Bát Tự là gì? Hướng Dẫn Chi Tiết Cách An Bát Tự, Các Tính Tuổi Của Bát Tự

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 13 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 22/11/2022
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Bát Tự là gì? Cách An Bát Tự, Các Tính Tuổi Của Bát Tự

Muốn lấy số Hà Lạc, trước hết phải đổi năm tháng ngày giờ sanh ra Bát tự đã,  rồi đổi Bát Tự ra số Âm số Dương của Hà Đồ Lạc Thư, sau rồi lại đổi số Âm Dương ra  thành quẻ Dịch: Quẻ Dịch lại đổi thành quẻ Hà Lạc để tìm hiểu Mệnh Vận con người.  Như vậy từ Bát Tự đến số Hà Lạc, đã có 3 lần chuyển hình. Có thể vì quá trình biến  hóa này với quá trình thay đổi hình dạng của trứng Ngài ra con Tằm, Tằm ra Nhộng  và Nhộng ra Bướm.  

Số Hà Lạc đã thoát thai từ Bát Tự cho nên nói rằng: Bát Tự là bào thai của Hà  Lạc, hay nói ngược lại: Hà Lạac là Bát Tự đã chuyển hình. Bát Tự là cái cổng chung  mà nhiều môn học phải đi qua trước khi phân ngành (như trên phàm lệ đã nói).  

Bát tự là gì?

Theo đúng nghĩa, Bát Tự là 8 chữ, Tại sao gọi là 8 chữ? Thưa rằng: Dù lấy bằng  phương pháp nào? số ai cũng phải có 4 yếu tố thì mới lập thành được. Đó là:  Năm sanh tức tuổi  

Tháng sanh  

Ngày sanh  

Giờ sanh.  

Mỗi yếu tố ấy diễn ra bằng 1 Can và 1 Chi. Vậy 4 yếu tố diễn ra bằng 4 Can và 4  Chi, tổng cộng là 8 chữ hay bát tự vậy.  

Ví dụ: Ông A năm nay 53 tuổi, sanh tháng 4, ngày 21, giờ Thìn, An ra bát tự là:  Năm Tân Dậu (Tân là Can, Dậu là Chi).  

Tháng sanh Quý Tỵ (Quý là Can, Tỵ là Chi).  

Ngày Tân Mão (Tân là Can, Mão là Chi).  

Giờ Nhâm Thìn (Nhâm là Can, Thìn là Chi).  

Vấn đề đặt ra ngay bây giờ là phải biết thế nào là Can, thế nào là Chi? mà nhà  Lý Số thường gọi là Thiên Can và Địa Chi, có nghĩa là Can của Trời, Chi của Đất, hai  thứ ấy phối hợp nhau mới sanh ra con người.  

Đối với vị nào đã có chữ Nho, hay đã biết Tử vi, thì Can Chi là chuyện dễ ợt.  Nhưng vị nào mới bước chân du ngoạn lần đầu vào địa hạt Lý Số thì, dù thông minh  đến đâu cũng nên chú ý ngay từ những bài đầu tiên, nhiên hậu mới theo dõi được  môn Hà Lạc là môn học khá sâu xa mà các cụ nhà Nho xưa cũng không dám coi  thường, vì nhất nhất là môn này dựa vào Dịch Lý.  

10 Can và 12 Chi (thập Can và thập nhị Chi).

Trên Trời dưới đất chỉ có 10 Can và 12 Chi, phối hợp với nhau mà Vũ Trụ vận  hành, thời gian, không gian, nhân gian biến chuyển vô cùng tận.  

10 Can là: 

- Đọc xuôi:  

  1. GIÁP (viết tắt là G) - thuộc Dương hành Mộc.  
  2. ẤT (viết tắt là Â) - thuộc Âm hành Mộc.  
  3. BÍNH (viết tắt là B) - thuộc Dương hành Hỏa.  
  4. ĐINH (viết tắt là Đ) - thuộc Âm hành Hỏa.  
  5. MẬU (viết tắt là M) - thuộc Dương hành Thổ.  
  6. KỶ (viết tắt là K) - thuộc Âm hành Thổ.  
  7. CANH (viết tắt là C) - thuộc Dương hành Kim.
  8. TÂN (viết tắt là T) - thuộc Âm hành Kim.  
  9. NHÂM (viết tắt là N) - thuộc Dương hành Thủy.  
  10. QUÝ (viết tắt là Q) - thuộc Âm hành Thủy.  

Tất cả 5 Can Âm và 5 Can Dương, đều thuộc vào Ngũ hành (Thủy, Hỏa, Mộc,  Kim, Thổ) và chia đều nhau cứ 2 Can chung 1 Hành.  

- Đọc ngược (cần biết đọc ngược để nhiều khi dùng đến tính cho lẹ).  Q. N. T. C. K. M. Đ. B. Â. G.  

12 CHI là:  

- Đọc xuôi:  

  1. Tý thuộc Dương hành Thủy  
  2. Sửu thuộc Âm hành Thổ 
  3. Dần thuộc Dương hành Mộc  
  4. Mão thuộc Âm hành Mộc.  
  5. Thìn thuộc Dương hành Thổ.  
  6. Tỵ thuộc Âm hành Hỏa.  
  7. Ngọ thuộc Dương hành Hỏa.  
  8. Mùi thuộc Âm hành Thổ.  
  9. Thân thuộc Dương hành Kim.  
  10. Dậu thuộc Âm hành Kim  
  11. Tuất thuộc Dương hành Thổ 
  12. Hợi thuộc Âm hành Thủy.  

- Tổng cộng là 6 Chi Âm và 6 Chi Dương, đều thuộc vào Ngũ hành. Cứ mỗi Ngũ hành kiêm 2 chi, chỉ trừ hành Thổ kiêm 4 chi (Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Có thể thắc mắc  vì sao hành Thổ tham nhũng vậy? Riêng mình chiếu 4 Chi, trong khi mọi hành khác,  chỉ được 2 chi, rất dễ hiểu.  

Chỉ làm con tính chia nhờ:

12 CHI 5 Hành
2 2 Chi

Mỗi hành 2 Chi còn dư 2 Chi, chia nữa thì lẻ loi, mà để thì các Hành nhòm ngó  tranh giành nhau. Ông hành Thổ vốn người Trung ương, có quyền hơn, nên lấy 2 chi  dư là danh chính ngôn thuận. Vì vậy ông Hành Thổ được quyền hưởng 4 chi, chứ chẳng phải là tham nhũng gì cả.  

Đọc ngược:  

  • Hợi, Tuất, Dậu, Thân, Mùi, Ngọ.  
  • Tỵ, Thìn, Mão, Dần, Sửu, Tý.  

Một phương pháp để dễ nhớ Can Chi 

Muốn dễ nhớ Can Chi, thì phải thể hiện nó lên trên vật gì cụ thể. Những vật ấy  là:  

  1. Bàn tay 10 Can.  
  2. Bàn tay 12 Chi.  
  3. Địa bàn 12 Cung (Vẫn dùng vào Tử Vi).  

Bàn tay 10 Can Bàn tay 12 Chi 

Địa bàn 12 cung  

6  

TỴ 

ÂM Hỏa 

7  

NGỌ 

DƯƠNG hỏa 

8  

MÙI  

ÂM Thổ

9  

THÂN  

DƯƠNG Kim 

5  

THÌN  

DƯƠNG Thổ

 

10  

DẬU  

ÂM Kim 

4  

MÃO  

ÂM Mộc 

11  

TUẤT  

DƯƠNG Thổ

3  

DẦN  

DƯƠNG Mộc 

2  

SỬU  

ÂM Thổ

1  

TÝ  

DƯƠNG Thủy

12  

HỢI  

ÂM Thủy 

Lưu ý 2: Những số viết vào cạnh CAN – CHI đều là số thứ tự, không ăn nhằm gì  vào với số Hà Lạc cả.  

Cách an Bát tự:

Thuộc kỹ Can Chi rồi đếm xuôi, đếm ngược đều lầu thông, phân biệt Âm Dương  Ngũ Hành rành rẽ, bây giờ đi vào việc An Bát Tự được. Trên đã nói, số có 4 yếu tố,  vậy phải đi lần lượt 4 giai đoạn:  

  1. An Can Chi của năm sanh tức tuổi.  
  2. An Can Chi của tháng sanh.  
  3. An Can Chi của ngày sanh.  
  4. An Can Chi của giờ sanh.  

An Can Chi năm sanh:

Dùng bàn tay 12 Chi, hoặc Địa Bàn 12 Cung (xem hình trang 18 và 19), cần  thuộc kỹ Can – Chi và đếm ngược xuôi mau lẹ.  

NGUYÊN TẮC  

- Cung và tuổi khởi điểm để đếm: Hành niên năm nào thì lấy cung ấy làm khởi  điểm. Mỗi Cung chỉ có 2 tuổi khởi điểm: Nhỏ lên 1 tuổi, lớn 61 tuổi.  - Cách đếm: Phải đếm 2 vòng:  

a). Vòng đi thuận chiều đếm từng chục tuổi mỗi Cung.  

Năm Âm thì tìm những cung Âm mà đi.  

Năm Dương thì tìm những cung Dương mà đi.  

b). Vòng đi nghịch chiều đếm số tuổi lẻ dưới 1 chục, và đếm liền liền không bỏ cách Cung nào, không phân biệt Âm Dương.  

Ví dụ 1: Hành niên năm Quý Sửu, tính tuổi 39 xem Can Chi là gì? Lấy cung Sửu  và 1 tuổi làm khởi điểm.  

a). Đếm xuôi từng chục tuổi.

QUÝ SỬU lên một ở cung SỬU  

QUÝ MÃO lên 11 ở cung MÃO  

QUÝ TỴ 21 ở cung TỴ 

QUÝ MÙI 31 ở cung MÙI.  

Ngừng lại ở cung Mùi, vì đi nữa sang cung Dậu là 41 tuổi thì qua 39. Từ cung  Mùi bắt đầu đếm ngược lại.  

b). Đếm ngược từng tuổi một.  

31 Quý Mùi, 32 Nhâm Ngọ, 33 Tân Tỵ, 34 Canh Thìn, 35 Kỷ Mão, 36 Mậu Dần,  37 Đinh Sửu, 38 Bính Tý và 39 Ất Hợi.  

Ví dụ 2: Hành niên năm Giáp Dần, tính tuổi 75, xem Can Chi gì?  

Lấy cung Dần và tuổi 61 làm khởi điểm.  

a). Đếm xuôi từng chục tuổi.  

Giáp Dần 61 ở cung Dần.  

Giáp Thìn 71 ở cung Thìn.  

Ngừng lại ở cung Thìn, vì đi nữa sang cung Ngọ là 81 thì quá tuổi 75.  b). Đếm ngược từng tuổi 1.  

71 Giáp Thìn, 72 Quý Mão, 73 Nhâm Dần, 74 Tân Sửu, 75 Canh Tý.  Có một điều rất quan trọng là Bát Tự tính tuổi khác hẳn Tử vi.  

Cách tính tuổi của Bát tự 

Theo phép tính Tử Vi thì sanh năm nào chịu tuổi năm ấy, từ giờ Tý giao thừa  đến giờ Hợi đêm 30 tháng 12, đều thuộc vào một tuổi Can Chi.  

Bát tự tính khác Bát tự lấy ngày giờ tiết Lập xuân làm cái mức để tính tuổi.  Sang năm mới rồi mà chưa Lập xuân (Lập xuân đến muộn). Nếu ai sanh vào  khoảng ấy, thì còn phải chịu tuổi năm cũ, mặc dù người ta đang vui Xuân, mừng tuổi  nhau tưng bừng.  

- Trái lại, còn ở cuối tháng chạp năm cũ, mà đã Lập Xuân (Lập xuân đến sớm),  nếu ai sanh vào khoảng ấy tức thì đuợc tuổi mới ngay.  

Ví dụ 1: Năm Quý Sửu (1973) ngày mồng 2 tháng 01 giờ Thìn Lập Xuân. Em A,  sanh vào giờ Mão trước giờ Lập xuân thế là chịu tuổi Nhâm Tý của năm cũ.  Ví dụ 2: Năm Tân Hợi (1971) ngày 21 tháng 12 giờ Dần Lập xuân, em B sanh  vào giờ Mão, ngay sau Lập xuân 1 giờ, thế là được tính tuổi Nhâm Tý năm mới.  Để có một cái nhìn tổng quát về các tuổi, nên lập Bảng sau đây:  

Bảng Lục Thập Hoa Giáp (L.T.H.G) và Nạp Âm

a). Thế nào là Lục Thập Hoa Giáp?  

Tất cả các người sanh trên trái đất này, dù có mấy ngàn triệu người, nếu tính  theo Can Chi, thì cũng chỉ có 60 tuổi không hơn không kém.  

Tại sao thế? Tại vì chỉ có 10 Can phối hợp với 12 Chi mà thành ra.  Trên đã nói: Can Âm tìm Chi Âm để hợp, Can Dương tìm Chi Dương để hợp.  Vậy làm con tính nhân nhỏ:  

5 Can Âm x 6 Chi Âm : 30 tuổi Can – Chi Âm.  

5 Can Dương x 6 Chi Dương : 30 tuổi Can – Chi Dương.  

Tổng cộng : 60 tuổi Can – Chi  

60 tuổi Can – Chi này hợp thành một bảng gọi là bảng Lục Thập Hoa Giáp. Thời  gian từ khai thiên Lập địa đến mãi mãi sau này, cũng chỉ thâu tóm vào trong cái bảng  này.  

Bất sanh bất diệc, mặc dù loài người và vạn vật sanh sanh diệt diệt vô cùng tận.  Vì trở đi trở lại chỉ có 60 tuổi Can – Chi, nên mỗi tuổi Can – Chi 60 năm về trước  hay 60 năm về sau, mới lại thấy trùng một lần.  

Ví dụ: Một em bé sanh năm Giáp Dần lên 1 tuổi, thì chỉ có ông già lên 61 tuổi,  sanh trước em 60 năm, là cùng tuổi Giáp Dần. Hoặc cháu chắt em bé ấy, 60 năm nữa

mới sanh ra, thì cũng tuổi Giáp Dần. Lẽ này chứng minh tại sao trong mỗi Cung của  12 Chi, chỉ có 2 tuổi làm khởi điểm 1 và 61.  

b). Thế nào là Nạp Âm?  

Mỗi người trong chúng ta, ai cũng đội một tên Can – Chi trong bảng L.T.H.G.  Nên mỗi người được bẩm thụ 1 Mạng thuộc vào một trong Ngũ hành. Mạng ấy tức là  Nạp âm.  

Ví dụ: Tuổi Giáp Dần mạng Thủy, hay nói là: Nạp âm Thủy cũng thế.  Lưu ý 3: Hành của Mạng do Can – Chi phối hợp, khác với hành của Can và của  Chi tách riêng. Ví dụ: Giáp Dần mạng Thủy, nhưng tách riêng thì Giáp thuộc Mộc, Dần  thuộc Mộc, Quý Sửu mạng Mộc nhưng tách riêng thì Quý thuộc Thủy và Sửu thuộc  Thổ.  

Bảng Lục Thập Hoa Giáp (Nạp Âm) 

G. Tý Kim  

Â. Sửu 

B. Dần Hỏa  Đ. Mão 

M. Thìn Mộc  K. Tỵ

C. Ngọ Thổ 

T. Mùi 

N. Thân Kim  Q. Dậu 

G. Tuất Hỏa  Â. Hợi 

B. Tý Thủy  

Đ. Sửu 

M. Dần Thổ 

K. Mão 

C. Thìn Kim  T. Tỵ

N. Ngọ Mộc  Q. Mùi 

G. Thân  

Thủy 

B. Tuất Thổ 

Đ. Hợi 

M. Tý Hỏa  

K. Sửu 

C. Dần Mộc  T. Mão 

N. Thìn Thủy  Q. Tỵ

G. Ngọ Kim  Â. Mùi 

B. Thân Hỏa  Đ. Dậu 

M. Tuất Mộc  K. Hợi 

C. Tý Thổ 

T. Sửu 

N. Dần Kim  Q. Mão 

G. Thìn Hỏa  Â. Tỵ

B. Ngọ Thủy  Đ. Mùi 

M. Thân Thổ K. Dậu 

C. Tuất Kim  T. Hợi 

N. Tý Mộc  

Q. Sửu 

G. Dần Thủy  Â. Mão 

B. Thìn Thổ 

Đ. Tỵ

M. Ngọ Hỏa  K. Mùi 

C. Thân Mộc  T. Dậu 

N. Tuất Thủy  Q. Hợi 



a). Cách sử dụng bảng L.T.H.G  

- Phải biết hệ thống tổ chức của Bảng thì rồi mới biết cách dùng.  Bảng gồm 6 gia đình, mỗi gia đình 10 người vị chi là 60 người. Mỗi gia đình Can  – Chi ấy do một Gia trưởng đứng chữ Giáp cầm đầu. Nên 6 gia đình Can – Chi thì có  6 gia trưởng là : G-Tý. G-Tuất, G-Thân, G-Ngọ, G-Thìn, G-Dần (Xem 6 Giáp trên  Bảng ở ngay đầu mỗi gia đình sắp xếp theo hàng ngang và đánh số từ 1 đến 6).  Phải tìm gốc. Tuổi nào muốn biết mạng mình là gì phải tìm đến gốc là Gia  trưởng thì mới biết.  

Ví dụ: Muốn biết tuổi Canh Thìn mạng gì. Xòe bàn tay trái ra, hay mở tờ địa bàn  12 Cung ra. Đi từ cung Thìn đếm ngược lại. Nói: C-Thìn đến K-Mão, M-Dần, Đ-Sửu,  B-Tý, Â-Hợi, sau cùng đến G-Tuất. Đây rồi, cụ Giáp Tuất ơi, cụ là Gia trưởng của C Thìn, tóm được Cụ, phải theo miết Cụ đến tận nhà số 2 trong khóm Bảng L.T.H.G mà  Cụ ở. Rồi điểm từ Cụ, theo hàng ngang đến tuổi C-Thìn thì nhìn thấy chữ Kim. Thế là  biết C-Thìn mạng Kim.  

Lưu ý 4: Cần biết tuổi nào mạng gì để rồi sau đây xem có hợp với quẻ Hà Lạc  hay không.  

An Can Chi tháng sanh:

Tính tháng về Bát tự cũng khác hẳn lối tính tháng của Tử Vi.

Tháng về Bát tự lệ thuộc vào Can – Chi của năm sanh và vào tiết hậu của mỗi  tháng.  

a). Can Chi năm sanh chi phối tháng sanh theo nguyên tắc Ngũ Dần sau đây:  Cặp năm Giáp Kỷ khởi tháng 01 ở Bính Dần.  

Cặp năm Ất Canh khởi tháng 01 ở Mậu Dần.  

Cặp năm Bính Tân khởi tháng 01 ở Canh Dần.  

Căn năm Đinh Nhâm khởi tháng 01 ở Nhâm Dần.  

Cặp năm Mậu Quý khởi tháng 01 ở Giáp Dần.  

Muốn áp dụng Nguyên tắc Ngũ Dần thì trước hết phải biết tên Chi của 12 tháng  đã. Dùng bàn tay 12 Chi để đếm.  

Tháng 01 (hay Giêng) gọi là tháng Dần  

Tháng 02 gọi là tháng Mão  

Tháng 03 gọi là tháng Thìn  

Tháng 04 gọi là tháng Tỵ 

Tháng 05 gọi là tháng Ngọ 

Tháng 06 gọi là tháng Mùi  

Tháng 07 gọi là tháng Thân  

Tháng 08 gọi là tháng Dậu  

Tháng 09 gọi là tháng Tuất  

Tháng 10 gọi là tháng Hợi  

Tháng 11 gọi là tháng Tý  

Tháng 12 (Chạp) gọi là tháng Sửu  

Biết tên Chi rồi, đi tìm Can của mỗi tháng.  

Ví dụ 1: Tuổi Giáp Dần sanh tháng năm. Xem Can Chi tháng là gì? Xòe bàn tay  ra để đếm xuôi. Nói: Theo Ngũ Dần, tuổi Giáp khởi tháng 01 ở Bính Dần, vậy tháng 2  ở Đ.Mão, tháng 3 ở M.Thìn, tháng 4 ở K.Tỵ, tháng 5 ở C.Ngọ (C.Ngọ là đáp số của  câu hỏi trên).  

Ví dụ 2: Tuổi Kỷ Mùi, sanh tháng 3. Xem Can Chi tháng 3. Nói Kỷ ở trong cặp  Giáp Kỷ vậy cũng tính như Giáp ở trên tính thấy tháng 3 là M-Thìn.  

Bất luận tuổi Giáp là Kỷ gì (G-Thân, G-Tuất, K-Mão, K-Mùi v.v... đều theo luật  của cặp G-K mà tính).  

Ví dụ 3: Tuổi Quý Tỵ sanh tháng 5, xem Can – Chi tháng 6. Nói: Quý ở trong cặp  Mậu Quý, vậy khởi tháng 01 ở Giáp Dần. Đếm xuôi G-Dần, Â-Mão, B-Thìn, Đ-Tỵ, M Ngọ, K-Mùi.  

Theo Ngũ Dần, chỉ cần Can của năm để tính tháng còn Chi của năm đứng ngõ  ngoài không nói tới.  

NGUYỆT BIỂU TRA NĂM RA THÁNG 

Năm  

Tháng 

1  

DẦN 

2  

MÃO 

3  

THÌN 

4  

TỴ

5  

NGỌ

6  

MÙI 

7  

THÂN

8  

DẬU 

9  

TUẤT 

10  

HỢI 

11  

TÝ 

12  

SỬU 

GIÁP  

KỶ 

Đ 

 

Đ

ẤT  

CANH 

 

Đ 

BÍNH  

TÂN 

 

Đ 

ĐINH NHÂM

 

Đ 

MẬU  

QUÝ 

 

Đ 

 

 

Cước Chú (I) Bảng L.T.H.G dùng để gọi Can – Chi 60 năm, vừa để gọi Can Chi  60 ngày. Cũng như về năm, mỗi ngày cách trước 60 ngày hoặc cách sau 60 ngày mới  lại trùng tên Can Chi một lần. Ví dụ: hôm nay là ngày G.Dần thì 60 ngày trước đây  hoặc 60 ngày sau đây mới lại có ngày G-Dần.  

b). Tiết hậu của tháng định đoạt vị trí tháng sanh.  

Theo Tử vi, sanh tháng nào thì lấy Số theo tháng ấy, sanh tháng 1 thì nhất định  là tháng 1, sanh tháng 12 thì nhất định là tháng 12. Tử Vi căn cứ vào con Số mà tính.  Bát tự không thể. Về Bát tự, sanh tháng 01 có khi tính là tháng 12 năm cũ. Sanh  tháng 12 năm nay có khi tính là tháng 01 sang năm, thế mới rắc rối cái tơ vò. Đó là vì  Bát tự không căn cứ vào con số tháng, mà chỉ căn cứ vào Tiết hậu của tháng (gọi tắt  là Tiết). Mỗi tháng có một Tiết, 12 tháng là 12 Tiết. Tiết nào đến thì tháng ấy mới kể,  chưa đến chưa kể, mặc kệ mồng 1 mồng 2 v.v... cứ réo lên là đầu tháng rồi đây. Đầu  tháng với Tử Vi chứ không đầu tháng với Bát tự, vì tiết tháng của Bát tự nó đến không  nhất định, có khi sớm, có khi muộn hàng cả chục ngày. Sự sớm muộn ấy đã thay đổi  cả Can Chi của tháng và năm nữa. Nó định đoạt Vị trí tháng sanh, năm sanh là thế.  Vì vậy, muốn tính Can Chi tháng, phải thuộc tên Tiết của 12 tháng (tháng Bát tự gọi là Nguyệt Kiến vì tháng dựng theo Tiết).  

Sau đây là Bảng 12 Tiết  

Tháng Dần 01 Tiết Lập Xuân  

 Mão 2 Kinh - Trập  

 Thìn 3 Thanh – Minh  

 Tỵ 4 Lập - Hạ 

 Ngọ 5 Mang - Chủng  

 Mùi 6 Tiểu - Thử 

 Thân 7 Lập – Thu  

 Dậu 8 Bạch - Lộ 

 Tuất 9 Hàn - Lộ 

 Hợi 10 Lập – Đông  

 Tý 11 Đại - Tuyết  

 Sửu 12 Tiểu – Hàn  

Nay đã trang bị đủ dụng cụ: Nguyên tắc Ngũ Dần hoặc Nguyệt Biểu, và bảng 12  tiết rồi thì có thể đi tìm Can Chi của tháng được.  

Theo trình tự đi tìm thì:  

- Trước hết phải xem Tiết tháng nó đến ngày giờ nào để định đoạt Chi tháng  (xem Bách Niên Lịch Phụ chương sách này).  

- Biết Chi rồi phải nhờ đến Ngũ Dần và Nguyệt Biểu để gọi ra Can tháng, cũng  như phải có người Bố để khai họ tên cho Con (Can là họ và Chi là tên).  Bây giờ đi vào áp dụng:  

- Ví dụ 1: Trường hợp tháng sanh đúng Tiết.  

Năm Tân Dậu, sanh tháng 4, ngày 21.  

(Xem Bách Niên Lịch) Tiết Lập Hạ tháng 4 đã đến từ lúc giờ Tỵ, ngày 29 tháng  3. Sanh 21 tháng tư sau Tiết Lập Hạ, mà chưa sang Tiết Mang Chủng tháng 5, thì vẫn  còn ở tháng 4, nên được đặt tên Chi là tháng Tỵ.  

- Tra Nguyệt Biểu thì thấy cặp Bính – Tân (tuổi Tân Dậu) đặt họ cho tháng Tỵ là  Quý. Vậy là tháng Quý - Tỵ, nên có thể an:  

Năm Tân Dậu tháng Quý Tỵ.  

Ví dụ 2: Trường hợp tháng sanh lệch Tiết.

Năm Nhâm Thìn, sanh tháng 2 mồng 1.  

- Mồng 10 tháng 2, tiết Kinh Trập mới đến Người này tuy sanh vào tháng 2,  nhưng ông chủ mới là tiết Kinh - Trập chưa đến, thì hẳn còn phải chịu mệnh lệnh của  ông chủ cũ mà tiết Lập Xuân tháng 01, nên được đặt tên Chi là Dần (Cũng coi như sanh vào tháng Dần, vì ai bảo cậu ra đời sớm trước Tiết).  

- Tra Nguyệt Biểu thì thấy cặp Đinh Nhâm đặt họ cho tháng Dần là Nhâm. Vậy là  tháng Nhâm Dần nên có thể an:  

Năm Nhâm Thì tháng Nhâm Dần.  

Ví dụ 3: Trường hợp tháng sanh lệch Tiết, mà lệch luôn cả năm sanh: lệch Tiến  Bộ (1).  

Năm Bính Ngọ, tháng 12 ngày 27.  

- Ngày 25 tháng 12 đã Lập Xuân của năm sau là Đinh Mùi, sanh ngày 27 sau  Lập Xuân, nên được hưởng tuổi năm mới là Đinh Mùi. Và Lập Xuân là tiết của tháng  Dần nên cũng được coi như sanh tháng Dần.  

- Cặp Đinh Nhâm cho thấy Can của tháng Dần là Nhâm. Vậy có thể an:  Năm Đinh Mùi, tháng Nhâm Dần.  

Lưu ý 5: Xem ví dụ trên, người sanh tháng 12 năm trước, mà tính là sanh tháng  01 năm sau kể cũng kỳ. Nhưng đó là cái hay đặc biệt, rất khoa học của môn Bát tự, vì  nó căn cứ vào Tiết hậu là cái gì có sự thật mà kinh nghiệm thời gian của Âm Dương  Lịch hàng mấy ngàn năm đã chứng minh.  

Ví dụ 4: Trường hợp tháng sanh lệch Tiết mà lệch luôn cả năm sanh: Lệch Thoái  bộ (2).  

Năm Quý Mão, tháng 01 ngày 10.  

Ngày 11 tháng 01 mới, Lập Xuân Quý Mão. Vậy sanh ngày 10 trước Lập Xuân,  thì còn phải chịu tuổi năm cũ là Nhâm Dần. Vì chịu tuổi năm cũ, nên tháng sanh cũng  phải bỏ tháng 01 để theo tháng 12 năm cũ, tức là bỏ tháng Dần mà lui về tháng Sửu.  

- Cặp Đinh Nhâm cho thấy Can của tháng Sửu là Quý. Vậy có thể an:  Năm Nhâm Dần tháng Quý Sửu.  

An Can Chi ngày sanh:

Tìm ngày sanh giản dị hơn tìm tháng sanh nhiều. Chỉ cần tra ở Bách Niên Lịch  trong sách này.  

Trong Lịch mỗi tháng chỉ nên ra Can Chi của 3 ngày: Mồng 1, 11 và 21. Những  ngày khác thì dùng bàn tay 12 Chi để tính ra được cả. Những ngày từ 01 đến 10 thì  khởi từ 01 cứ thuận Can Chi mà đếm đi đến ngày sanh. Những ngày từ 11 đến 20 thì  khởi từ 11 cứ thuận Can Chi mà đếm đến ngày sanh. Những ngày từ 21 đến cuối  tháng (29 tháng thiếu hay 30 tháng đủ), thì khởi từ 21 mà đếm thuận đến ngày sanh.  

Ví dụ 1: Năm Bính Dần tháng 10 ngày 8.  

Tra Bách Niên Lịch và tính theo như trên thì tháng 10 là Kỷ Hợi.  

- Ngày 01 tháng 10 là Mậu Tuất, dùng bàn tay 12 Chi mà tính thuận ngày thì 1 ở Tuất, 2 ở Hợi, 3 ở Tý, 4 ở Sửu, 5 ở Dần, 6 ở Mão, 7 ở Thìn, 8 ở Tỵ. Lại tính Mậu ở Tuất thì, tính thuận Kỷ ở Hợi, Canh ở Tý... đến Ất ở Tỵ. Vậy ngày 8 tháng 10 là ngày  Ất Tỵ, có thể an:  

Năm Bính Dần, tháng Kỷ Hợi, ngày Ất Tỵ.  

Ví dụ 2: Năm Đinh Dậu, tháng 3 Giáp Thìn, ngày 26, tra Bách Niên Lịch thì ngày  21 tháng 3 là Nhâm Tuất. Tính thuận 22 là Quý Hợi, 23 là Giáp Tý... đến 26 là Đinh  Mão. Có thể an: Năm Đinh Dậu tháng Giáp Thìn, ngày Đinh Mão.  

An Can Chi giờ sanh:

Giờ đây là giờ Âm lịch, thường dùng để tính số, và gồm 2 giờ đồng hồ. Một ngày  đêm có 24 giờ đồng hồ, thì chỉ có 12 giờ Âm lịch, nghĩa là 1 giờ Âm lịch gồm 2 giờ đồng hồ.

Sách Tử Vi nào cũng nói về giờ. Tiện đây cũng viết ra để độc giả khỏi mất công  đi tìm kiếm.  

12 Giờ Âm Lịch là  

  1. Giờ Tý từ 23g đến 01g.  
  2. Giờ Sửu từ 01g đến 03g.  
  3. Giờ Dần từ 03g đến 05g.  
  4. Giờ Mão từ 05g đến 07g.  
  5. Giờ Thìn từ 07g đến 09g.  
  6. Giờ Tỵ từ 09g đến 11g.  
  7. Giờ Ngọ từ 11g đến 13g.  
  8. Giờ Mùi từ 13g đến 15g.  
  9. Giờ Thân từ 15g đến 17g  
  10. Giờ Dậu từ 17g đến 19g.  
  11. Giờ Tuất từ 19g đến 21g.  
  12. Giờ Hợi từ 21g đến 23g.  

Lưu ý 6: Muốn cho dễ nhớ, đem bảng địa bàn 12 cung mà viết thêm số giờ vào  từng cung từ Tý đến Hợi.  

b). Bảng giờ trên đây là giờ chính thức. Nhưng từ hồi 1943 xảy ra chiến tranh ở Việt Nam, liên miên tới ngày nay, đồng hồ của nhà nước có vặn lại nhiều lần, khi thì  lấy nhanh lên 1 hay 2 giờ, khi thì trở lại giờ chính thức. Nhà Lý Số cần biết để tính giờ cho đúng.  

Sau đây là bảng giờ của đồng hồ vặn lại.  

Từ 01/1/1943 đến 9/3/1945, giờ Tý từ 0g đến 2g (nhanh lên 4g).  Từ 09/3/1945 đến 01/9/1945, giờ Tý từ 1g đến 3g (nhanh lên 2g).  Từ 02/9/1945 đến 28/2/1946, giờ Tý từ 23g đến 1g (tức giờ chính thức).  Từ 01/3/1946 đến 30/6/1955, giờ Tý từ 0g đến 2g (nhanh lên 4g).  Từ 01/7/1955 đến 31/12/1959,giờ Tý từ 23g đến 1g (tức giờ chính thức).  Từ 01/1/1960 đến nay, giờ Tý từ 0g đến 2g (nhanh lên 1g).  

Can Chi giờ sanh  

a). Can của giờ sanh hoàn toàn do Can của ngày sanh định đoạt cũng như Can  của tháng sanh hoàn toàn do can của năm sanh định đoạt. Chỉ dùng Can thôi chứ không dùng Chi, cũng như Cha khai tên họ cho con.  

b). Muốn tính Can Chi giờ sanh thì cần biết nguyên tắc Ngũ Tý sau đây, rồi xòe  bàn tay 12 Chi ra, đếm xuôi cả Can lẫn Chi từ cung Tý đến giờ sanh thì ngưng.  Nguyên tắc Ngũ Tý.  

Cặp ngày Giáp Kỷ khởi giờ Giáp Tý.  

Cặp ngày Ất Canh khởi giờ Bính Tý.  

Cặp ngày Bính Tân khởi giờ Mậu Tý.  

Cặp ngày Đinh Nhâm khởi giờ Canh Tý.  

Cặp ngày Mậu Tý khởi giờ Nhâm Tý.  

Ví dụ: Năm Tân Dậu, tháng Quý Tỵ.  

Ngày Tân Mão, giờ... Thìn.  

Tính: Theo nguyên tắc Ngũ Tý trên thì ngày Tân Mão thuộc cặp Bính Tân, vậy  khởi giờ Mậu Tý. Đếm Mậu Tý, Kỷ Sửu, Canh Dần, Tân Mão, Nhâm Thìn. Điều chữ Nhâm vào chỗ giờ Thìn, ở trên thành giờ Nhâm Thìn.  

Để giúp thêm trí nhớ, lập Biểu sau đây: 

THỜI BIỂU TRA NGÀY RA GIỜ 

Ngày  

Giờ

1  

TÝ 

2  

SỬU 

3  

DẦN 

4  

MÃO 

5  

THÌN 

6  

TỴ

7  

NGỌ

8  

MÙI 

9  

THÂN 

10  

DẬU 

11  

TUẤT

12  

HỢI 

GIÁP  

KỶ 

 

Đ 

 

ẤT  

CANH 

Đ 

 

Đ

BÍNH  

TÂN 

 

Đ 

ĐINH  

NHÂM 

 

Đ 

MẬU  

QUÝ 

 

Đ 



TÓM LƯỢC

BÁT TỰ 

  1. Muốn lấy số Hà Lạc, trước hết phải lấy Bát tự của số, nghĩa là Can Chi của  năm, tháng, ngày, giờ sanh.  
  2. Muốn an Can Chi, trước hết phải thuộc lòng tên 10 Can và 12 Chi và đếm  được ngược xuôi trên bàn tay cũng như trên địa bàn 12 cung, lại cần nhớ, Can Chi  nào thuộc Âm hay Dương và thuộc hành gì (THỦY, HỎA, MỘC, KIM, THỔ) 

1). An Can Chi năm sanh:  

Cần nhớ 2 nguyên tắc về:  

- Cung và Tuổi khởi điểm để đếm: 1 và 61.  

- Cách đếm 2 vòng:  

a). Vòng thuận đếm từng chục tuổi.  

b). Vòng nghịch đếm số lẻ dưới một chục.  

Có 2 ví dụ: Lấy 1 tuổi làm khởi điểm, lấy 61...  

Tính tuổi Bát tự căn cứ vào Tiết Lập Xuân, ví dụ:  

Em A sanh trước Lập Xuân nên chịu tuổi năm cũ.  

Em B sanh sau Lập Xuân được tuổi năm mới.  

Bảng Lục Thập Hoa Giáp và Nạp Âm để giải thích.  

  1. Tại sao chỉ có 60 tuổi Can Chi?  
  2. Nạp âm tức Mạng thuộc Ngũ hành.  
  3. Cách sử dụng Bảng L.T.H.G để tìm mạng của tuổi.  

2). An Can Chi tháng sanh  

a). Can của năm sanh gọi là Can tháng sanh: Cần nhớ Luật Ngũ Dần, Bảng tên  12 Chi tháng và Nguyệt biểu.  

b). Tiết hậu của tháng quyết định tháng sanh, sanh sau Tiết tháng nào thì mới kể là sanh vào tháng ấy (Cần nhớ tên 12 Tiết). Áp dụng, có 4 ví dụ (sanh đúng Tiết, Lệch  Tiết mà không lệch năm, Lệch tiến bộ, lệch thoái bộ).  

3). An Can chi ngày sanh.  

Tra bảng niên lịch và khởi đếm từ 3 ngày trong tháng: ngày 01, 11, 21.  

4). An Can Chi giờ sanh.Phải tính giờ chính thức.  

a). Can ngày sanh quyết định Can giờ sanh. 

Bài viết cùng chủ đề

Nguyên lý của 60 Hoa Giáp và Ý Nghĩa Của Mỗi Năm Trong 60 Hoa Giáp

Nguyên lý của 60 Hoa Giáp và Ý Nghĩa Của Mỗi Năm Trong 60 Hoa Giáp

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Mọi sinh vật sống trong vũ trụ đã được nhận định theo luật âm dương. Cây cỏ cũng có hoa đực hoa cái, côn trùng con kiến cũng có con cái con đực, cho đến vật dụng hàng ngày hầu như cũng dị biệt giữa đựcvà cái. Luật âm dương chi phối vũ trụ mọi sự sinh hoạt. Không gian đã có thiên là phải có địa. Thời gian càng chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Trong bài viết sau chúng ta cùng tìm hiểu nguyên lý của 60 hoa giáp và ý nghĩa chi tiết cập nhật 2024.

Quẻ Trạch Thiên Quải (Quẻ số 43 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Quẻ Trạch Thiên Quải (Quẻ số 43 trong Kinh Dịch) Có Ý Nghĩa Tốt Hay Xấu? Luận giải chính xác dể hiểu

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Ý Nghĩa Quẻ Số 43 Quẻ Trạch Thiên Quải Hung Hay Cát: Luận giải chi tiết

“Đảo trượng ” là gì? Nhà phong thuỷ dùng đảo trượng để làm gì? 12 cách Đảo trượng dùng khi nào

“Đảo trượng ” là gì? Nhà phong thuỷ dùng đảo trượng để làm gì? 12 cách Đảo trượng dùng khi nào

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Đảo trượng trong Phong thủy: Phương pháp thăm dò vị trí đặt quan tài cập nhật 2024