Quẻ Hỏa Trạch Khuê (Quẻ số 38 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 37 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 38 Quẻ Hỏa Trạch Khuê Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Hỏa Trạch Khuê là quẻ số 38 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 38 Quẻ Hỏa Trạch Khuê?

Tượng quẻ: Quẻ Hỏa Trạch Khuê (Quẻ số 38 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 睽. 小 事 吉.
Dịch âm: Khuê. Tiểu sự cát.
Dịch nghĩa: Quẻ Khuê, việc nhỏ tốt.
Giải nghĩa: Khuê là trái khác. Là quẻ trên lửa dưới chằm, tính trái khác nhau; con gái giữa, con gái út, chí không cùng về với nhau, cho nên là lìa. Nhưng lấy quẻ mà nói, thì trong đẹp lòng mà ngoài sáng sủa; lấy sự biển đối của quẻ mà nói, thì: ở quẻ Ly lại, là hào mềm tiến lên ở ngôi Ba; ở quẻ Trung Phu lại, là hào mềm tiến lên ở ngôi Năm, ở quẻ Gia Nhân lại, thì gồm cả hai kiểu đó; lấy thể quẻ mà nói thì hào Sáu Nam được chỗ giữa mà phía dưới ứng với hào Chín Hai là hào cứng, cho nên lời Chiêm của nó không thể làm việc lớn mà nhỏ còn có cách tốt.
Loại Quẻ:  Hung
Tốt cho việc:  Quẻ Khuê là quẻ Hung đối với việc đại sự (công danh, sự nghiệp, tình duyên, khoa bảng) nhưng đối với những tiểu sự về cá nhân thì tạm chấp nhận được.

Ứng dụng Quẻ Hỏa Trạch Khuê Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Vạn vật trên đời luôn luôn tồn tại trong trạng thái ly và hợp, đồng và dị; nghệ thuật của nhà kinh doanh là tìm cơ hội tạo sự bài hòa, trong cái dị biệt nhỏ tìm cái giống nhau lớn. 

Quẻ Khuê bao hàm ý vận dụng nguyên tắc ly và hợp, dị và đồng. Khuê: khác nhau. 

Thế sự vạn vật luôn luôn tồn tại trong chỗ ly và hợp, dị và đồng. Nhưng bất luận là chính trị, xã hội, kinh tế, chúng luôn luôn hoạt động trong nguyên lý: trong ly có hợp, trong hợp có ly, trong đồng có dị, trong dị có đồng. Trong khi khoa học được phân chia càng lúc càng tinh tế, thì càng lúc một số môn học lại giao thoa nhau trên các biên tuyến càng lúc càng mật thiết với nhau. Bởi thế, “hài hòa” (tức là trong anh có tôi, trong tôi có anh) “cầu đồng” (tức lợi ích chung) trở thành yếu tố tất nhiên cho mọi sự phát triển. Nghệ thuật kinh doanh cũng không ra khỏi quy luật này. Chỉ cần làm cho hai bên buôn bán tin với nhau rằng “dị trung cầu đồng” có lợi cho đôi bên, thì khả năng trao đổi giao dịch càng tăng cao. Trên thế giới ngày nay, tất cả những người làm ăn đều nhận thức được nguyên lý này, mà trong quẻ Khuê của kinh Dịch đã sớm nói rõ: “Thiên địa Khuê như kỳ sự đồng dã, vạn vật phúc nhĩ kỳ sự loài dã. Khuê chi thời dụng đại hi tại.” Dịch nghĩa: “Trời đất khác nhau mà việc chỉ là một; nam nữ khác nhau mà chí giống nhau, vạn vật khác nhau mà việc giống nhau, thời Khuê, công dụng của nó lớn thay.” Dùng ngôn ngữ hiện đại giải thích, trời và đất, nam và nữ cho tới vạn sự vạn vật đều là tương phản tương thành. Chính vì có dị có đồng mới có thể đạt được sự “hài hòa”, “cầu đồng” và “thống nhất”. Điều này đúng như Song Xia Xing Zhe Zhu, bậc đại sư kinh doanh đã nói trong quyển “Đừng để mặt trời lặn mất”. Tôi thí dụ giản đơn, nếu xem thường sự quan hệ giữa nhà kinh doanh và người khác, thì không cách nào thiết lập được việc kinh doanh. Cần phải có sự quan hệ lẫn nhau mới có một công ty xí nghiệp hoàn chỉnh. Nếu người nam hay người nữ chỉ nhấn mạnh sự đặc trưng của họ mà không chịu suy nghĩ phải “hài hòa”, biết đâu cuối cùng sẽ diễn ra cuộc chiến tranh giữa nam và nữ. Tiếp theo, ông nhấn mạnh vào tác dụng “dị trung cầu đồng”, tức là trong cái khác biệt, tìm sự lợi ích chung. Sự hài hòa tồn tại giữa người và người, cũng tồn tại giữa người và vật, cũng tức là vạn vật phải hỗ tương mà tồn tại. Nếu như mặt trăng không biết đi đâu, mặt trời cũng mất tung tích, muốn tìm nó trở lại, thì càng khó khăn hơn nhiều. Điều may mắn là không cần vận dụng năng lực của chúng ta, vũ trụ đã tự có sự hài hòa tuyệt diệu nhất. Cho nên chúng ta có thể nhìn mặt trăng mà làm thơ, hoặc là nhìn mặt trăng mà nói chuyện tình yêu nam nữ 

Song Xia - Xinzhezhu đã nói về nghệ thuật kinh doanh bằng những ý rất thú vị và sâu sắc. Tư tưởng tương phản tương thành, tìm mối lợi chung trong cái riêng tư của công cuộc kinh doanh, một nhà doanh nghiệp cần phải nắm vững và ứng dụng điều này trong thực tế. Cho dù công cuộc kinh doanh của bạn có gặp phải trùng trùng trở ngại, cho dù bạn đang gặp phải người cạnh tranh lợi hại nhất, cho dù bạn có gặp bao nhiêu chuyện phiền não do sự rối rắm của kinh tế và tố tụng pháp luật, bạn chỉ cần ứng dụng một chiêu “dị trung cầu đồng”, thì cuối cùng bạn cũng có thể xử sự một cách hài hòa theo nguyên lý “trong ly có hợp”, bạn không cần phải quá âu lo. Vậy thì, ta có thể nói, một nhà doanh nghiệp nên dùng một câu nói ý vị sâu sắc: “Ông ta vốn cần mặt trăng, lại không thể để cho mặt trời lặn mất.” Đây cũng là sự biến hóa trong cái không biến hóa, đạo hòa Thái Cực vậy. 

Bài viết cùng chủ đề

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Tuất - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Tuất - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Lương Duyên Tiền Định Người Tuổi Tuất - Xem Tuổi Chọn Vợ Chọn Chồng

Âm Lịch và Dương Lịch là gì? Ý Nghĩa và Nguồn Gốc Hình Thành

Âm Lịch và Dương Lịch là gì? Ý Nghĩa và Nguồn Gốc Hình Thành

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Âm Lịch và Dương Lịch là gì? Ý Nghĩa và Nguồn Gốc Hình Thành