Quẻ Địa Thủy Sư (Quẻ số 7 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 99 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 7 Quẻ Địa Thủy Sư Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Địa Thủy Sư là quẻ số 7 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 7 Quẻ Địa Thủy Sư?

Tượng quẻ: Quẻ Địa Thủy Sư (Quẻ số 7 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 師貞, 丈人吉无咎.
Dịch âm: Sư trinh, trượng nhân cát, vô cữu.
Dịch nghĩa: Quân chính, bậc trượng nhân tốt, không lỗi.
Giải nghĩa: Sư là quân chúng. Quẻ này dưới Khảm trên Khôn, Khảm hiểm mà Khôn thuận, Khảm là nước mà Khôn là đất, đời xưa ngụ hình ở nông, núp cái rất hiểm chỗ cả thuận, giấu cái không thể lường trong chỗ rất tĩnh. Lại nữa, trong quẻ chỉ hào Chín Hai là một hào Dương ở giữa quẻ dưới, là tượng làm tướng; trên dưới năm hào Âm đều phải thuận mà theo, là tượng làm quân. Hào Chín Hai lấy tư cách Dương cương ở dưới làm việc, hào Sáu Năm là hạng mềm yếu ở trên mà dùng người, tức là cái tượng ông vua sai tướng ra quân, cho nên quẻ này gọi tên là Sư. Trượng nhân là tiếng để gọi bậc trưởng lão, cái đạo dùng quân lợi về được chính đính, mà phải dùng người lão thành, mới được tốt mà không có lỗi.
Loại Quẻ:  Cát
Tốt cho việc:  Công danh sự nghiệp

Ứng dụng Quẻ Địa Thủy Sư Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Thương trường là chiến trường không khói đạn; có lẽ càng quyết liệt càng phức tạp, thì nhà kinh doanh càng cần thêm một chút đại trí tuệ để “ngộ đạo”. 

Quẻ Sư bao hàm ý nghĩa chiến đấu và chỉ huy. 

Tự quái truyện của quẻ Sư trong kinh Dịch viết: “Tụng tức hữu chúng khởi. Cổ thụ chi dĩ sư; sư giả chúng dã”, dịch nghĩa: “Tranh tụng tức sẽ có đông người nổi lên, vì thế chuyển qua Sư: Sư tức là đông người vậy”. Đây muốn nói sự diễn tiến thông thường của con người, từ sự tranh chấp, trong kinh Dịch, quẻ Sư được sắp liền ngay sau quả Tụng. Thường thường giống như chiến trường trong nền mậu dịch, song phương nếu liên tục tranh tụng không ngừng, nếu không kềm chế được bản tính thì rất dễ đến sự động võ. Có thể nói bộ lịch sử cận đại là một bộ lịch sử đầy máu, giữa những hàng chữ trên đó không có trang nào là không để lộ ra vì tranh chấp lợi ích trên thương trường mà bộc phát chiến tranh. Cuộc chiến tranh nha phiến năm 1840, chính là một cuộc chiến tranh vì lợi ích kinh tế trên thương trường. Lúc bấy giờ, Anh Quốc nóng lòng xuất khẩu sản phẩm dệt băng bông và lông, nhưng ở Trung Quốc lại thiếu chỗ tiêu thụ sản phẩm này; Trung Quốc lại bán trà cho Anh mỗi năm khoảng trên một ngàn vạn tiền nguyên, còn sản phẩm tơ lụa khoảng 2, đến 3 trăm vạn tiền nguyên, tính chung trên 600 vạn bảng Anh. Lúc đó cán cân mậu dịch, lợi nghiêng về Trung Quốc. Lúc bấy giờ, công ty Đông Ấn Độ của Anh Quốc tiến hành buôn bán thuốc phiện phi pháp. Điều đó đúng như lời của Mark viết trong quyển “Nha phiến mậu dịch sử”. 

“Xâm nhập vào toàn bộ hệ thống quan liêu của triều Mãn Thanh, phá hoại pháp chế, làm rối kỷ cương của đất nước bằng những hành động kinh doanh tư riêng, những thùng thuốc phiện từ những thương thuyền của nước Anh đậu tại bến Hoàng Phố được vận chuyển thẳng vào Trung Quốc”. Cuối cùng dẫn đến cuộc chiến tranh nha phiến giữa Trung Quốc và nước Anh. Chúng ta có thể nói cuộc chiến tranh Trung - Nhật 1894 -1895, nói cho cùng, cũng chính là cuộc chiến tranh mậu dịch. Chúng ta còn có thể nhắc đến những cuộc chiến tranh quân sự đẫm máu trên thế giới ngày nay, nếu tìm vào nguyên nhân gốc rễ của chúng, cuối cùng vẫn là do lợi nhuận không tương xứng mà phát sinh. 

Nếu như một ngày nào đó phát sinh một cuộc chiến tranh mậu dịch, thì một vị thống soái và một quân đội nghiêm minh hiển nhiên vô cùng cần thiết. Vì thế quẻ Sư trong kinh Dịch viết: “Đại quân hữu mệnh, dĩ chính công dã” “Tiểu nhân vật dụng, tất loạn bang dã”, dịch dùng chiến lược và chiến thuật giống hệt như chiến tranh quân sự. Thương trường cũng dùng “gió” và “mưa”, thậm chí dùng “máu” và “nước mắt”, đấu với nhau một cách thảm khốc, chẳng khác chiến tranh quân sự. Bất luận là thương trường hay chiến trường quân sự, đều cần phải có một quyết sách chuẩn xác, không thể sai lầm, và phải có một trí phán đoán bén nhạy, chính xác đối với mọi vấn đề. Điều này cần phải có “mưu trí” và “phương pháp khéo léo”. Nhưng chỉ có bậc đại trí mới ngộ được đạo lý này, tức là thông suốt được quy luật kinh doanh và những kỹ xảo của kinh doanh. Bất luận là vận dụng trên thương trường hay chiến trường, chúng ta đều phải theo một nguyên lý giống nhau, chỉ khác nhau một điểm mà thôi: đó là có và không có khỏi súng. 

Bài viết cùng chủ đề

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Tỵ  - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Tỵ - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Lương Duyên Tiền Định Người Tuổi Tỵ - Xem Tuổi Chọn Vợ Chọn Chồng

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Thu Mệnh Khuyết Mộc

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Thu Mệnh Khuyết Mộc

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

MÙA THU - MỆNH KHUYẾT MỘC (Những người sinh từ ngày 8 tháng 8 đến ngày 7 tháng 11 dương lịch)

Quẻ Địa Thiên Thái (Quẻ số 11 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Địa Thiên Thái (Quẻ số 11 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 11 Quẻ Địa Thiên Thái Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết