Quẻ Lôi Phong Hằng (Quẻ số 32 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 248 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 32 Quẻ Lôi Phong Hằng Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Lôi Phong Hằng là quẻ số 32 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 32 Quẻ Lôi Phong Hằng?

Tượng quẻ: Quẻ Lôi Phong Hằng (Quẻ số 32 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 恆亨, 无咎, 利貞, 利有攸往.
Dịch âm: Hằng hanh, vô cữu, lợi trinh, lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa: Quẻ Hằng hanh, lợi về sự chính, lợi có thửa đi.
Giải nghĩa: Hằng là thường lâu, đạo hằng có thể hanh thông, hễ thường thường theo giữ đạo ấy mà có thể hanh thông mới là không đổi. Ví như đấng quân tử thường thường theo giữ điều thiện, đó là cái đạo có thể thường thường theo giữ; Đạo hằng sở dĩ hanh được, là vì trinh chính, cho nên nói là “lợi trinh”. Cứng lên mà mềm xuống, sấm gió cùng nhau, nhún mà động, cứng mềm đều ứng nhau, là quẻ Hằng.
Loại Quẻ:  Cát
Tốt cho việc:  - Công danh sự nghiệp: Tài lộc bền vững - Tình duyên gia đạo: Yên bình, ổn định

Ứng dụng Quẻ Lôi Phong Hằng Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Kiên trì bền bỉ tất nhiên có thành tựu, giống như mặt trăng mặt trời, cứ theo quy luật vận chuyển mãi chiếu khắp vạn vật để giúp chúng sinh trưởng, hưng vượng. 

Quẻ Hằng bao hàm ý lâu dài, trường cửu. 

Có lâu dài tất nhiên có thành công, vì thế mới hạnh thông mới không có tai họa. “Hằng”, như mặt trời và mặt trăng theo quy luật mà vận chuyển và có thể chiếu soi vạn vật trường cửu, không thay đổi. Như quẻ Hằng, câu đầu tiên nói: “Hằng: hanh, vô cữu, lợi trinh, lợi hữu du vãng.” Dịch nghĩa: “Vững bền: hanh thông; không lỗi, lợi ra đi.” Câu đó khuyên chúng ta trong lúc kinh doanh, thì hành vi, nguyên tắc, động cơ kinh doanh phải luôn luôn tùy theo quy luật khách quan mà làm, và giữ vững lâu dài không thay đổi. 

Làm sao để nới rộng phạm vi kinh doanh, tăng gia lợi ích, những vấn đề này liên quan đến chữ “Hằng” ngày. Có một số công ty đã kinh doanh rất lâu, đã từng trải qua những giai đoạn phát triển rực rỡ cũng phát sinh những khó khăn trong việc làm ăn. Cho nên, việc thương mại phải có những phương pháp kinh doanh đi sát với thực tế và không ngừng canh tân. Canh tân, trên thực tế cũng có liên quan đến vấn đề “giữ vững bằng sự bền lâu” (Trì chi dĩ hằng). “Hằng” cũng như “Đá”, “Đá” còn thì lửa không bao giờ bị tiêu diệt. Thực hiện được nguyên lý “Hằng” thì không sợ không thành công. 

Liễu Tôn Nguyên có viết một truyện, tựa đề “Tống Thanh Truyện”. Tống Thanh là một thương gia bán thuốc thảo dược ở phía tây thành Trường An. Ông ta trước sau một mực, dùng chữ “Hằng” mà đối đãi với khách hàng. Bất kể ai đến mua thuốc, dù có tiền mang theo hay không, Tống Thanh cũng lấy thuốc tốt mà bán cho khách; có khách hàng chưa từng quen biết, hoặc trên đường đi xa, chỉ ghi cho ông tờ giấy thiếu nợ, Tống Thanh cũng không vì thế mà khước từ không bán thuốc. Có lúc, khi đến cuối năm, số giấy nợ chồng cao như núi, có người tính chuyện không hề trả nợ cho ông, ông vẫn vui vẻ không nhắc đi nhắc lại bao giờ. Cho nên có nhiều người cười chế giễu ông là một thương gia “ngu muội vô tri”, nhưng Tống Thanh cũng xem như không. Ông buôn bán thuốc hơn 40 năm, số người thiếu nợ được ông đốt bỏ giấy nợ của họ có khoảng một trăm mấy mươi người. Trong số những người này, sau này có người ra làm quan lớn, có người buôn bán làm đại phú thương. Họ thường thường trở về đền đáp ân huệ của Tống Thanh. Tống Thanh giữ cái nguyên tắc kinh doanh là “Trì chi dĩ hằng” mà làm ăn. Luận về mặt lâu dài, thì trái lại, số lời đó càng cao. Liễu Tôn Nguyên phê bình Tống Thanh: “Số lời của Tống Thanh rất lâu sau mới được trả. Nhưng càng lâu, số lời càng lớn, không giống bọn tiểu thương tầm thường, không trả đúng giá, đúng kỳ hạn là đã nổi giận tam bành, còn mắng chửi khách như kẻ thù. Cái lợi của bọn đó quả là nhỏ nhoi làm sao.” Trong cấu chuyện này, tác giả miêu tả và phân biệt rõ ràng thái độ của bọn tiểu thương và thái độ của đại thương gia (tấm lòng) cái lợi nhỏ như con ruồi đối với cái lợi lớn (cái lợi lâu dài) của đại thương gia, như sự trong và đục của hai con sông Kinh và sông Vị. 

Đúng như lời Thoán quẻ Hằng viết: “Hằng, cữu dã.” “Cữu vu kỳ đạo dã. Thiên địa chi đạo, hằng cữu nhi bất chi dã, lợi hữu du vãng, chung tắc hữu thủy dã. Nhật nguyệt đắc thiên nhi năng cữu chiếu, tử thời biến hóa nhi năng cửu thành.” Lại viết: “Quan kỳ sở hằng, nhị thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hỉ.” Lão tử viết: “Thận chung nhi thủy, tắc vô bại sự” dịch nghĩa: “Hằng, tức là bền lâu vậy. Bền lâu trong cái đạo của nó. Đạo của trời đất, lâu dài bền vững mà không ngừng, lợi ra đi, có chung cục tức có bắt đầu. Mặt trời mặt trăng có bầu trời mà có thể chiếu soi trường cữu, bốn mùa thay đổi mà vạn vật thành.” Lại nói: “Xem cái bền lâu của nó thì thấy được cái tình của trời đất vậy.” Lão tử nói: “Cẩn thận từ lúc cuối cùng đến lúc bắt đầu lại, thì không có việc gì thất bại được.” Quý là quý ở chỗ thủy chung, quý là quý ở chỗ cẩn thận từ đầu đến cuối. 

Điều này chính là muốn nói rằng, trên thương trường, cạnh tranh và sáng tạo là một phương diện, nhưng “Trì chi dĩ hằng” tức giữ vững lâu dài, mới có thể “lợi hữu du vãng”. Trong truyện của Liễu Tôn Nguyên, Tống Thanh là một thương gia sở dĩ có thể trở thành giàu có, và sau 40 năm đều đạt sự thành công, nghiên cứu tận gốc rễ, là do chữ “Hằng” này vậy.  

Bài viết cùng chủ đề

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Đông Mệnh Khuyết Hỏa

Cải Vận Cho Người Sinh Vào Mùa Đông Mệnh Khuyết Hỏa

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

MÙA ĐÔNG - MỆNH KHUYẾT HỎA (Những người sinh từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 18 tháng 2 dương lịch)

Những bài ca phổ biết của các nhà Phong Thủy học: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng

Những bài ca phổ biết của các nhà Phong Thủy học: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Trong phong thủy học 2024: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng cụ thể là gì?

Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Thảo luận về những nguyên tắc khi đặt tên cho con sao cho hay, tránh bị trùng lặp, dễ nhớ, mang nhiều ý nghĩa, hàm ý sâu sắc