Quẻ Địa Thiên Thái (Quẻ số 11 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 96 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 11 Quẻ Địa Thiên Thái Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Địa Thiên Thái là quẻ số 11 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 11 Quẻ Địa Thiên Thái?

Tượng quẻ: Quẻ Địa Thiên Thái (Quẻ số 11 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 泰, 小往, 大來, 吉亨.
Dịch âm: Thái, tiểu vãng, đại lai, cát hanh.
Dịch nghĩa: Quẻ Thái, nhỏ đi, lớn lại, lành tốt hanh thông.
Giải nghĩa: Thái là hanh thông, nó là quẻ trời đất giao nhau mà hai khí thông nhau, cho nên là thái, quẻ tháng giêng đó. Nhỏ là Âm, lớn là Dương, ý nói Khôn đi ở ngoài, Kiền đến ở trong. Quẻ Thái, nhỏ đi lớn lại, tốt và hanh thông, trời đất giao nhau mà muôn vật hanh thông vậy; trên dưới giao nhau mà chí giống nhau vậy. Trong Dương mà ngoài Âm, trong mạnh mà ngoài thuận.
Loại Quẻ:  Cát hanh
Tốt cho việc:  - Công danh sự nghiệp: Tài lộc (kinh doanh); Quan lộc - Thi cử, khoa bảng - Tình duyên gia đạo: Hòa thuận, trong ấm ngoài êm

Ứng dụng Quẻ Địa Thiên Thái Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Sự vật phát triển đến một giai đoạn nhất định, khi nó đến “điểm giới bạn” chỉ cần thiếu cẩn thận một chút là sẽ đi về hướng tương phản. 

Quẻ Thái bao hàm ý tưởng hanh thông và thái bình. 

Tự quái truyện của quẻ Thái trong kinh Dịch viết: “Lý nhi Thái, nhiên hậu an cố thục hi dĩ thái, thái dã, thông đã.”, dịch nghĩa: “Lý rồi tới Thái, tức là sau đó mới an, nên chuyện rắc rối đã qua là Thái. Thái tức là thông vậy”. Ý muốn nói rằng, một nhà quản lý xí nghiệp kinh doanh, sau khi trải qua những nỗ lực gian khổ đến cực điểm, khi mục tiêu phấn đấu được xác định trước đây đã trải qua thử thách thực tiễn rồi thì sau đó sẽ xuất hiện cục diện an toàn và hanh thông. Tuy nhiên, một nhà kinh doanh, trên thị trường cạnh tranh quyết liệt này, muốn có thể liên tục đứng ở vị trí bất khả chiến bại từ đầu chí cuối, để hưởng thụ sự hanh thông thoải mái và bình an vô sự, việc này nhất định không phải là việc dễ dàng. Trong khi mặt trời mỗi ngày một đổi mới, mặt trăng mỗi lúc một đổi khác theo thời gian năm tháng trôi qua, mà trong công việc kinh doanh, có thể làm cho sự phát triển mãi mãi thanh xuân, và có thể sáng tạo không ngừng cái mới, đó đích xác là hai vấn đề khảo nghiệm và thử thách vô cùng nghiêm trọng đối với một nhà doanh nghiệp, nhà quản lý kinh doanh làm thế nào thông qua quyền lực trong tay, xí nghiệp có thể thay cũ đổi mới, có thể điều chỉnh hiệu quả các mâu thuẫn, làm cho xí nghiệp mỗi ngày một tiến triển, mỗi ngày một đổi mới, tạo nên một cục diện hài hòa và hanh thông, đó chính là một vấn đề mà nhà doanh nghiệp ngày ngày cần phải suy nghĩ. 

Hào quẻ Thái của kinh Dịch viết: “Thái, tiểu vãng đại lai, cát, hanh. Tắc thị thiên địa giao nhi vạn vật thông dã. Thượng hạ giao nhi kỳ chí đồng dã.”, dịch nghĩa: “Thái, nhỏ đi lớn đến, tốt lành, hanh thông. Tức là trời đất giao nhau mà vạn vật hanh thông. Trên và dưới giao nhau mà chí của họ giống nhau”. Ý muốn nói rằng, khí của trời và đất giao cảm nhau nhờ đó mà vạn vật mới hanh thông. Giữa trên và dưới, “tâm” và “chỉ” thông cảm nhau, nên đạt được trạng thái kết liền với nhau. Tạo nên cục diện trên dưới thông suốt, hòa điệu với nhau, hợp tác với nhau. Một xí nghiệp có khả năng biết xem trọng “nhân lực sáng tạo, cách quản lý, nguồn vốn và bài học phát triển này” thì mới có thể đạt đến cục diện “bỉ cực thái lai” trong sự nghiệp kinh doanh của nó. Trong một xí nghiệp hiện đại, có cái gì quan trọng hơn con người. Vì thế, hào từ quẻ Thái còn khuyên chúng ta: “Nội dương nhi ngoại âm nội kiện nhi ngoại thuận, nội quân tử nhi ngoại tiểu nhân, quân tử đạo trưởng, tiểu nhân đạo tiêu dã.”, dịch nghĩa: “Trong dương mà ngoài âm trong mạnh mà ngoài thuận, trong quân tử mà ngoài tiểu nhân, đạo quân tử lớn mạnh, đạo tiểu nhân tiêu vong.” Dùng tư tưởng hiện đại giải thích, ý muốn nói rằng, một nhà quản lý kinh doanh, nếu hoàn toàn xem trọng quan hệ tốt lành giữa nhân sự, có thể lấy sự phát triển xí nghiệp làm trọng, có thể kiên quyết giữ chính nghĩa, tấm lòng quang minh lỗi lạc, thì tất nhiên chính khí sẽ bay cao, tà khí sẽ tiêu tan. Đối với quyền lợi của cấp dưới phải có trách nhiệm thiết thực, và phải thành ý nghe ý kiến của thuộc hạ mình, kịp thời khen thưởng và khuyến khích sự cống hiến của công nhân viên chức. Những điều này chính là hành động căn bản hữu hiệu để đưa xí nghiệp đến sự thành công. Như thế, nội bộ xí nghiệp sẽ trở nên mạnh và vững chắc, mà bên ngoài thì vẫn giữ vẻ khiêm cung, ôn hòa, nhu thuận. Làm được như thế, tiểu nhân (tức các thương gia không ngay thẳng) tất nhiên sẽ thối lui, uy thế của xí nghiệp mỗi ngày một lớn mạnh. 

“Bỉ cực” sẽ “Thái lai”, nhưng nếu không chú trọng đến câu nói “Cư an tư nguy” thì sẽ sinh ra tâm khinh xuất. Nguyên lý của biện chứng khuyên chúng ta rằng, sự vật phát triển đến một giai đoạn nào đó, khi đến “điểm giới hạn”, chỉ bất cẩn một chút thôi, tình hình sẽ quay về hướng tương phản, vì thế cũng sẽ xuất hiện trạng thái ngược lại. “Thái cực bỉ lai”, cục diện suy vong, thất bại. Hào cục tứ quẻ Thái viết: “Phiên phiên bất phú, giai thất thực đã. Bất giới dĩ phu, trúng tâm nguyện dã”, dịch nghĩa: “Hớn hở vậy, không giàu mà có làng xóm theo là thiếu sự thực vậy, chẳng có giới lệnh mà cũng tin, là đúng với lòng họ muốn vậy.” 

Lời nói đó cảnh giác chúng ta, nếu như đã đạt được thành công, khi có biểu hiện đối với sự vật “nhẹ phiêu phiêu” (tức phiên phiên), nghĩa là đưa ra những quyết sách một cách khinh suất liều lĩnh, thì lúc đó khó có thể giữ được sự sung túc vững chắc nữa. 

Khinh suất tiến liều lĩnh là sẽ đưa tới cục diện bị động, bởi vì đã xem thường rất nhiều nhân tố khách quan vốn có quan hệ kềm chế lẫn nhau. 

“Phiên phiên bất phú, giai thất thực dã”, nghĩa là một nhà kinh doanh, đã trải qua nhiều nỗ lực, xuất hiện cục diện rất tốt là “Bỉ cực thái lai” là đi đến thành công. Nhưng lúc đó, nếu ông ta đánh mất ý thức cảnh giác ưu tư, khi đưa ra quyết sách kinh doanh, phát triển xí nghiệp, cũng như đối với nhân tài quản lý, vốn liếng phải ứng dụng vào việc sản xuất, lại biểu hiện thái độ “hớn hở” khinh suất, thì ông ta đã đánh mất nền tảng vững chắc (giai thất thực dã) . Thế thì, ông ta sẽ xây tháp “Babilon” trên bãi cát, chắc chắn sẽ sụp đổ. Là người đi sau, chúng ta không thể không xem xét rõ nguyên lý này.

Bài viết cùng chủ đề

“Tứ linh” trong Phong thuỷ học là gì? Ý nghĩa của Tứ linh trong Phong Thủy nhà đất

“Tứ linh” trong Phong thuỷ học là gì? Ý nghĩa của Tứ linh trong Phong Thủy nhà đất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

"Tứ linh” trong Phong thuỷ nhà đất năm 2024: Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ

Cách Đặt Tên Bé Gái Ấn Tượng và Ý Nghĩa Mang Lại Nhiều May Mắn

Cách Đặt Tên Bé Gái Ấn Tượng và Ý Nghĩa Mang Lại Nhiều May Mắn

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Các cách đặt tên cho bé gái hay, ấn tượng mà không bị trùng lặp và nhiều ý nghĩa, mang lại nhiều may mắn cho con

Hướng Dẫn Kích Thích Bàn Tay Chữa Bách Bệnh Chi Tiết Nhất

Hướng Dẫn Kích Thích Bàn Tay Chữa Bách Bệnh Chi Tiết Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Hướng dẫn thuật kích thích bàn tay trị bách bệnh cập nhật 2024: Dạ dày yếu, thở dốc, chán ăn, tê vai, chứng phiền muộn, chứng tiêu chảy, chứng mất ngủ, thân thể mệt mỏi uể oải, đau đầu, lo nghĩ bất an, huyết áp thấp, ớn lạnh, mụn trứng cá, mắt bị mệt mỏi, đau răng, vẹo cổ, say se, tóc trắng, mắt kém, đau bụng kinh nguyệt, chướng bụng, nổi mề đay, trĩ, đau tê khớp, viêm khớp vai, đau lưng, béo phì, viêm mũi, đau dạ dày, chóng mặt, ù tai...