm nhiều chi họ khác, họ Vương sau này trở thành một trong những họ lớn ở Trung Quốc. Họ Lí có khởi nguồn từ chức quan đại Lí (quan tư pháp), thời vua Nghiêu, Cao Dao đảm nhận chức vụ quan đại lí, sau này con cháu của ông kế tục chức vụ này, liên tục qua 3 đời Ngu, Hạ, Thương, được người là gọi là họ Lí. Thời cuối đời nhà Thương, một người họ Lí là Lí Vi đắc tội với Trụ Vương, bị Trụ Vương xử tội chết, vợ của Lí Vi là Khiết Thị đem con trai là Lợi Trinh trốn ở nhà cũ của Y Hầu. Hai mẹ con không có tiền, không có thức ăn, may mà đã có rất nhiều cây lê (cây lê có tên gọi là Lí) đang vào lúc quả chín. Hai mẹ con ăn lê để chống đói, nhờ vậy mới có thể sống sót. Lợi Trinh không dám mang họ Lí ( Lí có nghĩa là chân lí) mà phải đổi thành họ Lí (Lí có nghĩa là cây lê). Họ Lí cũng là một những họ lớn ở Trung Quốc.

Người Trung Quốc ngoài họ tên còn có tự, hiệu... Theo quy tắc của nhà Chu, khi sinh con trai, thì do người cha đặt tên (danh), sau khi trên 20 tuổi có thể đặt tự Tự còn được gọi là biểu tự, nó là biệt danh đặt cho người đó dựa vào ý nghĩa của tên người, có lúc dể gọi một cách tôn kính, người ta gọi đó bằng tự chứ không gọi tên. Ví dụ tự của Tào Tháo là Mạnh Đức, mọi người đều gọi ông ta là Tào Mạnh Đức. Hiệu là một cách gọi khác ngoài tên, thường có sắc thái nghệ thuật của những tài tử danh nhân tự đặt cho mình, gọi là nhã hiệu (cách gọi tao nhã). Ví dụ Đào Uyên Minh có hiệu là tiên sinh Ngũ Liễu vì bên cạnh nhà ông có năm cây liễu, nên ông lấy hiệu là Ngũ Liễu, người đời sau viết truyện về ông, đạt tên sách là “Ngũ Liễu tiên sinh truyện”. Tô Thức có hiệu là Đông Pha, người đời gọi là Tô Đông Pha, nghe rất tao nhã. Người ta sau khi chết còn có tên cúng, đó là cách gọi mà người đời sau đặt cho một người dựa vào những sự tích về người đó khi còn sống, đó có ý nghĩa khen chê tuỳ theo lúc sống người đó làm được những gì. Ví dụ chữ Tuyên trong tên của vua Tề (Tề Tuyên Vương), chữ Trang trong tên của vua Sở (Sở Trang Vương), chữ Văn trong Hán Văn Đề, chữ Võ trong Hán Võ Đế. Chữ Lịch trong Chu Lịch Vương, chữ Dạng trong Tuỳ Dạng Đế. Huý hiệu của hoàng đế sau khi được quan lễ đặt, phải báo với hoàng đế đương triều phê chuẩn. Huý hiệu của đại thần do triều đình phong tặng, ví dụ huý hiệu của Gia Cát Lượng là “Trương Võ”, Trương Phi có huý hiệu là “Võ Mục”. Cũng có tên huý riêng, ví dụ tên huý riêng của Đào Uyên Minh là Tịnh Tiết tuyển tập văn của ông được gọi là “Đào Tinh Tiết ”.

Hoàng đế còn có miếu hiệu, để phúng bái tại thái miếu, lập ra một hiệu riêng gọi là tổ, tông. Ví dụ Đường Cao Tổ, Đường Thái Tông.. .Từ thời cuối nhà Thanh, có một vài người khi viết bài đăng trên báo, tạp chí, không muốn dùng tên thật, tự đặt cho mình một bút danh, sau một thời gian dài người ta quen dùng bút danh cùa người đó để gọi. Ví dụ Chu Thụ Nhân, bút danh là Lỗ Tấn qua một thời gian, mọi người đều gọi ông Lỗ Tấn, vì thế tên thật của ông ít được gọi và ít được biết đến.

2.     Tính địa phương của tên họ

Do tên họ có khởi nguồn ở những khư vực khác, vì thế tên họ có tính địa phương, đặc biệt là tính địa phương của những họ ít phổ biến càng biểu hiện rõ. Ví dụ ờ Vân Nam, Đại Lí có người họ Đoàn, họ Du có rất nhiều Quảng Đông, khu vực Bắc Kính có nhiều họ Quý, ở khu vực Hồ Bắc, Quảng Đông có họ Khu, họ Mạc có ở khu vực Hà Bắc, Sơn Đông, những người họ Kim, họ Phác đa số sống ở khu vực người dân tộc Tiên ở Đồng Bắc. Đôi khi nếu biết họ của một người nào đó, có thể đoán ra quê quán của người đó. Đặc điểm về tính địa phương của tên họ, cho tới ngày nay vẫn còn tồn tại.

3.     Cách đặt tên theo từng thời đại

Việc đặt tên của người Trung Quốc có đặc điểm thời đại rõ nét, những cái tên được đặt ở những thời kì lịch sự khác đều do người đó gửi gắm lí tưởng và mong muốn của mình trong đó. Trước thời giải phóng, không ít người mong muốn có một cuộc sống dư dật, đều đặt tên cho con mình đại loại như Phúc, Phất Tài, Bảo Phước. Những người sinh ra vào thời chống Mỹ, giúp Triều Tiên, có không ít người có tên là Viện Triều. Ví dụ Lý Viện Triều, Triệu Viện Triều. Thời đại nhảy vọt, nhà nước đã đưa ra mục tiêu sản lượng gang thép phải vượt Anh quốc, đuổi kịp Mỹ, thế có một vài người đã đặt tên cho con là Siêu Anh. Trong số những người bạn học thời trung học của tôi, có một người tên là Trần Siêu Anh, một người tên là Phạm Siêu Anh, còn có người tên là Diệu Tiến (nhảy vọt), Trương Diệu Tiến, Lí Diệu Tiến, những người có tên như thế nhiều nhan nhản, chỉ cần nghe cũng biết họ sinh ra vào năm 1958. Thời kì đại cách mạng văn hoá, có không ít trẻ sơ sinh được đặt tên là Văn Cách, vận động viên bóng bàn nổi tiếng Mã Văn Cách của Trung Quốc có lẽ cũng sinh ra vào thời này, Thời kì này màu đỏ đang là màu thịnh hành, một vài tổ chức quần chúng đều có tên kèm chữ Hồng, ví dụ Hồng vệ binh, Hồng tiểu binh, Hồng tiêu binh.., Có nhiều người không thể cưỡng lại sự cám dỗ của chữ Hồng, cũng đặt tên cho con mình có mang chữ Hồng, một thời những cái tên như Trương Hồng, Lí Hồng, Vương Hổng nhiều vô kể. Một người bạn của tôi vốn tên là Bạch Bạch, sau thời kì đại cách mạng văn hoá, đã đổi tên thành Vĩnh Hồng, từ màu trắng chuyển sang màu đỏ. Sau đại cách mạng văn hoá, nghe nói cô ấy lại đổi tên cũ, từ màu đỏ chuyển về màu trắng. Sau thời đại cách mạng văn hoá, tham gia quân đội, giúp đỡ quân đội trở thành mốt thời thượng, vì thế người ta lũ lượt đặt tên con có chữ Quân những tên như Trương Quân, Lí Quân trở thành một trong những tên quen thuộc nhất.

4.    Họ dân tộc Mãn dịch sang tiếng Hán

Họ của những người dân tộc Mãn luôn luôn không chỉ dừng ở một chữ, gọi tên rất dài, vì thế từ thời nhà Thanh, người dân tộc Mãn bèn dịch họ của mình sang tiếng Hán, từ đó xuất hiện họ dân tộc Mãn dịch sang tiếng Hán. Quý tộc Mãn Châu có tám thế gia lớn, thế nhưng có nhiều cách gọi khác nhau. Thời vua Quang Tự, nhà Thanh, tiến sĩ Kế Xương cho rằng, trong tám họ lớn phải là Quan Nhĩ Giai là người đời sau của Trực Nghĩa công phí Anh Đông. Họ Nữ Hô Lộc là người đời sau của Hồng Nghi Công Ngạch Xích Đô, Họ Nạp Lạp là người đời sau của Diệp Hách Bối Lạc Cẩm Đài, họ Đống Ngạc là người đời sau của Ôn Thuận Công Hà Hoà Lí, họ Mã Giai là người đời sau của n Tương Công Đồ Hải, Y Nhĩ Căn Giác La là người đời sau của Mãn Tráng Công An Phí Cổ, họ Huy Phát là người đời sau của Văn Thanh A Lan Thái. Thời cuối nhà Thanh, tiến sĩ Tung Sùng Di lại cho rằng, 8 họ lớn ở Mãn Châu là: Nữu Hộ Lộc, dịch sang tiếng Hán là Lang, họ Qua Nhĩ Giai dịch sang tiếng Hán là Quan, họ Thư Mục Lỗ dịch sang tiếng Hán là Thư, họ Na La (phân thành Na La Diệp Hách và Na La Huy Phát), dịch sang tiếng Hán là Bất Thường, họ Hàn Nhan dịch sang tiếng Hán có lúc là Vương có lúc là Kim, họ Phước Sát dịch sang tiếng Hán là Phủ, họ Phí Mạc dịch sang tiếng Hán là Phí, họ Mã Giai dịch sang tiếng Hán là Mã.

Hiện nay dân tộc Mãn đã bị Hán hoá, không biết họ Mãn của mình là gì, nên họ không hiểu một chút gì về cách đặt tên con cháu họ theo cha ông ngày xưa.

5.     Sự kỳ lạ của tên gọi

Tên của con người rất kỳ lạ, tên như thế nào cũng có. Chằng ai dám nói ràng mình đều biết những từ dùng để đặt tên, ví dụ như có một vị cảnh sát già làm ở phòng hộ tịch của Sở công an thành phố, quản lý hộ tịch suốt mấy năm trời, nhưng có nhiều lúc gặp một chữ lạ trong tên lại phải tra từ điển, có những tên ngay cả trong từ điển cũng không có, đó là những chữ do người ta tự đặt ra.

 Có một vài người tên của họ làm cho người ta thấy buồn cười. Từng có một thi nhân gọi điện đến cho tôi, bảo tên là Hà Thủ Ô, tôi cho rằng mình nghe lầm, thầm nghĩ tên của ông ta tại sao lại là một vị thuốc Bắc? Nhưng ông ấy nói đúng là tên ông ta như vậy.

Có một lần, một vị ký giả của đài truyền hình Trung ương đưa cho tôi danh thiếp tên ở trên danh thiếp là Lộ Trần (bụi đường). Tôi cứ suy nghĩ cô ta là bụi đường? Trước đây tại sao không gọi là Đại Phong (gió lớn) cơ chứ.

Có một nữ sĩ tôn là Lục Hải Không, người đến tìm cô để liên hệ công tác có lúc hỏi nhỏ: “ Người ta tại sao cứ gọi chị là Lục Hải Không thế?”

Tôi có một người bạn họ là “Tâm”, tên là Triệu, một lần có một người gọi điện cho anh ấy “Alô, có phải là thầy giáo Triệu Tâm không?”. Hoá ra người đó gọi nhầm tên thành họ.

một trường đại học, có một người đặt tên cho con là H, lúc đăng ký hộ khẩu cảnh sát khu vực nói rng không được dùng bằng chữ cái La tinh, sẽ mang lại phiền phức cho công tác quản lý, nếu không thì hãy phiên âm chữ H sang tiếng Hán thế tên thành “Ái ngật” (thích ăn).

Có người lên là Hạ Đại Vũ, khi anh ta làm thư ký ở toà án Triều Dương, một lần khi bắt đầu phiên toà, đọtên những người công tác tại phiên toà: “Thư ký: Hạ Đại Vũ (đổ mưa to)”, những người dự phiên toà ngồi dưới cảm thấy rất kỳ lạ “Hôm nay chẳng lẽ không phải là ngày đẹp trời à?”

6.     Bàn về tên gọi theo duy tâm

Hiện nay ở một số quầy sách xuất hiện một số sách nói đến mối quan hệ giữa tên người và số mệnh, nội dung của những quyển sách này đều nói về việc tên người có quyết định từ vận mệnh con người như thế nào. Đặt tên gì để có thể làm quan, phát tài. Đặt tên gì thì có thể gặp rủi ro, thậm chí tên không hay còn có thể khắc chồng, những quyển sách này còn giới thiệu dùng tên để đoán số phận của con người như thế nào, dạy người ta thông qua những loại suy luận bát quái nào để đặt tên cho con v.v... Những loại sách có tính mê tín dị đoan này có hại không nhỏ đối với xã hội.

Trong con mắt mọi người, danh tính học cổ tính duy tâm là một kiểu lừa gạt, kiểu lý luận lấy tên người để dự đoán tương lai hoàn toàn là lý luận lừa gạt. Nếu tên của một người có thể quyết định được vận mệnh của người đó, tiền đồ của người đó, thế thì rất nhiều người coi trọng việc đặt tên nhưng vận mệnh của họ mỗi người một khác, thì giải thích như thế nào? Những người có tên Lý Chuẩn có hàng trăm hàng nghìn, nhưng có thể làm tác giả nổi tiếng thì chỉ có một người. Những người tên là Vương Đào, sinh cùng nãm cùng tháng có hàng Vạn, nhưng có thể làm quán quân thế giới thì chỉ có một người. Đối với việc cùng tên nhưng không cùng số phận, danh tính học mang màu sắc chủ nghĩa duy tâm không có cách giải thích. việc họ nói tên người có quyết định tới vận mệnh là không có cơ sở khoa học, là do họ chủ quan tưởng tượng ra. Cũng có sách lấy lý luận không có một tí căn cứ khoa học nào trong những sách mê tín dị đoan làm căn cứ để suy đoán, những loại suy đoán này đương nhiên khó tránh khỏi sai lầm.

Danh tính học có tính chủ nghĩa duy tâm, những người sáng suốt sẽ cảm thấy rất hoang đường nhưng trong mắt những người hồ đồ, có vẻ như là một loại linh đan, một loại thuốc kỳ diệu. Tôi có một người bạn xem sách loại này và tin là thật, mời một thầy bói tính xem tên của anh ta có hay không. Kết quả thầy bói bảo là trong tên của anh có một chữ Châu, mà chữ “châu” có nghĩa là một con thuyền lá nhỏ, không làm được việc lớn, không phát tài được. Bạn tôi rất lo, đến tìm tôi, bắt tôi phải nhờ một người đổi tên trong hộ khẩu cho anh ta.

Tôi có một người bạn thân, chị ấy bị mắc căn bệnh nặng, vì thế đi tìm thầy bói, thầy bói đó nói rằng chị ấy bị mắc bệnh là vì tên của chị không tốt, nếu không thay tên, bệnh của chị sẽ không thể khỏi được. Chị tin là thật, bèn đổi tên. Sau này bệnh của chị vẫn không thấy biến chuyển gì tốt, thầy bói lạ í bảo số của máy nhắn tin của chị không tốt, không có lợi cho bệnh của chị, chị nên đổi số máy nhắn tin. Chị liền lập tức tìm máy nhắn tin có số đó, may là máy nhắn tin có số đó là của một diễn viên nữ nổi tiếng nhưng tốt bụng. Diễn viên này đã đổi số máy cho chị. Nhưng dù là đổi tên hay đổi số máy đều không phải là thứ thuốc tốt cho căn bệnh của chị, không thể trị được căn bệnh đó, chị đành phải đi bệnh viện khám bệnh. Nếu chị còn tiếp tục đi tìm thấy bói, tôi tin là càng làm trầm trọng bệnh, càng thêm bệnh, nhất là căn bệnh tinh thần.

Còn có một nữ sĩ, qua 30 tuổi vẫn chưa có mang. Chị tin vào duy tâm cho rằng mình không thể có thai là do tên không tốt, hơn nữa tên này lại còn khắc chồng, không đổi tên không được. Để chứng minh cho thành tâm đổi tên của mình, đầu tiên chị đổi bút danh trong các bài viết của mình. Nhưng sau khi chị đổi tên, chả thấy bụng mình có biến chuyển gì.

Có một nữ kí giả nổi tiếng, vì thất tình mà đi xem bói, vị thầy bói nói chị phải đổi tên, không đổi tên sẽ không tìm được người yêu, hôn nhân sẽ thất bại. Chị đến trạm cảnh sát khu vực đổi tên, nhưng cảnh sát khu vực không cho chị đổi tên. Thầy bói lại nói khống đổi tên không được, phải khắc một cái phù hiệu có đề tên mình định đổi. Sau đó mang phù hiệu này trên người. Vị ký giả này đúng là có đưa tôi xem cái phù hiệu mà chị đang đeo. Tôi cảm thấy chị ta khiến người khác phải thông cảm, sự bất hạnh trong khuôn mặt chị có thể khởi nguồn từ sự nhẹ dạ cả tin này. Những cô gái lương thiện là những người dễ bị bọn bất lương lừa gạt và coi là trò chơi. Tôi có lẽ không thể làm cho người này tỉnh ngộ nhưng là một cảnh sát, tôi muốn nhắn nhủ họ, danh tính học mang tính duy tâm chủ nghĩa rất có hại cho con người là những lý luận đồi bại của bọn lừa gạt.

PHN 2: NGUYÊN TẮC ĐẶT TÊN

1. Dễ nhớ, dễ viết, có ý nghĩa

Tên là để người khác gọi, đây là vấn đề phải suy nghĩ xem người khác có dễ nhận biết tên mình không, Tên của một số người rất khó nhớ, đến thầy giáo còn phải tra từ điển. Tôi nhớ có một người bạn tên là Trương Lê, lần đầu tiên gặp mặt anh ấy bảo với tôi đọc là Lê, nhưng lần gặp sau tôi đã quên mất cách đọc của từ này. Tôi nghĩ rằng, nguyên tắc đặt tên phải có một nội dung nhất định đó là dễ nhớ, dễ viết.

Hiện nay có vài người cho rằng đạt tên cho con càng bí hiểm càng tốt, những chữ càng không phổ biến càng có ý nghĩa uyên thâm. Kỳ thực không phải như vậy, những chữ xa lạ không nhất định là có hàm nghĩa sâu sắc, mà khiếm khuyết của nó là không dễ nhớ, có lúc còn không dễ viết. Một vài người khi đặt tên cho con tìm trong “Tự điển Khang Hi”, chọn dùng những từ khó nhớ để tìm trăm nghĩa sâu sắc của tên, rất dễ đem lại phiền phức không ít, đầu tiên là vì người khác không nhớ tên, đọc sai thì dễ gây trò cười cho người khác. Hơn nữa nếu tên của một đứa bé có quá nhiều nét viết, khi nó phải viết tên thì rất tốn sức.

Tôi đã làm việc nhiều năm ở sở hộ khẩu, tiếp xúc với nhiều cái tên, có người tên vừa khó nhớ vừa khó viết. Ví dụ: Trong tên Lí Di, chữ Di có 19 nét, trong tên Thường Cừ, chữ Cừ có 17 nét, trong tên Trương Y, chữ Y có 22 nét, trong tên Tưởng Xán, chữ Xán có 17 nét. Những chữ này có hàm nghĩa nhất định, nhưng cũng không dễ hiểu.

Tên người phải có một nội hàm nhất định, đây là truyền thống đặt tên của người Trung Quốc. Nói tóm lại, hy vọng con mình tương lai trở thành người như thế nào, thì sẽ đặt tên cho con với nội hàm như thế. Ví dụ bạn mong con thành tài, có thể đặt tên là Lương Đống, Đống chính là rường cột, thể hiện vị trí quan trọng. Nhưng tốt nhất thường gọi là Lưu Thành Tài, Lý Thành Tài, những kiểu tên này quá thô, dễ bị trùng tên với người khác. Nếu bạn hy vọng con của mình trở thành một nhạc sĩ, thì hãy đừng ngại đặt tên là Vận Thanh, có ý là nó được sinh ra trong âm nhạc. Nếu bạn muốn con mình lớn lên thành hải quân có thể đặt tên là Long Hải, hy vọng nó như rồng vùng vẫy ở biển. Khi tôi đi lính ở hạm đội Đông Hải, có một người bạn chiến đấu tên là Vương Long Hải, nhưng bạn tôi đã đọc ngược tên của anh ấy là Hải Long Vương (vua sống ở biển).

Đặt tên cho con gái, thường thấy những cái tên có hàm nghĩa mĩ miều. Họ mong con mình đẹp người, đẹp nết. Tôi cho rằng tên của con gái rất phong phú về ý nghĩa, và có đặc điểm thời đại hơn tên con trai. Những cô gái hiện đại dựa vào chính bản thân mình để thành danh thành tài đa số là họ có tài năng thực sự, nên đặt tên con gái vào vị trí bình đẳng với con trai, khi đặt tên cho con nên khai phá một con đường trong suy nghĩ, nhận thức.

2.     Đặt tên tránh nghĩa xấu

Có người khi đặt tên cho con, không chú ý đến ý nghĩa, có lúc vì không chú ý khiến hàm nghĩa của tên rất khó chấp nhận. Ví dụ có người họ Đoàn, vợ anh ta họ Tân anh ta liền đặt tên cho con là Đoàn Tân, cái tên này nếu xét vẻ mặt hình thức chữ, Tân chỉ tiền lương hoặc củi gỗ. Từ Đoàn với từ Đoạn có âm gần nhau, Đoàn Tân dễ làm người ta hiểu nhầm là tiền lương bị cắt hoặc củi không có. Điều này mang ý nghĩa không tốt, lương bổng và củi lửa là hai thứ không thể thiếu. Vì thế tên không nên có ý kì dị.

Tôi có một người bạn hồi nhỏ, tên là Ân Kiêu, chúng tôi nói rằng anh ta vừa gian, vừa đen tối. Tên của anh ta dễ mang ý nghĩa kì dị vì hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa.

Có một nữ cảnh sát khu vực kể cho tôi một chuyện cười. Có một bà đến trạm cảnh sát khu vực, đăng kí hộ khẩu cháu trai mới sinh. Bà nói rằng đặt cho cháu trai của mình tên là Dương Vĩ (chữ vĩ trong từ vĩ đại). Nữ cảnh nghe xong, mặt ửng đỏ bi vì chữ vĩ còn có nghĩa là “teo lại”, từ dương còn để chỉ “ dương vật”. Nữ cảnh sát ái ngại khuyên bà lão hãy đổi tên khác bởi cái tên này sau rất khó kiếm được người yêu, Bà lão nói rõ: “ Cái gì mà không hay, rất hay là đằng khác, tên người và việc tìm người yêu có quan hệ gì đến nhau. Cô cứ viết cho tôi”. Nữ cảnh sát không còn cách nào đành phải làm thủ tục hộ khẩu cho đứa trẻ sơ sinh. Nhưng một lúc sau, bà cụ quay lại muốn được đổi tên cho cháu mình, bởi vì người con dâu không đồng ý. Nữ cảnh giải thích thực ra chị chưa viết tên vào sổ hộ tịch, vì biết rằng thế nào bà cũng có thể quay lại. Câu chuyện cười cho thấy việc đặt tên cho con không chỉ mang ý nghĩa kì dị về mặt nghĩa mà ngay cả về ngữ âm cũng không được sơ xuất.

3.    Khi đặt cho con cần phải dùng những từ chuẩn mực

Đặt tên cho con cần phải dùng những từ chuẩn mực,không chỉ phụ thuộc vào sở thích của cá nhân mà đặt tên cho con mình một cách tuỳ tiện.

Trong lịch sử Trung Quốc, Võ Tắc Thiên đã từng tự tạo cho tên cho mình, nghe nói bà tạo hơn mười từ mà trong tự điển không có. Nếu người đời sau dùng để đặt tên thì không thể tránh được những phiền phức có thể xảy ra. Ngày nay, chúng ta không thể bắt chước Võ Tắc Thiên cấu tạo từ. Đây là việc tự tạo ra phiền phức cho chính bản thân mình. Trong sổ hộ khẩu của công an Trung Quốc có rất nhiều từ tự tạo ra, không được đưa vào ngăn đựng hồ sơ khiến cho việc quản lý sổ hộ tịch gặp phải rất nhiều khó khăn.

4.     Yêu cầu ngữ âm của tên gọi

Tên - ngoài việc yêu cầu dễ nhớ, cần phải phù hợp qui luật phát âm của ngôn ngữ dân tộc đó, phải dễ đọc. Nói chung tên mà có hai âm tiết, nếu âm tiết trước là thanh trắc thì âm tiết sau phải là thanh bằng. Ví dụ: Lý Dương, Lý là thanh trắc, Dương là thanh bằng. Tống Lâm, Tống là thanh trắc, Lâm là thanh bằng. Cũng có thể từ đằng trước là thanh bằng, từ đằng sau là thanh trắc. Ví dụ: Trương Phảng, Trương là thanh bằng, Phảng là thanh trắc. Những từ này đều phù hợp yêu cầu ngữ âm, nhưng nếu từ thứ nhất là thanh bằng, từ thứ hai phải là thanh trắc. Khi đọc lên nghe không hay. Ví dụ: Tô Vũ, đọc không thuận miệng bằng Tô Ngọc. Gọi là Trương Phảng rất trúc trắc, không bằng gọi là Trương Phương.

Yêu cầu về ngữ âm đối với tên có ba chữ càng nghiêm ngặt hơn. Nếu thanh trắc đặt không đúng chỗ, đọc lên sẽ không thuận. Ví dụ ba từ đều dùng thanh trắc như: Thẩm Hảo Cách, đọc lên rất trúc trắc, có vẻ như không thể đọc một hơi mà hết. Ba từ đều dùng thanh trắc cũng không hay. Ví dụ: Tống Triệu Thịnh đọc lên cũng không hay, nghe không hay bằng Tống Triệu Niên, vì Niên là thanh bằng. Từ thứ đứng ba là thanh bằng, làm cho người ta có cảm giác kêu hơn. Từ thứ ba cũng không phải hoàn toàn không dùng thanh trắc, hoặc cùng có thể dùng từ láy như Thanh Thanh v.v... Chẳng qua những từ láy này thường dùng để đặt tên cho con gái. Tên con trai từ thứ ba nên dùng thanh bằng là tốt nhất, dùng thanh bằng có thể làm cho âm đọc vang, có khí dương.

5.     Đừng đặt tên theo kiểu “Em” và “Chị”

Trong số tên của người Trung Quốc, những tên có chữ tỉ (chị) và muội (em) có không ít, Trương Nhị Muội, gọi tắt là Nhị Muội (em hai). Trương Nhị Tỉ, gọi tắt là Nhị Tỉ (chị hai). Còn có một người nổi tiếng là Lưu Tam Tỉ, nhưng tên này mặc dù nghe không chán nhưng dễ gây hiểu sai. Nói một cách đơn giản, một người ở vào độ tuổi khác nhau, trong trường hợp khác mới có thể được gọi là Muội hay Tỉ (em hay chị), gặp người hơn tuổi mình thì gọi là Tỉ (chị), gặp người ít tuổi thì gọi là Muội (em). Gọi một người tuổi bằng mình là Tỉ (chị), trong lòng chắc chắn sẽ cảm thấy bất ổn. Gọi một người lớn tuổi hơn mình là Muội (em) có gì đó không được lễ phép. Cũng tương tự như vậy trong tiếng Việt có rất nhiều người thích tên là Tuấn Anh, Hoàng Anh... Khi gọi chỉ dùng từ anh thôi nhiều lúc cũng cảm thấy không ổn. Vì thế khi đt tên không nên dùng từ Muội hoặc Tỉ là tốt nhất.

PHẦN 3: LÀM THỂ NÀO ĐỂ TRÁNH BỊ TRÙNG TÊN

1.    Nguyên nhân to nên sự trùng tên.

Bị trùng tên là một vấn đề làm người ta phiền não, đáng lẽ ra tên một người chính là đặc điểm sở hữu của anh ta, phân biệt anh ta vi người khác, nhưng lại có tới 180 người cùng tên với anh ta, thậm chí có hàng vạn người cùng tên. Tại sao có vấn đề trùng tên gì?

Nguyên nhân đầu tiên gây ra hiện tượng trùng tên là họ phổ biến, ở phòng hộ khẩu của cục công an, những cái tên bị trùng từ con số hàng nghìn người là: Vương Thúc Anh, Vương Thúc Lan, Vương Tú Lan, Vương Hồng, Vương Quân, Vương Ba, Lý Kiệt, Lý Quân, Lý Hoa, Lý Minh, Lý Giai Lan, Trương Giai Lan, Trương Giai Châu, Trương Hiểu Minh, Trương Quân, Trương Hoa, Trương Bàng, Trương Hồng, Lưu Quân, Lưu Kiến, Lưu Kiến Quốc, Lưu Thúc Châu, Lưu Kiến Quân, Triệu Kiệt, Triệu Cương, Triệu Bình,... Chủ yếu là họ trùng họ như: Trương, Vương, Lý, Triệu, Lưu, đây là những họ lớn, có những người mang họ đó khi đặt tên đương nhiên dễ bị trùng.

Nguyên nhân thứ hai gây ra trùng tên là những từ phổ biến, cái gọi là từ phổ biến là những từ xuất hiện rất nhiều khi đặt n, dùng đến quen. Những từ này bao gồm:

-   Hồng (chỉ màu hng, chỉ cầu mình, chỉ sự to lớn). Ví dụ như: Trương Hồng, Lý Hồng, Vương Hồng, Triệu Hồng...

-   Quân: Lưu Quân, Vương Quân, Lý Quân, Lý Hồng Quân...

-   Lan: Trương Tú Lan, Lý Giai Lan, Vương Thúc Lan...

 - Ba: Vương Ba, Trương Ba, Lưu Ba, Từ Ba...

-   Hoa: Lý Hoa, Trương Hoa, Trương Lập Hoa, Lưu Ái Hoa, Triệu Lệ Hoa...

-     Quốc: Vương Kiến Quốc, Lý Ái Quốc, Trương Bảo Quốc....

- Kiệt: (kiệt xuất), Lý Kiệt, Vương Kiệt...

- Khiết: (trong sạch), Dương Khiết, Lưu Khiết...

-    Châu: (ngọc châu) Vương Thúc Châu, Lý Bảo Châu, Trương Ái Châu...

-     Anh: Lý Anh, Vương Thục Anh, Lý Lan Anh, Trương Chí Anh, Triệu Tuấn Anh...

-     Cương (cứng rắn) Lý Cương, Vương Cương, Trương Vĩnh Cương, Trần Chí Cương...

-     Minh: (sáng sủa, thông minh)Trương Hiểu Minh, Vương Hiểu Minh, Vương Minh, Lý Minh...

-     Tân: (luôn mới mẻ)Vương Sinh Tân, Vương Hoán Tân, Trương Lập Tân, Vương Kiến Tân...

- Hân: (sáng sủa) Lưu Hân, Lý Hân...

-     Thắng: Dương Vĩnh Thắng, Lý Lợi Thắng, Trần Xương Thắng...

- Trịnh: Trương Quốc Trịnh, Trần Xương Trịnh...

- Kiến: Lý Kiến Quốc, Lưu Kiến Quân...

- Kiện: (khỏe mạnh) Lý Kiện, Vương Kiện ...

-     Tuấn: (anh tuấn, tuấn tú) Trương Tuấn Hồng, Lý Tuấn Anh, Trượng Tuấn, Vương Tuấn...

Những cái tên dùng những từ phổ biến này, nếu lại có họ phổ biến, thì sẽ bị trùng tên với hàng ngàn người khác. Vì thế không nên dùng nữa, nếu là họ ít phổ biến lại dùng những tên phổ biến cũng khó tránh khỏi bị trùng tên. Trong tiếng Trung từ có hàng ngàn hàng vạn, tại sao lại đều chỉ dùng vài từ trên để đặt tên?

Nguyên nhân thứ ba là tên đơn gồm hai chữ ghép lại tạo ra tỉ lệ trùng tên cao. Ví dụ: Họ Vương, tên Đào (sóng lớn), tỉ lệ sử dụng chữ Đào để đặt tên vốn đã cao, lại dùng tên đơn (chỉ gồm một chữ) tự nhiên rất dễ bị trùng tên. Vương là họ phổ biến, vì thế Vương Đào có nhan nhản thì cũng không lấy gì làm lạ. Nếu tỉ lệ sử dụng một từ dùng để đặt tên không cao, nhưng lại dùng để đặt tên đơn thì cũng dễ bị trùng tên. Ví dụ: từ Dương (mặt trời), tần suất sử dụng từ này để đặt tên không cao, nhưng lại chỉ dùng một từ này để đặt tên thì hiện tượng trùng tên sẽ nhiều, ví dụ những người tên là Dương Dương (chữ Dương đầu tiên là cây Dương, chữ Dương thứ hai là mặt trời), thì có không ít hơn 1000 người. Lại còn nói những từ dùng phổ biến đã nói ở trên, dùng từ nào để đặt tên đơn thì cũng có thể bị trùng tên. Ví dụ từ Quân, dù bạn có họ gì đi chăng nữa, chỉ cần dùng chữ Quân để đặt tên, chắc chắn sẽ bị trùng. Ví dụ họ là Quý, họ này chiếm tỉ lệ ít trên tổng số dân Trung Quốc, nhưng nếu bạn tên là Quân sẽ bị trùng tên với những người khác. Vì thế xem ra, để tránh bị trùng tên, tốt nhất không nên dùng tên chỉ gổm họ tên (có hai chữ).

Nguyên nhân thứ tư là đặt tên dựa trên sự sắp đặt vai vế, địa vị trong xã hội... phạm vi lựa chọn quá ít nên dễ bị trùng. Đặt tên dựa trên sắp đặt vai vế, từ cổ đã có, theo sử sách ghi lại. Vua Hàm Phong thời nhà Thanh có thiếp yêu là Ý Phi sinh được hoàng tử, do vua Hàm Phong đích thân thưởng tên cho, gọi là Tái Thuyền. Tên Tái là tên thuộc hang trên. Thời vua Càn Long, hoàng tử thứ sáu là Vĩnh Dung, vẽ bản đồ các đời vua trong dòng tộc, đã trình lên hoàng hậu Hiếu Thánh, bản đồ này do vua Càn Long tự đề tên, trong đó có một câu “Vinh Tái Phụng Từ Ngu”. Con cháu đời sau, chọn năm chữ trên để đặt tên cho tôn thất, vua Hàm Phong là đời dùng chữ Tái. Nay vua Hàm Phong lại lấy chữ Tái của đời mình phong tặng cho con, thì sau chuyện nhầm lẫn giữa các thứ bậc trong gia đình t hẳn sẽ xảy ra. Phương pháp đặt tên dựa theo vai vế, tới nay chỉ sử dụng rộng rãi trong dân gian, ví dụ tôi có một người bạn chiến đấu, gọi là Uyển Chiến Cương. Anh ấy nói anh ấy là đời dùng chữ Chiến để đặt tên trong họ tộc. Phương pháp đặt tên phân theo vai vế, tên đệm với họ và tên bị hạn chế bởi đúng một từ, chỉ có thể thay đổi tên (từ thứ ba).Vì thế cũng rất dễ bị trùng.

Nguyên nhân khác tạo nên hiện tượng trùng tên là không có nơi để hỏi thông tin. Trước mắt cơ quan công an của Trung Quốc chưa có nghiệp vụ phòng ngừa hiện tượng trùng tên, nhân dân khi đặt tên cho con, chỉ căn cứ vào phạm vi tiếp xúc bình thường của mình để phán đoán xem người có cái tên đó nhiều hay ít.

2, Vấn đề mà trùng tên đem lại

Những vấn đề mà hiện tượng trùng tên đem lại cho con người tưởng đơn giản, nhưng nhiều lúc không tránh được phiền phức, như trong một trận bóng đá có hai ngôi sao tên là Vương Đào. Để phân biệt được hai người, đành phải gọi Vương Đào của đội Vạn Đạt tỉnh Đại Liên là Tiểu Vương Đào, gọi Vương Đào của đội công an quốc gia thành phố Bắc Kinh là Đại Vương Đào, nếu lại có thêm một Vương Đào nữa thì thật là khó, chỉ có thể gọi là Lão Vương Đào.

Đơn vị của tôi có hai người tên là Vương Kiến Tân, một người là nữ, một người là nam. Để phân biệt được hai người này chúng tôi chỉ có thể gọi Vương Kiến Tân nam và Vương Kiến Tân nữ, nếu không thì sẽ bị lẫn lộn. Bình thường nếu gọi sai tên chỉ là chuyên nhỏ, nếu khi dùng thẻ tín dụng, tài khoản mà có hiện tượng trùng tên, thì rất dễ gây ra chuyên lớn.

Tôi đã từng có một người bạn làm việc tại ngân hàng, vì máy vi tính của chị có vấn đề, tính thiếu lợí tức của khách gửi tiền tiết kiệm là một vạn nhân dân tệ, chị không tìm được người này, bèn đến tìm tôi là người làm việc trong ngành cảnh sát để nhờ giúp đỡ. Tôi vừa mới tìm tên của người mà chị cần tìm, đã phát hiện ra có tới hàng chục người tên như thế, không thể tìm ra ai là người mà chị cần tìm. Cuối cùng chỉ còn cách đi đến từng nhà dựa theo địa chỉ trong hộ khẩu mặc dù cuối cùng tìm được vị khách hàng đó, nhưng đã tốn không ít công sức. Nếu người đó có tên không bị trùng, thì rất dễ tìm.

Đem lại ấn tượng sâu nhất cho tôi là, khi mới vào công tác ở sở hộ tịch cục công an, có một lần chỗ chúng tôi nhận được một lá thư tìm người thân gửi từ Đài Loan, trong thư nói anh ta là phi hành gia của không quân quốc dân Đảng, năm 1949 đi Đài Loan, mấy chục nãm không có liên hệ với mẹ ở đại lục. Anh đã từng nhờ người tìm mẹ mình, nhưng ngôi nhà trước đây anh ở đã bị dỡ, ngôi nhà tranh bị thay thế bởi một toà nhà cao tầng, vì thế chả còn biết tìm ở đâu. Anh muốn nhờ chúng tôi tìm mẹ của anh. Anh nói mẹ mình tên là Vương Thúc Châu nhờ cảnh sát khu vực vừa tìm cái tên này. Ở Bắc Kinh đã có trên một vạn, đi tìm ở đâu đây? Nếu đến từng nhà một để hỏi thì phải mất 10 đến 20 năm. Cảnh sát chỉ còn cách đến địa chỉ anh viết trong thư để tìm, may mà khi đi tìm những người làm ở hội đồng uỷ ban nhân dân trước đây. Một vị chủ nhiệm cũ cho biết, khi dỡ ngôi nhà này, có một bà già cứ ôm lấy cây không đi, xe ủi đất cũng không rời đi, nói rằng con trai bà đã xa nhà mấy chục nãm rồi, bà sợ khi con trai về không tìm được nhà cũ, cảnh sát khu vực theo đầu mối này tìm được bà. Bà lão nhìn thấy thư của con trai, khóc to rồi quỳ xuống cám ơn cảnh sát khu vực, nói nếu không gặp được những cảnh sát có tâm huyết như thế này, đời này kiếp này bà sẽ không gặp được con trai mình. Kỳ thực do tên của bà bị trùng quá nhiều, nếu không vì cảnh sát khu vực gặp may thì bà thật ra sẽ không được gặp lại con trai.

3. Làm thế nào để không bị trùng tên

Biết được nguyên nhân tạo ra hiện tượng trùng tên, thì sẽ tránh được nó dễ dàng hơn. Đầu tiên là không dùng nhũng từ phổ biến để đặt tên, ở trên đã giới thiệu một vàì từ phổ biến có tần suất sử dụng để đặt tên con. Vì thế khi đặt tên cho con hãy cố tránh sử dụng những từ phổ biến này, vì trách nhiệm của mình đối với con, mất thêm một chút thời gian để đặt cho con một cái tên vừa ý.

Bạn nên chú ý tốt nhất là không đặt tên đơn. Những tên chỉ gồm hai chữ dễ bị trùng hơn những tên kép có ba chữ. Hơn nữa những từ có thể chọn để đạt tên đơn hơi ít, hàm nghĩa cũng không phong phú bằng tên kép gồm ba chữ, suy cho cùng tên có thêm một chữ thì sẽ có thêm một lớp nghĩa mới.

Để tránh được hiện tượng trùng tên, nâng cao tố chất văn hoá của người đặt tên là việc rất cần thiết. Nếu bạn thấy rằng trình độ văn hoá của mình không cao, có thể nhờ người có học vấn cao đặt tên cho con mình. Tôi đã từng gặp một người như vậy, nhờ ông ta đặt tên cho cháu trai, đã nhờ mấy người có kiến thức mà ông quen biết, mỗi người đưa ra vài cái tên, từ đó chọn ra cái tên hay nhất. Có vàí ngườỉ khi đặt tên cho con suy nghĩ không chu đáo, đợi lúc con lớn mới đổi tên, điều này làm cho công tác của cơ quan công an gặp nhiều khó khăn. Tôi có một vài người bạn học, trước khi tham gia công tác đã đổi tên, quen gọi tên rất không tiện, có vài người tự đổi tên, người khác không biết họ đã đổi tên,


vẫn gọi tên cũ. Vì thế xem ra, đổi tên không phải là việc hay, tốt nhất là khi đặt tên nên cẩn thận.

Tôi cho rằng phải triệt để giải quyết vấn đề trùng tên, những cơ quan hữu quan nên tiến hành cách làm giảm mức độ trùng tên, đồng thời triển khai nghiệp vụ tránh trùng ten. Trước mắt có một số quốc gia đã triển khai nghiệp vụ này, có một số quốc gia quy định, nếu tên cùa trẻ sơ sinh đã có hơn 3 người có tên này, người khác sẽ không thể đặt tên này được.

Đương nhiên, nghiệp vụ chống tiling tên do cơ quan công an triển khai, phải dựa vào thiết bị nôì mạng của máy vi tính. Khi đăng ký hộ khẩu cho trẻ sơ sinh, thông qua máy tính để kiểm tra, lập tức sẽ biết được có bị trùng tên không. Nếu không có mạng máy vi tính, Bắc Kinh có hàng nghìn vạn người, muốn kiểm ưa xem có bị trùng tên hay không, cũng không phải là chuyện dễ.

Nếu có mạng máy vi tính tiên tiến quản lý hộ tịch, lại có thêm quy định liên quan, vậy thì vấn đề trùng tôn có thể triệt tiêu giải quyết.

 

Bài viết cùng chủ đề

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Đường Công Danh Chuẩn Xác Nhất

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Đường Công Danh Chuẩn Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Cách xem bói chỉ tay đường công danh để biết khả năng xa giao, sự thay đổi của công việc và tiền bạc. Tính cách và cơ hội chuyển nghề.

Những Tác Phẩm Nào Đặt Nền Móng, Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Phong Thủy Học Được Lưu Truyền Trong Từng Thời Kỳ

Những Tác Phẩm Nào Đặt Nền Móng, Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Phong Thủy Học Được Lưu Truyền Trong Từng Thời Kỳ

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Những Tác Phẩm Nào Đặt Nền Móng, Thúc Đẩy Sự Phát Triển Của Phong Thủy Học Được Lưu Truyền Trong Từng Thời Kỳ