Quẻ Sơn Thủy Mông (Quẻ số 4 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 19 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 4 Quẻ Sơn Thủy Mông Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Sơn Thủy Mông là quẻ số 4 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 4 Quẻ Sơn Thủy Mông?

Tượng quẻ: Quẻ Sơn Thủy Mông (Quẻ số 4 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 蒙亨, 匪我求童蒙, 童蒙求我.初筮吿, 再三瀆, 瀆則不吿, 利貞.
Dịch âm: Mông hanh, phỉ ngã cầu đồng mông, đồng mông cầu ngã. Sơ phệ cốc, tái tam độc, độc tắc bất cốc, lợi trinh.
Dịch nghĩa: Quẻ Mông hanh, chẳng phải ta tìm trẻ thơ, trẻ thơ tìm ta. Mới bói bảo; hai, ba lần nhàm, không bảo. Lợi về sự chính.
Giải nghĩa: Mông nghĩa là tối, các vật mới sinh, mờ tối chưa sáng. Quẻ này là Khảm gặp Cấn, dưới núi có chỗ hiểm, tức là cái đất mờ tối; trong hiểm ngoài đỗ tức là cái ý mờ tối, cho nên đặt tên là Mông. Dưới núi có chỗ hiểm là tượng của quẻ, Hiểm mà đỗ là Đức của quẻ. Quẻ Mông có hai nghĩa, Hiểm mà đỗ là hiểm ở trong, đỗ ở ngoài, trong nhà đã không yên ổn, mặt ngoài lại đi không được - Đó là cái tượng tối tăm.
Loại Quẻ:  Hung
Tốt cho việc:  Không tốt

Ứng dụng Quẻ Sơn Thủy Mông Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, tức là biết vậy. Người có chỗ không biểu tới, có thể lấy lý mà suy. Ba người cùng đi nhất định trong đó có một người là bậc thầy của ta vậy. 

Quẻ Mông chỉ rõ chỗ mờ mịt, ám chỉ ý tưởng dạy dỗ. 

Hàn Dũ thời nhà Đường, trong thiên luận thuyết nổi tiếng, “Sư Thuyết”, có một câu rất triết lý được truyền tụng từ đời này qua đời khác từ một ngàn mấy trăm năm nay. Ông viết “Nhân phi sinh nhi tri chi dã, thùy năng vô hoặc? Hoặc nhi bất tùng sơ, kỳ vi hoặc dã, chung bất giải đã”. Dịch nghĩa “Người ta vốn không phải mới sinh ra là đã biết, ai mà không có vấn đề nghi ngờ, nghi ngờ mà không theo hỏi các bậc thầy, thì cái nghi của mình cuối cùng vẫn sẽ không được giải thích.” Ý muốn nói rằng, người ta trong lúc xử sự, luôn luôn có thể gặp những vấn đề khó khăn, nên thường cần phải nhờ người khác chỉ dạy cho. Tục ngữ nói “Hỏi người dưới mình, vẫn không có gì nhục !”, hoặc nói “Hỏi các bậc thầy, không có gì nhục !”, cũng chính là ý này. 

Trong việc quản lý kinh doanh hay trên đường buôn bán làm ăn, cũng tuyệt đối không thể thiếu được hai điều “Tín tâm” và “Tư vấn” tức lòng tin và hỏi ý kiến người khác, phải hoàn toàn thừa tiếp ý nghĩa câu nói: “Hỏi kẻ dưới mình” hay “Hỏi các bậc thầy”. 

Vì thế, quẻ MÔNG trong kinh Dịch, có viết “Sơn hạ xuất tuyền, MÔNG, quân tử dĩ quả hạnh dục đức”. Dịch nghĩa “Dưới núi có suối chảy ra, quân tử xem đó ít hành động, dưỡng đức”. 

Trong quẻ Mông, hạ quái là Khảm, tượng của nước, thượng quái là Cấn, tượng của núi. Dưới núi nước chảy ra, biểu thị ý nghĩa dạy dỗ trẻ con còn ngu muội, lúc mới bắt đầu tiếp nhận sự giáo dục, như nước suối nhỏ ra từng giọt, nhưng sau khi được truyền dạy nghề nghiệp, được giải thích rõ ràng những vấn đề nghi ngờ thì cuối cùng kiến thức sẽ rộng rãi như nước suối hùng mạnh tuôn chảy ào ạt, có khả năng tưới cho vạn vật sinh sôi nẩy nở, làm kinh doanh hay làm một nghề gì để sống, có biết bao nhiêu nghề, bất luận bạn chọn làm một nghề gì, đều sẽ gặp những vấn đề “nghi hoặc”, tức những vấn đề bạn không thấu đáo, những trở ngại khó khăn. Đó là điều mà kinh Dịch nói trong quẻ Mông, chữ “Mông” bao hàm một ý nghĩa rất rộng. Làm kinh doanh bị người ta “Mông phiến” tức bị lừa gạt, nghĩa là lúc hai bên nghiệm thu hàng hoá, bị người dùng chất lượng xấu mà “Mông Mạn” lừa gạt. Những việc này rất thường gặp trong các ngành thương mại hiện nay. Việc “Mông Mạn” này làm cho tôi nhớ lại một hiệp định thương mại giữa công ty ngoại thương và hai xưởng may trong nội địa. Hai xưởng may nội địa cung cấp tổng cộng là 6 vạn bộ quần áo xuất khẩu (trong đó 3 vạn bộ bằng tơ lụa và 3 vạn bộ bằng hàng gấm). Lúc kiểm tra có 20 % chất lượng quá kém, công ty ngoại thương yêu cầu trả lại, hai hãng may nội địa lúc kiểm tra, tính may mắn sẽ qua mặt được công ty ngoại thương, nhưng cuối cùng họ phải bồi thường tiền thiệt hại. Trong thương trường lớn và đúng đắn, không thể dùng thủ đoạn “mông phiến” người khác. Vì thế, hào sơ lục của quẻ MÔNG có viết “Phát mông, lợi dụng hình nhân, dụng thoát chất cốc, dĩ vãng lận”. Dịch nghĩa “Dạy trẻ con, dùng người hiểu biết luật lệ thì có lợi, cốt cho nó thoát khỏi bị gông cùm, phóng túng thì sai lầm vậy.” 

Giải thích bằng lối nói hiện đại, đối với kẻ mới vỡ lòng chưa có ý thức tự giác, lúc bắt đầu dạy dỗ cần phải nghiêm khắc một chút, cần phải câu thúc họ một chút. Như thế mới có thể tạo ra trật tự kinh tế trên thương trường, hoạt động theo một nguyên tắc nhất định. 

Đối với hoạt động kinh tế còn đang khá hỗn loạn ngày nay, thì lời khuyên này của kinh Dịch, khi đọc kỹ, ta mới thấy thấm thía và học được những điều hữu ích. Có người cho rằng làm kinh doanh, buôn bán làm ăn, chỉ cần hiểu được việc làm ăn là được rồi, đạo đức, sự giáo dục, sự chỉ dẫn đối với họ không quan trọng. Sự thực không phải là như vậy. Quẻ Mông viết “Mông sơn hạ hữu hiểm, hiểm nhi chỉ, Mông”. Dịch nghĩa “Mông dưới núi có nguy hiểm, hiểm mà ngừng lại, mông”, ý muốn nói rằng, mông muội tất nhiên sẽ có nguy hiểm, thế thì dừng lại không tiến tới nữa. Bởi vì quan sát sự vật vẫn còn mông muội chưa được rõ ràng. Sử dụng ý tưởng này vào đường kinh doanh, nếu mông muội không sáng suốt, tất nhiên sẽ làm ăn không tốt, đặc biệt là đối với việc làm ăn với nước ngoài, cần phải nắm vững chính xác thị trường, nhất định không thể mông muội, không sáng suốt, không hiểu rõ ràng tường tận sự thay đổi liên tục như mây gió của thị trường, bạn làm sao đứng vững trước những cơn gào thét giông bão trên thương trường? Mông muội thì làm được cái gì? Điều quan trọng là phải chuyên cần nghiêm túc học tập. 

Khổng phu tử có nói “Tam nhân hành tất hữu ngã sư yên”. Dịch nghĩa “Ba người cùng đi, tất nhiên trong đó có thầy ta vậy”. Đó là lời dạy cho kẻ còn ngu muội, một câu chỉ dạy cách nào để giải thích những nghi ngờ và khó khăn của họ. Đối với một nhà kinh doanh có hoài bão lập sự nghiệp lớn, nếu bạn muốn đi vào thị trường quốc tế, muốn thông hiểu những biến đổi nhanh như mây gió của nó, muốn mọc rễ, sinh hoa, kết quả thực lớn trên đất thị trường quốc tế đó, và muốn đứng vững vàng ở vị thế bất khả chiến bại, tôi nghĩ, bạn nên luôn luôn ghi nhớ và suy nghĩ câu phán bảo thực dụng này của Khổng Tử “Tri chi vi tri chi, bất tri vị bất trị, thị tri dã” Nghĩa là “Biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, chính là biết vậy”.

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Trạch Phong Đại Quá (Quẻ số 28 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Trạch Phong Đại Quá (Quẻ số 28 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 28 Quẻ Trạch Phong Đại Quá Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Thảo luận về những nguyên tắc khi đặt tên cho con sao cho hay, tránh bị trùng lặp, dễ nhớ, mang nhiều ý nghĩa, hàm ý sâu sắc