Quẻ Thủy Sơn Kiển (Quẻ số 39 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 9 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 39 Quẻ Thủy Sơn Kiển Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Thủy Sơn Kiển là quẻ số 39 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 39 Quẻ Thủy Sơn Kiển?

Tượng quẻ: Quẻ Thủy Sơn Kiển (Quẻ số 39 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 蹇利西南, 不利東北, 利見大人, 貞吉.
Dịch âm: Kiển lợi Tây Nam, bất lợi Đông Bắc, lợi kiến đại nhân, trinh cát.
Dịch nghĩa: Quẻ Kiển, lợi Tây Nam không lợi Đông Bắc, lợi về sự thấy người lớn, chính thì tốt.
Giải nghĩa: Kiển nghĩa là nạn, cái nạn chân không đi được- Nó là quẻ cấn dưới Khảm trên, thấy chỗ hiểm mà đậu lại, cho nên là Kiển, Tây Nam là chỗ bình dị, Đông Bắc là chỗ hiểm trở, đương ở trong hồi Kiển, không nên chạy vào chỗ hiểm. Lại quẻ này tự quẻ Tiểu quá mà lại, khí Dương tiến lên thì ở ngôi Năm mà được giữa, lui xuống thì vào thể Cấn mà không tiến được, cho nên lời chiêm của nó là lợi Tây Nam, mà không lợi Đông Bắc. Đương thì Kiền phải thấy người lớn, rồi mới có thể qua nạn, lại phải giữ cho chính đính, thì mới được tốt.
Loại Quẻ:  Hung
Tốt cho việc:  Không tốt

Ứng dụng Quẻ Thủy Sơn Kiển Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Khi gặp khó khăn trở ngại, điều thứ nhất là phải phản tỉnh, tự sửa đổi sai lầm của mình; điều thứ hai là bình tĩnh chờ đợi thời cơ. Có được thái độ như vậy, mới có thể được nhiều sự giúp đỡ bên ngoài. 

Quẻ Kiền bao hàm ý không thuận lợi, tiến đi khó khăn như chân bị què. 

Mấy năm gần đây, ít có người nói đến câu “Đại Trí Nhược Ngu”. Tôi thiết nghĩ, truy cho rõ nguyên nhân chẳng qua là vì, người ta xông ra thị trường làm kinh tế như hiện giờ, tâm lý của họ thường nghĩ rằng phải có “trí xảo” và “thông minh vặt” mới có thể kiếm ra tiền, và mới thích ứng được với cơ chế cạnh tranh thị trường. Nhưng theo tôi thấy thì hình như không phải vậy. Trên thị trường kinh doanh, trong cuộc cạnh tranh nước rút trường kỳ như vậy, nếu chỉ dựa vào chiến thuật hạn hẹp là mưu mẹo vặt thì khó mà tránh được sự thất bại do thiếu quyết sách có tính chiến lược. Bạn đã thấy rất nhiều thí dụ điển hình trên trường kinh doanh, về những thất bại do chiến thuật hạn hẹp này và một khi bạn ngã nhào là không thể cất đầu lên được nữa. Thí dụ gần đây hãng Quốc Khố Thắng Cường, vào cuối tháng 5, do cuộc bình thường đưa đến việc các cổ phiếu tăng giá vùn vụt và một vị giám đốc mà tôi quen biết, vì lúc bình thường không chú trọng đến sự quan trọng của “chiến lược đối với kinh doanh”, nên đã bị nước cờ này làm tiêu tan hết số vốn liếng mà bao nhiêu năm ông ta vất vả kiếm được. Cho nên, một doanh nghiệp chân chính, tuyệt đối không dựa vào trí xảo mà làm ăn, mà phải có đủ một nhãn quan có tính chiến lược, tức là phải dựa vào “đại trí tuệ”. Có những lúc, số tiền bạn kiếm được do sử dụng chiến thuật cả trăm lần, vẫn không đủ sức trả nổi một lần thất bại do cái nhìn thiếu tính chiến lược. Cho nên, trong kinh Dịch, có rất nhiều quẻ nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhấn mạnh vấn đề “TU ĐỨC” (tu sửa cái đức của mình). Cái được gọi là Tự Đức” tức là phải cần có “đại trí tuệ”. 

Do thiếu cái nhìn toàn cục trên thương trường nên thất bại, tức là gặp cảnh khó khăn nguy khốn, cũng như quẻ Kiển đã nói, một người què thì bước đi rất khó khăn, vậy thì phải làm sao? 

Thoán từ của quẻ Kiền nói: “Kiển, nạn dã, hiểm tại tiền dã; kiến hiểm nhi năng chỉ, trí hỉ tại.” Dịch nghĩa: “Kiển tức là nạn, nguy hiểm ở phía trước; thấy hiểm mà biết ngừng lại là kẻ có trí vậy.” 

Ý muốn nói rằng, gặp cảnh nguy khốn, hiểm nguy đang nằm ở phía trước, thì cần phải bình tĩnh mà suy nghĩ cho kỹ, thấy nguy hiểm mà biết dừng lại đó là một kẻ có trí tuệ. Ngừng lại rồi sau đó làm gì? Thấy rồi sợ hãi chăng? Không phải. Khi bạn đã dần dần hiểu rõ nhược điểm của bạn trên thương trường, bạn phải phản tỉnh, xét lại mình, nâng cao năng lực chiến đấu của mình trên thương trường. Về phương diện này, kinh Dịch khuyên chúng ta như sau: “Sơn thượng hữu thủy, Kiển. Quân tử dĩ phản thân tu đức.” Dịch nghĩa: “Trên núi có nước, tượng trưng tai nạn. Quân tử xem đó mà phản tỉnh, tu đức.” Ý muốn nói, một người đi gặp núi, không thể đi qua được, lại có nước không thể lội qua dễ dàng, đều là hai cảnh khốn nguy. Lúc bấy giờ, kẻ kinh doanh phải phản tỉnh, tự xét lại những nhược điểm nào của mình trong công cuộc làm ăn, thì nguyên nhân phát sinh nguy nan nằm chính ngày ở đó; hơn nữa phải dùng “đại trí tuệ” mà suy nghĩ, điều chỉnh lại, để rồi tái chiến giành thắng lợi. Mạnh tử trong “Thiên Ly Lâu” có nói: “Khi làm điều gì mà không đạt được hiệu quả, thì phải quay lại tự xét bản thân mình.” Lời nói đó rất có cơ sở vững chắc. Một nhà kinh doanh muốn vượt qua khó khăn tất nhiên phải vượt qua cửa thứ nhất này. 

Cửa thứ hai là gì? Đó chính là một câu khác của quẻ Kiển: “Vãng kiện lai dự, nghi đãi dã.” Dịch nghĩa: “Đi thì gặp nạn, trở lại thì vui. Nên chờ đợi vậy.” Ý muốn nói, một nhà kinh doanh gặp phải cảnh hiểm trở và khó khăn trước mặt, mạo hiểm mà đi tới, nhẹ thì tự tìm lấy phiền não, nặng thì thất bại hoàn toàn. Chỉ có cách là thu thập đủ tin tức, hiểu rõ tình hình trước mắt, biết được lực lượng, quay trở lại vị trí cũ, đứng yên ở đó, để chờ đợi thời cơ, mới có thể đột phá các ải khó khăn, nhờ đó mà đoạt được thắng lợi mới. Thương trường chính là chiến trường. 

Một nhà kinh doanh khi bị ngăn trở, sau khi vượt qua cửa thứ nhất: “Tự xét lại nhược điểm trong kinh doanh của mình”, phải đi qua cửa thứ hai: “Bình tĩnh chờ đợi”, cũng tức là trải qua một lịch trình gian khổ sửa đổi, sau đó, cái đón tiếp ông ta chính là cửa thứ ba: “Được đồng đạo đến tương trợ” và đi tới chỗ chuyển nguy thành an. Cho nên quẻ Kiển nói: “Đại Kiển bằng lại, dĩ trung tiết dã.” Dịch nghĩa: “Gặp nạn lớn, bạn đến vì giữ được khí tiết trung chính.” Và còn nói: “Vãng kiển, lại thạc.” Dịch nghĩa: “Đi thì gặp nạn, trở lại thì có công lớn.” Ý muốn nói rằng, sau khi bạn đã trải qua bao nhiêu gian khổ, nhất định sẽ được bạn bè đến hỗ trợ, để cùng cứu vãn tình thế và đồng thời đạt được thành quả to tát trong kinh doanh. Bởi vì đối với một nhà doanh nghiệp, cơ may, nguy khốn và sáng sủa luôn luôn kề cận bên nhau. Nguy hiểm, trở ngại, đối với một nhà doanh nghiệp, chính là khảo nghiệm ý chí, lòng tin, và nghị lực của họ mà thôi. 

Đương nhiên, những con người chỉ thích cái “tiểu thông minh”, thiếu tầm nhìn chiến lược “của đại trí tuệ” sẽ không bao giờ thấu hiểu được chân lý này.

Bài viết cùng chủ đề

“Ngũ tinh phong” trong địa lí là những ngọn núi như thế nào?

“Ngũ tinh phong” trong địa lí là những ngọn núi như thế nào?

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ngũ tinh phong: Năm loại ngọn núi cơ bản để xác định huyệt cập nhật 2024

Những Truyền Thuyết Liên Quan Đến Phong Thủy: Giải đáp những bí ẩn trong phong thủy

Những Truyền Thuyết Liên Quan Đến Phong Thủy: Giải đáp những bí ẩn trong phong thủy

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Những Truyền Thuyết Liên Quan Đến Phong Thủy: Giải đáp những bí ẩn trong phong thủy

Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân (Quẻ số 37 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân (Quẻ số 37 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 37 Quẻ Phong Hỏa Gia Nhân Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết