Quẻ Sơn Trạch Tổn (Quẻ số 41 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 110 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 41 Quẻ Sơn Trạch Tổn Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Sơn Trạch Tổn là quẻ số 41 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 41 Quẻ Sơn Trạch Tổn?

Tượng quẻ: Quẻ Sơn Trạch Tổn (Quẻ số 41 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 損有孚, 元吉, 无咎, 可貞, 利有攸往.
Dịch âm: Tốn hữu phu, nguyên cát, vô cữu, khả trinh, lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa: Quẻ Tốn, có tin, cả tốt, không lỗi, khá trinh, lợi
Giải nghĩa: Tốn là giảm bớt, phàm việc nén bớt sự thái quá, để tới nghĩa lý, đều là đạo “bớt” vậy. Đạo “bớt” ắt có thành tín, nghĩa là chí thành thuận lý vậy. Bớt mà thuận lý thì cả thiện mà tốt. Cái đã bớt mà không quá sai, thì có thể chính bền, thường làm mà lợi có thửa đi vậy.
Loại Quẻ:  Bình Hòa (Vô cữu - Không lỗi)
Tốt cho việc:  Không tốt không xấu

Ứng dụng Quẻ Sơn Trạch Tổn Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Trong hành trình làm ăn buôn bán lâu dài, có thể thực hiện thực sự được câu “Quân tử đã trừng phẫn trất dục” (Người quân tử phải lắng giận bớt dục), nhà doanh nghiệp sẽ được lợi ích suốt đời. 

Quẻ Tổn bao hàm nguyên tắc ứng dụng sự hao tổn và sự ích lợi. 

Nếu như bạn đọc “CỔ VĂN QUAN CHỈ”, trong đó. có một câu nhất định bạn sẽ cảm nhận sâu sắc. Câu đó là “Hi hi giả vị lợi nhi lại, nhưỡng nhưỡng giả vị lợi nhi khứ.” Dịch nghĩa: “Kẻ thích thú vì lợi mà đến, người không thích vì lợi mà bỏ đi.” Xã hội là vũ đài của con người; trên vũ đài không thiếu người đi kẻ đến, trong một không gian nhất định tất nhiên sẽ có kẻ thích người không. Lợi ích của cá nhân, chắc chắn có liên quan đến vấn đề tự nhiên. Đối với một nhà doanh nghiệp, trong quan điểm “kiếm tiền” và “tăng vốn”, làm thế nào trong thế giới kinh doanh của mình, điều tiết hợp lý dục vọng và hành vi của mình, làm những việc đáng hao tổn thì hao tổn, đáng tăng thêm lợi ích thì cứ tăng thêm, như thế vẫn có thể nói là đại cát đại lợi. 

Người ta thường nói: “Không ai giàu quá ba đời”. Nguyên nhân là ở đâu? Bởi vì đó chính là nguyên lý của xã hội loài người và đến cả thế giới tự nhiên to rộng này. Vì thế, quẻ Tổn của kinh Dịch đã nói ra nguyên lý này: “Tổn cương ích nhu hữu thời: tổn ích doanh hư, dữ thời giai hành.” Dịch nghĩa: “Bớt cái cứng thêm cái mềm; có lúc bớt cái lợi ích, đầy cái hư hao, đều là chuyển biến theo thời gian.” Đối với một nhà doanh nghiệp, lời nói có tính triết lý phi thường này, nếu có thể đem ứng dụng được trong tư tưởng kinh doanh và ứng phó thực tế, thì sẽ đem lại ích lợi không phải nhỏ. Giảm bớt sự hao tổn, tăng thêm lợi ích, làm tràn đầy, giảm thiếu hụt, tất cả điều này tùy theo thời gian và điều kiện mà diễn biến; một nhà kinh doanh cũng cần phải tùy theo thời gian và điều kiện thay đổi, mà xử trí thích đáng, không thể vi phạm những qui luật này. 

“Sơn hạ hữu trạch, tổn. Quân tử dĩ trung phẫn truất dục.” Dịch nghĩa: “Dưới núi có đầm nước, tượng trưng sự hao tổn; quân tử xem đó mà ngăn sự tức giận và chế ngự lòng ham muốn.” Kinh dịch thường lấy hình tượng ra để diễn tả ý tưởng. Quẻ Tổn, thượng quái là Cấn tượng của núi, hạ quái là Đoài, tượng của đầm nước. Giảm bớt đất trong đầm nước, để tăng thêm đất cho núi, nên núi thì cao, đầm thì thấp. Một nhà kinh doanh trên thương trường cần nên bắt chước theo cái tinh thần này, gặp lúc thời không thuận lợi, dễ phát sinh sự phẫn nộ, cho nên cần phải chế ngự nó hoặc điều tiết nó, và đối với lòng tham muốn của mình, cũng cần phải khắc chế hoặc dứt tuyệt được nó. 

Năm 1991, tôi rất thích thú đọc quyển “Công tâm vi thượng” của Biao-Khai, giám đốc công ty Xinfeng (Tính Phong) của Mỹ. Biao-Khai dùng 66 câu hỏi để tiến hành phân tích hạch toán kinh doanh, làm thế nào để giảm bớt hao tổn, và tăng thêm lợi ích, làm thế nào lấp đầy cái thiếu hụt, và rút bớt cái quá đầy; 66 vấn đề này tổng kết thành mấy đại cương chính sau đây: 

  • Một là tất cả tình huống của khách hàng. 

  • Hai là bối cảnh giáo dục của khách hàng. 

  • Ba là tình trạng gia đình của khách hàng. 

  • Bốn là tư liệu về bối cảnh nghiệp vụ của khách hàng. 

  • Năm là những sở thích đặc biệt của khách hàng. 

  • Sáu là phương thức sinh hoạt của khách hàng. 

  • Bảy là lúc tiếp xúc với khách hàng bạn xử sự thế nào đối với cách suy nghĩ và phê bình của khách hàng. 

Biao-Khai ứng dụng bảy phương diện này, đưa ra 66 câu hỏi để quyết định vấn đề hạch toán kinh tế của công ty, và xử lý tình hình tổn, ích, doanh, hư trong kinh doanh. Điều này hoàn toàn phù hợp với lời nói trong quẻ Tổn của kinh Dịch: “Dĩ sự huyện vãng, vô cữu: chước tổn chi.” Dịch nghĩa: “Ngừng việc, đi mau không lỗi, châm chước mà hao tổn.” Ý muốn nói rằng, tùy theo thực tế thời gian tiến triển, có lúc phải vì nể tình mà chịu hao tổn chút ít. Nhưng có lúc phải nhấn mạnh không hao tổn mà tăng thêm lợi ích. Như quẻ Tổn nói: “Lợi trinh, chinh hung, phất tổn ích chi.” Dịch nghĩa: “Trinh chính thì lợi, đi xa thời xấu; không làm hao tổn, mà phải làm tăng thêm cho nó.” Ý muốn nói rằng, có lúc trên kinh doanh không thể nhượng bộ một điểm nào, mà ngược lại làm ích lợi thêm cho mình, đồng thời làm cho đối phương cũng có thể thu được lợi ích. Điều này tất nhiên cần phải đối với tình hình cụ thể mà phân tích cụ thể, linh hoạt ứng dụng, không thể câu nệ hẹp hòi. 

Việc “kiếm tiền” và “tăng lợi” của nhà kinh doanh là một vấn đề rất phức tạp. Phải có thiên thời, địa lợi, nhân hòa và các yếu tố khác, giao thác tổng hợp, mà tạo thành. Nhưng tôi từ công việc kinh doanh lâu dài, nhận thức được rằng, “nhân hòa” là yếu tố quan trọng nhất, cho nên, một nhà doanh nghiệp nên ứng dụng lời chỉ dạy của quẻ Tổn trong kinh Dịch “quân tử dĩ trừng phẫn trất dục”, nghĩa là quân tử phải đè nén sự phẫn nộ và chế ngự lòng tham dục; với tuyệt chiêu này, chẳng những có ích lợi trên đường kinh doanh của bạn, mà còn trên hành trình của cuộc sống bạn sẽ được nhiều lợi ích vô cùng. Đáng tiếc rằng, trên thương trường làm ăn ngày nay, hình như rất ít có ai chú ý cái tuyệt chiêu quan trọng này. 

Bài viết cùng chủ đề

Những Nguyên Tắc Của Phong Thủy Hiện Đại Gia Chủ Cần Nhớ

Những Nguyên Tắc Của Phong Thủy Hiện Đại Gia Chủ Cần Nhớ

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

10 nguyên tắc của phong thủy hiện đại bạn cần nắm vững: Nguyên tắc 1 hệ thống chỉnh thể, nguyên tắc nhân địa phù hợp, nguyên tắc dựa vào sơn thủy, nguyên tắc quan sát hình thế, nguyên tắc thẩm định địa chất, nguyên tắc tọa bắc hướng nam, nguyên tắc hài hòa trung tâm, nguyên tắc cải tạo, nguyên tắc tiên tích đức hậu tầm long.

Trong Phong thuỷ học, “Sa” là ngọn núi như thế nào? Có mấy loại và cách đánh giá SA tốt xấu?

Trong Phong thuỷ học, “Sa” là ngọn núi như thế nào? Có mấy loại và cách đánh giá SA tốt xấu?

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

SA trong Phong thủy 2024 là ngọn núi như thế nào? Trong vị trí và hình thế khác nhau Sa được phân biệt như thế nào?