Quẻ Trạch Thủy Khốn (Quẻ số 47 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 43 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 24/01/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Ý Nghĩa Quẻ Số 47 Quẻ Trạch Thủy Khốn Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

Quẻ Trạch Thủy Khốn là quẻ số 47 trong kinh dịch, nó là quẻ xấu hay quẻ tốt, mang đến ý nghĩa gì cho người sở hữu quẻ này? Cùng tìm hiểu ngay với phần giải nghĩa chi tiết dưới đây nhé!

Xem giải nghĩa chi tiết quẻ số 47 Quẻ Trạch Thủy Khốn?

Tượng quẻ: Quẻ Trạch Thủy Khốn (Quẻ số 47 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu
Lời kinh: 困, 亨貞, 大人吉, 无咎, 有言不信.
Dịch âm: Khốn, hanh trinh, đại nhân cát, vô cữu, hữu ngôn bất
Dịch nghĩa: Quẻ Khốn hanh, chính bền, người lớn tốt , không lỗi
Giải nghĩa: Khốn là nghĩa khốn thiếu. Nó là quẻ Đoài trên Khảm dưới, nước ở trên chằm, thì là trong chằm khô cạn không nước, nhưng nước lại ở dưới chằm, thì tức là Tượng dưới chằm khô cạn không nước, đó là nghĩa khốn thiếu. Lạo Đoái là Âm ở trên. Khảm là Dương ở dưới và hào Sáu Trên ở trên hai hào Dương, mà hào Chín Hai bị hãm trong hai hào Âm, mềm lấp lên Dương cứng, vì vậy mới là khốn. Đấng quân tử bị kẻ tiểu nhân che lấp, là thời cùng khốn. Khốn là khốn đốn. Khốn đốn trước mắt phàm phu, thời là cùng cực lao lung, nhưng trước mắt Thánh hiền, thì khốn vẫn mang lại sự hanh thông. Thật vậy, thân tuy khốn, nhưng phẩm giá vẫn vẹn toàn. Đạo vẫn cao, đức vẫn trọng, vẫn để được tiếng thơm muôn thuở. Khốn mà vẫn Hanh, vì sự khốn khổ là một phương tiện để đào luyện tâm thần một cách hữu hiệu.
Loại Quẻ:  Bình Hòa (Vô cữu - Không lỗi)
Tốt cho việc:  Không tốt không xấu

Ứng dụng Quẻ Trạch Thủy Khốn Trong Cuộc Sống Kinh Doanh

Một nhà kinh doanh có thể gánh chịu những ma chiết và thử thách lâu dài, sẽ tiến tới một tình hình tốt đẹp nhất, thành tựu nhất. 

Quẻ Khốn bao hàm ý rơi vào cảnh nguy khốn, tiến thoái đều không được. 

Một người thành công lớn trên đường kinh doanh lâu dài, trong trạng thái tốt nhất của ông ta, chính là lúc phải đối diện với cảnh nguy khốn và sự thử thách lớn lao. Luận ngữ nói: “Sĩ kiến nguy trí mệnh” nghĩa là kẻ sĩ gặp cảnh nguy khốn phả liều sinh tử. Trạng thái tốt nhất của một nhà kinh doanh xuất sắc chính là lúc rơi vào cảnh nguy khốn mà có thể phát huy trí tuệ và lòng can trường tột đỉnh để chiến đấu. Vì thế, đối với một nhà kinh doanh chân chính triển vọng, cảnh nguy khốn tuyệt nhiên không phải là một việc xấu, mà chính là động lực kích phát lòng can đảm tiến thẳng tới không e ngại bất cứ trở lực nào. Cho kinh doanh, quẻ Khốn của kinh Dịch nói: “Trạch vô thủy, Khối quân tử dĩ trí mệnh toại chí.” Dịch nghĩa “Đầm không có nước, tượng trưng cảnh nguy khốn; quân tử xem tượng đó mà liều mạng quyết sinh tử mới đạt được chí mình.” Ý muốn nói rằng, đầm thiếu nước, vì thế phát sinh cảnh tình nguy khốn cần nước để uống. Gặp cảnh nguy khốn quân tử không tiếc sinh mệnh, liều sinh tử quyết đối phó, để đạt thành lý tưởng của mình. Lời kinh Dịch vừa khuyên răn vừa chỉ dẫn rất quan trọng đối với nhà kinh doanh hiện đại chúng ta. 

Thoán từ quẻ Khốn nói: “Khốn, cương yểm dã. Hiểm dĩ duyệt, Khốn nhi bất thất kỳ sợ hanh, kỳ duy quân tử hồ.” Dịch nghĩa “Nguy khốn là vì cứng bị che lấp. Hiểm mà vui, nguy khốn mà lòng vẫn thanh thản, chỉ có quân tử mới có được như thế.” Chữ “Yểm” có nghĩa là che mất, dìm mất. Cùng khốn là vì cái cương kiện bị tạm thời che mất; nhưng thân tuy bị sa vào cảnh nguy khốn nhưng vẫn giữ vững sự bình thản, một trạng thái tốt nhất cần thiết để đối phó với nghịch cảnh, và không buông bỏ lý tưởng mà mình đã đeo đuổi; điều này phải chăng chỉ có người quân tử mới có thể làm mà thôi? 

Đọc kinh Dịch, đồng thời nhớ đến bài văn “Tá quốc hữu tư bản đích kinh doanh gia” trên tờ Văn hội báo, giới thiệu sự kinh doanh thành công của Đổng sự trưởng Biện Thụ Nam điều hành Tam Thương Tập Đoàn ở Thượng Hải, trong đó có một câu hoàn toàn phù hợp với lời chỉ dẫn đầy trí tuệ của kinh Dịch. Biện Thụ Nam nói: “Nguy cơ trong sự kinh doanh chính là thai nghén cho sinh cơ của xí nghiệp.” 

Đích xác là như thế. Đầu những năm 90, những xí nghiệp dệt vải ở Thượng Hải đang từ những “cây hái ra tiền” biến thành “hoa cải đắng”; số tổn thất của các xí nghiệp dệt lên tới 90% trở lên. Từng hãng xưởng không đủ sức hoạt động, nhiều nữ công nhân rất trẻ mới ba mươi tuổi đã “thối hưu”. Lúc đó ở Thượng Hải, Huân An Phân, An Lợi Phân là các cửa hiệu buôn bán hàng hóa Âu - Mỹ hoàn toàn chiếm lĩnh thị trường. Cảnh nguy khốn như thế lại thai nghén cho xí nghiệp “Tạm Thương” ra đời và quật khởi lên, làm cho nhà doanh nghiệp Biện Thụ Nam đạt được thành công. Điều đó chứng minh, càng gặp cảnh nguy khốn lớn lao bao nhiêu, thì thành công đạt được sẽ càng lớn bấy nhiêu. Đương nhiên, có điều then chốt là nhà kinh doanh phải cần cẩn thận, phải cần kịp thời phản tỉnh để tự xét lại, và đưa ra những phương thức chiến lược để đột phá. Và dĩ nhiên, đột phá vòng nguy khốn, là một việc cực kỳ khó khăn gian khổ; nhưng chỉ có như thế, ta mới có thể tránh khỏi cảnh nguy nan, không tiến thì chết vậy. 

Bài viết cùng chủ đề

Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

Thảo Luận Về Những Nguyên Tắc Khi Đặt Tên Con

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Thảo luận về những nguyên tắc khi đặt tên cho con sao cho hay, tránh bị trùng lặp, dễ nhớ, mang nhiều ý nghĩa, hàm ý sâu sắc

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Về Hôn Nhân Và Nghề Nghiệp Chuẩn Xác Nhất

Thuật Xem Tướng Chỉ Tay Về Hôn Nhân Và Nghề Nghiệp Chuẩn Xác Nhất

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Cách xem bói chỉ tay phán đoán hôn nhân và nghề nghiệp, tìm hiểu sự thích hợp với nghề nghiệp, xác định tính cách và quan niệm cá nhân của một người. Vân tay hình chữ M nói nên điều gì? Các cách bắt tay có thể nói nên điều gì về đối phương? Các khớp ngón tay thể hiện điều gì?

Giải Thích từ "Địa lí"  trong Phong Thủy Học và trong Kinh Dịch

Giải Thích từ "Địa lí" trong Phong Thủy Học và trong Kinh Dịch

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

“Địa lí” trong Phong Thủy là gì? Các yếu tố địa lý sử dụng trong phong thủy là gì?