Những Truyền Thuyết Liên Quan Đến Phong Thủy: Giải đáp những bí ẩn trong phong thủy

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 12 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 29/12/2022
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Những Truyền Thuyết Liên Quan Đến Phong Thủy: Giải đáp những bí ẩn trong phong thủy

Trong những năm qua, phong thủy đã được coi trọng hơn rất nhiều trong cuộc sống của người Việt Nam. Nó không chỉ được áp dụng trong việc xây dựng nhà, kinh doanh, hoặc sắp đặt nội thất gia đình, mà còn được áp dụng trong những việc hẹp hòi hơn nữa. Tuy nhiên, không phải mọi người áp dụng phong thủy đúng cách, trong đúng hoàn cảnh. Độc giả có thể hiểu thêm rất nhiều về lĩnh vực có ý nghĩa tâm linh này thông qua những câu chuyện truyền thuyết sau đây:

Nội dung bài viết

 

Những hình vẽ ở hai bên thành trong mộ táng di chỉ văn hoá Ngưỡng Thiều biểu thị cái gì? 

Năm 1989 các nhà khảo cổ Trung Quốc đã khai quật được một sơ đồ Long Hổ làm bằng vỏ ốc có niên đại khoảng 6.000 năm tại mộ táng thời văn hoá Ngưỡng Thiều ở Tây Thuỷ Ba - Bộc Dương. 

Việc này đã gây chấn động giới khảo cổ trong và ngoài nước và xếp hạng Trung Hoa đệ nhất long”. Di chỉ Tây Thuỷ Ba nằm ở huyện Bộc Dương, diện tích hơn năm vạn mét vuông. Năm 1987 đến 1989 tiến hành khai quật trên diện tích lớn, tìm được đồ sứ, đồ đá, đồ làm bằng xương. Đồng thời các nhà khoa học phát hiện thấy nền nhà, huyệt cốc và mộ táng. Có những ngôi mộ hai bên có hình tượng rồng và hổ làm bằng vỏ sò. Trong đó mộ có mã số M45 chôn 4 người, mộ chủ là một thanh niên cao khoảng 1 mét 84, nằm chính giữa, còn 3 người kia tuổi tác có vẻ trẻ hơn nằm ở phía Đông, Tây, Bắc. Hai bên mộ chủ có hình tượng rồng và hổ gắn bằng vỏ sò, rồng ngụ ở phía Đông, đầu quay sang hướng Bắc, lưng ở hướng Tây, dài 1 mét 39, cao 67 cm. Hổ ngụ phía Tây, lưng hướng Đông, dài 1 mét 39, cao 67 cm. Như vậy ta cũng có thể thấy quyền lực và địa vị của người nằm trong mộ. Còn vị trí của rồng và hổ hoàn toàn phù hợp với câu quyết của phong thủy “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ. Từ đó chứng tỏ rằng, “Tứ linh thú” trong phong thủy đã xuất hiện cách đây 6.000 năm. 

Mặt khác, mô hình tư tưởng triết học Trung Quốc rất coi trọng “Nhân văn” và “Thiên văn”, khái niệm hàm ý của chúng vô cùng phong phú. Kết hợp “Nhân văn” để nghiên cứu “Thiên văn” luôn là chìa khóa then chốt cho các nhà khảo cổ. Thiên văn chính là thiên tượng, tức là nó có biến hóa thiên thể ý chí. Nhân văn chính là kiến thức của con người đối với tự nhiên. Trong con mắt người xưa, giữa thiên thể và con người có cảm ứng tương hỗ, sự thay đổi của thiên tượng là dự báo phúc họa của trời cho con người. Tư tưởng thiên nhân hợp nhất là sự phát triển lôgic sùng bái thiên tượng trên cơ sở văn minh nông nghiệp. Người nằm trong ngôi mộ mang mã số M45 ở Tây Thủy Ba đã được chôn cùng với công và hổ. Đây là cách giải thích sinh động nhất, sớm nhất phản ánh tư duy thiên nhân hợp nhất. 

Tại sao Tần Thủy Hoàng lại đặc biệt yêu thích mảnh đất phong thủy Li sơn? 

Li Sơn là mảnh đất có suối nước nóng và phong cảnh đẹp tuyệt trần. Đây là mảnh đất được các Hoàng Đế thời xưa thường xuyên đến ngắm cảnh. 

Mọi người ai cũng biết điển cố “Một nụ cười làm nghiêng nước nghiêng thành”, đó là câu chuyện bi kịch trong lịch sử Tây Chu Vương triều. Tương truyền, Tần Thủy Hoàng sinh thời cũng đã từng gặp thần nữ ở Li Sơn, ông bị dáng vẻ của thần nữ làm cho điên đảo. Mỗi lần thần nữ tức giận liền cắn ông một cái. Thế là, khắp người của Tần Thủy Hoàng bị đầy vết thâm tím. Đương nhiên, đây chỉ là câu chuyện thần thoại. Nhưng cũng từ đó ta thấy Tần Thủy Hoàng cũng có duyên với Li Sơn. Hơn nữa mộ phần của ông cũng được chọn làm bên cạnh Li Sơn. 

Lựa chọn mộ phần đối với cổ nhân là một việc rất quan trọng liên quan đến đời sau. Đối với một vị Hoàng Đế phong kiến muốn cơ nghiệp được lưu truyền vạn thế như Tần Thủy Hoàng thì vị trí của mộ phần càng quan trọng hơn. Lý do ông lựa chọn an táng bên cạnh Li Sơn đã được Lệ Nguyên Đạo người Bắc Nguỵ giải thích: “Tần Thuỷ Hoàng đại hưng hậu táng, doanh kiến chủng khoáng vụ Li tặc chi sơn, nhất danh lam điền, kỳ âm đa kim, kỳ dương đa mỹ ngọc, Thuỷ Hoàng tham kỳ mỹ danh, nhân nhi táng hề”. 

Quan điểm này cũng được sự đồng tình của các giới khoa học. Tuy nhiên đó là nguyên nhân thứ nhất. Còn nguyên nhân thứ hai là do ông chịu ảnh hưởng quan niệm truyền thống “Dựa sơn tạo lăng”. Thời kỳ Xuân Thu - Chiến Quốc đã thịnh hành quan niệm “Dựa sơn tạo lăng”. Người ta khi lựa chọn đất để xây lăng mộ đặc biệt chú trọng đến môi trường địa lý dựa núi bên cạnh dòng nước của mảnh đất đó. Nếu được như vậy thì mới coi là mảnh đất tốt. Lăng mộ của Tần Thủy Hoàng chính là điển hình của quan niệm đó. 

Lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng phía Nam dựa vào núi Li Sơn, phía Bắc gần sông Vị Thuỷ, phía Đông còn có một chiếc hồ Ngư Trì Thuỷ được những người thợ hồi đó tạo nên. Sách “Thuỷ Kinh Chú” ghi chép:

“Dòng nước bắt nguồn từ phía Đông Bắc của núi Li Sơn, chảy về phía Bắc. Tần Thuỷ Hoàng được an táng phía Bắc của núi, dòng sông đi qua đó rồi chuyển ngoặt tạo thành hồ Ngư Thì Thuỷ...” 

Điều đó chứng tỏ, hồ Ngư Trì Thuỷ được bắt nguồn từ phía Đông Bắc núi Li Sơn, dòng nước chảy từ Nam đến Bắc. Sau đó khi xây dựng lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng, người ta sửa thành một chiếc hồ lớn. Hồ dài hơn 1.000m, chỗ rộng nhất hơn 70m, sâu 40 m. Ngày nay, chiếc hồ đó chỉ còn sâu 2 - 8m (tìm thấy di chỉ ở Ngũ Lăng). Ngoài ra, phía Đông của lăng mộ còn có suối nước nóng bốn mùa đầy ắp nước. Sách “Thuỷ Kinh Chú” ghi chép: “Tại ngự trì thuy tây nam hữu ôn tuyền thuỷ, thế dữ liệu tật”. Còn sách “Tam Tần Ký” viết: “Li Sơn tây bắc hữu ôn tuyền”. 

Nói đến đây, chúng ta biết rõ đặc điểm của lăng mộ Tần Thuỷ Hoàng: Phía Nam dựa núi, hại sườn Đông, Tây và hướng Bắc giáp với sông, hồ. Đây chính là bảo địa phong thuỷ mà Tần Thuỷ Hoàng đã chọn lựa. 

[Hình]

Tần Thuỷ Hoàng 

Hoàng Đế nhà Đường chọn lăng mộ thế nào?

Phần lớn lăng mộ của các Hoàng Đế nhà Đường đều áp dụng phong thuỷ “dĩ sơn vị lăng”, tức là nửa sườn núi được đào để làm mộ, sau khi đóng lại không còn vết tích nữa. 

Biện pháp “dĩ sơn vị lăng” thể hiện rõ nhất khí thế hạo đại của vương quyền. 

Nhà Đường có 18 lăng mộ phân bố ở bờ Bắc sông Vị Hà, mà mặt phía Bắc lại có núi to để làm chỗ dựa. Lăng của Đường Thái Tông ở núi Phượng Hoàng, lăng của Duệ Tông Kiều ở núi Phong Sơn, lăng của Huyền Tông Thái ở núi Kim Lật , lăng của Túc Tông Kiến ở núi Vũ Tương, lăng của Đạo Tông Nguyên ở núi Đàn Sơn, lăng của Đức Tông Sùng ở núi Ta Nga, lăng của Thuận Tông Phong ở núi Kim Ung, lăng của Tuyến Tông Cảnh ở núi Kim Xí, lăng của Mục Tông Quang ở núi Nghiêu Sơn, lăng của Văn Tông Chương ở núi Thiên Nhũ, lăng của Tuyên Tông Chinh ở núi Trọng Sơn, lăng của Ý Tổng Giản ở núi Tử Kim. Vì thế mỗi Hoàng Đế đều gối đầu vào một ngọn núi tạo thành một quần thể lăng mộ đồ sộ. 

Theo ghi chép trong “Đường Chiêu lăng đô”, “Đường Túc Tông kiến lằng đồ”, “Đường Cao Tông càn lăng đô” và các tư liệu điều tra khảo cổ: Xung quanh các lăng mộ đều có tường bao, phía Đông có của Thanh Long môn, phía Tây có của Bạch Hổ môn, phía Nam có cửa Chu Tước môn, phía Bắc có cửa Huyền Vũ môn. Môi trường mộ táng ở đó đều đại diện cho môi trường phong thuỷ điển hình. 

Càn Lăng ở Tây An được xây dựng như thế nào? 

Tây An ngoài lăng mộ của Tần Thuỷ Hoàng ra, còn có một lăng mộ nổi tiếng, đó là Càn lăng. 

Càn lăng trên núi Lương Sơn thuộc huyện Càn, là lăng mộ hợp táng của Đường Cao Tông Lý Trị và nữ Hoàng Đế Võ Tắc Thiên. Mô cũng thiết kế theo kiểu “dĩ sơn vị lăng”, khí thế hùng vĩ, đồ sộ. Núi Lương Sơn có ba đỉnh, đỉnh Bắc cao nhất, cách mực nước biển 1.047,9m, Càn lăng được xây dựng ở đây. Hai đỉnh phía Nam thấp hơn, ở giữa là đường Tư Mã nến hai đỉnh này còn được gọi là “Nhũ Phong”. 

Đứng trên Càn lăng quan sát xung quanh ta sẽ thấy sau lưng là núi, phía trước là hồ. Có thể nói đây là mảnh đất quý giá. 

Tương truyền, sau khi đăng quang, Võ Tắc Thiên tìm ngay hai thầy phong thuỷ nổi tiếng trong cả nước là Lý Thuần Phong và Viện Thiên Canh về, sai họ tìm bảo địa phong thuỷ và xây dựng lăng mộ cho mình. Thế là hai người chia nhau đi tìm, người hướng 

Nam, kẻ hướng Bắc, gian nan vất vả tìm tòi. 

Ba năm sau, hai người trở về bẩm báo kết quả quan sát được cho Võ Tắc Thiên biết. Không ngờ cả hai người đều chỉ ra mảnh đất làm Càn lăng hiện nay. Không ai nhường ai, người nào cũng nói là mình phát hiện ra mảnh đất đó. Võ Tắc Thiên hỏi họ có lưu lại ký hiệu gì không? Một người nói là dưới vị trí nào đó có một đồng tiền, còn người kia lại nói dưới vị trí nào đó có một chiếc đinh. Võ Tắc Thiên sai người đi đến đúng chỗ đó đào lên, quả nhiên thấy chiếc đinh đóng đúng lỗ đồng tiền. Tất nhiên, đây chỉ là truyền thuyết. Nhưng cũng chứng tỏ, 

mảnh đất xây dựng Càn lăng thật sự là bảo địa phong thuỷ. 

[Hình]

Càn lăng là lăng viên hoàng gia còn tồn tại hoàn chỉnh nhất trong mười lăm lăng mộ của nhà Đường. Đây là lăng mộ chôn ĐƯỜng Cao Tông Lý Trị và nữ Hoàng Đế duy nhất trong lịch sử Trung QUỐC là Võ Tắc Thiên. Đây cũng là mô tảng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc và thế giới cùng chôn hai vị Hoàng Đế. 

Địa hình lăng mộ của Hoàng Đế nhà Tống có gì khác với các triều đại khác? 

“Kinh Dịch - Hệ tử” có viết: “Cổ chi táng giả, hậu y chi dĩ tân, táng chi trung dã, bất phong bất thụ”. 

Cách an táng thời cổ đại cực kỳ đơn giản, cùng với sự phát triển của xã hội nhân loại, vấn đề mai táng người đã khuất cũng dần trở thành chuyện đại sự. Lăng mộ để vương Bắc Tống được tính từ lăng Vĩnh An của Tổng Thái Tô Triệu Khuông Dân đến lăng Vĩnh Thái của Triết Tông Triệu Húc tổng cộng có tám lăng, tập trung trên nền bờ Nam của sống Lạc Hà - Cảnh Nội tỉnh Hà Nam. Quần thể lăng này lấy trấn Chi Điền làm trung tâm, cách nhau không quá mười cây số, hình thành một quần thể lăng tương đối đồ sộ. 

Vương triều Bắc Tống kiến đô ở Khai Phong, nhưng lăng mộ lại xây ở Củng huyện, cách kinh sư Biện Kinh rất xa. Nguyên nhân chủ yếu là núi non ở đây tráng lệ, chất đất tốt, vị trí của nước 

dưới thích hợp đào huyệt mộ và làm hậu táng. Phía Nam có Cao Nhạc thiếu thất, phía Bắc có Hoàng Hà thiên hiểm, đó chính là “Đầu gối vào Hoàng Hà, chân đứng trên Cao Nhạc”, là mảnh đất cát tường được các thầy phong thuỷ gọi là “sơn cao thuỷ lai”. 

Lăng mộ của Hoàng Đế nhà Tống không giống với các triều đại khác. Lăng của Hoàng Đế trong lịch sử thường xây trên núi cao nhìn xuống dưới hoặc thần dựa núi, mặt hướng ra sống. Còn đời Tống thì ngược lại, mặt hướng lên núi cao, thân ở dưới nước. Địa hình đất làm lăng mộ Nam cao Bắc thấp, thế đất của bệ lăng thấp nhất. Lý do: thời Tống thịnh hành thuật phong thuỷ “Ngũ âm tính lợi” có liên quan đến thuật Đồ trạch của nhà Hán. Các thầy phong thuỷ lấy họ tên rồi ấn ngũ hành phân thành ngữ âm. Tiếp đó dựa vào âm để chọn vị trí cát lợi. Hoàng Đế nhà Tống họ Triệu, thuộc “giác” âm, lợi cho vị trí Nhâm Bính, cần phải có “đất hướng Đông Nam khung, hướng Tây Bắc thấp”. Vì thế, hình dáng đất của lăng mộ nhà Tống thường là Đông Nam cao, Tây Bắc thấp. 

Thập tam lăng đời Minh được xây theo kiểu gì? 

Thập tam lăng của đời nhà Minh tọa lạc ở khu Xương Bình - phía Bắc của Bắc Kinh. Là mảnh đất xây lăng mộ đích thân Hoàng Đế đời thứ ba của nhà Minh là Chu Lộc lựa chọn sau khi dời đô về Bắc Kinh. 

Để chọn được mảnh đất cát tường, lý tưởng, ông đã chiêu tập một số lượng lớn các danh sĩ, đi khắp Bắc Kinh. Cuối cùng thầy phong thuy Liêu Quân Khanh chọn được mảnh đất này. Nơi lăng mộ xây dựng vốn có tên là Hoàng Thổ Sơn, Chu Lộc chữ cái tên đó bất nhã nên đổi thành Thiên Thọ Sơn. 

Thập tam lặng là một quần thể lăng mộ Hoàng Đế được lựa chọn rất nghiêm khắc, môi trường phong thuỷ rất điển hình: Môi trường nhỏ, ba mặt Đông - Tây - Bắc là rừng cây tạo thành bức bình phong bảo vệ. Toạ sơn của nó là Thiên Thọ Sơn phía Bắc, phát mạch từ Yến Sơn sơn mạch. Phần trung tâm của quần thể lăng bằng phẳng, sáng sủa tựa như một cái sân to, đây chính là Minh đường lý tưởng trong phong thuỷ. Mặt phía Nam thoáng, không có chướng ngại, thông thẳng đến Bắc Kinh. Phía Nam lăng vuông vắn có hai ngọn núi nhỏ đối đỉnh làm cửa, bên trái gọi là Long Sơn, bên phải gọi là Hổ Sơn. Học giả nổi tiếng thời cuối Minh đầu Thanh là Cố Viêm Vũ sau khi đi thăm thập tam lăng về đã ca ngợi không tiếc lời. Ông viết thơ rằng: “Quân sơn tự nam lại thế nhược giao long tường Đông chỉ cự lô long Tây tích trì tái hành Hậu khao toạ hoàng hoa Tiền điện lâm thần thích Trung hữu vạn niên trạch! Danh viết khang gia trang Khả dung bách vạn nhân Tục nhiên khai minh đường”. 

Tóm lại, toàn bộ môi trường của khu Thập tam lăng tương đối hoàn chỉnh, sơn minh thuỷ tú, cây xanh rậm rạp. Kiến trúc tránh lệ của lăng hài hoà với phong cảnh tự nhiên, tăng thêm phần hấp dẫn. 

[Hình]

Ập tam lặng là khu lăng tẩm của mười ba vị Hoàng Đế của nhà Minh, an táng mười ba Hoàng Đế, hai mươi ba hoàng hậu và rất nhiều phi tần. 

Văn hoá phong thuỷ của các thôn làng cổ ở Vi Châu là thế nào? 

Những người nào đến vùng núi Vi Châu, nhìn thấy những ngôi nhà cổ kính, cây cối rậm rạp xanh rì, những cây cầu vắt bến bờ sông nước chảy lững lờ thì không khỏi trầm trồ khen ngợi. 

Sơn thuỷ như cũng phản chiếu thôn làng, những bức tường màu trắng lợp ngói xanh nhấp nhô, đàn gà vịt đi lại thong dong hoặc bơi trên mặt hồ. Xung quanh thôn được núi đứng sừng sững bao bọc. Từ cửa sổ nhà nhìn ra xa, thôn làng như một bức tranh thiên nhiên thu vào tầm mắt. Tại đây, con người hoàn toàn hoà 

nhập với thiên nhiên, trong bạn có tôi, trong tôi có bạn. 

Chúng ta hãy xem quá trình hình thành nên thôn này. Theo ghi chép của “Hồng Thôn Uông Thị tông phổ”: Năm Thiệu Hi đời Nam Tống, ông tổ của họ Uông thôn Hồng đi qua khu đất này. Trông thấy một dãy núi sừng sững, xung quanh có sông suối chảy uốn lượn, thắng cảnh rất đẹp. Thế là ông chọn mảnh đất xây nhà làm nơi định cư. Đây là sự hình thành của thôn Hồng.

Tổ tiên của họ Uông rất tinh thông thuật phong thủy, ông cho rằng hai con suối nếu có thể giao nhau ở hướng Tây và cùng chảy về phía Nam mới chính là mảnh đất phong thủy tốt. Hiện tại, hai con sông đó không giao nhau là một khiếm khuyết. Nào ngờ đến năm Đức Hữu đời Nam Tống, một trận mưa lớn xuất hiện khiến cho hai con sông đổi dòng chảy, giao nhau ở phía Tây và cùng chảy về hướng Nam theo đúng ý đồ của thủy tổ họ Uông. Sự thay đổi của dòng sông đã làm cho thôn Hồng đứng vào thế lưng tựa núi mặt hướng ra nước. Năm Vĩnh Lạc đời Minh, họ Uông đã ba lần mời thầy phong thủy nổi tiếng là Hà Khả Đạt về tiến hành quy hoạch, cải tạo tổng thể để làm cho thôn xóm có phong thủy cát tường hơn. Hà Khả Đạt đã tốn 10 năm trời tìm tòi, khám phá, thẩm định địa thế núi bao quanh thôn Hồng. Đào mỏ suối nước nóng thiên nhiên thành đầm hình bán nguyệt, lấy Thủy của nội dương được tích trữ để trấn áp Hỏa của bính định. Đồng thời chuyển dòng suối ở phía Tây sang chảy về phía Đông. Năm Vạn Lịch, nước chảy xiết nên đào Nam Hồ ở phía Nam, dự trữ Thủy của trung dương để tránh tà. Tiếp đó dẫn nước từ sông suối vào thôn, đi qua chín khúc mười vòng chuyển, xuyên qua thôn để vào đầm bán nguyệt, đi qua cửa các nhà rồi lại quay về hướng Nam để chảy xuống Nam Hồ. Hệ thống hồ bán nguyệt và Nam Hồ rất đặc trưng, chứa đựng quan niệm cát hung phong thủy rất rõ ràng. 

Tính chất của văn hóa Trung Quốc là “Thiên nhân hợp nhất”, đồng thời văn hóa phong thủy cũng yêu cầu “Thiên nhân hợp nhất”. Giếng trời, đình viện và mái nhà của những căn nhà ở Vi Châu đều làm theo yêu cầu của phong thủy. Đối với giếng trời, phong thủy quy định: Chiều ngang một trượng, chiều thẳng khoảng bốn năm tấc, độ sâu năm sáu tấc thì vừa sạch sẽ, vừa phù hợp (Tướng trạch kinh). Điều này chứng tỏ, giếng trời không được quá rộng, vì như vậy sẽ phân tán hết khí. Giếng trời của các căn nhà ở Vi Châu tuân thủ theo quy định của phong thủy nên họ làm rất nhỏ. Giếng trời nhỏ hẹp như thế, bụi bặm cũng ít đi, người ta có thể mở một cánh cửa ở giếng trời, thỉnh thoảng mở ra. Ngồi trong nhà người ta có thể ngắm mây trôi, ban đêm ngắm trăng sao, con người như được hòa vào cùng thiên nhiên. 

[Hình]

Hồng Thôn là thôn duy nhất có hình con trâu “núi là đầu trâu, cây là sừng trâu, nhà là thân trâu, cầu là chân của trâu”. Hiện là một kỳ quan lớn trong kiến trúc lịch sử. Bố cục và hình thái kiến trúc của thôn đều làm theo sự chỉ dẫn của lý luận phong thủy Chu Dịch, thể hiện tư tưởng triết học truyền thống của Trung Quốc là “thiên địa nhân hợp nhất". 

Đại viện Thạch gia ở Thiểm Nam tại sao chỉ toàn phụ nữ 

Phía Nam của tỉnh Thiểm Tây được gọi tắt là Thiểm Nam, nằm ở khu Tần Linh, Ba Sơn giữa hai sông Hoàng Hà và Trường Giang. Tại thôn Trương Tứ Doanh cách trấn Thẩm Bối về phía Tây Bắc khoảng 30km có một đại viện nổi tiếng. Địa chỉ là Đại viện Thạch gia số 14 thôn Trương Tử Doanh. 

Nhìn bề ngoài, đại viện Thạch gia không có điểm gì khác biệt so với các căn nhà bình thường khác. Tuy nhiên khi bước vào nhà ta sẽ phát hiện thấy trong đại viện có động thiên. Đại viện Thạch gia được chia làm ba phần. Phần đầu là môn sảnh, bên trái và phải của môn sảnh có chiếc cửa nhỏ đã bị bịt kín rất lâu. Mi cửa bên phải khắc chữ “Xuất vi đệ”, mi cửa bên trái khắc chữ “Nhập vi hiếu”. Từ cửa nhỏ đi thông vào hai hộ khác, cũng thuộc gia tộc họ Thạch, hiện được phân thành nhà số 13 và số 15. Môn sảnh thông thẳng vào giữa đại viện. Tại đây không có bức tường như thường thấy ở các tứ hợp viện phía Bắc mà là đặt ngang một ngưỡng cửa cao khoảng nửa mét. Trên ngưỡng cửa là cửa bốn cánh kiểu bình phong. Bước qua ngưỡng cửa là đến phần giữa của đại viện. Sau đại viện là thượng phòng, bước vào đại viện ngẩng đầu lên liền nhìn thấy một tấm biển treo trên mi cửa, khắc chữ “Thánh chỉ sắc tinh tiết hiếu”. Tấm bảng này được lập năm Đạo Quang hai mươi ban tặng “Sắc tinh sở sĩ thạch danh trung chi thể nghiêm thị”. 

ban tặng “Sắc tỉnh sở sĩ 

Trong gia phả của gia tộc họ Thạch năm Quang Tự đời Thanh có ghi: Năm Càn Long, một chi của họ Thạch từ Hồ Nam di chuyển đến An Khang và dừng chân ở thôn Trương Tứ Doanh của trấn Thiểm Bối ngày nay. Người họ Thạch cho rằng mình xuất thân từ danh gia vọng tộc, không muốn sau khi dừng chân tại đây gia đạo sẽ bất hưng. Trong họ có người nghĩ đến vấn đề phong thủy, thế là không quản đường xa vạn dặm đến Tứ Xuyên mời một thầy phong thủy rất nổi tiếng ở đó về. 

Theo truyền thuyết dân gian, ông thầy này một khi nói phá một điểm phong thủy thì đôi mắt của ông ta sẽ lập tức bị mù ngay. Người họ Thạch van nài khổ sở và hứa nếu mắt của thầy phong thủy không nhìn thấy thì con cháu của Thạch gia sẽ phụng dưỡng ông ta suốt đời. Theo sự hướng dẫn của thầy phong thủy, người nhà họ Thạch di chuyển mồ mả của tổ bối trong tộc. Thế là, đôi mắt của thầy phong thủy cũng bị mù ngay. 

Hơn mười năm sau, gia tộc họ Thạch có người làm quan, phát tài, giàu có, tài lộc nhân đinh đều vượng. Toàn bộ chi họ Thạch chuyển đến Thiểm Nam trở thành danh gia vọng tộc. 

Nhưng ông thầy phong thủy mù mắt lúc đầu còn được đối đãi tử tế, dần dần bị người nhà họ Thạch đối xử lạnh nhạt, hắt hủi. Ông ta bị đưa vào ở trong phòng chứa củi, ăn thức ăn dành cho chó mèo, suýt nữa còn bị đuổi ra ngoài. Đệ tử của ông thầy phong thủy biết được tình trạng đó, họ cực kỳ tức giận bèn đến đại viện nhà họ Thạch dèm pha rằng phong thủy của nhà đó vẫn chưa phải là lý tưởng, đồng thời xúi giục nhà họ Thạch di chuyển mộ lần nữa. Xong rồi họ tìm cách đưa thầy phong thủy rời khỏi thôn Trương Tứ Doanh. 

Người nhà họ Thạch không thể ngờ được rằng, sau khi di chuyển mồ mả lần nữa, gia đạo của họ bắt đầu sa sút, càng thảm hơn là một người làm trong triều phạm phải tội chết liên lụy đến mọi người nhà họ Thạch. Đàn ông trong tộc đều bị tội chết. Từ đó, người nắm giữ trưởng gia họ Thạch là phụ nữ. Đến năm Đạo Quang đời Thanh, đàn bà nhà họ Thạch mới được Hoàng Đế ban cho bảng hiệu để kính hiếu người già. Đó chính là nguồn gốc của bảng hiệu “Thánh chỉ sắc tính tiết hiếu”. 

[Hình]

Bức tường bao vây cao hai trượng chặn tài phúc chia đại viện ra làm hai. 

Tại sao Thành Tổ Chu Đệ thời Minh lại chuyển đô về Bắc Kinh? 

Trên cao có các đế vương sửa mộ xây đô, dưới có bách tính dựng nhà tạo trạch, tất cả đều mong muốn có được một mảnh đất tốt. 

Cố đô Nam Kinh từ xưa đã được coi là kinh đô của đế vương. Gia Cát Đế đã từng nói: “Chung sơn long bàn, thạch đầu hổ cử, thượng ánh tử vi chi viên, thử đế vương chi trạch dã”. Những đại học sĩ Dương Vinh nhà Minh lại cho rằng: Núi sừng sững, dáng vẻ hùng vĩ tráng lệ, bố cục thoáng rộng, cửu tinh cùng tề tựu, hàng vạn đấu cùng chiếu sáng huy hoàng. Chính vì lẽ đó, Nam Kinh trong lịch sử nhiều lần được các Hoàng Đế chọn là Kinh đô. 

Về sau, khi Chu Nguyễn Chương khởi binh, mưu sĩ Phùng Quốc Dụng nêu ý kiến: “Kim lăng là đô của đế vương, trước hết phải phạt làm gốc”. Sau khi có được thiên hạ, Chu Nguyên Chương định đô ở Nam Kinh. Lệnh cho quân sự Lưu Bá Ôn chọn mảnh đất tốt ở đấy để xây hoàng cung. Lưu Bá Ôn phụng chỉ đi quan sát địa hình. Ông ta đến Chung Sơn, đo đạc, tính toán và nhận thấy đây là vị trí tốt nhất để làm cung điện nên chôn khúc cây ở đó đánh dấu rồi về báo cho Chu Nguyên Chương biết. Chu Nguyên Chương nghe xong rất vui mừng, về cung thông báo cho hoàng hậu chuyện Lưu Bá Ôn tìm thấy mảnh đất tốt. Hoàng hậu nói: “Điện hạ thân là thiên tử, toàn bộ thiên hạ đều nằm trong tay ngài. Việc chọn cung điện như vậy cũng phải nghe theo lời Lưu Bá Ôn ư?”. Chu Nguyễn Chương nghe vậy cho là phải, ngay đêm đó đến Chung Sơn, ngầm chuyển khúc gỗ mà Lưu Bá Ôn đánh dấu ra chỗ khác. Sáng ngày hôm sau, Chu Nguyên Chương lệnh cho Lưu Bá Ôn đưa ông ta đến xem mảnh đất cát tường mà Lưu Bá Ôn tìm được. Hai người đến Chung Sơn, Lưu Bá Ôn thấy khúc gỗ của mình bị người khác đào trộm, trong lòng đã hiểu rõ sự tình nhưng không dám đi tìm về, dành nói: Mảnh đất này chắc chắn là cát địa, chỉ e rằng đời sau không tránh khỏi bị phiền nhiễu vì chiến tranh và di dời đô.” Chu Nguyễn Chương nghe thấy vậy không biểu lộ ý gì. 

Nam Đô tức là Nam Kinh, là thành phố Chu Nguyên Chương 

kiến đô. Bức tranh “Nam Đô phần hội miêu tả sinh động cảnh phồn thịnh của Nam Kinh lúc bấy giờ. 

[Hình]

Sau khi Chu Nguyên Chương băng hà, quả nhiên lời của Lưu Bá Ôn ứng nghiệm, Thành Tổ Chu Đệ đoạt ngôi vị của Kiến Văn Đế và dời đô về Bắc Kinh. 

Bắc Kinh từ khi Nguyên Đại định đô thì còn được gọi là đô của các đế vương. Nguyên Thế Tổ Hốt Tất Liệt trước khi có được thiên hạ đã từng được một người chỉ điểm là Ba Đồ Nam cho biết Bắc Kinh là vùng đất cát tường, có hình thế của mảnh đất u yến, long phụng sum vầy, hình thế cực kỳ hùng vĩ, thiên tử cư ngụ, tứ phương phải triều bái. Hơn nữa, mệnh danh của Yến trong “U Yến” là nếu đạt được thiên hạ thì sẽ thành cơ nghiệp vạn thế. Hốt Tất Liệt tại vị xong định đô ở Đại Yến, chuyển tên thành Đại Đô. Hốt Tất Liệt không quên công lao của Ba Đồ Nam, bèn nói: “Trẫm có được thiên hạ cũng có phần đóng góp của Ba Đồ Nam”. Điều đó có thể thấy rằng, thuật phong thuỷ có ảnh hưởng rất lớn lúc bấy giờ. 

Thành Tổ Chu Đệ sau khi lên ngôi có nhóm mưu sĩ của ông ta tranh nhau khuyên nhủ ông ta định đô ở Bắc Kinh. Họ nói Bắc Kinh là mảnh đất thánh thượng long hưng, tầm nhìn bao quát hết Trung Nguyên, hình thế núi non hùng vĩ đủ để khống chế thiên hạ khắp nơi và là đô của vạn thế. Nghe vậy, Thành Tổ Chu Đệ đồng ý dời đô về Bắc Kinh. 

Gia Cát bát quái thôn có huyền cơ gì? 

Gia Cát thôn nằm giữa ranh giới ba huyện Lan Khê, Kiến Đức và Long Du, cách thành phố Lan Khê khoảng 18km và là địa điểm quan trọng vùng phía Tây của Triết Giang. 

Nơi đây là mảnh đất tụ cư của Gia Cát Lượng, một nhà chính trị, nhà quân sự nổi tiếng thời Tam Quốc. Cuối năm 1992, toàn thôn có 890 hộ, 2.879 dân. Họ Gia Cát hiện có hơn 25.000 người, Giang Nam là nơi người họ Gia Cát tập trung đông nhất. Năm 1993, chính quyền nhân dân thành phố Lan Khê công bố thôn Gia Cát là thôn xếp hạng văn hoá lịch sử. Toàn thôn có 1.328 mẫu đất. 

Tại thôn Gia Cát, tất cả đều được gìn giữ nguyên vẹn trạng thái ban đầu. Những phương thức sinh hoạt đơn giản, kiến trúc cổ kính, cách làm nông nghiệp nguyên thuỷ...Nhưng điều thần kỳ ở chỗ, thôn được xếp là loại bố cục bát quái cửu cung tuyệt vời nhất Trung Quốc. 

Gia Cát bát quái thôn do Gia Cát Đại Sư đời thứ 27 của Gia Cát Lượng xây dựng nên, đến nay cũng hơn 600 năm lịch sử. Tuy năm tháng lâu đời, con người sự việc cũng thay đổi nhiều, nhưng xét về tổng thể bố cục thì vẫn không hề thay đổi. Đây còn là một kỳ quan lớn về kiến trúc cổ đại trong lịch sử Trung Quốc. 

[Hình]

Thôn Gia Cát.

Gia Cát Đại Sư là một nhà phong thuỷ xuất sắc. Trong quá trình xem xét môi trường xung quanh trước khi xây dựng thôn, ông phát hiện thấy nơi này rất hợp với mô hình lý tưởng mà các thầy phong thủy hằng theo đuổi: Phía Đông Nam cao, Tây Bắc thấp, lưng dựa vào Loan đầu, mặt đối diện với nước chảy. Ngoài ra, thôn Gia Cát còn nằm trong lòng của tám ngọn núi nhỏ. Tám ngọn núi đó liền mà như không liền, hình dáng tựa như tám vị trí của bát quái nên trở thành ngoại bát quái. Đầm Chung Trì nằm trong lòng thôn, tựa như sơ đồ thái cực âm dương ngư đồ, tám con ngõ nhỏ hướng ra ngoài hình thành nội bát quái. Trong thôn còn lưu giữ hơn 50 kiến trúc đời Minh Thanh rất đẹp. Môi trường tự nhiên xung quanh thôn xóm phối hợp với nhà cửa trong thôn tạo thành bát quái song trùng, phản ánh nghệ thuật và tài năng phi phàm của Gia Cát Đại Sư. 

Những năm Tống - Nguyên chiến tranh loạn lạc liên miên. Khi thiết kế bố cục của thôn, Gia Cát Đại Sư đã tính toán đến vấn đề phòng vệ. Địa hình của Gia Cát thôn vô cùng phức tạp, ngõ ngách biến hoá không lường để thể hiện mục đích bảo vệ. Trong thời gian chiến tranh chống Nhật, quân Nhật tuyệt nhiên không hề phát hiện ra thôn xóm phồn hoa này. Thời kỳ Bắc phạt, quân Quốc Dân cách mạnh và quân phạt Tôn Truyền Phương đã kịch chiến gần thôn Gia Cát ba ngày nhưng tuyệt nhiên thôn xóm không hề hấn gì. 

Kiến trúc trong thôn Gia Cát thiền môn vạn hộ, diện diện tương hướng, ngõ ngách ngang dọc, chằng chịt, như liền như đứt, như thông như đóng, như thực như hư rất khó đoán định. Người lạ vào đây chắc chắn sẽ bị lạc không thể nào ra được. Bọn trộm cướp vào thôn luôn bị bắt giữ ngay. Một thôn xóm cổ kính, phòng vệ chắc chắn, môi trường tuyệt đẹp, lịch sử lâu đời thật đúng là một kỳ tích trong kiến trúc lịch sử Trung Quốc. 

Ba mảnh đất bảo địa phong thuỷ nổi tiếng nhất của Trung Quốc nằm ở đâu? 

Thứ nhất: Trấn Tân Châu huyện Tân Châu tỉnh Hồ Bắc. 

Trấn Tân Châu nằm ở Nam Khúc - núi Đại Biệt bờ Bắc hạ du của sông Trường Giang, đây là một trấn nhỏ, quê hương của đại thánh y Lý Thời Trân đời nhà Minh. Long mạch của núi Đại Biệt lúc chìm lúc nổi, giống như con rồng lớn uốn mình nhảy múa thẳng đến Kì Châu trông vô cùng sinh động. Nước của sông Trường Giang cuồn cuộn chảy như một dải ngọc chảy về Kì Châu rồi uyển chuyển chảy về phía Đông, bị sông Ba Thủy và Đoan Thủy ôm trọn trở thành bộ cục 

“Thủy bao”. Tại phía Tây Bắc của thôn Kì Châu được núi Đồng Bách và Đại Biệt án ngữ tránh gió Tây Bắc, hình thành bố cục “Hoàn sơn”. Cho nên, trấn Kì Châu là một mảnh đất bảo địa phong thủy có thế “Sơn hoàn thủy bao” thực sự. 

Thôn Kì Châu còn có một con đường hẹp nhưng dài gọi là đường Đông Trường An (nhân dân thường gọi là đường tiến sĩ). Con đường có chiều dài 500m, có hơn 100 hộ dân sinh sống. Thế kỉ 20, các hộ sống trên con đường này có tổng cộng hơn 100 tiến sĩ, phần lớn trong số họ có bằng tiến sĩ ở Mỹ và các nước phát triển. Nhiều gia đình có cha con, anh em cùng làm tiến sĩ. Trong đó nổi bật nhất là gia đình của Lý Bảo Trân được mọi người gọi là nhà tiến sĩ. Lý Bảo Trân đã từng có bằng Tiến sĩ y khoa tại Mỹ, ba người con trai và một người con gái cũng có bằng Tiến sĩ tại Mỹ, hiện đang giữ chức vụ quan trọng tại Viện nghiên cứu của Mỹ. Một gia đình có tới năm tiến sĩ là hiện tượng thật hiếm có. 

Thứ hai: Huyện Lâm Xuyên tỉnh Giang Tây. 

Huyện này có 134 người được xếp vào hạng “Từ điển sống của Trung Quốc”. Tể tướng và đại văn hào của nhà Tống là Vương An Thạch, Tằng Củng; đời Minh có Hí Khúc đại sư Thang Hiển Tổ cũng đều xuất thân từ đây. Từ năm 1982 trở lại đây, huyện này tổng cộng có hơn 80 thiếu niên tài tử chưa đầy 15 tuổi được đặc cách học ở trường Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa, Đại học Khoa học - kỹ thuật do nhà nước tài trợ. Những điều đó có một phần liên quan đến phong thủy. 

Huyện Lâm Xuyên nằm ở phía Tây Nam thành phố Phủ Châu tỉnh Giang Tây. Xét theo góc độ phong thủy, dải khí trường của mảnh đất này vô cùng tốt, sông Sùng Giang, sông Phủ Hà và sông Cán Giang ở phía Nam như cánh quạt uốn khúc chảy về Kì Xuyên, chụm lại ở phía Bắc và chảy vào sông Trường Giang và hồ Phàn Dương, trở thành bố cục phong thủy “tụ thủy” cực kỳ hiếm gặp. Phía Tây Bắc có dãy núi hình vòng cung ngăn chặn gió Tây Bắc, hình thành bố cục “Sơn hoàn thủy bao”. Phía Bắc lại có núi Cữu Lĩnh, núi Liên Sơn, núi Mộ Trác trùng trùng điệp điệp khép kín xung quanh khiến cho gió Bắc không thể xâm nhập vào. Ngoài ra, ở phía Nam cách xa Kì Châu có núi Vũ Di thẳng hàng tạo thành miệng hút khí đổ vào Kì Châu, hình thành một đại khí trường tụ khí cực lâu. Cũng vì thế, cho dù thời đại thay đổi cũng không thể ảnh hưởng đến môi trường địa lý của Kì Châu. 

Thứ ba: Huyện Nghi Hưng tỉnh Giang Tô. 

Huyện Nghi Hưng còn được gọi là huyện “Trình độ cao”. Hiện nay có 548 vị chuyên gia kỹ thuật cao cấp người Nghi Hưng có chức vụ trong mọi lĩnh vực. Ví dụ như Vật lý có Chu Bồi Nguyên, Hóa học có Đường Ngao Khánh, Nghệ thuật có Từ Bi Hồng đều là người huyện này. 

Bố cục phong thủy của huyện Nghi Hưng là “tụ thủy” điển hình. Trước hết, sông Trường Giang uốn khúc ôm lấy Nghi Hưng, gọi là “Hoàn bao hữu tình”. Tiếp đó, rất nhiều sông và hồ tụ lại và chảy vào khu đất bế kinh của Thái Hồ, cách Thái Hồ không xa. Thứ ba, phía Tây Bắc của Nghi Hưng hình thành hệ thống sông hồ hình cánh quạt như sông Trường Tào, Cách Hồ, hồ Trường Thang, hồ Nam Kỳ và một số hồ nhân tạo. Những cái hồ này bắt nguồn từ sông Trường Giang, hợp lại ở phía Đông, chảy qua Nghi Hưng để vào Thái Hồ. Như vậy, chúng đã hình thành bố cục “Tụ thủy” điển hình cho huyện Nghi Hưng. 

Trên đây là ba mảnh đất điển hình có địa lý phong thủy tốt nhất Trung Quốc. 

[Hình]

Sơn quang thủy sắc và cư dân dung hòa lại thành nhất thể, cảnh sống thanh bình, một chiếc cầu nhỏ bắc qua dòng sông chảy uốn lượn trong thôn xóm. Đây là bố cục phong thủy tốt. 

Tại sao người Ôn Châu lại được gọi là “Người Do Thái của Trung Quốc”? 

Người Ôn Châu có biệt danh là “Người Do Thái của Trung Quốc”, họ có tài buôn bán bẩm sinh. Chỉ hai bàn tay trắng nhưng họ dám nghĩ dám làm, chịu kham khổ tạo dựng sự nghiệp, không bao giờ chịu thất bại. Những đặc điểm đó khiến cho Ôn Châu trở thành “Nhất đại thương đổ”. 

Ôn Châu đã trở thành văn hóa thương nghiệp, một tượng trưng tinh thần thành phố. Vậy điều gì đã tạo nên người Ôn Châu? Điều gì đã khiến người Ôn Châu đứng vững trước cơn bão kinh tế Trung Quốc trở thành một đại diện tinh thần thương nghiệp mạnh mẽ, kiên nhẫn. Vị trí địa lý và bố cục phong thủy đặc biệt của Ôn Châu đã có tác dụng rất lớn đến những điều đó. 

Bố cuc chỉnh thể của thành Ôn Châu được đại sư phong thủy nổi tiếng thời Đông Tấn là Quách Phác thiết kế. Theo ghi chép trong cuốn “Ôn Châu phủ chỉ năm Gia Thanh triều Minh: Năm Tấn Minh Đế Thái Minh (năm 323), Ôn Châu quyết định tu sửa thành. Lúc đó Quách Phác đang làm khách ở Ôn Châu. Thế là người ta mời ông thiết kế. Người Trung Quốc có thói quen truyền thống thích tọa Bắc hướng Nam nên xây bờ Bắc của sông Ngõa Giang. Nhưng sau khi đi quan sát thực địa, Quách Phác đã tiến hành so sánh thổ nhưỡng của hai bờ Nam Bắc, ông phát hiện thấy cùng một thể tích nhưng đất của bờ Bắc nhẹ, còn đất của bờ Nam nặng. Thế là ông quyết định xây quận Ôn Châu ở bờ Nam sông Ngõa Giang. 

Quách Phác leo lên núi Tây Quách ở bờ Nam thấy nhiều đỉnh núi đứng sai vị trí tạo hình Bắc Đẩu, núi Hoa Cái đóng miệng cái gáo. Nếu thành quấn bên ngoài núi thì rất thịnh vượng, giàu có nhưng không tránh khỏi binh đao loạn lạc. Nếu thành ở trong núi, thì bọn cướp không thể xâm nhập vào, có thể giữ yên ổn. Bởi vì thành ở trong núi nên gọi là Đấu Thành. Hoa Cái, Tùng Đài, Hải Vân, Tây Quách là bốn ngọn núi tạo thành “Đẩu Khôi” của sao Bắc Đẩu. Còn núi Tích Cốc, Thúy Vi, Nhân Vương là Đẩu Cấu. Ngoài ra, núi Hoàng Thổ bên trái và núi Linh Quan bên phải là tả phụ hữu bật. Tiếp đó, Quách Phác chọn vị trí đào 28 chiếc giong, tượng trưng cho 28 ngôi sao trên trời và giải quyết vấn đề dùng nước của người dân trong thành. Hơn nữa, ông còn nghĩ một khi xảy ra chiến tranh, thành trì bị bao vây, cắt đứt nguồn nước thì bách tính trong thành sống thế nào? Ông bắt đầu đào thêm 5 cái đầm nước mang ý nghĩa ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi một đầm nước lại được thông với sông bảo vệ thành, rồi cuối cùng chảy vào sông Ngõa Giang. 

700 năm sau, Quách Phác mất, Phương Liệt đời Bắc Tống tụ quân khởi nghĩa, khí thế như chẻ tre, mạnh mẽ không thể ngăn chặn nổi. Tuy nhiên vây khốn thành Ôn Châu hơn mười ngày mà vẫn không phá nổi nên đành hậm hực rút quân. Đến năm Gia Tĩnh triều Minh, giặc Oa ùn ùn xâm phạm vùng duyên hải Ôn Châu nhưng không thể tấn công vào trong thành. Điều đó chứng tỏ rằng thành Ôn Châu thực sự là bức thành kiên cố, vững chãi. 

Cũng chính vì qua bao nhiêu biến cố lịch sử mà thành Ôn Châu vẫn đứng yên không đổ đã tạo nên tính cách gặp nguy không chùn bước, chịu khó kiên nhẫn để bước tới thành công của người Ôn Châu. Cũng chính những tính toán dự đoán trước tương lai và nắm vững vạn vật tự nhiên của đại sư phong thủy Quách Phác đã bồi dưỡng nên tính cách của người Ôn Châu. 

[Hình]

Thành phố Ôn Châu. 

[Hình]

Khung trang trí trên trần nhà của thôn Du Nguyên là sơ đồ bát quái, không những trông rất đẹp mà còn có hiệu quả phong thủy nhất định. 

Tại sao thôn Du Nguyên của huyện Vũ Nghĩa tỉnh Triết Giang lại được gọi là thôn “Thái cực”? 

Thôn Du Nguyền của huyện Vũ Nghĩa miền Đông tỉnh Triết Giang là một thôn cổ được bao phủ bởi màu sắc đạo giáo thần bí. Thôn này đã từng bị hạn hán, úng lụt. Nhưng từ khi thiết kế, xây dựng lại theo sơ đồ Thái cực tinh của đạo giáo Trung Quốc, hơn 600 năm sau nó không phát sinh tai họa hạn hán một lần nào nữa. Lão bách tính từ đó an cư lập nghiệp và trong thôn xuất hiện nhiều hiện tượng kỳ lạ không sao giải thích nổi. 

Đứng từ trên núi cao đằng sau thôn Du Nguyên, ta sẽ thấy một dòng suối chảy từ phía Đông Nam thôn trang đến chân núi phía Tây, rồi ngoặt sang hướng Bắc tạo thành hình chữ S chảy ra cánh đồng bên ngoài thôn. Dòng suối này kết hợp với những ngọn núi xung quanh thôn hình thành sơ đồ Thái cực khổng lồ. Còn dòng chảy của suối hình chữ S đúng là một giới hạn âm dương ngư, chia cánh đồng ra làm “thái cực lưỡng nghỉ”. Dòng nam “âm ngư cổ thụ tham thiên, nơi mắt cá hiện có một con đường quốc lộ xuyên qua. Dòng bắc “dương ngư”, nơi mắt cá trồng loại cây chống hạn. Dùng máy đo đạc, sơ đồ thái cực có đường kính 320 m, diện tích 8 mẫu. Nghe nói, sơ đồ thái cực nằm trên miệng của phía Bắc thôn, thứ nhất có thể ngăn chặn gió lạnh và tà khí ở phía Bắc, thứ hai là có thể chặn không cho khí cát tường trong thôn tiết ra ngoài. 

Người ta còn phát hiện thấy bố cục cư dân của thôn Du Nguyên sắp xếp theo sơ đồ thiên thể tinh “Thiên canh dẫn nhị thập bát tú, hoàng đạo thập nhị cung bao xung quanh”. Thôn được cung Song Ngư kết hợp với 11 ngọn núi tạo thành “Hoàng đạo thập nhị cung”. 28 kiến trúc cổ trong thôn được sắp xếp thành bảy ngôi sao Thương Long ở phía Đông, bảy ngôi sao Huyền Vũ ở phía Bắc, bảy ngôi sao Bạch Hổ ở phía Tây và bảy ngôi sao Chu Tước ở phía Nam, bảy cái bể chứa (gọi là Thất tinh đường) xếp theo thứ tự của Bắc Đẩu thất tinh, tổ thành bố cục “Thiên canh dẫn nhị thập bát tử”. Điều tuyệt diệu hơn nữa là nhà thờ tổ họ Du nằm đầu ngôi sao “Khuê” phía Bạch Hổ (hướng Tây). 

Thôn Du Nguyên có hơn 700 hộ dân, là vùng người họ Du tụ cư lớn nhất của Trung Quốc. Theo lời người dân kể lại, bố cục của thôn Du Nguyên do Lưu Bá Ôn - một công thần khai quốc triều Minh đích thân thiết kế. “Du Thị tông phổ” có ghi: Cháu đời thứ năm của họ Du là Du Lai hồi trẻ là bạn cùng học với Lưu Bá Ôn, hai người giao du rất thân thiết. Năm 1349, Lưu Bá Ôn từ quan quy ẩn, đi qua thôn Du Nguyên vào thăm Du Lai. Khi ấy, thôn Du Nguyên liên tục bị hạn hán, dịch bệnh hoành hành, bách tính khổ sở. Du Lai nhờ Lưu Bá Ôn giúp đỡ nghĩ cách. Ông quan sát địa thế và bảo rằng có 11 ngọn núi vây xung quanh thôn Du Nguyên chính là khí linh thiêng. Tuy nhiên, dòng chảy của suối trong thôn quá thẳng “cứng” nên mang khí thiêng đi mất. Nếu chuyển dòng chảy đó uốn thành khúc, thiết kế thành thái cực đồ, kết hợp với 11 ngọn núi hình thành hoàng đạo 12 cung thì mới lưu khí lại. Ông còn thiết kế bố cục thôn trang “Thiên canh dẫn nhị thập bát tử”, đào bảy đầm nước thành hình sao Bắc Đẩu, yêu cầu con cháu họ Du xây dựng nhà cửa theo bố cục kiến trúc của ông. 

Điều kỳ lạ là từ đó về sau, thôn Du Nguyên không còn bị hạn hán nữa, cuộc sống của nhân dân đầy đủ, no ấm, nhiều người thành danh với thiên hạ nên được người ta gọi là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Chuyện lạ không chỉ có vậy, hằng năm cứ đến ngày 26/ 6 âm lịch đều có mưa, cho dù cả năm đại hạn cũng không ngoại lệ. Tám con cá gỗ khắc trên “Thanh viễn đường” đổi màu theo mùa...Những chuyện kỳ lạ như trên nhiều đếm không xuể khiến người đời sau càng khâm phục và kính trọng Lưu Bá Ôn. 

[Hình]

Nhà ở của cư dân Đa Huyện phần lớn mang đặc điểm của văn hóa Trung Quốc truyền thống.

Tại sao Đa Huyện ở An Huy lại được gọi là “Đào hoa nguyên lí nhân gia”? 

Đa Huyện được xây dựng năm 222 trước Công nguyên, cách đây hơn hai ngàn năm lịch sử. Phong cảnh sơn thuỷ của Đa Huyện rất giống với bức tranh “Đào nguyên thể ngoại” của Đào Uyên Minh nên Đa Huyện còn có tên là “Đào hoa nguyên lí nhân gia”. 

Cư dân cổ của Đa Huyện được người ta gọi là “Bảo khố kiến trúc nghệ thuật cổ đại Đông phương” và “hình ảnh thu nhỏ văn hoá truyền thống Trung Quốc”. Bố cục chịu ảnh hưởng phong thuỷ mạnh mẽ. Cảnh nội của Đa Huyện sơn thanh thuỷ tú, môi trường tự nhiên rất đẹp, chọn đất để xây nhà không khó. Nhưng xét theo góc độ phong thuỷ, có điều kiện vật chất đầy đủ, môi trường công năng hợp lý không có nghĩa là một môi trường lý tưởng. Con người có hi vọng, mong muốn của mình, khát vọng vươn lên muốn biểu đạt trong môi trường sinh hoạt của mình. Đó cũng chính là một loại tư tưởng văn hoá và tinh thần nhân văn. Như vậy mới có thể cấu thành một môi trường cư dân lý tưởng. Đa Huyện có nhiều núi, chọn nơi dựa núi ngắm nước làm nhà ở chính là quan niệm phong thủy lý tưởng. Bởi vì nó có lợi cho việc điều tiết hướng gió, sức gió, độ ẩm, nhiệt độ, khiến cho cả thôn có môi trường khí hậu lý tưởng. 

Cửa là đặc điểm lớn nhất của Đa Huyện, ảnh hưởng theo quan niệm phong thuỷ. Về cơ bản cửa ở đây không quay về hướng Nam. Bởi vì phần lớn những căn nhà này đều là nhà của thương nhân. Xét theo Ngũ hành: Thương nhân thuộc Kim, hướng Nam thuộc Hoả, Hoả có thể khắc Kim. Vì thế cửa của họ không làm hướng Nam mà đều quay về hướng Đông, Tây, thậm chí cả hướng Bắc. Cho dù nguyên nhân vị trí địa lý thì căn nhà nhất thiết phải quay về hướng Nam, người ta cũng sẽ phải nghĩ cách thiết kế làm sao cho căn nhà không được ở hướng chính Nam. 

Vì thế chúng ta sẽ thấy các căn nhà của Đa Huyện đều tọa Tây hướng Đông. 

Kết cấu phong thuỷ của toà nhà cao tầng Kim Mậu ở Thượng Hải là như thế nào? 

Toà nhà cao tầng Kim Mậu - Thượng Hải là kiến trúc cao thứ ba trên thế giới. Trước khi xây dựng, người ta kêu gọi đấu thầu theo hình thức quốc tế. Cuối cùng người trúng thầu là công ty thiết kế của Mỹ. 

Nghe nói, sau khi tiếp nhận nhiệm vụ đấu thầu của toà nhà Kim Mậu, vấn đề đầu tiên cần giải quyết không phải là nghiên cứu kỹ thuật của hạng mục này mà là tìm những mô thức tổng hợp giữa kiến trúc cao tầng hiện đại với kiến trúc lịch sử văn hoá Trung Quốc. Sau khi họ tìm thấy những tấm ảnh chụp kiến trúc nhà cao tầng thời cổ ở Trung Quốc, cuối cùng mới chọn và định ra tháp Đại Nhạn - Tây An là nguyên hình toà nhà Kim Mậu theo cấu tứ. Đồng thời họ còn nghiên cứu quần thể kiến trúc cổ khác rất nổi tiếng, đó là cấu trúc của Tử Cấm Thành, áp dụng bố cục cát tường “Kim thuỷ ngọc đới” vào thiết kế toà nhà. Hiện nay, toà nhà cao tầng đứng sừng sững, uy nghi ở khu công nghiệp Phố Đông. Hình ảnh của nó khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh của tháp Đại Nhạn cổ kính nhưng cũng thể hiện được nét hiện đại, thoáng đạt. 

[Hình]

Toà nhà cao tầng Kim Mậu - Thượng Hải 

Phong thuỷ của khách sạn Đào Kinh ở Ma Cao như thế nào? 

Khách sạn Đào Kinh ở Ma Cao là sòng bạc nổi tiếng Châu Á. Ngoại hình của nó rất đặc biệt nên không ít người nhận định rằng bố cục phong thuỷ ở đây từng được cao nhân chỉ dẫn. Mục đích tự nhiên là phải làm cho những con bạc bước vào khách sạn có mười phần trúng chín phần thua, khách sạn sẽ kiếm được nhiều tiền. 

Sự thực, những tin đồn đó là do con bạc bị thua nên cay cú nói vậy hay là thật sự có phong thuỷ giúp sức thì phải tìm hiểu bố cục của khách sạn ấy như thế nào. 

  1. Sư hổ môn sát khí quá lớn: Thiết kế của khách sạn ẩn chứa rất nhiều bí mật phong thuỷ, trong đó sát khí nhất chính là hai cánh cửa chính. Một cánh làm theo dạng miệng sư tử, cánh kia là miệng hổ. Phía trước hai cánh cửa này là bãi dừng đỗ xe tắc xi. Khách đánh bạc bước vào sòng bài tựa như bước vào miệng sư tử và miệng cọp, có nghĩa là sẽ bị hai con thú đó ăn thịt. Sư tử là chúa tể động vật, trong phong thuỷ, nó có tác dụng hút tài; hổ là mãnh thú hung dữ có tác dụng đoạt tài. Vì thế, khách đánh bạc bước vào hai chiếc cổng này có khác gì “tiễn dê vào miệng cọp” đâu! 
  2. Dơi hút máu. Trên cửa của khách sạn lại thiết kế thêm một đôi dơi lớn hình tượng rất sinh động, trông giống như sắp sửa bay xuống vồ lấy người để hút máu, uy hiếp tinh thần của khách. 
  3. Đại châu tiểu châu rơi xuống Ngọc bàn. Trên đỉnh toà khách sạn có rất nhiều quả cầu lớn nhỏ, phía dưới là vòm vây quanh màu trắng tựa như một chiếc Bát Bạch ngọc. Từ xa nhìn trông giống như những hạt châu lớn nhỏ rơi xuống bát ngọc, khách sạn mãi mãi là người thắng. 
  4. Lồng chim: Thiết kế bề ngoài của khách sạn giống như chiếc lồng chim, mỗi một người khách trong đó đều như con chim nhốt trong lồng. Hơn nữa, xung quanh phần nóc nhà có rất nhiều hình thù sắc nhọn chĩa ra bốn phương tám hướng. Như vậy, khách vào đây chơi bạc không thua mới là chuyện lạ. 

Tại sao cho rằng bát quái Đặc Khắc Tư của Tân Cương là kinh điển phong thuỷ? 

Huyện Đặc Khắc Tư ở Tân Cương là “Bát quái thành” có quy mô lớn nhất hiện nay, với bố cục bát quái đặc thù tinh xảo, sự kết hợp hoàn hảo giữa nội hàm văn hoá thần bí cổ đại và văn minh hiện đại đã cấu thành nên bát quái thành duy nhất có kiến trúc hoàn chỉnh và chính quy. Đến thành phố thần bí này bạn có thể cảm nhận được văn hoá Kinh Dịch huyền bí của Trung Quốc. 

[Hình]

Phong thủy của khách sạn Đào Kinh có hình như chiếc lồng chim, con bạc chính là chim nằm trong lồng. 

Đặc Khắc Tư bát quái thành xuất hiện sớm nhất vào năm thứ ba Gia Định triều Nam Tống (năm 1220). Nhận lời mời của Thành Cát Tư Hãn, giáo chủ “Trường Xuân Chân Nhân” là Khưu Xứ Cơ đã đến thăm Tây Thành. Khi đi qua thung lũng Đặc Khắc Tư, ông bị thế núi, thế sông, thế thuỷ của thung lũng thu hút nên đã chọn định vị trí trung tâm phong thuỷ “bát quái thành”. Ông áp dụng long mạch kiểu “Thiên địa tương dung, đông tây tương thông, thiên nhân hợp nhất, nhân tống địa linh”, sau đó xác định phương vị hậu thiên bát quái, trở thành hình dáng nguyên thuỷ nhất của thành Đặc Khắc Tư. Năm 1936, Khưu Tông Tuấn đến Đặc Khắc Tư phát hiện thấy phương vị thành bát quái và long mạch phong thuỷ, bắt đầu tu sửa một lần nữa. Trải qua hai năm ròng rã, không biết bao nhiêu tiền của mới cấu thành nên hình dạng của Đặc Khắc Tư ngày nay. 

Huyện thành Đặc Khắc Tư có đường đi chằng chịt giống như bố cục của mê cung, là thành bát quái lớn nhất có quy mô hoàn chỉnh nhất trên thế giới. Bố cục của thành phố phản ánh 64 quẻ 386 hào trong lý số Kinh Dịch. Nhưng chỉ đứng ở chỗ cao mới có thể nhìn thấy toàn cảnh của thành phố. Bát quái thành mang ý nghĩa “thiên địa giao nhi vạn vật thông, thượng hạ giao nhi vạn vật đồng” trong Kinh Dịch đó là tác phẩm điển hình của kiến trúc phong thuỷ. 

Cầu vượt của Thượng Hải có những bí mật phong thuỷ gì?

Nếu ở Thượng Hải cứ bước ra khỏi nhà là bạn gặp ngay vượt, hơn nữa sẽ phải qua trung tâm nối cầu vượt như đường Diên An, Thành Đô. Người đi qua đó đều bị những cột trụ trang trí hoa văn của cầu vượt thu hút và không thể đặt ra câu hỏi: “Tại sao cột trụ của cầu vượt tại đường Diên An, Thành Đô lại được bọc thép trắng và vẽ hình rồng? Trả lời cho câu hỏi đó, nhiều tài xế đã kể một câu chuyện liên quan đến cầu vượt và rồng. Tuy nhiều chi tiết khác nhau nhưng nội dung đều chứa đựng sự li kỳ, thần bí. 

Những năm 90 của thế kỷ 20, cầu vượt Thượng Hải bắt đầu được xây dựng, đường Diên An và đường Thành Đô cũng đi vào hoàn thiện thiết kế, hình thành bố cục chữ “Điền” chia Thượng Hải ra làm bốn Đông, Tây, Nam, Bắc, giải quyết vấn đề nhức nhối của giao thông. Khi công trình bắt đầu được khởi công, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, ủng hộ của các ngành nên tiến độ công trình phát triển rất nhanh. Nhưng khi công trình đến giai đoạn then chốt, cầu phía Đông Tây hợp long với cầu phía Nam Bắc thì cột trụ chính của cầu không thể đánh nổi, dù làm bằng cách nào đi chăng nữa. 

Tiến trình gặp trở ngại, khi đó có những ý kiến đưa ra liệu có phải do long mạch phong thủy có vấn đề? Có nên mời thầy phong thủy về xem xét không? Những ý kiến này lập tức gặp phải ý kiến phản đối. Tuy các nhà khoa học - kỹ thuật họp nhau lại, bàn bạc, tính toán và tiếp tục thi công nhưng nhưng vẫn không có tiến triển gì. Vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, nếu cột trụ này không xây được thì hai bờ cầu không thể hợp long, toàn bộ công trình sẽ không hoàn thành đúng thời hạn. 

Thế là người ta ngầm bàn bạc và mời đến một vị cao tăng đại đức trụ trì một ngôi chùa nổi tiếng. Đại hòa thượng quan sát kỹ lưỡng mảnh đất bờ cầu Đông Tây và Nam Bắc, ông trầm ngâm suy nghĩ rất lâu rồi bảo đã tìm ra chứng bệnh của nó. Cách giải quyết cũng đã có nhưng phải làm lễ xin thần linh ở đó nhượng lại mảnh đất này. Đại hòa thường nói xong rồi thở dài, nói rõ ông đã tiết lộ thiên cơ, e rằng không thể sống bao lâu nữa, nguyện đem thân thể này tạo phúc cho nhân dân Thượng Hải. Ông nhẩm tính ngày giờ tốt rồi sai mọi người chuẩn bị đồ vật để làm lễ. Hôm đó đúng hẹn ông đến và tiến hành nghi lễ, rồi dặn dò đến ngày này, giờ này bắt đầu tiến hành thi công. Quả nhiên cột trụ làm được dễ dàng không bị ngáng trở, hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. 

Còn Đại hòa thượng sau khi về chùa được vài ngày thì mắc bệnh rồi viên tịch. Hiện nay có duy nhất một chứng cứ còn lại là trên chiếc cột trụ hình tròn được bao bọc bằng thép màu trắng, trên đó khắc hoa văn hình rồng. Đó chính là sơ đồ “Phi long tại thiên” trong quẻ Càn của Kinh Dịch. Quẻ tượng trong Kinh Dịch viết: “Đại tai càn nguyên! Vạn vật tư thủy, nãi thống thiên. Vận hành vũ thi, phẩm vật lưu hành. Đại minh trung thủy, lục vị thời thành, thời thừa lục long dĩ ngự thiên. Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh, bảo hợp thái hòa, nãi lợi chinh. Thủ xuất can vật, vạn quốc hàm ninh.” Vạn vật trong thiên hạ vì nguyên khí của Càn mà sản sinh ra, nó thống soái đại tự nhiên. Quy luật vận hành của tự nhiên là ngày đêm và bốn mùa, lục hào quẻ Càn hình thành theo thời gian. Càn là biểu chứng biến hóa theo quy luật của tự nhiên, xác định kiểu loại và 

tuổi thọ của vạn vật, giữ gìn trạng thái cân bằng. “Phi long tại thiên” là hào thứ năm của quẻ Càn, kết hợp với cầu vượt bốn tầng là số 9, nó đã trở thành cột trụ giao lưu những tuyến động của Thượng Hải, trở thành thành phố quốc tế, thần giữ của của trung tâm tài chính quốc tế.

 [Hình]

Hoa văn rồng trên cột trụ của cầu vượt.

Tại sao cho rằng Hồng Kông có phong thủy tốt? 

Chúng ta ai cũng biết rằng phong thủy của Hồng Kông là “giai phẩm” trong Phong thủy học, được các thầy phong thủy ca ngợi. “Giai phẩm” là chỉ lai long mạnh, long mạch hữu tình, có âm dương long, mạch tướng tương hội tương tiếp cực kỳ hiếm gặp. Cửa sông vùng Chu Giang (dương long) của Hồng Kông cùng với Chu Hải, Thâm Quyến trở thành vùng tam giác kinh tế Chu Giang. Sở hữu cảng nước sâu hiếm có khiến Hồng Kông trở thành khu quan trọng của vận chuyển mậu dịch thế giới. 

Về mặt sơn mạch “âm long”, thế núi kéo dài từ núi Vũ Di đến núi La Phù hình thành bố cục phong thủy “Cửu long hạ hải” tại Tân Giới. Điều quan trọng là khí thế của chín con rồng này rất hùng dũng, mạnh mẽ, khoáng đạt, đến Tân Giới thì đóng long huyệt. Đồng thời, đảo Hồng Kông lại có bố cục hồi triều “Sư tử múa cầu”, tương hỗ với bố cục “Phượng hoàng về tổ” của núi Đại Dữ. Vùng Cửu Long cùng với cảng đảo cũng hình thành bố cục “Âm dương tương giao” cực kỳ hiếm, chúng khiến cho vận thế của Hồng Kông thịnh vượng, có những bước nhảy thần kỳ về kinh tế, và được mệnh danh là “Con rồng Châu Á”. 

Nhiều thầy phong thủy gọi bố cục của Hồng Kông là “Hồi long cổ chủ”, “long” có nghĩa là Hồng 

Kông, “chủ” là Bắc Kinh. Phong thủy quý là do tự nhiên làm nền, không thể cải tạo hết được. Cho dù có thành công nhưng rất ít. 

[Hình]

Đứng từ đỉnh núi Thái Bình nhìn xuống, ta có thể quan sát rõ phong thủy của Hồng Kông.

Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc có nét phong thủy gì cạnh tranh với Phủ Tổng đốc? 

Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc là kiến trúc tiêu chí của Hồng Kông. Nó được kiến trúc sư người Hoa là Bối Luật Minh thiết kế, cao 351m, 70 tầng. Chỉnh thể tòa nhà giống như con đao nhọn đang phát sáng, một mặt đối diện với Phủ Tổng đốc Hồng Kông, một mặt đối diện với tòa nhà Ngân hàng Hối Phong. Vì thế rất nhiều người Hồng Kông cho đó là kiến trúc không may mắn. Các cư dân sống bên cạnh đều lắp kính phản quang cho căn nhà của mình để phản xạ ánh sáng không may mắn từ con đạo đó ra chỗ khác. 

Sau khi tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc hình thành, Tổng đốc cũ người Anh liền sang thế giới bên kia, Tổng đốc mới vừa nhậm chức tự dưng mắc bệnh phải nhập viện. Người ta mời thầy phong thủy đến hỏi, ông thầy giải thích: Tòa nhà Ngân hàng Trung ương tựa như chiếc đạo ba khía, trong đó có một khía đối diện với Phủ Tổng đốc, gây họa cho chủ nhân. Người ta thấy vậy sợ hãi hỏi ngay cách giải. Cách giải rất đơn giản: Trồng thực vật họ chuối và họ liễu để lấy nhu khắc cương. Phủ Tổng đốc thực hiện ngay, nghe nói ngay cả cây liễu cũng bị chết một lần rồi sau đó được thay thế trồng cây khác. 

[Hình]

Tòa nhà Ngân hàng Hối Phong có thể nhìn thấy rõ pháo đài trên nóc tòa nhà. 

Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Hối Phong tiến hành trận chiến phong thủy nào? 

Ngân hàng Hối Phong đã sớm đối chọi với Ngân hàng Trung Quốc. Mười mấy năm nay hai bên tranh nhau xây dựng cho tòa nhà của mình cao hơn của đối phương. Tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc khi xây dựng xong, một mặt của nó đối diện với Ngân hàng Hối Phong, quả nhiên việc làm ăn của Ngân hàng Hối Phong trở nên bất lợi. Khi mời thầy phong thủy về, người ta xây ngay hai pháo đài trên nóc tòa nhà để ngăn chặn sát khí thì làm ăn mới thuận lợi hơn. 

Khi thiết kế tòa nhà Ngân hàng Trung Quốc, Bối Luật Minh đã thiết kế một suối nước đi từ cửa sau ra cửa trước. Nhưng có người nói Thủy đại diện cho tài, nếu làm như vậy sẽ phá tài nên ông điều chỉnh thiết kế, suối nước sẽ vòng sang hai bên rồi tụ lại ở mặt trước đổ vào một cái hồ nhỏ, tượng trưng cho bố cục tụ tài. 

Bến cảng Thiên Tinh có ảnh hưởng phong thủy gì? 

Hình dáng đặc biệt của Ngân hàng Hối Phong của Hồng Kông đã tạo hứng thú cho nhiều nhà phong thủy. Bến cảng Thiên Tinh nằm ở Cửu Long chính là vùng Dương khí của Cửu Long. Mọi người đều biết, Dương là “Xuất khỉ, Âm là “Nạp khí, ngân hàng Hối Phong nằm đúng vị trí Âm. Khi thiết kế, chỗ đuôi rồng vượng nhất bị trống nên thiết kế thành hình thái Âm để tiếp nạp Quý khí của Cửu Long thổi ra. Không muốn để cho tòa nhà phía trước mặt phá vỡ phong thủy của mình nên Ngân hàng Hối Phong đã mua đứt toàn bộ bến phà Hồng Kông, xây dựng thành công viên và đặt tên là “Hoàng hậu hoa viên” để giữ ưu thế phong thủy của mình. Vì thế Ngân hàng Hối Phong đã ổn định và phát triển thịnh vượng. Nhưng không biết là ý trời hay là mong muốn của con người, phía trước mặt nhà Ngân hàng ở thành nơi mọi người tụ tập trong những ngày cuối tuần và ít nhiều ảnh hưởng đến Quý khí của Hồng Kông. 

Năm 1990, ngân hàng Trung Quốc xây dựng tại Hồng Kông, dáng vẻ bề ngoài của nó tựa như con dao đâm thẳng vào Dương khí của bến cảng Thiên Tinh ở Cửu Long. Ngay lập tức nền kinh tế của Hồng Kông, đặc biệt là ngành du lịch rơi vào cảnh thoái trào. Làm thế nào để giải quyết? Không biết do ngẫu nhiên hay có thầy phong thủy cao tay hướng dẫn, Chính quyền Hồng Kông đã xây dựng Trung tâm Văn hóa Hồng Kông có hình một chiếc túi đựng dao ở quảng trường cạnh bến cảng Thiên Tinh. Kiến trúc này được xây dựng trong khoảng thời gian cực ngắn như để hóa giải bố cục phong thủy. Thật kỳ lạ, Trung tâm Văn hóa vừa được khánh thành, nền kinh tế Hồng Kông cũng dần dần hồi phục. 

Phong thủy của tòa nhà Trường Thực nổi tiếng của Hồng Kông? 

Tòa nhà Trường Thực là một điển hình phong thủy kiến trúc hiện đại. Thể hiện của nó ở những điểm sau: 

  1. Lựa chọn đất chính xác, thực chính long khẩu địa, đất có mạch khí, chủ âm phát trường cửu. 
  2. Minh đường khai dương nhi tụ, lai khứ thủy hợp pháp tắc. Tức là thủy pháp rất tốt, chủ tài vượng khí. 
  3. Lập hướng là đắc sinh đắc vượng, chủ nhân đinh vượng thịnh. 
  4. Phát sa đắc pháp, chuyển sát khí thành thứ có thể dùng được, đây là một điểm tuyệt vời của phong thủy. 
  5. Hình dáng đẹp, bốn phương tám hướng đều ổn định, đây là cục phong thủy tốt. 

Tại sao có rất nhiều người giàu có của Hồng Kông đều là người Triều Sán? 

Nguyên nhân là do phong thủy của khu vực Triều Sán đặc biệt tốt. Nơi này có ba con sông lớn tụ lại nên có thể giàu có, nhân tài thịnh vượng. Mấy trăm năm trở lại đây, vùng Triều Sán được người cho nhận định là bảo địa phong thủy. 

Loan đầu của miền Bắc và miền Tây của Triều Sán đều thuộc gò đất sót lại của dãy núi Vũ Di. Vùng gò đồi phía Nam và vùng núi phía Bắc của Triều Sán hình thành phòng tuyến thứ nhất ngăn chặn gió mùa đông bắc. Núi Liên Hoa và các núi Đại Sơn, Nam Dương vươn ra hai bên hình thành phòng tuyến thứ hai ngăn chặn hơi lạnh. Các thôn trại đều xây dựng theo kiểu tọa Bắc hướng Nam, thân dựa vào núi. Như vậy lại hình thành được phòng tuyến thứ ba. Địa hình của Triều Sán rất giống như người hướng mặt ra biển lớn, dãy núi tựa như hai cánh tay ôm trọn để bảo vệ bình nguyên. 

Khi chọn lựa đất, dân cư của Triều Sán rất cẩn thận. Trước hết họ mời thầy về xem tướng đất, chọn huyệt. Dựa vào sự biến hóa của địa hình mà áp dụng những phương thức khác nhau. Chỗ có núi sẽ lợi dụng núi để làm Hạo sơn, lấy đỉnh núi ở xa làm hướng, áp dụng biện pháp “Tọa thực triều không”, phụ âm bổ dương. Những nơi gần thủy sẽ lợi dụng “thủy long” để bảo vệ. Bởi vì phong thủy cho rằng “thân chi huyết dĩ khí nhi hành, sơn thủy chi khí dĩ thủy nhì vận”, “dương đại dương thịnh âm suy” chỉ cần nước ở xung quanh tụ lại một chỗ, lấy Thủy làm long mạch, lấy Thủy làm bảo vệ, áp dụng hình thức “tọa không triều mãn”. Theo nguyên tắc trên, những thôn trại gần nước bao giờ cũng lựa chiều theo dòng nước. 

Do những nguyên nhân trên, Triều Sán được gọi là bảo địa phong thủy. 

[Hình]

Những căn nhà trên đảo Nam Áo xây dựng theo nguyên tắc dựa núi đúng cạnh dòng nước. 

Singapore có những kiến trúc phong thủy nào nổi bật? 

Tại Singapore có khu nhà “Ngũ Chỉ và nhà hàng “Sầu Riêng” nổi tiếng cũng có truyền thuyết phong thủy. Singapore chịu ảnh hưởng của phong thủy rất mạnh. Khu nhà Ngũ Chỉ là thể hiện phong thủy điển hình, nó gồm bốn tòa nhà 45 tầng và một tòa nhà 18 tầng tạo nên khu nhà trông giống như một bàn tay có năm ngón mà tòa nhà 18 tầng là ngón tay cái. ở giữa có một vòi phun nước lớn nhất thế giới, tượng trưng cho ý nghĩa tiền tài cuồn cuộn. Nước mưa của các kiến trúc đều chảy về một chỗ để tận dụng làm nước tưới cây hoặc rửa xe, cùng tượng trưng cho Phù thủy, không được tiết ra ngoài. Tổ hợp tại đây là một kết cấu đặc biệt, có người gọi nó là “Ngũ quỷ vận tài cách”. 

Những năm 80 của thế kỷ 20, mười một thương gia nổi tiếng đã đề nghị ông Thủ tướng Lý Quang Diệu xây dựng khu nhà này, đối diện với trung tâm thương nghiệp Singapore. Khu nhà Ngũ Chỉ sẽ được xây dựng theo nguyên tắc phong thủy, ngụ ý muốn nắm giữ nguồn tiền tài của Trung tâm Thương nghiệp. Thế là mọi người không đồng ý, làm thế nào bây giờ? Thầy phong thủy hướng dẫn xây hai quán Sầu Riêng ở dưới tòa nhà Ngũ Chỉ có ý bàn tay xòe ra tóm lấy quả sầu riêng. 

[Hình]

Những kiến trúc cao tầng hiện đại của Singapore phù hợp với quan niệm phong thủy. 

Sòng bạc Vân Đỉnh ở Malaysia có bố cục phong thủy như thế nào? 

Tại Malaysia có một địa điểm du lịch quan trọng, đó là sòng bạc Vân Đỉnh lớn thứ hai trên thế giới. Sòng bạc tọa lạc trên một ngọn núi. Đi xe lên đỉnh núi chỉ mất mười lăm phút, giá khoảng hai đồng nhân dân tệ, rẻ hơn nhiều so với giá xe lên đỉnh núi Bạch Vân ở Quảng Châu. Trên đỉnh núi có một thành phố thu nhỏ, cửa hàng, tiệm cà phê ...không thiếu thứ gì, thậm chí còn có địa điểm vui chơi dành cho trẻ nhỏ. Khách sạn ở đó có thể chứa ba ngàn người cùng một lúc. Những căn phòng lại chật chội khiến người ta cảm thấy bức bí, toilet có diện tích 1,2m x 0,6m; nhà tắm có diện tích 0,8 x 0,8 m, không hề có một diện tích dư thừa. Không gian của phòng đôi cũng chỉ dư khoảng 60mm. Trần nhà cao khoảng hơn 2m, trên trần còn treo một chiếc quạt trần càng khiến trần như thấp hơn. Tivi đặt trên chiếc tủ cao, bạn nằm trên giường không thể thoải mái xem ti vi mà phải ngửa cổ lên, rất chóng mỏi. Ngay cả nước cũng không có cho bạn uống. Tóm lại, người chủ khách sạn cố tình khiến cho bạn cảm thấy ở trong phòng rất bức bối, khó chịu đành phải đi ra. Đi ra, có nghĩa là bạn phải tiêu tiền mua đồ của họ. Bởi vì toàn bộ cửa hàng trên đỉnh núi Vân Đỉnh đều thuộc quyền sở hữu của ông chủ sòng bạc Lâm Ngộ Đồng. Lâm Ngộ Đồng đã nghiên cứu phong thủy cẩn thận, tiêu chuẩn tuyển nhân viên của ông ta duy nhất là bát tự sinh thìn. Không cần tướng mạo, học thức, chỉ cần bát tự phù hợp thì có thể lập tức được đi làm. Trước khi vào, người ta sẽ dặn dò khách không nên rửa tay, bởi vì tất cả vòi nước của khách sạn đều quay về một hướng. Rửa tay cũng có nghĩa là chi tiền cho ông chủ.

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân (Quẻ số 37 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân (Quẻ số 37 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 37 Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Ngọ - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Ngọ - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Ngọ - Căn Duyên Tiền Định