Quẻ Thủy Phong Tỉnh (Quẻ số 48 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 155 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 48 Quẻ Thủy Phong Tỉnh Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Thủy Phong Tỉnh là quẻ số 48 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 48 Quẻ Thủy Phong Tỉnh?

Tượng quẻ: Quẻ Thủy Phong Tỉnh (Quẻ số 48 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 井, 改邑不改井, 无得5B喪, 往來井井.
Dịch âm: Tỉnh, cải ấp bất cải tỉnh, vô đắc vô táng, vãng lai tỉnh tỉnh.
Dịch nghĩa: Quẻ Tỉnh, đổi làng chẳng đổi giếng, không mất không được, đi lại giếng giếng.
Giải nghĩa: Khảm là nước, mà tượng của Tôn là cây, nghĩa của Tốn thì là vào. Cái tượng đồ gỗ vào dưới nước mà lên khỏi nước, ấy là tượng múc nước giếng. Đức của giếng là trời đất vậy, mà nó lấy sự chẳng đổi làm đức riêng. Thể dưới vốn là Kiền, thể trên vốn là Khôn, hào Đầu hào Năm cứng mềm đôi nhau mà thành quẻ Tỉnh. Khôn là làng, đổi Khôn ra Khảm là đổi làng. Nước Khảm là giếng, hào Năm lấy chất cứng ở ngôi giữa mà không thay đổi, thế là không đổi giếng. Làng ở nơi chốn của nó mà họp được, có thể dời đi tới giếng; giếng ở nơi chốn của nó mà có thường, không thể dời đi tới làng. Múc nó không hết cho nên không mất;
Loại Quẻ:  Bình hòa (Vô Hối - Không hối tiếc)
Tốt cho việc:  Không tốt không xấu

Ứng dụng Quẻ Thủy Phong Tỉnh Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Việc khó việc lớn thì nhìn vào tài điều bành; nghịch cảnh thuận cảnh thì nhìn vào phong độ cảnh vui cảnh buồn thì nhìn vào sự bàm dưỡng mưu sự thành bay không thì nhìn vào thái độ cầu biền. 

Quẻ Tỉnh là hình dung khát nước, dùng công cụ đến giếng múc nước; tương tự, mong cầu được người hiền như khát mà chờ nước uống. 

Khi đề cập đến cái đặc sắc của các xí nghiệp kinh doanh của Nhật Bản, người ta thường liệt cử “Tam đại thần khí” tức ba phương thức lớn là “Chung thân cố ủng, niên công tự lệ, xí nghiệp nội công hội.” 

Nhưng, cái được gọi là “Chung thân cố ủng”, nghĩa là “thuê mướn suốt đời” này, tuyệt đối không có hợp đồng văn bản hay lập một chế độ rõ ràng để bảo đảm, mà chỉ là nhân sự, tức một bộ phận lớn quan trọng của xí nghiệp làm việc mãi với xí nghiệp trở thành một nguyên tắc bất thành văn. 

Cái gọi là “Niên công tự lệ”, nghĩa là sắp xếp hạng bậc cao thấp theo năm công tác lâu dài, hiện cũng do sự biến đổi của thời đại nên càng lúc càng bị sự thách đố của chủ nghĩa năng lực. Còn “Xí nghiệp nội công hội” nghĩa là công đoàn trong xí nghiệp, tổ chức khâu lạc động, hiệu suất của nó ngày nay càng lúc càng xuông thấp, tác dụng của nó chỉ còn mặt hình thức mà thôi. Vậy thì, nghiên cứu rốt ráo phương pháp quý giá của nền kinh doanh Nhật Bản thời kỳ hậu chiến là cái gì? Một vị giáo sư đại học ở nước ngoài của Nhật Bản là Yi Dan Jing (Y Đan Kính) đưa ra học thuyết “Nhân bản chủ nghĩa xí nghiệp kinh doanh” chính là pháp bảo căn bản để các xí nghiệp kinh doanh gặt hái được thành công. Pháp bảo đó tức là, trong sự tổ chức kinh doanh, nguồn đầu tư quý nhất không phải là tiền bạc, không là vật chất mà chính là “con người”. Cái nguyên lý nhân bản này đã được trình bày đầy đủ trong quẻ Tỉnh của kinh Dịch: “Tinh tiết bất thực vị ngả tâm trắc; khả dụng cấp, vương minh tịnh thụ kỳ phúc.” Dịch nghĩa “Giếng sạch không uống, để lòng ta thương xót; có thể múc lên dùng; có được ông vua sáng suốt thì mọi người được phúc vậy.” Dùng tư tưởng hiện đại giải thích, nước tinh khiết đã được khử hết bùn cát không được uống (không dụng), làm cho người ta tiếc rẻ; việc này giống như có bậc hiền sĩ đang ở thôn dã, nhưng lại không có ai biết sử dụng; bậc vua sáng suốt phải kịp thời đề bạt các hiền sĩ này, tuyển chọn để sử dụng họ, điều này đối với vua chúa và các bậc hiền sĩ đều là hạnh phúc. Ứng dụng vào sự nghiệp kinh doanh, nếu muốn thành công, nhà kinh doanh nhất định phải kịp thời quan sát và đề bạt những nhân tài.

kinh doanh bản chất tốt. Một nhà quản lý doanh nghiệp chưa có khả năng phát hiện và sử dụng các nhân tài, điều này giống như nước giếng tinh khiết, bạn lại không uống, há không lãng phí đó sao? 

Quẻ Tỉnh còn trình bày một tư tưởng khác còn quan trọng hơn. Nếu bậc nhân tài tạm thời chưa được đề bạt giao nhiệm vụ, thì phải nên đối đãi với họ thế nào? Tượng quẻ Tỉnh nói: “Tỉnh thức, vô cữu, tu tỉnh dã.” Dịch nghĩa “Giếng sửa lại không lỗi, tu sửa giếng nước lại vậy.” Y muốn nói rằng, là một nhân tài kinh doanh thực sự, không cần phải nóng nảy hấp tấp, trước khi chưa được sử dụng như “Bá Đông biết dùng”, thì tự mình phải rèn luyện, tài năng kinh doanh của mình cho đầy đủ, chờ đợi thời cơ, tự nhiên sẽ có ngày xuất đầu lộ diện. Đúng như lời tự thuật của Từ Nhân Tân Khí Tật thời Nam Tống “dùng thời làm”, “bỏ thời ẩn”, chữ “ẩn” ở đây có thể hiểu là lo lui về tự tiến tu, cho tài năng được vững chắc, để chờ đợi thời cơ. Một người có kinh nghiệm tổ chức và biết dùng người ở trình độ tuyệt đỉnh nhất định sẽ ứng dụng sách lược “Nhân bản chủ nghĩa”, như hào thượng lục của quẻ Tỉnh nói “Tỉnh thu, vật mạc, hữu phu, nguyên cát.” Tượng lại viết “Nguyên cát tại thượng. đại thành đã.” Dịch nghĩa “Giếng được dùng, chớ đậy lại; có lòng tin rất tốt.” Và lời tượng nói “Rất tốt ở trên, tức thành công lớn vậy.” Ý muốn nói rằng, có thể múc nước giếng lên dùng (“thư” có nghĩa là hấp thụ), thì “chớ đậy lại”, “mạc” có nghĩa là cái màn, có nắp đậy. Có nghĩa là không nên đậy kín nó lại, cứ để cho nó chảy không ngừng, hoàn toàn phát huy tiềm lực của nó, cũng như để cho bậc nhân tài phát huy hết tài cán, thoát khỏi sự 

ràng buộc của người quản lý. Bậc nhân tài một khi được sử dụng, nên phục vụ tận tụy, không nên có một hành động tư lợi ích kỷ nào. Nếu không, sẽ bị thời đại đào thải và bỏ rơi. 

Một nhà quản lý doanh nghiệp, cần phải có tinh thần cầu hiền như khát nước mà kinh Dịch trình bày qua quẻ Tỉnh. Có tinh thần như thế mới có thể sử dụng được nhân tài rộng rãi. Nếu được như thế, dù bạn kinh doanh bất cứ một ngành gì, luôn luôn bạn sẽ đúng ở vị thế bất khả chiến bại trên trường kinh doanh. Ngược lại, một nhà doanh nghiệp cứ chờ đến lúc quá khát nước, mới nghĩ đến việc “đào giếng”, thì lúc đó sợ rằng đã quá muộn.

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Hỏa Phong Đỉnh (Quẻ số 50 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Hỏa Phong Đỉnh (Quẻ số 50 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 50 Quẻ Hỏa Phong Đỉnh Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Phụ Tinh Phú Giải - Luận giải các sao phụ tinh

Phụ Tinh Phú Giải - Luận giải các sao phụ tinh

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Phụ Tinh Phú Giải - Luận giải các sao phụ tinh