Tử Vi Và Tư Duy Của Người Việt: Triết lý âm dương và môi trường sống

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 15 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 27/01/2024
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Tử Vi Và Tư Duy Của Người Việt: Cập nhật 2024

Để hiểu được nguồn gốc của Tử vi trước tiên chúng ta phải hiểu thực chất Tử vi là gì? Nền tảng tư duy tạo nên hệ thống âm dương ngũ hành và tử vi là gì? Cùng phân tích chi tiết trong bài viết này nhé!


Khái niệm về Tử vi

Tử vi là nhân sinh quan. Tử vi không phải là huyền bí. Tử Vi là sự thể hiện những hiểu biết của con người về cuộc sống trong thế giới của mình  qua những qui tắc âm dương ngũ hành, bao gồm tất cả những gì đơn giản  nhất cũng như huyền bí nhất mà con người đã nhận thức được trong quá  trình sống của mình. Đó có thể chỉ là đơn giản là chuyện cưới xin, sinh đẻ,  di chuyển, kiếm tiền hay là chuyện thần linh ma quái, thay cung đổi  mệnh.......Trong thế giới của mình, con người nhận biết được điều gì thì đưa  nó vào trong Tử vi. Ví dụ ngoài đời thực con người cho rằng có ma quái  thần linh thì trong tử vi có ma quái , thần linh (Thiên diêu, Thanh long, Cô  thần - Quả tú, Thiên giải); ngoài đời thực con người có hình tù, giam hãm thì  trong Tử vi có hình tù, giam hãm (Thiên la - Địa võng, Thiên hình, Thái tuế,  Quan phủ , Quan phù, Trực phù, Liêm trinh); ngoài đời thực có chuyện cưới  xin trai gái thì trong Tử vi cũng có chuyện cưới xin trai gái ( Đào hoa, Hồng  loan, Hỷ thần, Thiên hỉ, Long trì, Phượng các, Thai ); ngoài đời thực có  chuyện đi xem bói, thầy bói ngăn trở khuyên không nên cưới, hoặc không  nên làm việc nọ việc kia thì trong tử vi có (Thanh Long, Hoá Kỵ); ngoài đời  thực có chuyện lễ bái, thay cung đổi mệnh thì trong Tử vi có (Thanh Long,  Hoa Cái)...Tất cả những yếu tố đó đã được biểu tượng hoá bằng các "sao" trên lá số Tử vi theo những quy luật vận hành nhất định. Những gì thể hiện  trong Tử vi cũng chính là những điều rất quen thuộc trong đời sống của mỗi  người dân Việt Nam chúng ta từ rất lâu đời, quen thuộc đến mức bình dân nhất, bình dân thành những các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ tổng kết kinh  nghiệm ứng xử trong cuộc sống....Trong mỗi lá số Tử vi không chỉ đơn thuần  là thông tin ám chỉ số mệnh của một con người mà nó còn chứa đựng cả văn  hoá, cách tư duy của người Việt.  

 Hiện nay có nhiều tông phái Tử vi và cũng có nhiều tài liệu viết về nguồn gốc của Tử vi nhưng môn Tử vi bắt nguồn từ đâu? Ai là người khai  sáng ra nó, cho đến nay vẫn chưa tìm được chứng cứ xác thực và sử sách  cũng không ghi lại rõ ràng. Những người nghiên cứu Tử vi thường chỉ chú ý  đến việc giải đoán Tử vi hơn là đi tìm hiểu lịch sử. Bởi vậy cho đến lúc này,  lịch sử môn Tử vi vẫn còn lờ mờ. Thậm chí có người còn nhầm lẫn Tử vi với  những chuyện truyền kỳ hoang đường. Còn lại phần lớn đều cho rằng đây là  sản phẩm văn hóa của Trung Hoa cổ đại do Trần Đoàn7 sáng tạo ra và còn  thờ Trần Đoàn như lão tổ, mỗi khi xem số cho người khác đều thắp hương  khấn vái để cầu mong một sự linh ứng. Nhưng việc coi Trần Đoàn là người  phát kiến ra môn Tử vi thì cũng chưa có bằng chứng xác thực, tất cả đều  mang tính truyền thuyết hoặc có phần hư cấu.  

 Có nhiều luận thuyết về nguồn gốc của Tử vi, nhưng chính xác nhất thì  cần phải tìm về cội nguồn tư duy trong môn Tử vi. Chức năng quy định cấu  tạo nhưng nền tảng tư duy cũng góp phần quy định sự cấu tạo và phương  pháp sử dụng, tạo ra sự khác biệt giữa những nền văn hoá. Và điều dễ nhận  thấy nhất là để hiểu và sử dụng tốt Tử vi trước tiên phải có sự hiểu biết về văn hoá Việt Nam, hiểu lối tư duy tổng hợp biện chứng (coi trọng quan hệ của các sự vật hiện tượng), linh hoạt của người Việt Nam.  

Nền tảng tư duy tạo nên hệ thống âm dương - ngũ hành và Tử vi

 Văn hoá phản ánh cuộc sống thực tế của con người, Tử vi là một sản  phẩm văn hoá phi vật thể nên nó cũng phải phản ánh lại cuộc sống của người  Việt Nam truyền thống. Những phương pháp tư duy sử dụng trong Tử vi  cũng chính là lối tư duy đã góp phần tạo dựng trong văn hoá dân gian Việt  Nam từ lâu đời. Dưới đây tôi xin trình bày lại vài nét nghiên cứu về văn hoá  Việt Nam của Phó giáo sư – Tiến sỹ văn hoá Trần Ngọc Thêm kết hợp với  việc phân tích lối tư duy trong Tử vi để góp phần làm sáng tỏ vấn đề “Tử vi là  một sản phẩm văn hoá phi vật thể của người Việt Nam, hay nói rộng ra đó là  sản phẩm của loại hình văn hoá gốc nông nghiệp của cư dân Bách Việt phía  Nam sông Dương Tử (Trường Giang) mà Việt Nam là điển hình tiêu biểu  hay là sản phẩm văn hoá của tổ tiên người Hán?”.

Triết lý âm dương bản chất và khái niệm

 Trong cuộc sống, dân tộc nào cũng va chạm với những cặp đối lập "  đực cái", " nóng lạnh", " cao thấp"...Người nông nghiệp thì không những  thế, còn luôn mong sao cho mùa màng bội thu và gia đình đông đúc, tức là  quan tâm đến sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người với hai cặp đối  lập Mẹ - Cha và Đất -Trời. Đối với nông nghiệp lúa nước, điều này lại càng  bội phần hệ trọng: Nghề lúa nước mang tính thời vụ rất cao, do vậy cần rất  nhiều sức người (đông tay hơn hay làm). Thời xưa, đất rộng thêm người thì  thêm việc, tăng thu nhập, chưa phải lo thiếu ăn( nên mới có triết lý trời sinh  voi , trời sinh cỏ); mặt khác với cuộc sống định cư, việc sinh đẻ hầu như không ảnh hưởng đến sinh hoạt của cộng đồng.  

 Người ta cũng dần nhận ra rằng hai hình thái sinh sản này có cùng  một bản chất: Đất được đồng nhất với mẹ, còn trời được đồng nhất với cha.  Việc hợp nhất của hai cặp " mẹ - cha" và " đất - trời" chính là sự khái quá  hoá đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lý âm dương.

 Chính từ quan niệm âm dương với hai cặp đối lập gốc "mẹ - cha" và "  trời - đất" này, người xưa đã dần dần suy ra vô số những cặp đối lập mà, đến  lượt mình, lại trở thành cơ sở để suy ra những đối lập mới. Chẳng hạn, từ cặp "nóng - lạnh " có thể suy ra :(a) về thời tiết thì mùa hè nóng thuộc  dương, mùa đông lạnh thuộc âm b) về phương hướng thì phương bắc lạnh  thuộc âm, phương nam nóng thuộc dương;(c) về thời gian thì đêm lạnh  thuộc âm, ban ngyày nóng thuộc dương. Tiếp tục, đêm thì tối nên màu đen  thuộc âm, ngày thì nắng đỏ nên màu đỏ thuộc dương.  

5244265b-8932-4017-b16d-d2c5c2b46602

 Từ cặp mẹ - cha (nữ - nam), có thể suy ra: (a) Vì giống cái có tiềm  năng mang thai và sau khi sinh thì con gắn bó với mẹ cho nên về loại số, tuy  một mà hai, âm ứng với số chẵn; giống đực thì không có khả năng ấy, cho  nên dương ứng với số lẻ( bởi vậy mà thời xưa, người ta đã dùng hai vạch  ngắn - - để kí hiệu cho âm và một vạch dài để kí hiệu cho dương; cách ký  hiệu này sau được dùng trong bát quái ; (b) Về hình khối thì vì vuông ổn  định, vững chãi, tĩnh nên hình vuông thuộc về âm; còn khối cầu dễ chuyển  động nên hình tròn thuộc dương. Thêm vào đó, tỷ lệ giữa cạnh và chu vi  hình vuông là 1:4 - số 4 chỉ nữ thuộc âm; còn tỉ lệ giữa đường kính và chu vi  hình tròn là 1:3 (số "pi") lẻ thuộc dương (người Việt ưa dùng biểu tượng  vuông - tròn này).  

 Về loại hình văn hoá gốc nông nghiệp chứa những đặc trưng âm tính  là chủ yếu: ở thì muốn yên ổn (an cư lạc nghiệp), với thiên nhiên thì muốn  hoà hợp, với mọi người thì nặng về tình cảm, với môi trường xã hội thì bao  dung...Còn văn hoá gốc du mục thì lại chứa những dặc trưng dương tính là  chủ yếu: ở thì nay đây mai đó, với thiên nhiên thì muốn chinh phục, với mọi  người thì thiên về bạo lực, với môi trường xã hội thì thiên về độc tôn.....(vài  nét về văn hoá trung hoa). Xét dưới góc độ triết lý âm dương, có thể gọi văn  hoá gốc nông nghiệp là loại văn hoá trọng âm, còn văn hoá gốc du mục là  văn hoá trọng dương.  

 Tuy nhiên việc xác định bản chất âm/ dương của các sự vật, hiện  tượng xung quanh không phải lúc nào cũng dễ dàng. Chẳng hạn, cây lúa là  âm hay dương? Cái cày là âm hay dương ? Đối với mỗi trường hợp thực trên  đều có hai cách trả lời. Chính từ thực tế này, người xưa đã dần dần tìm ra  những đặc điểm mang tính quy luật của triết lý âm - dương. 

Hai quy luật cơ bản của triết lí âm dương

Quy luật về Thành Tố

Không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương  và trong dương có âm.  

Trong cái nắng tiềm ẩn cái mưa(hơi nước bốc lên), trong cái mưa tiềm  ẩn cái nắng( mây tan đi), trong lòng đất âm chứa cái nóng dương( ở tâm trái

đất nhiệt độ lên tới 4 nghìn độ). Trong mỗi người tiềm ẩn chất khác giới nên  giới tính có thể biến đổi bằng cơ chế thức ăn (xưa) hoặc giải phẫu (nay).  Quy luật này cho thấy rằng việc xác định một vật là âm hay dương chỉ là  tương đối, trong sự so sánh với vật khác. Chính vì vậy mà các cặp đối lập có  sẵn ( từ trái nghĩa ), tức là có vật so sánh tiềm ẩn , thì việc xác định âm  dương có thể thực hiện rất dễ dàng, còn với các vật đơn lẻ thì dễ sinh ra lúng  túng. Từ đây suy ra hệ quả phục vụ cho việc xác địn bản chất âm/ dương của  một đối tuợng:  

 a) - muốn xác định tính chất âm/dương của một vật, trước hết phải xác  định được đối tượng so sánh.  

 Ví dụ nam so với nữ thì mạnh mẽ (dương), nhưng so với hùm beo thì lại  yếu đuối (âm); màu trắng so với màu đen thì dương, nhưng so với màu đỏ lại là âm...Nhờ sự so sánh này mà ta có thể xác lập được thang độ âm dương  cho từng lĩnh vực; chẳng hạn, về màu sắc ta có: đen ⮴ trắng ⮴ xanh ⮴ vàng ⮴ đỏ (từ đất đen nhú ra lá trắng, càng hấp thụ ámh nắng lá càng xanh,  lâu dần loá chuyển sang màu vàng, rồi cuối cùng thành đỏ). Tuy nhiên,  không phải xác định được đối tượng so sánh rồi là có thể xác định được tính  chất âm - dương của chúng.  

 b) - Để xác định tính chất âm dương của một vật, sau khi xác định được  đối tượng so sánh , còn phải xác định cơ sở so sánh.  

 Đối với cùng một cặp hai vật, với các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho  ta những kết quả khác nhau. Ví dụ : một người nữ so với người nam về giới  tính là là âm nhưng xét về tính cách có thể là dương; nước so với đất, xét về độ cứng là âm, nhưng nếu xét về tính động thì lại là dương......

Quy luật về Quan Hệ

Âm và dương luôn gắn bó một cách mật thiết với nhau và chuyển hoá  cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.

 Chẳng hạn, ngày và đêm, mưa và nắng, nóng và lạnh...luôn đổi chỗ cho nhau. ở xứ nóng( dương) phát triển nghề trồng trọt (âm); ngược lại, ở xứ lạnh (âm) phát triển nghề chăn nuôi( dương). Cây từ đất đen (âm) mọc lên,  loá xanh sang vàng rồi hoá đỏ (dương) và cuối cùng trở lại đen để về với đất.  Người càng hiền lành (âm) thì càng hay nóng cục (dương). Từ chất nước  

(âm) nếu làm lạnh đến cùng cực thì hoá thành băng đá ( dương).   Biểu tượng âm - dương hình thành trong Đạo giáo đầu công nguyên  phản ánh đầy đủ hai quy luật về bản chất hoà quyện và quan hệ chuyển hoá  của triêt lý âm - dương. 

  Trong thực tế, ta còn có thể gặp những cặp khái niệm mà ngay cả sau  khi đã vận dụng hai quy luật của triết lý âm - dương, việc xác định bản chất  âm - dương của chúng cũng không dễ dàng gì hơn bởi lẽ chúng còn bị chi  phối bởi những quan niệm về xã hội. Cặp "trái - phải" thuộc loại như thế.

Hai hướng phát triển của triết lí Âm – Dương

 Cùng xuất phát từ nguyên lí âm - dương, người xưa đã theo hai ngả khác nhau để có hai sản phẩm là Ngũ Hành và Bát quái. 
Một hướng gọi âm - dương là Lưỡng nghi. Bằng phép  phân đôi thuần tuý, Lưỡng nghi đã sản sinh ra những mô hình vũ trụ chặt chẽ với số lượng thành tố chẵn: 2 (lưỡng nghi) sinh 4 (tứ tượng), 4 sinh 8  (bát quái)....Kinh Dịch trình bày nguyên lí hình thành vũ trụ dưới dạng: Thái  cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát  quái biến hoá vô cùng. Trong chuỗi này không có chỗ đứng cho Ngũ hành.  Điều này cho thấy quan niệm phổ biến xưa nay cho rằng âm - dương, ngũ hành, bát quái đều là những sản phẩm của cùng một dân tộc là sai lầm biết  chừng nào!* (Theo tôi thì sự kết hợp của các quẻ Bát quái và ngũ hành đã  diễn ra khi những môn khoa học dự doán cổ Phương Đông ra đời. Vì sử dụng một phương pháp không lí giải hết được sự việc nên đã có sự kết hợp  của hai mô hình (hai phương pháp tư duy vừa tổng hợp linh hoạt - chú trọng  đên mối quan hệ của sự vật; vừa phân tích, lí tính - chú trọng đến các thành  tố, cấu tạo của sự vật) này để đưa ra đáp số rõ ràng hơn. Sự kết hợp chính  xác sẽ tạo được sự bổ trợ cho lẫn nhau giữa hai mô hình khi cùng phản ánh  những quy luật tất yếu của sự vật, hiện tượng). 
Tử Vi Và Tư Duy Của Người Việt: Triết lý âm dương và môi trường sống

Khái quát những đặc trưng của Ngũ hành:  

 Trong cuộc sống, người nông nghiệp tiếp xúc với đất trồng trọt (thổ),  cây (mộc) nuôi sống con người, nước (thuỷ) tưới cây, lửa (hoả) đốt tro nuôi  đất, sắt đá (kim) cho ta công cụ lao động nhưng làm cây cối cằn cỗi không  mọc được....Từ những vật chất cụ thể và thiết thực ban đầu, ý nghĩa của  chúng được phức tạp hoá dần thành các ý niệm trừu tượng, đa nghĩa kết hợp  trong hai bộ tam tài "Thuỷ - Hoả - Thổ" và "Mộc - Kim - Thổ", trong đó có  Thổ là yếu tố chung. Kết hợp chúng lại, ta được một Bộ Năm với số mối  quan hệ đa dạng và phong phú hơn hẳn, trong đó "Thuỷ - Hoả" là một cặp  âm dương đối lập nhau rất rõ rệt, "Mộc - Kim" là cặp thứ hai, "Thổ" ở giữa  điều hoà. Và dần người nông nghiệp cũng định hình rõ được các mối quan  hệ tương sinh tương khắc giữa các yếu tố này.Thuỷ sinh Mộc (nước giúp cây  tươi tốt); Mộc sinh Hoả (gỗ làm nhiên liệu cho lửa cháy); Hoả sinh Thổ (lửa  đốt tro bụi làm cho đất màu mỡ); Thổ sinh Kim (trong lòng đất sinh ra kim  loại); Kim sinh Thuỷ (kim loại bị nung nóng chảy ra trở về thể lỏng). Ngược  lại: Thuỷ khắc Hoả (nước dập lửa tắt); Hoả khắc Kim (lửa nung chảy kim  loại); Kim khắc Mộc (dao chặt đổ cây); Mộc khắc Thổ (cây hút chất màu mỡ của đất, làm cho đất khô cằn); Thổ khắc Thuỷ (đắp đê ngăn nước).
Tử Vi Và Tư Duy Của Người Việt: Triết lý âm dương và môi trường sống
- Mũi tên vòng ngoài tượng trưng cho tính chất tương khắc của ngũ hành  
- Mũi tên bên trong tượng trưng cho tính chất tương sinh của Ngũ hành.  
Vòng Sinh - Khắc của Ngũ hành 

 Tất cả mọi hoạt động đấy đều diễn ra trên mặt đất và đối với người  nông nghiệp không gì quan trọng hơn đất, cho nên hành Thổ được coi như là  trung tâm cai quản bốn phương. Sau này khi sáng tạo ra Hà Đồ hành Thổ cũng được đạt vào giữa với con số biểu trưng là 5 - số tham thiên lưỡng địa.  Sau đất thì đến nước, làm nông nghiệp thì không gì quan trọng hơn đất và  nước, cho nên sau đất, nước trở thành quan trọng số một (nhất nước, nhì  phân, tam cần...).Trong Hà Đồ, hành Thuỷ ứng với số 1, là khởi đầu (nguyên  thuỷ, thuỷ chung); Theo triết lí âm - dương, Thuỷ là âm, cho nên ở phương  Bắc; còn hành Hoả là dương, đối nghịch, tương khắc tất sẽ ở phương Nam.  Còn lại cặp Mộc - Kim thì hành Mộc (dương) bởi cây cối là sự sống, xanh  tốt vào buổi sáng, mùa xuân - ứng với phương Đông dương tính, hướng mặt  trời mọc; Còn hành Kim (âm, bởi vì kim loại tĩnh lại xung khắc với Mộc)  nên ứng với phương Tây âm tính.

Từ những hiểu biết ban đầu đơn giản như vậy nhưng càng tiếp xúc với  tự nhiên, càng quan sát, nắm bắt những quy luật của tự nhiên và cuộc sống  người nông nghiệp đã dần dần hình thành nên học thuyết âm dương - ngũ hành với mức độ trừu tượng hoá cao. Ngũ hành không chỉ đơn thuần là 5  "yếu tố" (kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ) mà có ý nghĩa bao trùm hơn là 5 loại vận  động [ngũ = 5; hành = vận động] có xu hướng mang những thuộc tính tương  đồng với tính kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tạo nên vạn vật. Kim, Mộc, Thuỷ,  Hoả, Thổ chỉ là danh từ để ám chỉ những thuộc tính này. Ví dụ như Thuỷ,  Hoả....không nhất thiết là “nước”, “lửa” mà còn là rất nhiều thứ khác như phương Bắc, phương Nam; mùa Đông, mùa Hạ; vị mặn, vị đắng; màu đen,  màu đỏ; thận và tim (thuộc ngũ tạng), rùa và chim (vật biểu trưng)....

Stt 

Lĩnh vực 

Thuỷ 

Hoả 

Mộc 

Kim 

Thổ

Số Hà Đồ 

Hành được  sinh 

mộc 

thổ 

hoả 

thuỷ 

kim 

hànhbị khắc 

hoả 

kim 

thổ 

mộc 

thuỷ

Vật chất 

nước 

lửa 

gỗ 

kim  

loại 

đất 

Phương  

hướng 

bắc 

nam 

đông 

tây 

trung ương  ( giữa) 

Thời  

tiết(mùa) 

Đông 

Hạ 

Xuân 

Thu 

khoảng cách  giữa các  mùa 

Mùi vị 

mặn 

đắng 

chua 

cay 

ngọt 

Thế đất 

ngoằn  

ngoèo 

nhọn 

dài 

tròn 

vuông 

Màu biểu 

đen 

đỏ 

xanh 

trắng 

vàng 

10 

Ngũ tạng 

thận 

tâm 

can 

phế 

tì 

11 

Vật biểu 

rùa 

chim 

rồng 

hổ 

Người 

Bảng ví dụ: Ngũ hành là những khái niệm vừa cụ thể vừa trừu tượng, rất  đa nghĩa.

Tư duy của người Việt thể hiện trong Tử vi

Triết lý âm dương và tư duy người Việt trong Tử vi

Như đã nói, triết lý âm dương là sản phẩm trừu tượng hoá từ ý niệm  và mơ ước của cư dân nông nghiệp về sự sinh sản của hoa màu và con  người. Từ hai cặp đối lập gốc "mẹ - cha" và " trời - đất", người xưa dần dần  suy ra hàng loạt cặp đối lập như những thuộc tính của âm - dương. Lối tư duy đó tạo nên ở người Đông Nam A cổ đại một quan niệm lưỡng phân  lưỡng hợp ( nhị nguyên) có phần chất phác thô sơ về thế giới mà nhiều nhà  nghiên cứu phương Tây đã từng nói tới( J. Przyluski, G.Coedes,  E.PoreeMaspéro...)  

 Từ đây tư duy lưỡng phân lưỡng hợp, trên cơ sở các cặp đối lập rõ  nét, người Đông Nam A xưa hẳn đã mở rộng dần ra để tìm cách xác lập bản  chất âm dương cho những khái niệm, sự vật biệt lập. Qúa trình này chắc đã dẫn họ tới chỗ cảm nhận được tính hai mặt của âm - dương và quan hệ chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng  
- Ở người Việt nam, TƯ DUY Lưỡng Phân Lưỡng Hợp  bộc lộ rất đậm nét qua khuynh hướng Cặp Đôi ở khắp nơi: từ tư duy đến  cách sống, từ các dấu vết cổ xưa đến những thói quen hiện đại: mọi thứ thường đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm-dương hài hoà: ông Đồng-bà  Cốt, đồng Cô-đồng Cậu, đồng Đức Ông-đồng Đức Bà...Khi xin âm-dương  (xin keo) thì hai đồng tiền phải một ngửa một sấp; ngói âm-dương lợp nhà  phải viên ngửa viên sấp; khi ghép gỗ thì phải một ấm có gờ lồi ra khớp với  tấm kia có rãnh lõm vào...Những khái niệm truyền thuyết mang tính cặp đôi  cũng gặp ở người Mường (chim Ây-cái ứa), người Tày (Báo Luông-SLao  Cải), người Thái (nàng Kè-tạo Cặp)...đó là những dấu vết của tư duy âm  dương thời xa xưa.  

 Ơ các nước khác trên thế giới, vật tổ của các dân tộc thường là một  loài động vật cụ thể (chim ưng, đại bàng, chó sói, bò...) trong khi vật tổ của  người Việt là một cặp đôi trừu tượng Tiên Rồng.  

Lối tư duy âm dương khiến người Việt nói đến đất , núi liền nghĩ ngay đến  nước, nói đến cha liền nghĩ ngay đến mẹ...: Công Cha như núi Thái Sơn;  Nghiã Mẹ như Nước trong nguồn chảy ra.  

Ngay những khái niệm vay mượn đơn độc, khi vào Việt Nam cũng  được nhân đôi thành cặp: ở Trung Hoa, thần mai mối là một ông Tơ Hồng  thì vào Việt Nam được biến thành ông Tơ - bà Nguyệt; ở Ân Độ chỉ có Phật  ông thì vào Việt Nam xuất hiện Phật Ông - Phật Bà ( người Mường gọi là  Bụt đực - Bụt cái)....  

 Từ tư duy cặp đôi thể hiện trong Tử vi rất rõ, với những bộ sao cặp  đôi luôn được sử dụng để giải đoán lá số: Văn xương – Văn khúc; Bát toạ -  Tam thai; Cô thần – Quả tú; Địa không – Địa kiếp; Long trì – Phượng các; Thiên khôi – Thiên Việt; Thiên đức – Nguyệt đức; Ân quang –Thiên quý;  Thiên quan – Thiên phúc; Tả phù – Hữu bật.......chỉ khi những sao này đi với  cặp với nhau thì mới đem lại hiệu qủa hay là thể hiện một tính chất rõ ràng  nhất.  

- Người Việt còn nhận thức rõ về QUY LUẬT ĐỐI  XỨNG của triết lí âm dương. Những quan niệm dân gian như : “Trong rủi  có may, trong dở có hay, trong hoạ có phúc”; “Chim sa, cá nhảy chớ mừng,  nhện sa, xà đón xin đừng có lo”.....là gì nếu khong phải là sự diễn đạt cụ thể 

của quy luật " trong dương có âm" và "trong âm có dương"? Những nhận  thức dân gian về quan hệ nhân quả kiểu: sướng lắm khổ nhiều; trèo cao ngã  đau; yêu nhau lắm, cắn nhau đau; nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất  nông nhì sĩ; Con vua thì lại làm vua, Con sãi ở chùa lại quét lá đa, Bao giờ dân nổi can qua, Con vua thất thế lại ra quét chùa....là gì nếu không phải là  sự diễn đạt cụ thể của quy luật " âm dương chuyển hoá"?.  

 Chính nhờ lối tư duy âm dương từ trong máu thịt mà người Việt có  được triết lí sống quân bình: Trong cuộc sống, gắng không làm mất lòng ai;  trong việc ăn ở, gắng giữ sự hài hoà âm dương trong cơ thể và hài hoà với  môi trường tự nhiên...Triết lý sống quân bình âm - dương được vận dụng  không chỉ cho người sống mà ngay cả cho người chết: Trong những ngôi mộ cổ ở Lạch Trường( Thanh Hoá) có niên đại vào thế kỉ 3 trCN được gióng  theo hướng nam - bắc, các đồ vật bằng gỗ (dương) được đặt ở phía bắc(âm)  và, ngược lại, các vật bằng gốm đất (âm) được đặt ở phía nam( dương. Cách  sắp xếp âm dương bù trừ nhau này rõ ràng là để tạo ra sự quân bình. Do triết  lí quân bình âm - dương, ngay cả hộ pháp ở chùa cũng có ông Thiện ông Ác  (Thiện trước Ác sau). 

 Khi lí giải lá số Tử vi, tư duy linh hoạt (khả năng thích nghi cao) của  người Việt thể hiện rất rõ. Các sao thay đổi tính chất và tác dụng tuỳ theo từng vị trí mà nó được an: ví dụ đối với sao Đẩu Quân biểu hiện sự cô độc,  nghiêm khắc, của bệnh tim khi đóng ở cung Tật; nhưng khi đóng ở cung  Quan thì đấy lại là biểu hiện của một địa vị vững chắc, có uy quyền. Cũng là  một sao Đào hoa, khi trẻ tuổi nó là vẻ đẹp, sự hấp dẫn người khác phái  nhưng khi về già nó còn là tượng của cái hố gìn giữ thân xác người đã chết.  Bộ sao Địa không - Địa kiếp chủ sự phá hoại nhưng nếu đi cùng những sao  cát tinh như hoá Khoa, Hoá quyền thì lại là bộ sao trợ giúp mạnh mẽ cho sự thành công. Tả phù – Hữu bật là những sao phù tá giỏi nhưng khi mệnh xấu  thì Tả - Hữu lại là những sao góp phần mau chóng mang tai hoạ đến cho  mệnh. 

Môi trường sống và tư duy của người Việt trong Tử vi

 Môi trường sống của cư dân phương Đông (= đông nam, gồm châu A'  và châu Phi) ) là xứ nóng sinh ra mưa nhiều (ẩm), tạo nên các con sông lớn  với những đồng bằng trù phú. Còn phương Tây (= Tây bắc, gồm toàn bộ Châu Âu đến dãy Uran) là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho  thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những đồng cỏ mênh mông. Hai loại  địa hình này khiến cho cư dân hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: phương Đông thiên về trồng trọt và phương Tây thiên về chăn  nuôi (nếu trừ ra một vùng đệm như một đường kéo dài từ tây - nam lên đông  - bắc thì phương Đông điển hình sẽ là khu vực đông - nam còn lại). Việt  Nam do ở góc tận cùng phía đông - nam, khí hậu nóng lắm - mưa nhiều nên  thuộc loại văn hoá gốc nông nghiệp điển hình.  

 Nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn  lên, ra hoa kết trái và thu hoạch nên phải phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhất là  nông nghiệp lúa nước, sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều - không phải  chỉ phụ thuộc vào một hai hiện tượng riêng lẻ nào, mà là cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả: trời, đất, nắng, mưa...nắng nhiều quá cũng chết mà không nắng cũng chết. Cho nên, phải trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa,  trông nắng, trông ngày, trông đêm...Do sống phụ thuộc vào thiên nhiên nên  người nông nghiệp Việt Nam đã tích luỹ được một kho tàng kinh nghiệm hết  sức phong phú về các mối quan hệ của thiên nhiên, của trời đất: Trời đang  nắng, cỏ gà trắng thì mưa; quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; ráng mỡ gà, ai  có nhà phải chống; Mồng tám tháng tám không mưa, bỏ cả cày bừa mà nhổ lúa đi. Người xưa đã tìm ra không chỉ những mối quan hệ giữa các hiện  tượng thiên nhiên, mà còn rất chú ý đến cả những mối quan hệ giữa chúng  với các hiện tượng trong đời sống thường ngày và trong xã hội: Thâm đông  thì mưa, thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa; cơm chín tới, cải vồng non, gái  một con, gà ghẹ ổ.. Chính vì vậy khác với người phương Tây có cuộc sống  du mục thiên về chăn nuôi, trọng động, trọng sức mạnh, người Việt Nam rất  kính trọng người già, coi trọng kinh nghiệm và qua nhiều thế hệ họ nắm rất  rõ những quy luật của tự nhiên. Dư âm của nét đẹp văn hoá này bây giờ vẫn  còn khá rõ trong xã hội của người Việt hiện đại, người già vẫn luôn được  kính trọng và dù ở đâu ngưòi Việt cũng sống bằng kinh nghiệm nhiều hơn,  họ có cả một kho tàng kinh nghiệm sống để dạy cho con cháu mình.: ăn cỗ đi trước lôị nước theo sau; có an cư thì mới lạc nghiệp; nhất cận thị, nhị cận  lân; tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền; phi thương bất phú; được mùa  lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa; quạ tắm thì ráo, sáo tắm  thì mưa; da ngăm mặt bủng môi chì, trai thì sát vợ gái ni sát chồng; đàn bà  thắt đáy lưng ong vừa khéo chiều chồng, vừa giỏi nuôi con... 

 Thêm vào đó, nằm ở lưu vực sông Hồng, đất đai phì nhiêu, sông ngòi  dày đặc, sản xuất nông nghiệp lúa nước, sản vật dồi dào, người Việt Nam  không những cần đông người để thu hoạch mùa màng mà còn cần đông  người để đắp đê làm thuỷ lợi, để chống giặc ngoại xâm. Một người không  làm được, một gia đình cũng không làm được, một dòng họ cũng chưa đủ mà cần phải có sự đồng lòng chung sức của cả làng, cả nước. Cuộc sống lao  động tập thể đã tạo ra mối quan hệ giao tình khăng khít giữa hàng xóm láng  giềng, lối sống trọng tình, tạo ra sự đoàn kết trong cộng đồng. Quyền lợi của  dân tộc, của đất nước luôn được đặt trên cao hết thảy, vai trò của cá nhân bị 

đặt dưới sức mạnh của tập thể. Đó chính là đầu mối của lối tư duy tổng hợp (lối tư duy cầu tính: hỗn hợp giữa trực giác và lí tính, vô thức và hữu thức,  tiềm thức và ý thức...- GS Nguyễn Đình Chú -1995). Tổng hợp kéo theo biện  chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là tập hợp của các  yếu tố riêng lẻ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là  bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến mọi mối quan hệ giữa chúng, đó chính là đặc trưng tư duy của văn hoá gốc nông nghiệp trọng  tĩnh mà nông nghiệp lúa nước là điển hình.  

 Tư duy tổng hợp, biện chứng chú trọng mối quan hệ giữa các yếu tố của người nông nghiệp thể hiện rất rõ trên lá số Tử vi. Khi dùng Tử vi để lí  giải và dự đoán cuộc sống của một cá nhân ta không thể chỉ dựa vào một  cung hay một vài sao nhất định đóng ở bản cung mà phải dựa vào cả cung  cung khác để phụ đoán. Cuộc đời của con người là một tổng thể toàn diện và  luôn thay đổi, biến động theo sự thay đổi trong môi trường của cuộc sống.  Chính vì vậy cho nên một cung không đủ để diễn tả hết, phải tổng hợp hết  12 cung, phải nắm toàn thể lá số mới có một hình ảnh rõ rệt về đương số. Ví  dụ như khi xét cung Mệnh tốt hay xấu thì không chỉ đơn thuần xét tính chất  các sao đơn lẻ tại bản cung mà phải xét cả ba cung tam hợp là Tài (tiền  nhiều thì thân cũng có thể vinh hiển), Quan (quan cao, chức lớn thì tất thân  phải được trọng vọng), cung Thiên Di chính chiếu (hoàn cảnh xã hội tốt, đối  nhân xử thế có tình, có lí tất được mọi người kính nể). Hay muốn rõ hơn về cung Quan ngoài việc phải xét Mệnh, Tài thì phải xét thêm cả cung Phu  (Thê) - sự nghiệp của cá nhân có tốt ngoài việc phụ thuộc vào nguồn tài chính (tài vượng sinh quan chức) ,"có thực mới vực được đạo"; vào bản lĩnh  của bản thân "có chí làm quan, có gan làm giàu" thì muốn thăng tiến vững  chắc cần phải có một người vợ tốt biết chăm lo cho gia đình để cho người  chồng yên tâm dồn tâm trí cho sự nghiệp, biết tạo ra cho chồng những mối  quan hệ tốt có lợi cho sự nghiệp của chồng...một người chồng thành đạt lớn  thường kèm theo một đấng phu nhân thông minh, đảm đang, hiền thục - điều  này có quan hệ gì với sự đúc kết của văn hoá dân gian Việt Nam “giàu nhờ bạn sang nhờ vợ”, “Chồng sang vợ được đi giày, vợ ngoan chồng được tối  ngày cậy trông”; Có phải vì vậy mà trong lá số Tử vi cung Phu thê luôn ở vị 

trí chính chiếu so với cung Quan lộc chỉ công việc, sự nghiệp của một con  người. Để hiểu rõ hơn về cung Phu (Thê) thì phải kết hợp với cả cung Quan,  cung Di, cung Phúc – việc kết hợp với một vị hôn phu của một cá nhân  thường phụ thuộc vào hoàn cảnh, danh giá của gia đình, dòng họ “môn đăng  hộ đối”, ứng xử của cá nhân trong cuộc sống, trong môi trường xã hội, công  việc địa vị của cá nhân “trai tài, gái sắc”.  

 Hoặc khi muốn biết rõ về tính cách, khả năng tiềm ẩn, ý chí, tham  vọng hay bệnh tật của một người thì điều quan trọng là phải quan sát cung  Tật ách. Ngoài các sao tại bản cung thì còn chịu ảnh hưởng của 2 cung tam  hợp Huynh Đệ, Điền Trạch và cung Phụ Mẫu chính chiếu. Điều này cũng  không có gì khó hiểu, bởi vì nền tảng tính cách của con người thường được  hình thành từ những tố chất bản thân di truyền từ cha mẹ và từ cuộc sống  ngay trong gia đình, nếu cha mẹ là người giàu có và hiểu biết thì tất con cái  sẽ được chăm sóc đầy đủ, dẫn đến thể trạng tốt, tính cách hướng thiện "cha  hiền con hiếu" , anh chị em đông thì tình cảm, sự chăm sóc của cha mẹ sẽ phải có sự phân chia hợp lí, còn nếu ít anh em thì sự chăm sóc này sẽ có sự 

tập trung hơn và vì vậy tính cách của đương số cũng có sự hình thành theo  chiều hướng ngược lại “trai con một thì lấy , gái con một thì đừn” và hoàn cảnh nơi mình sinh sống (cung Điền trạch ở đây vừa có thể hiểu theo ý nghĩa  phong thuỷ vừa cũng có thể hiểu đó là môi trường xung quanh nơi cá nhân  đó sinh sống) cũng góp phần hình thành nên tính cách của con người hay  theo quan niệm phong thuỷ thì ở vị trí có năng lượng tốt con người cũng sẽ 

được hấp thụ khí tốt để phát triển “địa linh sinh nhân kiệt”. Để hiểu rõ hơn  về cung Thiên Di (quan hệ với môi trường xã hội) thì phải kết hợp phụ đoán  với cung Phu (Thê), cung Phúc Đức, cung Mệnh...cứ như vậy các yếu tố trong lá số Tử vi luôn có quan hệ ràng buộc liên quan với nhau nên muốn  hiểu rõ vấn đề cần phải có sự quan sát tổng hợp, phân tích mối quan hệ biện  chứng của chúng.  

 Hẳn chúng ta sẽ đặt ra một câu hỏi là tại sao trong thế tam hợp tạo sự ảnh hưởng tới cung Phu (Thê) không phải là cung Phụ Mẫu, cung Điền hay  cung nào khác mà lại là cung Phúc (dòng họ) và cung Thiên di. Ngoài vấn  đề tâm linh chưa nói đến ở đây, một trong những đặc trưng cơ bản của làng  xã Việt Nam truyền thống là tính cộng đồng. Mọi việc liên quan đến cá nhân  cũng đồng thời liên quan đến cộng đồng, kể cả hôn nhân là lĩnh vực riêng tư 

nhất. Hôn nhân của người Việt Nam truyền thống không phải là việc hai  người lấy nhau mà là việc “hai họ” dựng vợ gả chồng cho con cái. Tục lệ này xuất phát từ quyền lợi tập thể. Việc hôn nhân tuy là của hai người nhưng  lại kéo theo việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều cần làm đầu  tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể, mà là lựa chọn một dòng họ,  một gia đình xem nhà cửa hai bên có tương xứng không, có môn đăng hộ đối  không. Nhìn chung hôn nhân Việt Nam truyền thống luôn là hôn nhân vì lợi  ích của cộng đồng, tập thể sau đó mới lo đến những nhu cầu riêng tư của cá  nhân. Nhưng để thoả mãn được những lợi ích của cộng đồng, thoả mãn được  lối sống trọng tình “một bồ cái lí không bằng một tí cái tình”, “phép vua  thua lệ làng” thì một cá nhân, một gia đình lo chưa đủ mà cần phải có sự góp công, góp sức của cả dòng họ mới đủ. Trong cuộc sống hiện đại của  người Việt, mặc dù cuộc sống xã hội đã có nhiều thay đổi nhưng việc dựng  vợ gả chồng cho con cái cũng là một việc lớn cần sự tham gia của cả gia  đình, họ hàng, ý kiến của những bậc cao niên trong họ vẫn luôn được tôn  trọng. Trên lá số Tử vi cung Phu (Thê) luôn ở trong thế tam hợp liên thông  với cung Phúc chứ không phải với cung Phụ Mẫu hay cung Điền, cung Nô.  Đây chính là sự phản ánh cuộc sống văn hoá của người Việt truyền thống.  
 Tư duy tổng hợp, biện chứng chú trọng đến mối mối quan hệ là tư duy chủ đạo trong lá số Tử vi còn thể hiện ở việc xét đoán mối quan hệ giữa  các cung liền kề. Ví dụ cung Mệnh ngoài việc chịu ảnh hưởng của các cung  tam hợp Tài , Quan, chính chiếu Thiên Di thì còn chịu ảnh hưởng của cung  Phụ Mẫu, cung Huynh Đệ liền kề; cung Tật ngoài việc chịu ảnh hưởng của  các cung Huynh Đệ, Điền Trạch, Phụ Mẫu thì còn chịu ảnh hưởng của hai  cung liền kề là Thiên Di và Tài Bạch; cung Thiên Di ngoài sự ảnh hưởng  của cung Mệnh, Phúc, Phu (Thê) thì còn chịu sự ảnh hưởng của cung Nô,  cung Tật; tương tự cung Quan đi kèm với cung Điền , cung Nô; cung Điền –  cung Phúc, cung Quan; cung Huynh Đệ – cung Mệnh, cung Phu (Thê)...với  những thế giáp điển hình là : Tả - Hữu, Long - Phượng, Ân Quang - Thiên  Quý, Tử Vi - Thiên Phủ, Thiên Mã - Hoa Cái, Bát Toạ - Tam Thai, Linh Tinh  - Hoả Tinh, Kình Dương - Đà La, Địa Không - Địa Kiếp, Thiên Khôi - Thiên  Việt, Văn Xương - Văn Khúc, Đào Hoa - Hồng Loan, Thiên Riêu - Đà La -  Hoá Kị, tam hoá Hoá Khoa - Hoá Quyền - Hoá Lộc, Thái Âm - Thái  Dương....Và để biết rõ sự cao thấp (vượng - suy) của Mệnh thì cũng cần phải  xem cung Nô (bạn bè, đồng nghiệp) tốt hay xấu. Trong cuộc sống có một  quy luật rất rõ ràng là “đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu”, nên  người quan cao chức trọng tất bạn bè phải có nhiều người giỏi, người hiền;  người lao động vất vả thì tất nhiên bạn bè cũng ít người tài năng danh tiếng.
Ngược lại với văn hoá gốc nông nghiệp là văn hoá gốc du mục: trong  việc ứng xử với tự nhiên thì nghề chăn nuôi buộc người dân phải đưa gia súc  đi tìm cỏ, sống du cư, và do nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên  nên sinh ra coi thường tự nhiên, không quan tâm nhiều đến việc nắm bắt  quy luật của tự nhiên để có cách ứng xử cho phù hợp mà thay vào đó là  tham vọng chinh phục tự nhiên (cho nên phương Tây đạt được nhiều thành  tựu trong lĩnh vực này). Để chăn được đàn gia súc thì phải cần những người  khỏe mạnh nên trong tổ chức cộng đồng thì coi trọng sức mạnh (kéo theo  trọng tài, trọng võ, trọng nam giới - khác với nghề nông cần sự khéo léo  chăm chỉ nên trọng văn, trọng phụ nữ); coi trọng vai trò của cá nhân (dẫn  đến lối ganh đua, cạnh tranh nhau một cách rất khốc liệt, khác với văn hoá  đắp đê, chống giặc ngoại xâm củaViệt Nam nơi mà vai trò của cá nhân luôn  bị hoà lẫn trong tập thể); ứng xử theo nguyên tắc (khiến cho người phương  Tây có được thói quen sống theo pháp luật khá sớm); trong ứng xử với môi  trường xã hội thì độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu thắng trong đối  phó.  

 Đối tượng quan tâm của nghề chăn nuôi không tản mạn mà tập trung  vào đàn gia súc, con vật. Xuất phát từ các chỉnh thể, tư duy của con người  tất yếu đi theo lôi phân tích để tách ra các yếu tố cấu thành; từ con vật hoàn  chỉnh mổ xẻ chia ra các bộ phận. Và đối tượng quan tâm ở đây tập trung vào  chính các bộ phận riêng lẻ ấy (vì mối liên hệ giữa chúng trong chỉnh thể đã  là đương nhiên), cho nên phân tích kéo theo siêu hình - chú ý tới các yếu tố,  trừu tượng hoá chúng khỏi các mối liên hệ. Phân tích và siêu hình - đó chính  là đặc trưng tư duy của văn hoá trọng động mà Phương Tây là điển hình (ta  cũng có thể gặp hình thức tư duy này khi phân tích các quẻ Kinh Dịch của  người Hán vì người Hán cũng có xuất phát từ Phương Tây trọng động), và có thể hiểu tại sao xuất phát điểm ban đầu của Kinh Dịch lại chỉ có 8 quẻ đơn và khi giải đoán người ta chỉ cần phân tích từng quẻ riêng biệt).   *[...Từ lâu nay, có nhiều người ngộ nhận rằng Trung Hoa là một nước  lớn có nền văn hoá rực rỡ từ cổ xưa, căn bệnh cố hữu "lấy Trung Hoa làm  trung tâm" đã tạo ra trong nhận thức định kiến cho rằng văn hoá Việt Nam  chỉ là sản phẩm của văn hoá Trung Hoa, là bộ phận của nó. Nhưng thực ra  không hẳn là như vậy, vấn đề phức tạp hơn nhiều, ngay từ năm 1887, một  nhà Hán học người Pháp là T.de Lacouperie đã hiểu ra rằng"Niềm tin là  nước Trung Hoa vốn đã lớn lao mãi từ xưa và thường xuyên như thế chỉ là  một huyền thoại. Trái hẳn lại, đó là việc mới xảy ra về sau. Văn minh Trung  Hoa không phải tự nó sinh ra, mà là hậu quả của sự thâu hoá. Việc thâu hoá  từ đâu thì xưa cho là từ phía tây, nhưng càng về sau thì càng có nhiều người  cho là từ phía đông - nam". Những nhận thức sơ khai về âm - dương(biểu  tượng vuông - tròn và tròn vuông) đã xuất hiện trên trống đồng tìm thấy ở Việt Nam có niên đại sớm hơn các dân tộc Cận Đông, Ân Độ và Trung Hoa  tới cả hàng mấy nghìn năm. Tập thể tác giả cuốn Văn hoá Đông Sơn ở Việt  Nam đã viết : " Kĩ thuật luyện kim, đúc đồng của người Đông Sơn đã đạt  đến trình độ điêu luyện đáng kinh ngạc. Trống đồng, thạp đồng là những di  vật tiêu biểu nhất cho trình độ kĩ thuật và bàn tay tài hoa của những người  thợ đúc Đông Sơn. Đỉnh cao không thể phủ nhận này đã khiến trước đây,  nhiều học giả phương Tây không thể tin vào nguồn gốc bản địa của văn hoá  Đông Sơn nói chung, kĩ thuật luyện kim Đông Sơn nói riêng. Họ đi tìm  nguồn gốc ở tận đất Trung Nguyên, phương Bắc, thậm chí còn tìm ở xa tít  bên trời Tây...kết quả nghiên cứu khảo cổ học vài thập kỉ qua đã chứng  minh rằng, nghề luyện kim đồng thau đã ra đời ở đất này từ rất lâu trước sự ra đời của văn hoá Đông Sơn. Luyện kim Đông Sơn là sự phát triển kế tục,  không đứt quãng của luyện kim các giai đoạn văn hoá tiền Đông Sơn". Theo GS Trần Quốc Vượng thì chữ "đồng" trong tiếng Hán được phiên âm từ tiếng Đông Nam A cổ đại ( tiếng Tày: toong; Việt; đồng). Nhà Đông  phưong học Nga G.G. Stratanovic(1977) cho biết :" Bốn kiểu trống đồng  Đông Sơn mà các nhà nghiên cứu khác nhau đã phân tích ra và ba kiểu  chuông....của tôi thực ra chỉ là những biến thể của cùng một loại sản phẩm  từ cùng một vùng sản xuất đồ đồng lớn nhất. Vùng này có thể hình dung  dưới dạng một tam giác lớn: hai điểm tận cùng của cạnh đáy là Đông Sơn ở phía đông và Mogaung (bắc Mianma) ở phía tây. Đỉnh tam giác nằm trong  khoảng giưã hồ Động Đình và hồ Poian'. Ông viết tiếp: " trước đây thâm chí  cả đồ đồng Đông Sơn cũng bị tưởng rằng bắt nguồn từ phương Bắc. Bây giờ tình hình đã thay đổi. Người ta biết đến không chỉ nguồn quặng đồng phong  phú của Việt nam, mà cả những mỏ đồng, cũng như mỏ vàng và bạc khác  nữa. Gỉa thuyết về nguồn gốc phương Nam của đồ đồng nhà Â n trở nên có  cơ sở...Niên đại của văn hoá Dông Sơn giờ đây được đẩy về khoảng giáp  ranh giữa các thiên niên kỉ 2.1 trước công nguyên."...sớm hơn các dân tộc  Cận Đông, Ân Độ và Trung Hoa tới cả hàng mấy ngàn năm..".  

 Tổ tiên người Hán có nguồn gốc du mục, xuất phát từ phía tây bắc  (vùng Trung A). Trong cuốn Đại cương lịch sử thế giới cổ đại của tác giả Trịnh Nhu và Nguyễn Gia Phu cho biết : " Cư dân đầu tiên được biết đến ở vùng Hoàng Hà là hai bộ lạc Hạ và Thương. Cả hai tộc này vốn không phải  là người bản địa mà là những bộ tộc du mục thuộc giống Mông Cổ". Chính  người Trung Hoa cũng hiểu rất rõ điều này. Không phải ngẫu nhiên mà  ngay từ thời Hán, ứng Thiệu đã khẳng định trong sách Hán quan nghi:  “Khi cổ nhân mới mở ở Bắc phương, đã liền giao tiếp ngay với Nam phương  để xây dựng nền tảng cho con cháu”. Còn Lương Khải Siêu, một nhà hoạt  động văn hoá Trung Quốc nổi tiếng (1873 - 1929), thì thừa nhận rằng tổ tiên của người Trung Hoa vốn là một sắc dân du mục “khởi lên từ phia tây bắc, rồi tràn xuống chiến thắng những giống man tộc ở lưu vực sông Hoàng  Hà, và càng ngày càng tràn ra khắp cả trên cõi đất đại lục....Nguyên nền  văn minh Trung Hoa khởi xuất từ phương Bắc là nơi khí hậu rét mướt, mầu  đất sỏi khô cằn, ngay cả phần trời cũng bạc, cho nên người phương Bắc chỉ chuyên để tâm nghiên cứu những vấn đề tầm thường nhật dụng, vì thế tư tưởng chỉ thiên về đường thực tế”.  
 Sự phát triển của dân tộc này trải qua hai giai đoạn. Trong giai đoạn  đầu, tổ tiên của người Hán sống định cư tại thượng nguồn sông Hoàng Hà  và làm nông nghiệp khô (trồng kê, mạch). Rồi họ tiến dần từ tây sang đông,  về hạ lưu và thâu tóm cả vùng lưu vực sông Hoàng Hà cùng nền văn hoá  nông nghiệp khô ở đây: Dấu vết của thời kì “đông tiến” này là những cách  nói trong tiếng Trung Hoa như đông cung (cung điện phía đông), đông  sàng(giường phía đông)...Như vậy, du mục tây bắc + nông nghiệp khô bản  địa là hai thành tố tạo nên nền văn hóa sông Hoàng Hà. ở giai đoạn thứ hai,  hướng bành trướng lãnh thổ của tổ tiên người Hán là từ bắc xuống nam, đến  thời Tần - Hán thì Trung Hoa đã trở thành một đế quốc rộng lớn. Thời kì  "nam tiến" này để lại dấu vết trong những cách nói của người Trung Hoa  như "kim chỉ nam", "thiên tử ngồi trông về phương Nam mà cai trị thiên hạ ". Cùng voí sự bành trướng về phương Nam, văn hoá sông Hoàng Hà đã  hấp thụ tinh hoa của văn hoá nông nghiệp lúa nước Bách Việt ở phía nam  sông Dương Tử và với óc phân tích của dân du mục, đã nhanh chóng hệ thống hoá, quy phạm hoá để phát triển thành văn hoá Trung Hoa rực rỡ, rồi  phát huy ảnh thưởng trở lại phương Nam và các dân tộc xung quanh. Nhóm  tác giả đề tài cấp nhà nước Tiếp xúc, giao lưu và phát triển văn hoá: quan  hệ giữa văn hoá Việt Nam và thế giới do GS Phạm Đức Dương chủ trì đã  từng kết luận rất đúng rằng "Nền văn minh Trung Hoa đã phát sáng do  người làm nông nghiệp khô thâm canh ( trồng kê mạch) vùng Trung Nguyên lưu vực sông Hoàng Hà đã hỗn dung với văn hoá của cự dân du mục phía  bắc và tây bắc (rợ Khuyển Nhung...), sau đó là với văn hoá của cư dân nông  nghiệp lúa nước Đông Nam A ( vùng Hoa Nam với những trung tâm như Ba  Thục, kinh Sở, Ngô Việt..). Kết thúc cuộc"Hán Sở tranh hùng", nhà Hán đã  thống nhất Trung Hoa từ Bắc tiến xuống nam(tiền bắc hậu nam) và phát  triển đất nước theo một trật tự ngược lại tiền nam hậu bắc.   Mặc dù vậy, bản chất của người dân du mục vẫn luôn tồn tại trong  văn hoá và tư duy của người Trung Hoa (người Hán) kể cả sau khi đã tràn  qua sông Dương Tử hoà trộn với văn hoá của người phươngNam. Dân du  mục nếu thấy ở nơi này không thuận tiện họ có thể dễ dàng bỏ đi nơi khác,  do vậy dẫn đến tâm lí coi thường tự nhiên, coi thường tập thể và ý thức về quê hương, đất nước không bền vững. Lịch sử Trung Quốc cho ta thấy các  triều đại luôn luôn có sự bành trướng, muốn chinh phục các nước xung  quanh " bình thiên hạ"; các nhân sĩ có thể dễ dàng đi từ nước này sang nước  khác. Nếu ở trong nước không được vua sử dụng họ sẽ đi sang nước khác  miễn là được trọng dụng - cuộc chu du thiên hạ của Khổng Tử, một nhà tư tuởng văn hoá lớn của Trung Hoa cổ đại, là một ví dụ điển hình. Quyền lợi  và ý thức của cá nhân luôn được đặt lên trên quyền lợi của tập thể và đất  nước. Quan niệm về "trung quân, ái quốc" của người Việt Nam và người  Trung Hoa cũng khác nhau. Người Việt Nam "trung quân" nhưng nếu vua  hèn bán nước, đầu hàng ngoại xâm thì ông vua đó sẽ bị chính thần dân của  mình hạ bệ để bảo vệ quyền lợi quốc gia, dân tộc. Người Trung Quốc thì  khác, họ "trung quân" một cách triệt để theo tư tưởng cá nhân "chủ ai nấy  thờ" và sẵn sàng vì vua của mình, vì cá nhân mà bỏ qua quyền lợi của quốc  gia, dân tộc. Có thể nói bản chất văn hoá của người Trung Hoa là văn hoá  Du mục, nặng về tư duy phân tích kéo theo siêu hình - chú ý tới các yếu tố, trừu tượng hoá chúng khỏi các mối liên hệ nên người Hán sẽ không thể là  chủ nhân đầu tiên phát kiến ra học thuyết âm dương – ngũ hành.   ........Biểu tượng âm - dương dùng phổ biến hiện nay mới được đặt ra từ đầu Công nguyên. Trong khi đó thì người Việt vẫn giữ được truyền thống âm  - dương có truyền thống lâu đời hơn - biểu tượng vuông - tròn. Có vuông có  tròn, tức là có âm có dương; nói "vuông tròn" tức là nói đến sự hoàn thiện.  Thành ngữ có câu: Mẹ tròn con vuông , ba vuông bảy tròn, ......ca dao thì có  : ba vuông sánh với bảy tròn, Đời cha vinh hiển, đơì con sang giàu; Lạy trời  cho đặng vuông tròn, Trăm năm cho trọn lòng son với chàng!.Trong truyện  Kiều, Nguyễn Du viết : Trăm năm tính cuộc vuông tròn, Phải dò cho tận  ngọn nguồn lạch sông; Nghĩ mình phận mỏng cánh chuồn, Khuôn xanh biết  có vuông tròn mà hay?  

 Một điều rất lí thú, là gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng  ở rìa ngoài mặt trống đồng Yên Bồng ( Lạc Thuỷ, Hoà Bình) và trống đồng  Thôn Mống ( Nho Quan, Ninh Bình) có các hình biểu tượng âm - dương  vuông tròn và tròn vuông lồng vào nhau. Tiền đồng cổ Việt Nam qua các  thời đại với lỗ vuông ở chính giữa là dấu vết truyền thống của biểu tượng  âm - dương này. Trên cái nền rộng như thế mới hiểu được rằng cách giải  thích quan niệm " trời tròn đất vuông" theo lối dân gian (" trời tròn như cái  bát úp, đất vuông như cái mâm vuông") chỉ là một cách lí giải ngây thơ,  thực ra đó là một cách nói về triết lí âm dương mang tính hình tượng. Sở dĩ trời tròn là dương, mà biểu tượng là tròn, đất vuông vì đất là âm, mà biểu  tượng của âm là vuông]8 

 Chính vì vậy việc coi văn hoá Việt nam, trong đó có Tử vi, chỉ là sản  phẩm của văn hoá Trung Hoa là hoàn toàn không hợp lý. Với nền tảng căn  bản của tư duy trọng động, phân tích siêu hình thì không thể đảm bảo rằng người Hán là chủ nhân của môn Tử vi trọng mối quan hệ biện chứng tổng  hợp dựa trên việc tổng kết những kinh nghiệm mang tính chủ quan, cảm  tính.  

 Tư duy phân tích siêu hình là cơ sở cho sự hình thành và phát triển  của khoa học theo nghĩa phương Tây của từ này: một tư tưởng sẽ được coi  là khoa học khi nó: a) được biện giải, lập luận một cách chặt chẽ và b) kiểm  tra được bằng thực nghiệm. Khoa học được hình thành theo con đường  thực nghiệm, khách quan, lí tính. Tính chặt chẽ và thuyết phục của khoa  học từ đó mà ra.  

 Ngược lại, ở lối tư duy biện chứng, sự chú ý không bị phân tán,  không có điều kiện cho việc hình thành những ngành khoa học chuyên sâu,  nhưng bù vào đó, nó lại là cơ sở cho việc hình thành một nền Đạo Học - đó  là hệ thống những tri thức thu được bằng con đường kinh nghiệm, chủ quan,  cảm tính. Vì không được biện luận, chứng minh nên tri thức đạo học có  nhược điểm là sức thuyết phục thấp, nhưng bù lại nó bao giờ cũng được diễn  đạt ngắn gọn, súc tích - tính thâm thuý của Đạo Học từ đó mà ra. Thêm vào  đó, do được hình thành một cách tự nhiên (không bị giới hạn đối tượng) và  được kiểm chứng bằng kinh nghiệm của nhiều thế hệ nên tính đúng của Đạo  Học thường khá cao. Chính vì vậy mà tư tưởng Phương Đông cổ truyền  hàng ngàn đời ít có gì thay đổi.  

 Mang hai lối tư duy này so sánh trong cấu trúc của Tử vi ta dễ dàng  nhận thấy Tử vi mang nhiều tính đúng của Đạo Học hơn là tính chặt chẽ thuyết phục của khoa học. Những tri thức thu được trong Tử vi chủ yếu có  được là do kinh nghiệm tích luỹ lâu dài, mang tính chủ quan cảm tính, định  tính chứ không xuất phát từ thực nghiệm: không khoa học nào chứng minh  được tại sao trên lá số Tử vi sao Liêm trinh hãm ở cung tỵ - hợi, đắc địa ở cung dần - thân, hạn Thiên hình - Thái tuế lại bị tù tội, người mệnh có Hồng loan gặp Triệt thì môi thâm, hoặc sao Thiên mã trước kia là voi ngựa, bây  giờ lại tượng trưng cho ôtô, xe máy...nó hình thành một cách tự nhiên tuỳ theo từng giai đoạn và chỉ có kinh nghiệm lâu dài kết hợp với cảm tính chủ quan mới đúc rút ra được.  Tử vi là sản phẩm văn hoá của người Việt góp nhặt từ những yếu tố mang tính chất nền tảng căn bản của cuộc sống đã tồn tại trong dân gian và  sắp xếp chúng vào hệ thống. Nhưng trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử có  thể sách vở viết về Tử vi đã bị người Hán tiêu huỷ và thu nhặt mang về nước,  và dựa trên cơ sở của những thành tựu đã có của Tử vi Việt sáng tạo ra  những tông phái khác rồi phát tán văn hoá của mình đưa trở lại Việt Nam  nên nhiều người đã nhầm tưởng Tử vi là có nguồn gốc từ Trung hoa, vì thực  tế Tử vi không chỉ có một tông phái duy nhất mà bao gồm nhiều thuyết,  nhiều tông phái khác nhau

Hiện nay chưa tìm thấy cơ sở chứng minh Tử vi do người khác phát  kiến ra nên người Hán vẫn coi Trần Đoàn là ông tổ của Tử vi cho môn này  có ngọn ngành, gốc gác. Trải nhiều thăng trầm của lịch sử sách vở và văn  hóa của người Việt chúng ta đã có nhiều sự thay đổi, nhưng thực tế đã chứng  minh môn Tử vi là môn khoa học dự đoán gắn liền và phù hợp với người  Việt, đó là sự phát triển rất thâm sâu, rộng rãi của môn này trong đời sống  văn hoá của người Việt, người Hán không theo kịp. Người Việt là chủ nhân  sáng tạo ra Tử vi nên mới có khả năng sử dụng thành thạo và phát triển tinh  tế. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận được sự góp mặt của những học giả người Hán trong việc gìn giữ và phát triển môn Tử vi qua những sách vở để lại. Trải qua nhiều thế hệ với sự tham gia của nhiều người Nam - Bắc để hình thành nên hệ thống Tử vi như ngày nay.

Dưới đây tôi đưa ra ý kiến của một tác giả đã nghiên cứu về văn hoá  cổ Phương Đông để bổ xung thêm hướng nhìn nhận về lịch sử của môn  Tử vi.  

[...trích đoạn truyện Trần Đoàn trong sách "Tử Vi Chính Nghĩa" và trong  cuốn Mai Hoa Dịch Số của Triệu Khang Tiết đã dịch và xuất bản, cũng có  phần nói về Trần Đoàn, sự tích pha nhiều điều huyền hoặc. Các nhà xem  Tử Vi chỉ chú trọng việc xem số, không căn vặn mấy về người nào sáng lập,  sáng lập khi nào, thường thì cứ tin rằng Trần Đoàn Hi Di là người khai  sinh, tin thế chứ không khảo cứu. Cụ Phan Kế Bính viết Việt Nam Phong  Tục thì đưa ra 3,4 thuyết khác nhau về người sáng lập, như nói là do một  nhà sư núi Hoa Sơn sáng tác ra (x. sách đã dẫn Cụ Lê Quí Đôn (Vân Đài  Loại Ngữ )cũng ngờ do hậu nho sáng tác mà thác danh Trần Đoàn. Truyện  ấy có thể lắm. Đôi khi người ta mượn danh một người có uy tín"đứng tên  hộ", thứ hai là nạn viết thêm, sửa sách, cũng thấy nhiều trong sách vở Trung  Quốc  

 Nhưng nếu nói Trần Đoàn là một người"không có thật"hay"không có  tài liệu nào ghi lại" cũng không đúng, có điều trong lưu truyền có thêm  nhiều điều huyền hoặc, ví như một ông tiên ông thần, dân gian còn có thuyết  đản sinh Trần Đoàn mang tính thần thoại, giống như truyện Na Tra. Có  người nói là xem các truyện lưu truyền về Trần Đoàn Lão Tổ từa tựa như đọc sách Phong Thần, kể cũng có lí. Cuốn Mai Hoa Dịch Số (sách dịch) nói  trên, dẫn “Tống Sử”, “Â n Dật truyện”, có nói Ông được Vua Tống vời vào  cung một thời gian, như vậy ông có gặp vua, và vua có hỏi ý kiến; nhưng  khó nói tôn lên là “Sơn trung tể tướng” như nhiều truyền thuyết ca ngợi,  sách ấy nói ông từng ẩn dật ở núi Võ Đang, Hoa Sơn, Vân Đài.  

 Trần Đoàn là một đạo sĩ nổi tiếng đời cuối Đường đầu Tống. Năm  sinh không rõ, chỉ biết sau khi thi tiến sĩ không đậu năm 932, ông không có chí thi thố gì nữa mà lui về vùng núi Hồ Bắc ở ẩn 20 năm. Ông mất năm  989. Uy tín ông rất lớn, có thể nói là vị học giả, thuật số uy tín nhất nửa  đầu đời Tống. Tác phẩm quan trọng để lại có cuốn Chỉ Nguyên là cuốn dạy  thuật luyện đan, Việt Nam Phong Tục có nhắc đến cuốn Kim Toa Bí Quyết,  nhưng các tài liệu khác tôi tra cứu chưa thấy nhắc đến Trần Đoàn cũng viết  sách ấy, không rõ cụ Phan Kế Bính dựa vào tài liệu nào. Ngoài ra ông để lại  bản "Vô Cực Đồ"( tức 1 bức đồ kiểu như Hà Đồ hay Lạc Thư) cũng có nhiều  giá trị nghiên cứu.  

 Dựa vào Sách sử cũng như xem các tác phẩm ông để lại cho thấy ông  thuộc trường phái luyện đan, tức là khoa luyện những thứ "đan được "để tu  tiên, cầu bất lão, cầu trường sinh. Phương tây không có thuật ngữ tương  đương nên dịch môn"luyện đan " này là "giả kim thuật ", là một thuật kì  quặc của Phương Tây "hi vọng"(?)luyện các thứ đất đá cũng như các thứ nguyên tố khác thành vàng (?!). Không thấy nói ông nghiên cứu và để lại  các sách về Tử Vi (hay xem tướng, phong thuỷ ) gì cả, ngoại trừ các sách lí  số truyền vậy. Phép luyện đan tương truyền thì có những người thành công  "đắc đạo" sống hàng trăm năm. Tương truyền thế chứ chưa có gì làm bằng  chứng xác thực. Dân gian còn đặt câu giễu "nuốt đan cầu thần tiên, đan  nuốt cuộc đời luôn "(Vì các nguyên liệudùng để luyện đan phần nhiều là sa  thạch, khoáng thạch có độc tố, ăn vào rất dễ ngộ độc, có thể vì thế mà sau  này có xu hướng chuyển sang "nội đan ", tức luyện "chân đan" ngay trong  con người, không chế "đan dược" tức "ngoại đan"dễ chết người nữa).  

 Trong các tài liệu không thấy một bằng chứng nào chứng tỏ có tục  xem số Tử Vi trước đời Tống, Trần Đoàn là đạo sĩ có danh bậc nhất đời  Tống, không rõ thuật Tử Vi mượn danh ông (vì ông ta quá nổi tiếng, uy tín)  hay việc ông ta trước thuật môn Tử Vi là có thực, không biết dựa vào đâu  để khảo cứu.

Lại nghe nói có thuật Tử Vi Phương Tây (có nguồn gốc từ Babilon, theo  nhiều nhà khảo cứu), nghe nói xem cũng ra đáp số gần như trùng hợp hoàn  toàn với kết quả cuẩ phép Tử Vi, không rõ hư thực. Vả lại, nếu đem đến kết  quả như nhau, cũng chưa phải nhất định có chung nguồn gốc.]10

Như vậy là, việc có thực Trần Đoàn sáng tác Tử Vi hay không, chưa  có chứng cứ xác thực khẳng định, nên chúng ta cứ tạm hiểu như là một  truyền thuyết.  

Tản mạn về Kinh Dịch

Hiện nay Kinh Dich thường được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, có  người coi Kinh Dịch đơn thuần như một quyển sách bói toán, có người coi  Kinh Dịch là một quyển sách khởi nguồn của mọi môn khoa học phương  Đông cổ - "quần thư chi thủ". Theo như chú thích của nhiều học giả, chữ 

"Dịch" bao gồm 3 nghĩa: Bất dịch (không thay đổi), giao dịch(trao đổi lẫn  nhau) và biến dịch(thay đổi). Trong đó biến dịch giữ vai trò quan trọng, vì  cốt yếu nhất của Dịch là sự biến đổi không ngừng của sự vật. Tất cả mọi sự biến hoá của tạo vật đều thâu tóm trong chữ : Dịch. Trời đất, sáng tối, nam  nữ là bất dịch, nhưng trơì đất sáng tối, nam nữ phải giao dịch, phải trao đổi  với nhau để tồn tại và trưởng thành và kết quả tạo ra một cái mới tức là biến  dịch vậy.  

 Có 3 giả thuyết về nguồn gốc của chữ Dịch: một là chữ "Nhật" ở trên  và chữ "Nguyệt" đẫ biến hình ở dưới. Ngày xưa, người ta nhìn thấy mặt trời  để quan sát mọi vật rồi từ đó mà thấu hiểu đạo lý của trời đất, phải trái, điều  lành điều dữ, đáng làm hay không đáng làm. Cũng có nghĩa là vật chất:  "Ngưỡng nhân nhi tri vật". Thiên Nghiêu điển trong Kinh Thư có chép: vua 

Nghiêu sai Hi Trọng đến đất Dương Cốc ở phía Đông để quan sát mặt trời  mọc, sai Hi Thúc đến đất Nam Giao ở phía Nam để ghi bóng mặt trời giữa  trưa, Hoà Trọng đến đất Muội Cốc ở phía Tây, và Hoà Thúc đến đất U Cốc  ở phía Bắc nhận xét lúc mặt trời lặn, để chiêm nghiệm tinh tú, dạy dân biết  làm ruộng, phân biệt mùa màng. Thứ ba: chữ Dịch là chữ "tích dịch". "Tích  dịch" chữ Hán là con thằn lằn. Ngày xưa, khi chưa có văn tự, người ta quan  sát con thằn lằn thấy mỗi ngày nó thay đổi 12 lần, trùng với 12 giờ trong 1  ngày, 12 tháng trong 1 năm. ở vị trí quan sát khác nhau thấy màu sắc khác  nhau, người ta ví với sự biến hoá của tạo vật cả thời gian và không gian.  

 Vậy thực ra Dịch là gì? Xuất phát từ những kinh nghiệm nhận biết thế giới, từ học thuyết Âm - Dương người xưa đã sáng tạo ra mô hình kinh Dịch  để mô tả và cụ thể hoá sự vận hành của những quy luật khách quan trong  giới tự nhiên và con người. Đây là một hệ thống những lý hiệu ( - - ), ( - )  

được sắp xếp theo những nguyên tắc nhất định của quy luật âm - dương.   Theo sử sách truyền lại thì người cổ xưa đã xây dựng được 3 mô hình  Dịch để nhận biết thế giới là : Liên Sơn Dịch, Quy Tàng Dịch và Chu Dịch.   [*Liên Sơn Dịch: là sách Dịch của đời nhà Hạ (2205 - TCN) cho rằng  Dịch như mây núi bốc ra không ngừng, nên lấy quẻ Cấn làm đầu vì quẻ Cấn  tượng cho núi.  

 *Quy Tàng Dịch: là sách Dịch nhà Thương (1766 - 1387 tcn) Ân (1388 -  1122 TCN) quan niệm vạn vật là cuối cùng cũng quay về đất, nên lấy quẻ "Khôn" làm đầu, vì qủe "Khôn" tượng cho đất.  

 * Chu Dịch: là sách Dịch đời nhà Chu(1122 - 250 TCN) cho rằng đạo  Dịch luôn luôn biến hoá đầy đủ, lấy quẻ "Càn" làm đầu.] 11  Hiện nay 2 bộ sách Liên Sơn Dịch và Quy Tàng Dịch đã bị thất  truyền chỉ còn lại Chu Dịch, mà chúng ta thường gọi một cách tuyệt đối là  Kinh Dịch . Theo truyền thuyết, là do Chu Văn Vương sáng tạo ra khi bị vua  Trụ cầm tù ở Dữu Lý đã thay đổi vị trí và kết hợp 8 quẻ đơn (càn, ly, chấn,  tốn, khảm, cấn, khôn) tương truyền có từ thời vua Phục Hy để tạo thành 64  quẻ kép (thuần càn, thuần khôn, hoả sơn lữ, ký tế, vị tế...). Tám quẻ bát quái  tượng trưng cho nhiều sự vật, ví dụ như: Càn là trời, Khôn là đất, Đoài là  đầm (hơi nước, sương mù, hồ suối), Tốn là gió, Chấn là sấm, Cấn là núi....  
Tử Vi Và Tư Duy Của Người Việt: Triết lý âm dương và môi trường sống

 

 (Mô hình âm dương cuả 8 quẻ Bát Quái)  

 [ Căn cứ theo vị trí của 8 quẻ người ta Biểu diễn sự sắp xếp tám quẻ cơ bản theo Quy luật đã phân Chu Dịch ra thành Tiên thiên bát quái và Hậu  thiên bát quái.  

Càn ở Nam, Khôn ở Bắc đối diện nhau đỉnh ngôi trời đất,  

Cấn ở Tây Bắc, Đoài ở Đông Nam đối diện nhau, đó là đầm núi thông khí.  Chấn ở Đông Bắc, Tốn ở Tây Nam đối diện nhau, đó là sấm gió xô xát.  Khảm ở Tây, Ly ở Đông đối diện nhau, đó là nước lửa thân thiết nhau.  "Thuyết quái truyện" nói: " Trời đất định vị, núi đầm thông khí, sấm gió cùng nhau xô xát, nước lửa không diệt nhau, 8 quẻ giao nhau". Phương vị của tiên thiên bát quái như sau: 

 

 Tử Vi Và Tư Duy Của Người Việt: Triết lý âm dương và môi trường sống
Càn là trời, cho nên là ở trên và ở phương Nam vì phương Nam, nóng thuộc  hoả (dương).  
Khôn là đất, nên ở dưới và phương Bắc, vì phương Bắc lạnh thuộc thuỷ (âm).  
Đoài ở Đông Nam vì ở Đông Nam nhiều đầm hồ.  
Cấn ở Tây Bắc vì Tây Bắc nhiều đồi núi.  
Tốn ở Tây Nam, vì Tây Nam là nơi nóng lạnh xô xát nhau sinh ra gió.  Chấn ở Đông Bắc, vì gió từ Tây Nam thổi qua Đông Bắc, gây ra tiếng động,  hoặc sáng (Ly) tối (Khôn) cọ xát nhau sinh ra sấm.  
Ly là mặt trời, nên ở phương Đông, vì mặt trời mọc ở phương Đông.  Khảm là mặt trăng, nên ở phương Tây, cũng có thể là do đa số sông ngòi  bắt nguồn từ các cao nguyên phía Tây, 8 quẻ trên sắp xếp theo thứ tự sau:
Càn - Ly - Chấn - Tốn - Khảm - Cấn - Khôn. Tại sao lại sắp xếp theo thứ tự như vậy?.  
- Càn là trời, có trời mới có muôn vật.  
- Đoài tiếp theo, là vì đã có sương mù tất phải có khí nóng đối lại.  - Chấn là do hơi nước và khí nóng gây ra nên tiếp theo Ly.  - Tốn tiếp theo Chấn bởi lẽ chuyển động sẽ gây ra gió.  
- Khảm tiếp theo, bởi lẽ khi có gió thì nước chuyển theo  
- Cấn liền theo Khảm vì nước lưu chuyển kết quả sẽ làm đất thành đồi  vũng.  
- Khôn ở cuối cùng, bởi lẽ sự hoàn tất của sự vật che đỡ, bao dung tất  cả.  
 Tám quẻ của bát quái, mỗi quẻ 3 vạch là rất có ý nghĩa, tượng trưng  cho tam tài, vạch trên là trời, vạch dưới là đất, vạch giữa là người. Từ thời  cổ đại, người ta đã quan niệm về con người như vậy. Đó là một đóng góp vô  cùng to
lớn, khẳng định vai trò của con người trong vũ trụ, nhác nhở con  nguời sao cho thuận với đạo lý của trời đất và không thể không cùng với vũ trụ mà biến hoá.  
 Trên đây là Tiên thiên bát quái của Phục Hy.  
 Còn Hậu thiên bát quái do Chu Văn Vương tạo ra khi bị vua Trụ cầm  tù ở Dữu Lý. "Thuyết quái truyện" nói: Đế xuất ở Chấn, gọn gàng ở Tốn,  cùng thấy ở Ly, làm việc ở Khôn, mừng vui nói ở Đoài, đánh nhau ở Càn,  khó nhọc ở Khảm, hoàn thành xong là nói ở Cấn, do vậy mà suy ra thứ tự của Hậu thiên bát quái là: khởi đầu từ Chấn rồi tiếp đó lần lượt đến Tốn,  Ly, Khôn, Đoài, Càn, Khảm, Cấn.
Tử Vi Và Tư Duy Của Người Việt: Triết lý âm dương và môi trường sống
Phương vị của Hậu thiên bát quái, theo "Thuyết quái truyện" thì: vận  vật xuất Chấn. Chấn ở phương Đông, gọn gàng ở Tốn. Tốn thuộc Đông Nam  gọn gàng là nói muôn vật đều sạch sẽ; Ly là sáng, muôn vật cùng thấy nhau  là quẻ ở phương Nam, Khôn là đất, mẹ của muôn vật, nên nói làm việc ở Khôn. Đoài là chính thu. Vạn vật vui vẻ nên nói vui vẻ là nói ở Đoài, đánh  nhau ở Càn. Càn ở Tây Bắc là nói về âm dương xô xát. Khảm là nước là quẻ ở phương chính Bắc là quẻ khó nhọc, muôn vật đều ở đó, nên nói khó nhọc ở Khảm; Cấn quẻ Đông Bắc, nơi muôn vật thành về cuối, nên nói thành là nói  Cấn.  
 Cho nên thứ tự phương vị của 8 quẻ Hậu thiên bát quái là : Chấn -  phương Đông, Tốn - Đông Nam, Ly - phương Nam, Khôn ở Tây Nam, Đoài  ở phương Tây, Càn ở Tây Bắc, Khảm ở phương Bắc, Cấn ở Đông Bắc.   Tiên thiên bát quái là thể của Dịch, chính yếu là thể của Dịch, chính yếu là  để tỏ rõ đạo âm dương tiêu trưởng trong trời đất. Hậu thiên bát quái lại nói về cái dụng của Dịch nên đề cập đến ngũ hành: Khảm thuộc thuỷ, Ly thuộc  Hoả; Càn, Đoài thuộc Kim; Chấn, Tốn thuộc Mộc; Cấn, Khôn thuộc Thổ.   Đoài, Càn chủ mùa thu; Ly chủ mùa hạ; Khảm chủ mùa đông; Chấn,  Tốn chủ mùa xuân. Khôn chủ 18 ngày cuối của mùa hạ khi giao với mùa  xuân.  
 Như vậy cho ta thấy Hậu thiên bát quái khởi từ xuân đến hạ. Đến thu,  đến đông theo thứ tự của 4 mùa, trừ Khảm thuộc thuỷ, Ly thuộc hoả, còn  kim, mộc, thổ thì chia làm âm dương: Càn thuộc dương kim, Đoài thuộc âm  kim; Cấn thuộc dương mộc, Tốn thuộc âm mộc; Cấn thuộc dương thổ, Khôn  thuộc âm thổ; hai quẻ Khảm ( thuỷ), Ly (hoả) bao hàm cả âm lẫn dương.  Các quẻ Tốn, Ly, Khôn, Đoài là quẻ âm, thuộc phần âm. Các quẻ Càn,  Khảm, Cấn, Chấn là quẻ dương thuộc phần dương.]12  
 Người xưa đã xử dụng 8 quẻ đơn, sắp xếp theo các thứ tự vị trí nhằm  mô tả các quy luật cơ bản khác nhau. Ví dụ như Tiên thiên bát quái, Hậu  thiên bát quái,Trung nam bát quái đồ, Trung nữ bát quái đồ...vv.. Mỗi mô  hình đều có những quy tắc nội tại của mô hình đó, chúng tuyệt đối tuân thủ các quy luật cơ bản như âm dương đối nhau và xung khắc như trong hệ Tiên  thiên (Càn đối Khôn, Khảm đối Ly, Cấn đối Đoài, Tốn đối Chấn)...Các mô  hình này được biểu diễn theo các quy tắc có tính thống nhất và theo mục  đích sử dụng một cách linh hoạt. Trong các ứng dụng cụ thể, người ta  thường quan tâm đến hai quy luật Tiên thiên và Hậu thiên là chủ yếu. Ví dụ như các quẻ sắp xếp thứ tự có trật tự trong Chu dịch dựa vào Hậu thiên. Một  số học giả đã chứng minh Tiên thiên liên hệ trực tiếp đến Hà đồ. Hậu thiên  liên hệ trực tiếp đến Lạc thư. Có thể hiểu Tiên thiên là mô hình vũ trụ nguyên thuỷ được sáng tạo ra ở lưu vực sông Hoàng Hà (Hà Đồ)13, hậu thiên  là mô hình vũ trụ được phát kiến ra ở lưu vực sông Lạc Dương (Lạc Thư).  Ban đầu khi chúng ra đời hoàn toàn không có liên quan gì đến nhau, cũng  giống như âm dương, ngũ hành được phát hiện ra một cách độc lập. Sau đó  những triết gia lớn sử dụng chúng thành một thể thống nhất vốn như chúng  vẫn hiện hữu như con người đang nói đến khi bàn về Dịch (Tiên thiên, Hậu  thiên), âm dương ngũ hành ...vv. 

Tử Vi Và Tư Duy Của Người Việt: Triết lý âm dương và môi trường sống
Theo thuyết "thiên - địa - nhân" nhất thể, vạn vật hữu linh coi con  người là một tiểu vũ trụ, những gì đúng với trời đất thì cũng đúng với con  người cho nên người ta đã sử dụng bát quái và ngũ hành để lí giải những gì  xảy ra với con người. "thiên địa vạn vật nhất thể, vũ trụ làm sao con người  làm vậy, con người là một tiểu vũ trụ, từ đó suy ra rằng các mô hình nhận  thức đúng với vũ trụ cũng sẽ đúng cho lĩnh vực con người" . Nên người ta đã  sử dụng Kinh Dịch để làm nền tảng sáng tạo cho những môn khoa học cổ 
Phương Đông mang tính thống nhất từ Lục Hào, Mai Hoa, bói Dịch, Phong  Thuỷ, Độn Giáp, Thái ất (tuy rằng độ số của các quẻ Kinh Dịch trong mỗi  môn có thay đổi nhưng thứ tự sắp xếp của các quẻ vẫn là Hậu thiên).....   Hiểu một cách đơn giản Kinh Dịch chỉ là một quyển sách triết học sử dụng những kí hiệu âm ( - - ) - dương ( - )để mô tả lại những tri thức của người phương Đông trong việc nhận biết thế giới khách quan và Dịch chính  là những quy luật khách quan của thế giới như là: âm - dương tiêu trưởng,  trong âm có dương, trong dương có âm, vật cùng tắc biến, âm cực sinh  dương, dương cực sinh âm hay có thể so sánh với những quy luật vận động  Mác đã vạch ra: bản chất hai mặt của một vấn đề, lượng đổi chất đổi....Vì là  những quy luật khách quan mang tính chất chung nhất và tất yếu mô tả lại sự vận động của thế giới tự nhiên và con người nên ở mức độ rộng có thể áp  dụng Kinh Dịch cho bất cứ sự việc hiện tượng nào diễn ra trong thế giới tuỳ thuộc vào sự nhận biết và vận dụng của người sử dụng. Dịch không đơn giản  là Chu Dịch hay là Lục Hào, là Mai Hoa, là Độn Giáp mà Dịch là Dịch - là  những quy luật khách quan tồn tại ngoài ý chí chủ quan của con người. Những môn khoa học dự đoán ở trên chỉ là mô hình hoá tổng kết những  nhận biết về quy luật của tự nhiên và con người để từ đó đưa ra ứng dụng  trong thực tiễn. Và cũng không thể áp dụng các quẻ Kinh Dịch cho mọi môn  khoa học ứng dụng từ thuyết âm dương - ngũ hành, như vậy dễ dẫn đến sự khập khiễng. Mục đích ban đầu khi sáng tạo ra mô hìn
h các hào, các quẻ Kinh Dịch chắc chắn người cổ đại chưa đủ thời gian để nghĩ ra những ứng  dụng của nó cho những môn bói toán, phong thuỷ.... họ chỉ đơn giản đặt viên  gạch đầu tiên xây dựng nền móng căn bản về sự nhận biết thế giới cho thế hệ đi sau tiếp tục phát triển thành quy luật và ứng dụng trong từng môn học.  Tuỳ theo mục đích sử dụng của những môn khoa học ứng dụng mà các thế hệ đi sau đã đưa thêm thông số đầu vào cho những quẻ Dịch để có thể đạt  được yêu cầu và mục đích của mình, ví dụ như - quẻ Càn: tượng trưng cho  tính chất dương kim, trời, cha, ông già, quan quý, đầu, vật tròn, cứng, nước,  lạnh; quẻ Khôn tương trưng cho dương thổ, đất, mẹ, bà già, trâu, vàng, đồ đất ngói; quẻ Chấn : tượng trưng cho tính chất dương Mộc, sấm, phương  đông, tre gỗ, trưởng nam... 
Một hệ thống có tính khái quát càng cao thì càng đơn giản, ít dữ kiện,  sự chính xác cụ thể thấp nhưng bù lại lỗi hệ thống nhỏ. Ngược lại khi muốn  xây dựng một hệ thống có tính chính xác thì đòi hỏi phải có nhiều dữ kiện,  nhiều chi tiết, tính phức tạp gia tăng, đối tượng phục vụ thu hẹp chính vì vậy  nó sẽ tồn tại rất nhiều lỗi hệ thống và không thể áp dụng cho tất cả mọi  trường hợp cụ thể. Có thể dùng triết lý Âm dương để giải thích ở mức độ khái quát được nhiều hiện tượng sự vật, nhưng đối tượng lí giải sẽ bị thu hẹp  hơn khi sử dụng Tử vi, Tử bình, Lục Hào, Mai Hoa để dự đoán chính xác  mọi việc theo đúng nguyên tắc của những hệ thống này đã đề ra. Nếu thực  sự lí giải được thì đòi hỏi người thực hiện phải có kiến thức sâu rộng trên  nhiều lĩnh vực, biết tổng hợp nhiều phương pháp để dùng phương pháp này  bù đắp cho hạn chế của phương pháp kia.  
Triết lí âm dương là nhằm giải thích sự hình thành của vũ trụ còn ngũ hành và bát quái là sự mô hình hoá cấu trúc vũ trụ. Mô hình Bát Quái Tiên  thiên mô tả sự hình thành của vật chất nói chung (bản thể) còn Bát Quái Hậu  thiên là mô hình của sự biến đổi của sự vật trên cơ sở của sự hình thành (thể dụng). Hai quá trình này luôn luôn có sự tương tác trao đổi tương ứng với sự hình thành, phát triển và phá vỡ của sự vật để phát triển lên một hình thái  mới không bao giờ ngừng, nối tiếp nhau. Mối liên hệ mật thiết giữa Tiên  thiên và Hậu thiên được người xưa kết hợp sử dụng một cách linh hoạt ví dụ điển hình là quan niệm treo gương Bát quái trong Phong thuỷ. Môn Phong  thuỷ phân ra có hai loại gương (gương Tiên thiên và Hậu thiên), tuỳ theo  trạng thái của ngôi nhà và mục đích sử dụng mà người ta có thể treo một  trong hai loại gương trên. Loại gương thứ nhất có tác dụng bồi hoàn nguyên  khí của ngôi nhà, loại gương thứ hai có tác dụng điều chỉnh những khiếm  khuyết của ngôi nhà, trên cơ sở tính toán của mệnh chủ với ngôi nhà, kết hợp với thời điểm treo gương để đưa ra giải pháp treo gương như thế nào  cho hợp lý .  
 Có thể hiểu Dịch là những quy luật vận động khách quan của vật chất  nên con người chỉ có thể ở trạng thái trung gian (middle) cảm nhận và dự đoán hướng vận động của sự việc chứ không thể tác động vào những quy  luật này nhằm tạo ra một kết quả như ý muốn. Khả năng cảm nhận này ở mỗi người không giống nhau, tuỳ thuộc vào khả năng bẩm sinh (năng  khiếu), vào sự luyện tập, vào tâm sinh lý, tình trạng sức khoẻ, môi trường  sinh sống...Những người có giác quan nhạy bén (giác quan thứ 6), tự thân họ cũng nhận biết được hướng vận động của sự việc, (chắc không ít người trong  chúng ta thỉnh thoảng khi xem bóng đá trên truyền hình có thể đoán trước  được một cầu thủ sút pênanti ra ngoài chỉ nhờ vào linh cảm). Còn lại đại đa  số đều phải dựa vào những hệ thống công cụ hoặc các biện pháp hỗ trợ để nhận biết thông tin, như các môn khoa học dự đoán Lục Hào, Độn Giáp, Mai  Hoa, Tử Vi, Tử Bình, Tướng Mạo, bói Bài, bói Lá Trầu...Để nắm bắt được  thông tin chính xác thì đòi hỏi trình độ của người sử dụng cũng phải thật tốt.  Học là để nâng cao bản thân, không thể mang ra so sánh với người khác. Có  người học nhiều năm cũng không sử dụng được, có người học ít nhưng sử dụng rất hiệu quả thậm chí còn có sự sáng tạo thêm. Sách vở, binh pháp  nhiều nhưng không phải học thuộc là đánh thắng trận hay kinh doanh giỏi.  Sách Dịch thì ai cũng có thể đọc nhưng không phải ai cũng hiểu và áp dụng  được: ví dụ như việc ứng dụng vào sự việc cụ thể những cụm từ con dê đực  húc vào bờ dậu, không lùi được, tiến cho toại ý cũng không được, không có  lợi gì cả, chịu khó thì tốt (hào 6 - quẻ Lôi Thiên Đại Tráng); Bị khốn nơi dây  sắn, nơi gập ghềnh. Hành động đấy, hối tiếc đấy. Biết suy nghĩ như vậy thì  hành động sẽ tốt (hào 6 - quẻ Trạch Thuỷ Khốn)14.... sẽ áp dụng như thế nào trong những trường hợp khác nhau mà khi cùng đọc những cụm từ trên.Việc  nhận biết thế giới khách quan giúp cho con người ứng xử cho phù hợp với  hoàn cảnh thực tế nhằm mục đích thoả mãn nhu cầu và ham muốn trong  cuộc sống. Có nhiều phương pháp để đạt được điều này, không nhất thiết  phải dựa vào Kinh Dịch. Khi gặp hoàn cảnh khó khăn có người nhờ đến quẻ Dịch để tìm được hướng giải quyết cho phù hợp nhưng người khác thì chỉ cần dựa trên những tính toán của bản thân cũng tìm được hướng đi đúng,  thậm chí còn đạt hiệu quả cao hơn so với sử dụng quẻ Dịch. Muốn biết sự thành bại của công việc có thể sử dụng bói Dịch nhưng cũng có thể dùng  biện pháp phân tích điều kiện thực tế để nhận biết. Nhiều công trình bền  vững cũng không hề có bóng dáng sự sắp đặt của thầy Phong Thuỷ chuyên  nghiệp. Người kiến trúc sư giỏi thiết kế ngôi nhà phù hợp với điều kiện môi  trường và hoàn cảnh của gia chủ, giúp cho những người sống trong ngôi nhà  đó cảm thấy thoả mái tiện lợi thì cũng giống như một thầy Phong thuỷ tài  năng. Có thể nói trong tự thân mỗi con người khác nhau đã tồn tại những  khả năng "Dịch" (khả năng cảm nhận, những quy luật khách quan - giác  gian thứ sáu) ở mức độ cao thấp khác nhau, và tuỳ theo từng giai đoạn trong  cuộc đời mà khả năng này nhạy cảm hay bình thường [đây chính là chữ "thời" trong Dịch - "gặp thời" nói chơi cũng đúng]. Chính từ nguyên nhân  này mà đã dẫn đến một số luận đoán sai lầm trong Tửvi, một số người khi  dùng Tửvi dự đoán đúng một số sự việc (nhưng thực ra là do linh cảm dự đoán đúng) nhưng không hiểu thấu triệt vấn đề, xem xét kỹ lưỡng cứ tưởng  mình đã luận Tửvi đúng nên gán ghép tính chất của các sao một cách gượng  ép. Nhiều người kinh doanh thành đạt ít học về kinh tế nhưng lại có khả năng đưa ra những quyết định kinh doanh nhanh chóng và đúng đắn, Thành  Cát Tư Hãn lớn lên trên lưng ngựa đâu có thời gian học tập binh pháp nhưng đã giày xéo cả Châu Âu, Châu Á dưới vó ngựa Mông Cổ và người đời sau  phải ghi lại cách dùng quân của ông ta vào binh pháp để học.  Dịch là mô hình biểu tượng của các quy luật khách quan, nhưng giới  hạn trong lĩnh vực bói toán bằng quẻ Dịch thì cũng có thể nói rằng Dịch tự tâm sinh, tâm động Dịch động, tâm tĩnh Dịch yên. Thông thường khi gieo  quẻ, người gieo quẻ giữ tâm trí thanh thản không tạp niệm để nhận được  những thông tin khách quan thể hiện thông qua quẻ gieo được. Nhưng đôi  khi do tầm quan trọng của sự việc cần biết mà tâm trạng của người gieo quẻ không được ổn định, không giữ được vai trò trung gian (middle) thu phát  thông tin, để ý chí chủ quan ảnh hưởng tới hành động của mình. Từ đó dẫn  đến kết quả là quẻ thu được không phản ánh đúng quy luật vận động khách  quan của sự việc mà đơn giản chỉ là phản ánh ý chí chủ quan của người gieo  quẻ, vì vậy dễ dự đoán sai. Lúc này nếu có đoán đúng thì cũng không phải là  do tuân theo quy tắc của hệ thống dự đoán đang sử dụng mà là do sự cảm  nhận chủ quan nhạy bén của người dự đoán. Nếu dùng Dịch để bói những  việc đơn giản hoặc bói cho người khác mà không cầu mong lợi lộc thì ngày  có thể gieo 10 quẻ mà không sợ sai. Khi mong muốn sử dụng Dịch để phục  vụ cho mục đích chủ quan thì không ai dám chắc rằng mình sẽ đoán đúng  100%. Đặc biệt là không thể dùng Dịch để cá độ bóng đá, nghiên cứu chứng  khoán mong kiếm được một khoản tiền lớn hoặc dùng dự đoán những việc  lớn có liên quan đến quyền lợi của người dự đoán bởi vì khi đó lòng tham sẽ làm cho tâm lí không còn giữ được trạng thái trung gian (midle) thu nhận và  truyền tải thông tin một cách chính xác mà thường sẽ thu được quẻ tốt phù  hợp với ý chí chủ quan nhưng lại trái ngược với kết quả thực tế của sự việc,  dịch tự tâm sinh tâm động dịch động là như vậy. Để khắc phục nhược điểm  này những người sử dụng bói Dịch thường phải tĩnh tâm trước khi gieo quẻ và mỗi ngày chỉ bói vài quẻ hoặc nhờ người khác bói giúp nhằm đảm bảo  tính khách quan của thông tin thu được. 

"Dịch là Dịch - dịch tự tâm sinh, tâm động dịch động, tâm tĩnh dịch yên;  có mà không có, không có mà có."

Bài viết cùng chủ đề

Ứng Dụng Phong Thủy Trong Bố Trí Nhà Ở Và Nội Thất: Các nguyên tắc bố trí, nhận định tốt xấu và chọn hướng

Ứng Dụng Phong Thủy Trong Bố Trí Nhà Ở Và Nội Thất: Các nguyên tắc bố trí, nhận định tốt xấu và chọn hướng

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ứng dụng phong thủy trong bố trí nhà ở và nội thất: Tinh bàn và nhận định tốt xấu cho ngôi nhà, cách xác định tâm nhà, lựa chọn hướng nhà tốt, ứng dụng phong thủy trong bố trí nội thất trong phòng khách, nhà thờ, nhà bếp, giường ngủ và nhà vệ sinh đầy đủ nhất.

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Tuất - Căn Duyên Tiền Định

Xem Tuổi Kết Hôn Cho Người Tuổi Tuất - Căn Duyên Tiền Định

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Lương Duyên Tiền Định Người Tuổi Tuất - Xem Tuổi Chọn Vợ Chọn Chồng

Quẻ Thủy Trạch Tiết (Quẻ số 60 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Thủy Trạch Tiết (Quẻ số 60 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 60 Quẻ Thủy Trạch Tiết Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết