Quẻ Thiên Trạch Lý (Quẻ số 10 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 119 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 10 Quẻ Thiên Trạch Lý Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Thiên Trạch Lý là quẻ số 10 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 10 Quẻ Thiên Trạch Lý?

Tượng quẻ: Quẻ Thiên Trạch Lý (Quẻ số 10 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 履虎尾, 不哇人, 亨.
Dịch âm: Lý hổ vĩ, bất chất nhân, hanh
Dịch nghĩa: Xéo đuôi cọp, không cắn người, hanh!
Giải nghĩa: Lý tức là lễ, lễ là cái mà người ta xéo lên. Nó là quẻ trời trên chầm dưới, trời mà ở trên, chầm mà ở dưới, đó là phận trên dưới, là nghĩa tôn ty, lẽ phải như thế. Lễ là gốc của đạo làm người và là con đường người ta thường thường xéo lên, cho nên mới là quẻ Lý. Về tượng quẻ: Trên là dương cương, là Càn, là trời: dưới là âm nhu, là Đoài, là chằm, vậy là trên dưới phân minh lại hợp lẽ âm dương tức là lễ, là lý. Có tính âm nhu, vui vẻ đi theo sau dương cương thì dù người đi trước mình dữ như cọp, cũng tỏ ra hiền từ với mình, cho nên bảo rằng dẫm lên đuôi cọp mà cọp không cắn. Ba chữ “lý hổ vĩ” chính nghĩa là dẫm lên đuôi cọp, chỉ nên hiểu là đi theo sau cọp, lấy sự nhu thuận, vui vẻ mà ứng phó với sự cương cường. Quẻ Lý là mềm xéo theo cứng. Đẹp lòng mà ứng với trời, thế cho nên xéo đuôi cọp, không cần người, hanh. Dương cương trung chính, xéo ngôi vua mà không mỏi mệt, sáng láng vậy.
Loại Quẻ:  Cát
Tốt cho việc:  Công danh sự nghiệp và Tình duyên - Gia đạo: Nhu thuận, hòa hợp

Ứng dụng Quẻ Thiên Trạch Lý Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Người thời xưa, như Trần Ngọc Thạch ở giữa chốn thị tử mà không che dấu tì vết trên ngọc. Xí nghiệp ngày nay muốn đứng vững vàng, phải giữ chữ tín với thị trường và khách bàng. 

Quẻ Lý trình bày lý tưởng thực tiễn, nguyên tắc thực hiện trách nhiệm. 

Ngày xưa, Khổng tử luận về chính trị, nói: “Túc thực, túc binh, dân tin chi hề”, dịch nghĩa: “Ăn phải đủ, binh phải đủ, phải được lòng dân tin tưởng”. Sau đó, học trò của ông là Tử Cống hỏi: “Nếu trong trường hợp bất đắc dĩ, mà phải bỏ đi, thì trong ba điều trên nên bỏ cái nào trước?”. Khổng tử đáp: “Bỏ việc binh.”. Tử Cống lại hỏi: “Trong trường bất đắc dĩ nữa, trong hai điều còn lại, cần bỏ, phải bỏ cái nào trước?”, Khổng tử đáp ngay: “Bỏ cái ăn”, rồi ông nói một cách quả quyết: “Từ xưa tới nay ai cũng phải chết, nếu không có chữ tín thì không thể đứng vững.”. “Uy tín”, chính là sinh mệnh, đó là lời quyết định của Khổng phu tử. Câu danh ngôn chỉ lý đó, đối với thương nhân ngày nay, một nhà quản lý kinh doanh, phải luôn luôn nhớ kỹ. Nếu như có người hỏi vị giám đốc một cơ xưởng: “Vốn liếng, thiết bị và uy tín, trong ba điều kiện đó, chỉ có thể chọn một, anh chọn cái nào?”. Đây là một vấn đề có thể dùng để khảo hạch các vị quản lý xí nghiệp kinh doanh; vì đó là một vấn đề quan trọng, để kiểm tra tinh thần trách nhiệm của những người quản lý xí nghiệp kinh doanh. Xin đề cử một thí dụ đơn giản: nếu như có vốn liếng, có thiết bị, mà không có “uy tín”, tức là không có “tinh thần trách nhiệm đối với xã hội”, bạn sẽ sản xuất những sản phẩm giả mạo, có hại cho xã hội và tất nhiên là hại đến thân, thế thì những thứ vốn liếng và thiết bị kia có ích gì? Trong xã hội hiện đại, một người quản lý xí nghiệp kinh doanh, xét cho tận cùng, cần phải thực hiện trách nhiệm gì? Về mặt này, quẻ Lý của kinh Dịch đã trình bày một nguyên tắc đơn giản. 

Tượng quẻ Lý viết: “Thượng thiên hạ trạch, lý. Quân tử dĩ biện thượng hạ, định dân chí.”, dịch nghĩa: “Trên là trời, dưới là đầm nước, là chính lý. Quân tử lấy đó mà phân biệt trên và dưới, để định được chí của dân.”. Trong quẻ Lý, hạ quái là Đoài, tượng trưng cho đầm nước; thượng quái là Kiền, tượng trưng cho bầu trời. Trời ở trên, đầm nước ở dưới, mỗi vật đều ở đúng vị trí của nó. Điều đó muốn chỉ cho một nhà quản lý kinh doanh hiện đại, trách nhiệm của ông ta là gì? Trách nhiệm đó chính là “uy tín”. (Giữ chữ tín trên thị trường và đối với khách hàng tiêu dùng). Chỉ có “uy tín” mới có khả năng sáng tạo ra tiền của lâu dài, mới có khả năng tạo phúc lợi cho xã hội. Nếu phản bội hay không thực hiện được “trách nhiệm” này, thì không đáng được gọi là một nhà quản lý doanh nghiệp chân chính. Trên thương trường, “trăm chiếc thuyền to đang tranh dòng nước để đi”, nhà quản lý doanh nghiệp không thực hiện được trách nhiệm đó, sẽ từ từ bị suy vong đào thải mà thôi. 

Quẻ Lý của kinh Dịch lại còn nói: “Tổ lý chi vãng vô cữu, độc hành nguyện dã”, dịch nghĩa: “Ra đi (hành động) thực hiện trong sáng thì không lỗi, một mình tiến bước, sẽ đạt được ước nguyện.”. Dùng tư tưởng hiện đại giải thích câu nói này, nghĩa là trên thương trường, có vô số điều mê hoặc con người từ bên ngoài, thậm chí kể cả những thương gia không cần uy tín, không từ một thủ đoạn nào để kiếm ra tiền, khi có một vài điều quyến rũ được ném ra trước mặt bạn, nếu bạn vẫn có thể giữ được bản chất trong sạch để giữ uy tín của mình, một mình tiến bước, không tùy theo thế tục, không chạy theo dòng ô trược tranh đoạt một cách bất chính; thế thì trên thương trường, điều tốt đẹp và sự thành công cuối cùng chắc chắn cũng thuộc về bạn. 

Một nhà kinh doanh giữ uy tín, cho dù gặp phải một vài khó khăn và nguy hiểm, cũng chẳng có gì đáng ngại. Bạn hãy xem câu thí dụ rất hay của quẻ Lý sau đây: “Lý hổ vĩ, sách sách, chung cát”, dịch nghĩa: “Dẫm lên đuôi cọp, sợ sệt, cuối cùng tốt.”. Ý muốn nói rằng, một thương gia có uy tín, cho dù có đạp nhằm đuôi cọp (tức là gặp phải khó khăn nguy hiểm) vẫn có thể tránh được tổn hại có thể tiếp tục phát triển và đương nhiên cuối cùng sẽ tốt đẹp. 

Điều làm cho người ta phải suy nghĩ thực sâu sắc, là mấy năm gần đây, trong giới thương gia, các bậc nhân sĩ thường lắm phen than thở: “Làm ăn bây giờ khó khăn quá.”. Câu nói này đúng là sự thực, nhưng xét kỹ chẳng có gì là quái lạ. Bởi vì mấy năm trước, làm ăn kiếm tiền tương đối dễ dàng, nhưng theo thời gian, sự dễ dàng đó đã qua đi. Thị trường hiện giờ, hoàn toàn trông cậy vào các đại lý giới thiệu sản phẩm mới; phải chịu chia tiền hoa hồng mà kết quả thu vào rất ít. Vậy thì, phải trông cậy vào cái gì đây? Ở đây, tôi xin đề xuất một điều, đó là cần phải có trí tuệ, thậm chí cần phải có chút “Đại trí tuệ”. Đó là yêu cầu của thời đại về sự sáng tạo và cũng là xu thế của thương trường ngày nay. 

Cái “Đại trí tuệ” này, chính là “vô tín bất lập”. Từ nhãn quang nhìn về lâu về dài, một nhà kinh doanh có “thành” hay “bại”, “được” hay “mất”, chỉ khác nhau ở quan niệm này mà thôi. Không biết bạn có tin hay không?

Bài viết cùng chủ đề

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Sửu - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Sửu - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Lương Duyên Tiền Định Người Tuổi Sửu - Xem Tuổi Chọn Vợ Chọn Chồng

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Thìn - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Thìn - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Thìn - Căn Duyên Tiền Định