Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu (Quẻ số 14 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 187 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 14 Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu là quẻ số 14 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 14 Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu?

Tượng quẻ: Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu (Quẻ số 14 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 大有元亨.
Dịch âm: Đại hữu nguyên hanh.
Dịch nghĩa: Quẻ Đại hữu cả lớn hanh thông.
Giải nghĩa: Đại hữu tức là sự “có” cả lớn. Ly ở trên Càn, ấy là lửa ở trên trời, không gì không soi. Nó là quẻ lửa ở trên trời, lửa ở chỗ cao, ánh sáng của nó tới xa, thì dẫu nhiều đến muôn vật cũng không vật nào mà không soi thấy, ấy là cái tượng cả có. Lại nữa, một hào mềm ở ngôi tôn, các hào dương cùng ứng với nó, ở ngôi tôn mà giữ đạo mềm mỏng, tức là kẻ mà người ta theo về, trên dưới ứng nhau, ấy là nghĩa cả có, cả có nghĩa là thịnh cả giàu có. Tức là tài quẻ có thể cả lớn hanh thông. Vì nó cương kiên văn minh, ứng nhau với trời mà làm việc phải thì, cho nên có thể cả lớn hanh thông.
Loại Quẻ:  Nguyên Hanh (Đại cát)
Tốt cho việc:  Công danh sự nghiệp: Tài lộc, có quý nhân phò tá

Ứng dụng Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Hòa đồng với mọi người mới có sự nghiệp lớn (Đại bữu). Có sự nghiệp lớn thì thúc đẩy sự hòa đồng. Đó là triết lý kinh doanh, nhưng trên thực tế, điều này dễ bị người ta xem thường mà bỏ qua. 

Quẻ Đại Hữu bao hàm ý nghĩa hòa đồng mới có thể thu hoạch được nhiều, thu hoạch được nhiều thì thúc đẩy sự hòa đồng. 

Gần đây tôi có đọc bài “Tuần lễ xây dựng văn hóa của Thượng Hải công ty”, trên tờ “Văn Hội Bảo”, đọc xong tôi xúc động vô cùng “Đi vào xí nghiệp đó, người ta có thể thấy rõ, từ chỗ để xe cho đến nơi làm việc của công nhân, viên chức quản lý đều có trật tự, vào giờ làm việc không thấy có một người nào quá nhàn rỗi, bất kể ở góc nào của xưởng không hề có một miếng đồng, một thỏi sắt phế liệu rơi rớt, trong khu môi trường xanh không thể tìm thấy một cành cây gẫy”. 

Tôi từng nghe một nhà doanh nghiệp thành công, tại một buổi hội thảo, phát biểu “Tại sao có một số xí nghiệp có thể phát huy tiềm năng của họ đến trạng thái tột đỉnh? Mặc dù người ta đang hô hoán lên rằng nền kinh tế đang bị đình đốn, nhưng các xí nghiệp đó vẫn phát huy được tiềm năng của họ, vẫn đưa xí nghiệp vào được thời kỳ rực rõ như vầng thái dương vừa lên”. 

Đây quả thực là một vấn đề đáng để thảo luận cho sâu, lúc đó tôi cũng được mời tham gia buổi tọa đàm. Các nhân viên tham gia buổi tọa đàm này nhất thời không thể trả lời câu hỏi đó được. 

Sau đó chẳng bao lâu, cuối cùng trong lúc các nhà quản lý kinh doanh trao đổi những điều họ tâm đắc, họ mới trả lời câu đố đó: “Bởi vì có nhiều nhà doanh nghiệp chỉ thấy tài cán và tiềm năng của chính mình, nhưng xem thường không để ý đến việc phát huy tiềm năng của công nhân viên chức của họ, để mà vận dụng thêm vào khả năng của mình”. 

Thực vậy, xí nghiệp kinh doanh là sự phối trí hợp lý giữa con người và công việc. Điều đó muốn nói rằng then chốt của nghiệp vụ kinh doanh là con người, và bản thân nghề nghiệp là công việc, cả hai đều phải tri kỷ tri kỉ, biết sở trường và sở đoản của nhau để bổ túc cho nhau, mới có thể bách chiến bách thắng. Trong quẻ Đại Hữu của kinh Dịch đã từng cảnh giác chúng ta “Hòa đồng tài năng đại hữu, đại hữu tài thúc tiến hòa đồng”. Dịch nghĩa “Hòa đồng mới có thể thu hoạch được nhiều, thu hoạch được nhiều thúc đẩy sự hòa đồng”. Đó là triết học kinh doanh, nhưng trên thực tế tư tưởng đó thường bị người ta xem thường bỏ qua. 

Quái hào quẻ Đại Hữu viết “Đại hữu, như đắc tôn vị đại trung, nhị thượng hạ ứng chi, viết đại hữu. Kỳ đức cương kiện nhi văn minh, ứng hồ thiên nhi thời hành thị dĩ nguyên hạnh”. Dịch nghĩa “Đại hữu, như được vị trí cao quý và đắc trung nên trên đều giúp nên có được lớn. Đức của nó cứng và mạnh, lại sáng và đẹp, ứng với thiên ý, hợp với thời cơ mà vận hành, cho nên gặp nhiều hanh thông”, ý này xin được giải thích như sau “Một người lãnh đạo xí nghiệp, chẳng những phải phát huy tài năng của mình, mà còn phải hòa đồng với người khác để tận lực phát huy tiềm năng và tài năng của đồng sự trong xí nghiệp. Như thế, sự việc và người người chắc chắn sẽ theo về với mình, vì thế mà “thu hoạch được nhiều”. Kinh Dịch còn viết “Nhật thượng thăng chỉ thiên thượng dữ thiên tượng ứng tất đắc nhân tâm, cổ đại cất đại lợi”. Dịch nghĩa “Mặt trời lên tận bầu trời cao, tương ứng với trời, tất nhiên sẽ được lòng người, nên được đại cát đại lợi”. Câu nói này cũng đồng một lý với câu trên. Một nhà quản lý kinh doanh, nếu như có thể quản lý xí nghiệp phát triển đến trạng thái tốt nhất như thế, thì cần phải có đủ đức tính, với người thì hòa đồng, với trời thì tương ứng (ý là hợp với quy luật mà làm việc), trời và người cảm ứng, đó chính là yếu tố và công năng tạo nên điều cát tường, tức là đắc lợi. Như thế, xí nghiệp tất nhiên sẽ tiến tới hưng thịnh, có đầy đủ lực lượng kết tụ mạnh mẽ. Thảo nào, người lãnh đạo công ty Thượng Hải Đồng Đại phát biểu một cách tự tin: “Tạo cho mỗi một công nhân, viên chức một cơ hội để thành danh”. Muốn có tên tuổi khắc ghi trên bảng danh sách của công ty, một công nhân viên chức ở trong cương vị của mình, ở mọi giờ khắc, phải phát huy trọn vẹn tiềm năng của mình. Điều này, đối với người có tầm mắt thấy xa hiểu rộng, không bao giờ xem thường và bỏ qua. 

Một nhà kinh doanh có tầm nhìn xa, tất nhiên phải có một đầu óc chiến lược trên thương trường, thấy chính xác tương lai nghiệp vụ một cách chắc chắn, không còn chút nghi ngờ, sau khi đầu tư toàn bộ và quy hoạch cẩn mật, cần phải xem trọng sự hòa đồng, kết chặt liên hệ trên và dưới, không để ý những khác biệt nhỏ nhặt, khiêm tốn tiếp đãi người, trong sự khác biệt nhỏ nhặt mà tìm sự hòa đồng lớn lao, tìm sự tương đồng mà hỗ trợ cho điều tiểu dị. Đấy là phương pháp căn bản, và cũng là bí quyết tinh tế để đưa xí nghiệp đến sự phát triển phồn vinh tột đỉnh, như vậy tức là đã quản lý thành công. Nếu không, cứ đi ngược lại với bí quyết này, đó là một sự đáng tiếc vậy. 

Cho nên, câu “Đầy mà không tràn” bao hàm ý nghĩa rộng rãi, sâu sắc, và hành động thực hiện điều này càng quan trọng hơn nữa.

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá (Quẻ số 62 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá (Quẻ số 62 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 62 Quẻ Lôi Sơn Tiểu Quá Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Về Hôn Nhân Và Nghề Nghiệp Chuẩn Xác Nhất

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Về Hôn Nhân Và Nghề Nghiệp Chuẩn Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Cách xem bói chỉ tay phán đoán hôn nhân và nghề nghiệp, tìm hiểu sự thích hợp với nghề nghiệp, xác định tính cách và quan niệm cá nhân của một người. Vân tay hình chữ M nói nên điều gì? Các cách bắt tay có thể nói nên điều gì về đối phương? Các khớp ngón tay thể hiện điều gì?