“Thiên tâm thập đạo” và “Phong thuỷ bảo địa” trong Phong thủy chỉ điều gì? Cách cục nào trong Phong thuỷ học được gọi là “Phong thuỷ bảo địa”?

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 11 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 17/02/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

“Thiên tâm thập đạo” và “Phong thuỷ bảo địa” trong Phong thủy 2024 chỉ điều gì?

“Thiên tâm thập đạo” và “Phong thuỷ bảo địa” trong phong thủy chỉ điều gì? Những yếu tố để xác định nơi đất có phong thủy quý báu làm nhà năm 2023.

Thiên tâm là gì?

Thiên tâm là chỉ trung tâm minh đường trong nhà ở cũng như lăng mộ. Là đường chữ thập do các nhà phong thuỷ xác lập phương vị, lấy sự đối ứng giao thoa giữa sau trước trái phải rồi vạch một đường ở giữa minh đường.

Thập đạo là gì?

Thập đạo được gọi tắt là đường (đường chữ thập). Liêu Ngung nói: “Đường thập đạo cần phải cân đối điều hoà kín đáo không lệch lạc.” 

“Thiên tâm thập đạo” trong Phong thuỷ học

Thiên tâm gọi đối xứng tức là đối xứng qua bốn vị trí: trái, phải, trước, sau:

  • “sau có cái sơn (núi che chắn);
  • trước có chiếu sơn (núi soi chiếu)
  • đối diện; trái phải có giáp nhĩ sơn (núi giáp hai bên);

=> gọi chung là tử ứng: cái, chiếu, giáp, củng. Bốn ứng đó không được thiếu một vị trí nào.

Trong khi điểm huyệt cũng phải chú ý trái phải giáp nhĩ sơn không được lệch về trước, sau; cái sơn phía sau và chiếu sơn phía trước không được lệch sang trái, phải thì đường thập đạo mới chính xác. 

Lưu Cơ có viết trong “Kham dư mạn hứng”: “phải biết rõ đường thập đạo, trước sau có núi che chắn, hai bên có núi chầu vào như hai tai ở bên đầu, như vậy mới lấy được đúng huyệt quý”. Trong nhà ở, giữa giếng trời ta vẽ hình chữ thập, tử ứng là bốn bên tường. Nếu nhà nhiều lớp thì vẽ ở giữa hai lớp cửa, hoặc ở chính giữa phòng cao nhất sau đó đặt la bàn ở tâm đường chữ thập. Từ đó xác định 24 hướng sơn; xác định quan hệ giữa đông tứ, tây tứ, khán môn, chủ, táo để quyết định cát hay hung. 

[Hình]

Dựa thế núi theo thế nước, non xanh nước biếc, quang cảnh hữu tình, ruộng vườn xanh tốt hòa hợp với con người thành một thể sống động 

Phong thủy bảo địa là gì?

Là một khái niện trong phong thủy để chỉ những nơi đất có phong thủy tốt.

Cách cục nào trong Phong thuỷ học được gọi là “Phong thuỷ bảo địa”? 

Năm yếu tố lớn trong phong thuỷ học là long, huyệt, sa, thuỷ, hướng, cũng là 5 yếu tố quan trọng để cấu thành một nơi phong thuỷ bảo địa (nơi đất có phong thuỷ quý báu).

Bản chất của vấn đề là khí, tìm long mạch, điểm huyệt, quan sát sa, tìm nước, định hướng mục đích chính là để tìm một nơi có cát khí thích hợp với thân thể con người; tránh xa nơi sát khí có hại cho con người. Một nơi đất bảo địa không những chỉ bao gồm đầy đủ tứ tượng (gồm Chu Tước, Huyền Vũ, Thanh Long, Bạch Hổ gọi là tứ linh), mà còn cần xem xét đến long mạch, sa, minh đường, thuỷ khẩu, hướng.

Sách “Dương trạch thập thư viết: “Nơi ở của con người nên lấy đại địa sơn hà làm chủ, mạch khí đến ở mức lớn nhất, quan hệ đến hoạ phúc của con người”; “Nơi ở cần rộng phẳng, minh đường có sức chứa lớn, trước sau có nước bao bọc, trái phải có đường là rất quý”; “Lại cần có thuỷ khẩu kín đáo không nên quá nhỏ hẹp, minh đường gần sa phải rộng, sa gần minh đường không quá chật, đó là nói đại cục còn có rất nhiều cách đặc biệt khác”. Một mô hình bảo địa nói chung yêu cầu phía bắc có dãy núi kéo di, phía nam có khe nhỏ chân núi, hai bên có núi chầu vào hộ vệ, giữa có minh đường đi, địa thế rộng rãi, có dòng nước quanh co uốn lượn. Đó là mảnh đất phong thuỷ đẹp lý tưởng.

Đúng như Phật Ân nói: “Dựa vào núi nhấp nhô, cao thấp lô xô, như sống động, ở giữa có mạch, huyệt nổi nhô lên, long sa hổ sa trùng điệp, núi trong núi ngoài lớp lớp che chắn là nơi đất báu.” 

Nhìn từ góc độ kiến trúc đô thị hiện đại cũng cần phải xét đến điều kiện môi trường và hệ thống sinh thái chung. Mỗi nơi đều có những đặc điểm riêng về địa tầng, cấu tạo khí hậu chất đất và thuỷ văn khác nhau. Chỉ có sự điều chỉnh tổng hợp các yếu tố địa lý môi trường mới khiến cho “khí” trong tổng thể môi trường thuận hoà sung mãn có sức sống, và từ đó tạo dựng một môi trường theo tiêu chuẩn Phong thuỷ bảo địa nói trên - một môi trường lí tưởng cho cuộc sống. Đối với mô hình dựa lưng vào núi, mặt nhìn hướng ra sông thường thấy của các thành phố thị trấn làng mạc của Trung Quốc có một ý nghĩa sinh thái học điển hình. Giá trị khoa học ở đây là dựa lưng vào núi có thể dựa núi, tránh được gió lạnh mùa đông, quay mặt nhìn ra sông tiếp nhận gió mát trong mùa hè, lại có nguồn lợi về nước tưới, thuỷ lợi, nuôi trồng; địa thể hướng về Mặt Trời tránh được lụt lội, cây cối bao trùm màu xanh, giữ được nước đầu nguồn, lại là nguồn củi đốt. Những nhân tố tự nhiên này hợp lại với nhau tạo thành môi trường tự nhiên hữu cơ đó cũng chính là mô hình Phong thuỷ bảo địa mà cổ nhân muôn đời tìm kiếm. 

[Hình]

Thị trấn Duyên Sơn xây dựng dựa theo sườn núi đối diện sông Gia Lăng là nơi đất phong thủy quý giá.

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Phong Trạch Trung Phu (Quẻ số 61 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Phong Trạch Trung Phu (Quẻ số 61 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 61 Quẻ Phong Trạch Trung Phu Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (Quẻ số 64 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế (Quẻ số 64 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 64 Quẻ Hỏa Thủy Vị Tế Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết