Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc (Quẻ số 9 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 82 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 9 Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc là quẻ số 9 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 9 Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc?

Tượng quẻ: Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc (Quẻ số 9 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 小畜亨, 密雲不雨, 自我西郊.
Dịch âm: Tiểu súc hanh, mật vân bất vũ, tự ngã tây giao.
Dịch nghĩa: Chứa nhỏ hanh thông, mây dày không mưa, tự cõi tây ta.
Giải nghĩa: Súc tức là đậu, đậu thì là hợp. Nó là quẻ Tôn trên Kiền dưới, Kiền là vật ở trên, thế mà lại ở dưới Tốn. Ôi chứa đậu sự cứng mạnh, không gì bằng sự nhún thuận; bị sự nhún thuận chứa đậu, cho nên là súc. Nhưng mà Tốn thuộc về Âm, thể nó mềm thuận, chỉ biết dùng sự nhún thuận để làm cho mềm sự cứng mạnh, không phải sức nó có thể ngăn được. Đó là cách chứa còn nhỏ. Lại, hào Tư là một hào Âm, bị năm hào Dương đẹp lòng, được ngôi, tức là được đạo mềm thuận, có thể nuôi được chí ý của các hào Dương, cho nên là súc. Tiểu súc là lấy cái nhỏ mà chứa cái lớn, thì cái chứa hợp cũng nhỏ.
Loại Quẻ:  Bình hòa
Tốt cho việc:  Không tốt không xấu

Ứng dụng Quẻ Phong Thiên Tiểu Súc Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Trong tịnh có động, trong động có tịnh. Phải đạt đến điểm tự mình boàn thiện lấy mình. Thể nghiệm sâu sắc cái gọi là “cuộc 

đời khách buôn”. 

Quẻ Tiểu Súc bao hàm ý nghĩa sự nghiệp đang gặp trở ngại nhỏ, vì thế cần phải chú ý nguyên lý tích lũy. 

Gia Cát Lượng từng lấy quyển “Giới Tử Thư” khuyên dạy con là Gia Cát Chiêm: “Hạnh của người quân tử, tịnh để tu thân, kiệm để dưỡng đức, nếu không đạm bạc thì không sáng được chí, nếu không yên tịnh thì không thể đạt được chí, nếu không yên tịnh thì không thể đạt đến chỗ cao xa, cho nên học thì phải thanh tịnh, mà tài là phải tu học vậy”. 

Gia Cát Lượng là một nhà chính trị, và cũng là một nhà quân sự kiệt xuất. Trong khi khuyên dạy con, ông đưa ra một chữ “Tịnh”. Như “Tịnh” có thể tu thân, “Tịnh” có thể đi đến chỗ cao xa, học tất nhiên phải tu “Tịnh”. 

Thế thì, trong thị trường kinh tế đầy phức tạp và cạnh tranh quyết liệt như ngày nay, làm một nhà kinh doanh, muốn đứng ở vị trí bất khả bại, tất nhiên phải hiểu tinh tường thương vụ, mở rộng tầm mắt mà nhìn bao quát, có can đảm sáng tạo cái mới. Nhưng muốn làm được những điều trên đây tất nhiên cần có “Tài”, mà làm sao có được “Tài”, điều duy nhất là học tập. Nhưng “học” lại cần phải “Tịnh”. Người ta thường nói, kinh doanh cần phải “động” nhiều. Động nhiều thì kiếm được tiền nhiều. Nhưng tôi nghĩ, không phải hoàn toàn như vậy. Ngày nay, những nhà kinh doanh chúng ta còn thiếu một điều, đó chính là chữ “Tịnh” vậy. Có những lúc, trong cuộc hành trình kinh doanh lâu dài, chữ “Tịnh” rõ ràng quan trọng hơn “động” nhiều lắm. 

Tượng quẻ Tiểu súc của kinh Dịch viết: “Phong hành thiên thượng, tiểu súc. Quân tử dĩ ý văn đức”, dịch nghĩa: “Gió bay trên trời quân tử lấy cái thuần mỹ mà làm cho đức thêm sáng đẹp”. Ý muốn nói rằng, gió bay trên trời, nhưng mưa chưa rơi xuống, tượng trưng trời tạm thời đình trệ trước khi có mưa; quân tử mượn lúc đình trệ này, trong lúc chờ thời cơ tốt, tịnh tâm tịnh trí để tu thân, nâng cao tài đức của mình cho đầy đủ. Đối với một nhà quản lý kinh doanh, trong công cuộc làm ăn, khi gặp những trở ngại nho nhỏ, hoặc những lúc gay go, chính là lúc ta cần phải nhớ một chữ: “Tịnh”. Cần phải dằn lòng xuống, kềm chế bản tính nông nổi của mình, suy nghĩ tường tận, xem xét điều kiện kinh doanh nào chưa chuẩn bị đầy đủ, hiểu được những yêu cầu phát triển nhanh sự nghiệp kinh doanh của mình gặp trở ngại là vì thời cơ chưa chín muồi, hoặc số vốn tích lũy của mình chưa đủ để xoay vòng, hoặc lãi xuất ngân hàng quá cao, khó mà duy trì mức vay vốn lâu dài v.v... Một nhà kinh doanh thực sự cầu tiến cần suy nghĩ kỹ quyết sách để đối phó với những vấn đề trên, nếu không học được chữ “Tịnh” thì không thể được. Nếu không có một quá trình tịnh tâm suy nghĩ, nếu không có phương pháp “Tịnh để tu thân”, là một quá trình hoàn thiện bản thân ta, thì trong kinh doanh luôn luôn “nóng vội” thường dẫn đến sự thất sách hoặc thất bại. 

Đối với nhà kinh doanh chuyên buôn bán, lập xí nghiệp, ý nghĩa của quẻ Tiểu Súc cho biết phải hành động như thế nào khi gặp một sự đình trệ, gay go, khó khăn. Đó chính là phải tích lũy cho đầy đủ những điều kiện để đi đến thắng lợi. Chữ “Súc”, không phải là chỉ tích lũy thêm vật chất, mà còn tích lũy thêm trí tuệ. 

Những lời giáo huấn của Gia Cát Lượng cho con, cộng thêm lời của quẻ Tiểu Súc trong kinh Dịch, làm cho người ta phải cúi đầu ngẫm nghĩ suy tư cái lý của nó. Khi bạn gặp phải những đình trệ, khó khăn, rắc rối trong kinh doanh, bạn có cần phải “Tịnh” không? Có cần phải “Tịnh quan”, lặng lẽ quan sát mọi việc, có cần phải “Tĩnh tỉnh”, yên lặng xét lại mình chăng? Những đồng nghiệp và những bạn bè lấy sự nghiệp kinh doanh làm mục đích sinh kế như chúng ta đây, trong hành động kinh doanh thực tiễn, các bạn nghĩ xem có nên kết hợp chữ “Tịnh” hay không?

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng (Quẻ số 25 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng (Quẻ số 25 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 25 Quẻ Thiên Lôi Vô Vọng Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết