Quẻ Trạch Thiên Quải (Quẻ số 43 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 128 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 43 Quẻ Trạch Thiên Quải Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Trạch Thiên Quải là quẻ số 43 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 43 Quẻ Trạch Thiên Quải?

Tượng quẻ: Quẻ Trạch Thiên Quải (Quẻ số 43 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 夬, 揚于王庭, 孚號有厲, 吿自邑, 不利即戎, 利有攸往.
Dịch âm: Quyết, dương vu vương đình, phu hiệu hữu lệ. Cáo tự ấp, bất lợi tức nhung, lợi hữu du vãng.
Dịch nghĩa: Quẻ Quải, giơ chưng sân vua, tin gọi, có nguy. Bảo từ làng, chẳng lợi tới quân, lợi có thửa đi.
Giải nghĩa: Quải nghĩa là quyết, tức là khí Dương khơi tháo khí Âm, nó là quẻ về tháng ba. Lấy năm hào Dương trừ một hào Âm, chẳng qua khơi tháo nó đi mà thôi. Nhưng khi khơi tháo nó đi, ắt phải nêu rõ tội nó, mà hết lòng thành thực để hò gọi quân mình hợp sức với mình, và cũng còn phải lo sợ, không thể yên ổn phóng tứ, lại nên trị trước chỗ riêng tây mà không thể chuyên chuộng oai vũ, thì lợi có thửa đi.
Loại Quẻ:  Vô Du Lợi (không có lợi)
Tốt cho việc:  Không tốt

Ứng dụng Quẻ Trạch Thiên Quải Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Có ai từng nghĩ rằng các “phổ thương” ngày xưa (thương gia) một thời đã dong ruổi khắp cả vùng Cửu Châu; có ai từng nghĩ được một cái thành nho nhỏ xinh xinh mà có thể thôn tính cả một đất nước rộng lớn bay không? 

Quải là quả quyết, khi cần phải cắt đứt là cắt đứt ngay. 

Khổng phu tử từng than: “Cho ta sống thêm năm mười năm để học Dịch có thể không có những lỗi lầm lớn.” 

Lời nói đó không phải là quá đáng, cũng có thể giải thích là, dự đoán được sự thuận hay nghịch, có thể giảm bớt sự tổn thất. 

Đúng như cổ nhân thường nói: “Phàm việc gì định làm thì làm ngay, không định làm thì bỏ ngay”, tức là xử sự ở đời, “đáng cắt đứt thì cắt đứt, không cắt đứt thì bỏ qua đi.” Thí dụ như một nhà kinh doanh, khi có một công việc làm ăn tới, bạn lại do dự không quyết đoán, băn khoăn bất định, trì trệ không vỗ bàn mà quyết định, thế thì công việc làm ăn đó có tốt cỡ nào, cũng sẽ vô hình trung chui qua kẽ ngón tay bạn mà đi mất. Vì thế, tự quái của quẻ Quải của kinh Dịch nói: “Ích nhi bất dĩ tất quyết, cố thụ chi dĩ quải.” Quải tức là quả quyết vậy. Dịch nghĩa “Lợi ích làm mãi không ngừng tất phải quyết định. Quải tức là quả quyết vậy.” Chữ “Quải” vốn có ý nghĩa là người xưa lúc kéo cung, cái cần đặt trên ngón cái, dây từ trên cái cần mà giương ra, nên có ý nghĩa quả quyết buông tên. Nhà kinh doanh muốn quyết đoán, phải nhờ vào cái gì? Chắc chắn lại nắm tình hình chính xác. Nhưng có người nắm chính xác tình hình, nhưng lại không kiếm ra được tiền. Bởi vì con người có cái tính bẩm sinh không tốt – hay đắn đo chuyện được chuyện mất, nhu nhược không quả quyết. Thí dụ điển hình, tôi có một người bạn vốn là giám đốc một công ty nọ, từ cuối năm 1993 đến năm 1994, ông ta không làm một cuộc kinh doanh nào thành công. Tôi nhớ rõ đầu mùa đông năm 1993, ông bạn tôi đặc biệt từ nước ngoài đến chỗ tôi ở, mục đích là muốn làm ăn một chuyến về buôn bán đồng, nên muốn đến phân tích tình hình với tôi. Ông vừa xuống phi cơ là đã hỏi tôi: “Này anh, năm nay theo chỗ tôi phân tích thị trường, sản lượng của đồng trên thị trường quốc tế sẽ giảm bớt, cho nên việc nhập khẩu đồng sẽ bị ảnh hưởng. Mấy năm trước giá của đồng vẫn loay hoay một chỗ, không tăng lên được. Năm nay tôi khẳng định nó sẽ tăng rất cao, anh thấy có đúng không?” 

Tôi biết rõ tính khí của ông bạn này, nên cố tình im lặng một lúc rất lâu, rồi nói mỉa mai: “Anh đã đoán biết giá đồng sẽ tăng cao, hà tất phải đến đây hỏi tôi làm gì? Tại sao anh không lập tức hành động cho nhanh? Vốn thì công việc làm ăn đó có tốt cỡ nào, cũng sẽ vô hình trung chui qua kẻ ngón tay bạn mà đi mất. Vì thế, tự quái của quẻ Quải của kinh Dịch nói: “Ích nhị bất dĩ tất quyết, cố thụ chi dĩ quải.” Quải tức là quả quyết vậy. Dịch nghĩa “Lợi ích làm mãi không ngừng tất phải quyết định. Quản tức là quả quyết vậy.” Chữ “Quải” vốn có ý nghĩa là người xưa lúc kéo cung, cái cần đặt trên ngón cái, dây từ trên cái cần mà giương ra, nên có ý nghĩa quả quyết buông tên. Nhà kinh doanh muốn quyết đoán, phải nhờ vào cái gì? Chắc chắn lại nắm tình hình chính xác. Nhưng có người nắm chính xác tình hình, nhưng lại không kiếm ra được tiền. Bởi vì con người có cái tính bẩm sinh không tốt hay đắn đo chuyện được chuyện mất, như nhược không quả quyết. Thí dụ điển hình, tôi có một người bạn vốn là giám đốc một công ty nọ, từ cuối năm 1993 đến năm 1994, ông ta không làm một cuộc kinh doanh nào thành công. Tôi nhớ rõ đầu mùa đông năm 1993, ông bạn tôi đặc biệt từ nước ngoài đến chỗ tôi ở, mục đích là muốn làm ăn một chuyến về buôn bán đồng, nên muốn đến phân tích tình hình với tôi. Ông vừa xuống phi cơ là đã hỏi tôi: “Này anh, năm nay theo chỗ tôi phân tích thị trường, sản lượng của đồng trên thị trường quốc tế sẽ giảm bớt, cho nên việc nhập khẩu đồng sẽ bị ảnh hưởng. Mấy năm trước giá của đồng vẫn loay hoay một chỗ, không tăng lên được. Năm nay tôi khẳng định nó sẽ tăng rất cao, anh thấy có đúng không?” 

Tôi biết rõ tính khí của ông bạn này, nên cố tình im lặng một lúc rất lâu, rồi nói mỉa mai: “Anh đã đoán biết giá đồng sẽ tăng cao, hà tất phải đến đây hỏi tôi làm gì? Tại sao anh không lập tức hành động cho nhanh? Vốn liếng gặp khó khăn à?” “Không phải, vốn liếng không thành vấn đề. Tôi đã kiếm đủ số vốn, vấn đề là nhập 2.000 tấn đồng” Ông bạn tôi đáp như thể đã nắm vững mọi việc. Đến đây, tôi cũng chịu khó phân tích theo kinh nghiệm thực tế của tôi về tình hình thị trường và các tin tức mà tôi đã nắm được, tôi cũng nhận định đích xác là giá đồng sẽ tăng rất cao vào mùa xuân năm 1994. 

Bạn tôi ở nhà tôi một ngày để đợi tin tức rồi cấp tốc đến mỏ đồng ở An Huy để bàn bạc việc làm hợp đồng mua đồng ở đó. Sau này tôi nghe ông ta còn có một hợp đồng phi chính thức, những người trưởng xưởng mỏ đồng ở đó nói khi tiền chuyển khoản của ông bạn tôi đến là sẽ lập tức cung cấp hàng ngay. Anh ruột của ông bạn tôi vốn là Đổng sự trưởng của Tổng công ty kim thuộc ở Bắc Kinh, việc nhập hàng vào không thành vấn đề. Hơn nữa, ông trưởng xưởng cung cấp đồng nghĩ tình của người anh của bạn tôi ở Bắc Kinh ngày trước, nên phê chuẩn một giá bán rất thấp. Thời gian mỗi ngày cứ trôi qua, ông bạn tôi cứ trì trệ không chịu hành động. Tôi còn nhớ tôi nhiều lần gọi điện thoại đường dài và gởi điện tín, thôi thúc ông ta mau mua hàng. Lúc ông ta đến An Huy để đặt hàng thì giá của đồng lúc đó trên dưới khoảng 17.000 nguyên/ 1 tấn, không đầy ba tháng sau, mỗi tấn tăng từ 500 đến 1.000 nguyên, nhưng ông bạn của tôi vẫn do dự không quyết định, cuối cùng mỗi tấn tăng đến giá 24.000 nguyên, tức tăng 7.000 nguyên/ 1 tấn. Đến bấy giờ ông ta mới tỉnh ngộ, nhưng đã muộn rồi. Nếu ông quyết đoán sớm, thì theo tôi ước tính, ông bạn tôi có thể kiếm được số tiền 2.000 vạn nguyên chỉ trong việc mua bán đồng này. Cái cơ hội tốt khó gặp như thế, lại đứng mở mắt mà nhìn nó lướt nhà kinh doanh tìm kiếm. Đó chính là điều mà Hệ từ truyện của kinh Dịch đã nói: “Khuất tin tương cảm nhi lợi” dịch nghĩa “Thu tình cảm thì lợi sẽ sinh”, và cũng chính là ý: “lai đoạn tắt đoạn, bất lại đoạn đích, quyết bất năng đoạn” tức là đáng quyết định thì quyết định, cái không nên quyết định không thể quyết định. 

Hai câu này cùng một nguyên lý: vừa thu nhỏ và nới rộng tình cảm với nhau thì sẽ có lợi. Nhưng cái “quyết” và cái “không nên quyết” phải căn cứ vào ba điều kiện “Thiên, địa, nhân xem có thuận lợi hay không”. Viết đến đây, tôi liên tưởng đến câu mở đầu ca khúc “Xướng Phổ nguyên tiêu hiệu” liên tiếp chiếu trên truyền hình phản ánh các vị “phổ thương”, tức các thương gia thời kỳ cận đại như sau: 

“Ai từng nghĩ có một thời “phổ thương” dong ruổi khắp cả vùng Cửu Châu? 

Ai từng thấy một cái thành nhỏ lung linh 

kia mà khí của nó trùm hết tám phương?” 

Một huyện nho nhỏ trong tỉnh Sơn Tây, cho đến nay vẫn chưa thoát khỏi bản sắc của nền nông nghiệp, thị trường kinh tế chưa phát đạt, vậy mà làm sao 2.000 năm trước cái huyện nho nhỏ này lại sản sinh ra những thương gia cự phú đã lũng đoạn giá cả tiền tệ cả một đất nước Trung Hoa rộng lớn. 

Các phổ thương thời Minh, Thanh có thể xưng hùng trong thương giới hơn 5 thế kỷ, vì sao họ lại hưng thịnh như thế? Nguyên tắc nào đưa họ thành công trên thương trường? Đối với chúng ta, những điều đó đáng để chúng ta nghiên cứu vậy. 

Bài viết cùng chủ đề

Quẻ Thủy Phong Tỉnh (Quẻ số 48 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Thủy Phong Tỉnh (Quẻ số 48 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 48 Quẻ Thủy Phong Tỉnh Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết