Quẻ Thuần Cấn (Quẻ số 52 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 128 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 52 Quẻ Thuần Cấn Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Thuần Cấn là quẻ số 52 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 52 Quẻ Thuần Cấn?

Tượng quẻ: Quẻ Thuần Cấn (Quẻ số 52 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 艮其背, 不獲其身, 行其庭, 不見其人, 无咎.
Dịch âm: Cấn kỳ bôi, bất hoạch kỳ thân, hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu.
Dịch nghĩa: Đậu thửa lưng, chẳng được thửa mình, đi thửa sân, chẳng thấy thửa người, không lỗi.
Giải nghĩa: Cấn là đậu, không nói đậu mà nói cấn, là vì quẻ Cấn là tượng núi, có ý yên nặng rắn đặc, nghĩa chữ “đậu” không thể hết được. Kiền Khôn giao nhau, ba lần tìm mà thành quẻ Cấn, một khí Dương ở trên hai khí Âm, Dương là vật động mà tiến lên, đã đến bậc trên thì phải đậu lại. Âm là im lặng, trên đậu mà dưới im lặng, cho nên là Cấn. Thế thì với nghĩa “chứa đậu” khác nhau thế nào? Đáp rằng: Chứa đậu là nghĩa ngăn chế mà chứa lại, lấy sức mà làm cho đậu; cấn đậu là nghĩa yên ổn mà đậu.
Loại Quẻ:  Bình hòa (Vô cữu - Không lỗi)
Tốt cho việc:  Không tốt không xấu

Ứng dụng Quẻ Thuần Cấn Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Biết chỗ mình phải dừng lại, đó là nhà kinh doanh đã đạt tới trí tuệ tuyệt đỉnh. Những người kinh doanh phá sản đã nhảy xuống sông Hoàng Phố tự tử chính là vì bọ đã quên mất bốn chữ này. 

Cấn tức là ngừng lại. 

Chúng ta thường nói: “Làm việc phải biết ngừng đúng lúc”. Nhưng thực sự làm được việc này không phải là dễ, bởi vì có thể “đường vào đất Thục rất khó đi, khó như lên trời vậy.” Nói đến đây, tôi chợt nghĩ đến Lưỡng Hoàng tiên sinh có tặng tôi quyển “Tân văn lục diệp đích mạch lạc.”, trong đó Lương tiên sinh có viết một ý kiến rất cao siêu. Ông nói: “Cái tuyệt diệu của sự truyền tin là vô ngã nhưng cái công lực này vốn mơ hồ mà thâm hậu, lại vô hình là thứ khó luyện nhất.” Câu nói bao hàm ý rất thâm thúy, suy một ra ba, áp dụng vào bản thân những nhà doanh nghiệp chúng ta cũng có đồng một lý. Đối với nhà doanh nghiệp, chỉ khi nào tâm lý đạt được cảnh giới không bị ngoại vật làm dao động, không bị tham dục che lấp, nhân ngã đều quên, mới chính là cảnh giới cao tuyệt của sự nghiệp kinh doanh. Quẻ Cấn của kinh Dịch đã dạy cho những nhà doanh nghiệp chúng ta cái chân lý mà người ta xem thường và chẳng hề quan tâm. 

Toán tử nói: “Cấn, chỉ dã. Thời chỉ tắc chỉ, thời hành tắc hành; động tịnh bất thất kỳ thời, kỳ đạo quang minh. Cấn kỳ chỉ, chỉ kỳ sở dã... hành kỳ đình, bất kiến kỳ nhân, vô cữu dã.” Dịch nghĩa “Cấn là ngừng. Thời ngừng cứ ngừng, thời đi cứ đi, động tịnh không sai thời, thì đường đi sẽ sáng tỏ. Cái đáng ngừng thời ngừng, là ngừng đúng chỗ. Đi ra sân, không thấy người, không lỗi vậy.” 

“Cấn” có nghĩa là ngăn, là ngừng. Ứng dụng vào doanh nghiệp, tức là: lúc phải ngừng thì ngừng ngay. Lúc phải hành động thì hành động ngay. Động tịnh không mất thời cơ, tương lai nhất định sẽ sáng sủa. Sách đại học có nói: “Chỉ vu chí thiện.” Nghĩa là “Ngừng ở chỗ chí thiện.” Khổng Phu Tử nói “Vu tri kỳ chỉ sở” tức biết chỗ ngừng lại. Một nhà kinh doanh “biết chỗ ngừng lại” là có thể trở thành một nhà doanh nghiệp rất sáng suốt vậy. 

Hai năm qua, trên đường kinh doanh vì không biết “chỗ nên ngừng lại” nên các nhà kinh doanh đã tự gây rất nhiều sự tổn thất, người thất bại không đếm xuể. Có một năm, vào tháng 5, tôi đến Quảng Đông, ở Thẩm Quyến và Huệ Châu, tôi gặp rất nhiều nhà doanh nghiệp kinh doanh địa ốc. Họ thực sự đúng là những người “ngắm lầu cao mà thở dài”. Phòng lớn phòng nhỏ đều trống trơn không ai ở vì không thể bán ra thị trường: Họ nhắm mắt làm càn, nông nổi mạo hiểm, đầu tư hàng triệu vốn vào đó, mà bây giờ vốn nằm đó, lãi suất ngân hàng thì phải đóng. 

Tôi phỏng vấn một nhà kinh doanh phương nam làm ăn ngành địa ốc, xin ghi lại đoạn đối thoại lý thú sau đây: 

“Mọi người đều đua nhau mà làm ăn ngành địa ốc, ông không biết là có thể sẽ bán không được sao?” 

“Biết bán không được thì tôi còn làm ăn ngành địa ốc này sao?” Ông ta nóng nảy trả lời ngay “Lúc tính toán thì tương lai rất sáng sủa, cứ nghĩ là cơ hội kiếm được một số tiền lớn đã đến rồi.” 

Tôi hỏi: “Thế ông không xem xét tình hình lúc đó sao?” “Tình hình ư? Ai có thể quan sát chính xác chứ?” Ông ta đưa hai tay ra, trừng mắt nhìn tôi, tiếp: “Lúc ông muốn ngừng lại, thì đã không còn kịp rồi.” 

Đích xác là như thế “biết được chỗ nên ngừng”, việc đó không phải lúc nào người ta cũng làm được. Như quẻ Cấn nói “Cấn, quân tử dĩ tư bất xuất kỳ vị.” Dịch nghĩa “Ngừng lại, quân tử xem đó, mà suy nghĩ không ra khỏi vị trí của mình.” Từ ngữ dùng kỳ diệu làm sao ! Ngừng ngay chỗ nên ngừng, suy nghĩ không vượt ra khỏi bổn phận của mình. Bổn phận là gì? Đối với nhà kinh doanh, “bổn phận” chính là thực lực của mình, có được bao nhiêu và bạn phụ trách bao nhiêu việc; như bạn đang phụ trách nghiệp vụ kinh doanh (về ngành địa ốc, ngành chứng khoán, ngành kỳ hóa, hoặc các ngành sản xuất khác); nếu mình vượt quá “kỳ vị” tứ là vượt quá ngành phụ trách của mình thì chắc chắn sẽ “bại tẩu đến Hoa dung đạo”, cứ ngỡ là mình may mắn thắng lợi, nào ngờ đang rơi vào đường đại bại. 

Quẻ Cấn của kinh Dịch nói với chúng ta: “Đôn cấn chi cát, dĩ hậu chung dã.” Dịch nghĩa “Đôn đốc ngừng lại thì tốt, vì được cái chung cục đầy đủ vậy.” 

Một nhà kinh doanh, trong thế giới kinh doanh đầy phức tạp, rắc rối và biến đổi khó lường, kiên trì đến cuối cùng, không bị quyến rũ dấn thân mù quáng vào một công việc làm ăn mà mình chưa nắm chắc, tất nhiên sẽ được cái chung cục có hậu, tốt lành vậy.

Bài viết cùng chủ đề

“Ngũ tinh phong” trong địa lí là những ngọn núi như thế nào?

“Ngũ tinh phong” trong địa lí là những ngọn núi như thế nào?

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ngũ tinh phong: Năm loại ngọn núi cơ bản để xác định huyệt cập nhật 2024

Quẻ Trạch Địa Tụy (Quẻ số 45 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Trạch Địa Tụy (Quẻ số 45 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 45 Quẻ Trạch Địa Tụy Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết