“Đảo trượng ” là gì? Nhà phong thuỷ dùng đảo trượng để làm gì? 12 cách Đảo trượng dùng khi nào

  • Viết bởi: Ngọc Phương
    Ngọc Phương Tôi là Ngọc Phương, hiện đang đảm nhiệm vị trí Content Writer cho Vạn Sự Như Ý
  • 14 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 17/02/2023
  • Reviewed By Lâm Huyền Cơ
    Lâm Huyền Cơ Lâm Huyền Cơ là người yêu thích tìm hiểu các kiến thức phong thủy cổ đại, bên cạnh đó còn nghiên cứu kinh dịch và phong thủy hiện đại.

Đảo trượng trong Phong thủy: Phương pháp thăm dò vị trí đặt quan tài cập nhật 2024

Đảo trượng là một phương pháp sử dụng gậy để thăm dò và xác định vị trí của huyệt mộ trước khi đặt quan tài. Phương pháp này được sử dụng để xác định vị trí trước, sau, phải, trái, trên, dưới, nông, sâu của huyệt mộ. Hãy đọc bài viết này để tìm hiểu thêm về đảo trượng là gì và cách sử dụng nó trong phong thủy.

 

“Đảo trượng ” là gì? Nhà phong thuỷ dùng đảo trượng để làm gì? 

Đảo trượng là cây cọc tiêu của nhà phong thủy để xác định phương hướng trước sau, phải trái, trên dưới, độ sâu khi hạ quan tài xuống huyệt. 

Đảo trượng là khâu then chốt cuối cùng của nhà phong thủy để đặt quan tài, nếu xảy ra sai sót thì công sức tính toán tìm tòi từ trước hoàn toàn phế bỏ. Quách Phác nói: “Tìm được huyệt tốt mà cách táng sai cũng như là không”; cũng tức là khi điểm huyệt hạ quan tài tối kị làm động đến hoặc tách rời long mạch. Không biết rõ độ nông sâu cao thấp được tính từng phân từng tấc, nếu không chính xác chẳng những không được phát phúc mà còn gặp hung ương. 

Phương pháp đảo trượng tức là cắm một cọc tiêu ở nơi dòng nước phân chia lần thứ ba phía sau huyệt, rồi lại cắm một cọc tiêu ở nơi dòng nước hợp lại lần thứ ba phía trước huyệt, sau đó lấy thế đến của long mạch cao hay thấp, nhanh hay chậm, ngược hay xuôi để quyết định độ nông sâu, phải trái, trước sau của huyệt. 

Nhà phong thủy có mười hai cách đảo trượng là: Thuận trượng, nghịch trượng, súc trượng, xuyết trượng, ly trượng, một trượng, đối trượng, khai trượng, triệt trượng, đốn trượng, phạm trượng. Hai cách sau là cách dữ . Duẫn Tòng và Liêu Hy Ung đều có vẽ hình và nói rất rõ về vấn đề này. 

Ứng dụng thực tế của 12 cách Đảo trượng

Trong tình huống nào thì nên dùng “Thuận trượng”? 

Thuận trượng dùng khi long khí ấm áp, chính khí vào huyệt, xuôi chiều với mạch, điểm huyệt vào phía chính diện. Loại huyệt này thường ở núi chủ cao to ngay ngắn, có mạch ngang thấu qua mà xuống. Ở nơi này khí mạch nhỏ quanh co, không mạnh không yếu, tụ cả vào huyệt, không mềm không rắn, Long Hổ vừa phải. Đứng từ nơi đó mà nhìn ngược lên 30 độ nên không sinh ra cảm giác bị ép. Ngoài ra triều sơn án sơn đưa đón; long sa hộ sa bao bọc, hình thế lí tưởng nên dùng thuận trượng. Thuận theo thế đến của long mạch không dùng cách thêm bớt, trực tiếp phát huy thế chính diện của long mạch, vừng thái tuế không lệch lạc. Long mạch hòa thuận nên dùng thuận trượng; thuận theo thế núi thì sức long mạch hùng hậu. Nếu long mạch nông dùng thuận trượng sẽ không có phúc, vì vậy thuận trượng phú quý không ở cục mà ở long mạch. 

[Hình]

Thuận trượng 

Trong tình huống nào thì nên dùng “Nghịch trượng”? 

Nghịch trượng còn gọi là phép né nhận. Tổ sơn thanh tú, long thế cao, khí mạnh mẽ. Đón ngược thế mạch, quay lại mà vào huyệt, dựa lệch vào một bên, nhận long khí. 

[Hình]

Nghịch trượng 

Mạch núi cao thẳng, dốc xuống, cần xả bớt thế dốc xiết của long khí, đưa về nơi đất bằng. Để nhận được thế ngược của mạch núi cần tổ sơn cao, nhỏ như làn khói, non như tơ nhện. Đối sơn cần cao xa, nhấp nhô, trập trùng là tốt. Nơi đất bằng phẳng hạ huyệt lệch một bên. Bên âm thấp bằng, bên dương cao nổi, càng kết nhanh. Khí vào mặt trái phát phúc càng nhanh. Tránh xa thuận trượng và phạm trượng. Cách làm này thích hợp khi chọn nơi huyệt có tổ sơn cao nổi thanh tú, chân núi chủ nhỏ không có sống núi. Có điều cách này yêu cầu tổ sơn và chủ sơn phải có khoảng cách nhất định rộng rãi không chướng ngại. Bởi vì có thoáng đãng tổ sơn mới không bị ức chế bởi triều, án sơn mà tạo nên sự uy hiếp. 

Trong tình huống nào thì nên dùng “Súc trượng”? 

Cách súc trượng dùng cho huyệt bách hội hoặc thiên loa. Thế long mạch đến chậm và ngắn, xối vào giữa đỉnh đầu và huyệt bách hội. Súc là lùi lại, thu kiếm, khí tụ lại ở đỉnh cao phẳng, tụ ở nơi cao như quả tim gà. Vì sinh khí kết lại tụ lên trên nên từ đỉnh đầu nhập vào thiên đình, co đầu mạch lại vào não. Từ xa nhìn không thấy mộ nên gọi là “rút trượng che mộ”(súc trượng). 

[Hình]

Súc trượng

Phương pháp súc trượng cần phân biệt trường hợp “cô sơn bất khả táng”. Cô sơn tức là huyệt không có vùng đệm, cũng không có hình tổ, bằng phẳng không lộ ra, ở nơi cao khí không thể dừng, xung quanh không có núi bảo vệ. Đỉnh núi xa, cách sông hồ, thế lực yêu. Đỉnh núi súc trượng có tố có vùng đệm hội tụ sinh khí, núi bốn mặt quây quần bao bọc, cự ly vừa phải, minh đường cao sáng dòng nược hội tụ . Sinh khí tụ ở trên mà tán ở dưới, mặc dù oai nghi mà không hề có sát khí. Thế long mạch đến ngắn chậm, nơi cao tụ khí,hội tụ các huyệt, khí co lại ở trên đỉnh. Thế long mạch đến xộc lên đỉnh bốn phía che chắn, xoáy lại như trôn ốc. 

Trong tình huống nào thì nên dùng “Chuyết trượng”? 

Chuyết trượng như tơ may áo các huyệt liền nhau theo mạch. Thường dùng trong trường hợp “long mạch hùng mạnh”, Lạc mạch cường kiện thế núi dốc. Để cho núi chính không bị lấn át cho nên cần phải có một khoảng cách thích hợp với chân núi, “xác định huyệt ngay tại chỗ long mạch sắp hết mà không hết”, để giảm bớt độ dốc. Do phương pháp này giống như lấy sợi đan áo nên gọi là Chuyết trượng. 

[Hình]

Chuyết trượng 

Long mạch đến nhanh và gấp, mạch núi thẳng, đến đầu gấp khúc thành bức tường. Nơi sắp hết mà chưa hết, tức là chưa đến cùng. Chỉ có thể dùng đất khác để vá lại, dồn khí lại hóa sát. Phương pháp này còn gọi là bán tiếp mạch (mạch nối). 

Nhân vì thế long mạch cứng cỏi thẳng thắn, ở phía trước thoát khỏi sát khí mà ở phía sau tụ được sinh khí. Cần cách xa mạch chính mấy mét rồi lấp dần đất mới vào để tiếp với long mạch bên trên. Cách điểm huyệt chuyết trượng nơi mạch gốc phát phúc nhanh như sấm sét, sáng còn nghèo chiều đã nên giàu (tối kị phạm phải đốn trượng). Chuyết tức là sợi may áo để khâu huyệt vào với mạch.Bởi thế mạch long mạch quá mạnh kết huyệt quá thấp. Lấy huyệt cao một tấc thì làm tổn thương long mạch, thấp một tấc thì thoát mất khí. Mạch lạc tuy gấp mà huyệt không thấy mạnh, đất huyệt tuy thấp mà không cảm thấy chìm ở giữa khoảng nhanh chậm huyệt chuyết mới đúng cách. Lạc mạch thành bức tường sắp tới mà chưa tới; đầu mạch nổi lên, điểm huyệt vào nơi đỉnh cao. 

Trong tình huống nào thì nên dùng “Xuyên trượng”? 

Khí mạch trên rắn chắc dưới gấp gáp, mặt dưới không có khí tụ tại nơi thế núi thoải sẽ có huyệt oa. Mạch đi ở bên cạnh Long Hổ ôm bọc, thủy tụ ở minh đường, triều án phân minh, cách cục ngay ngắn. 

[Hình]

Xuyên trượng 

Thế núi bên trên mạnh mẽ bên dưới dốc xiết; thế khí ở giữa bao bọc nên xem quan tinh, quỷ tinh,mạch núi hình chữ thập giao nhau thì khí long mạch nằm ngang. Lấy huyệt ở giữa hoặc hình cái kéo hoặc hình chữ thập. Gối dựa ngang lên trên cắt thẳng long mạch khí tụ vào vùng lưng, giống như cán búa cắm vào lưỡi búa hoặc giống như cài dùi đánh vào chuông. Cục này quan tinh ở trước, quỷ tinh ở sau, sinh khí vào huyệt phát phúc lâu dài (giống như đối trượng). Mạch từ bên cạnh tới như sợi dây xuyên vào mắt, khí vào từ lưng, long mạch đến từ xa, thẳng hay xiên đều kết ở giữa, đến đây không chia nhánh nữa, lập huyệt theo mạch không cần mạch vào đầu tai, mạch vào lưng là đúng đó là mạch Xuyên. 

[Hình]

Nhà của cây cối cảnh quan hài hòa tạo nên “cắt địa”, “long huyệt" 

Trong tình huống nào thì nên dùng “Ly trượng”? 

Ly trượng thực là mạch Ly, mạch tách rời núi chính mà vào huyệt. Thế núi mạnh mẽ, khí rắn rỏi, chủ tinh cao, tổ sơn chập trời (như sao Mộc, sao Hỏa), thế núi chênh vênh, mạch lạc nhanh gấp khó dừng. Tách rời mạch chính thoát khỏi mạch đệm, thế như trải chiếu từ chân núi xuống đất bằng sau khi dừng thì nổi cao huyệt kết ở mạch Ly. 

[Hình]

Ly trưởng 

Thoát khỏi thế mạch dũng mãnh sinh khí nổi lên chợt cao chợt thấp không liên quan với thế núi chính. Tìm huyệt ở nơi đất bằng, những vùng nổi cao, bốn bên cân đối như quân cờ đặt trên bàn là nơi lập huyệt. Tách rời núi chính mà vào huyệt mạch kết ở huyệt như con ngài thoát khỏi kén, như con ve lột xác hình thế núi như “Mỹ nữ trải đệm”, “ Tiên nhân chơi cờ”, “Khỉ vượn bắt bóng”, “Sư tử vờn cầu”. Huyệt tụ cao, nổi ở nơi đất bằng tách rời, tổ sơn phủ quý to lớn, phát phúc lâu dài. 

Trong tình huống nào thì nên dùng “Một trượng”? 

Một có nghĩa là chìm lắng. Mạch núi tròn đầy, long mạch chìm lắng không dấu vết, thế mạch khỏe tạo hình như cái tổ. Long mạch đi chìm kết huyệt ở đáy tổ huyệt ở giữa tổ. Mở rộng minh đường đáy mộ rộng thẳng hàng với mạch chính giữa tiếp xúc với khí, sinh khí trầm lắng nên phải dùng phương pháp Một trượng. 

[Hình]

Một trượng 

Mạch đi chìm mà đến nên huyệt phải ở sâu núi không nổi cao mà còn lõm xuống. Hình dáng huyệt này thường ở vùng đất khoảng giữa các núi. Chọn huyệt ở “đáy tổ” tức là ở nơi đất lõm xuống nhưng không nên ở thế bị chèn ép. Những vùng đất quá nhỏ hẹp không dùng phương pháp Chuyết trượng và Li trượng, cũng không dùng cách gì khác được. Đương nhiên nếu tổ quá sâu thì chọn huyệt ở phần vành tổ . 

Nếu âm khí quần quận tới mà không tạo thành tổ sát khí không giải trừ được cũng không dùng được. Nếu hình thế như trên ốc, như cái chậu giữa thấp, xung quanh cao tự nhiên tụ khí, gọi là huyệt kết dương khí. 

Trong tình huống nào thì nên dùng “Đối trượng”? 

Từ đầu trượng nhằm chuẩn theo trước sau trái phải cho bốn phía đối xứng lập huyệt ở trung tâm. Khi long mạch chân chính bốn phía cân bằng có thể là lạc mạch nhưng không có “hoa, kiềm, nhũ, đột” là bốn loại huyệt chính thì đó là đặc trưng của loại địa hình đất lõm giữa khe núi, khi đó dùng các phương pháp oa 

trượng khó khăn nhà khan dư chỉ có thể dùng biện pháp đối chiếu trước sau trái phải để lập huyệt nên gọi là đối trượng. 

Long mạch thẳng ngang, phần trên thẳng, phần giữa dừng, phần dưới thấp đột ngột đó là trên không dừng, dưới không bằng, bên cạnh không kết. Hạ huyệt ở chỗ cao, thế mạch nhanh và dốc, huyệt ở nơi thấp, thế mạch yếu mềm. Ở giữa đoạn cao thấp nối nhau núi chủ nhọn bốn phía hài hòa dung cách dựng đường chữ thập để lập huyệt. 

[Hình]

Đối trượng 

Khi dùng Đối trượng chú trọng quan sát hình thể bốn phía ngay ngắn, điểm huyệt chân long có thể phát phúc nhưng núi cao mạch khí ngang không thể thoát hết sát khí, khó tránh khỏi thành bại lẫn lộn, may rủi đan xen. 

Trong tình huống nào thì nên dùng “Triệt trượng”? 

Triệt tức là từ bỏ phần khí dư ở trước huyệt để lập huyệt. Đặc trưng của loại huyệt này là: mạch đến giáp hai dòng nước, một dòng chắn ngang tuy trái phải hai bên có Long Hổ nhưng không ôm trọn phần lưỡi thoát khí nên lập huyệt cần cắt bỏ phần dư ra. Lưỡi dài như chữ “bản” cắt bỏ phần dư phía dưới. Đứng đầu mười ba lăng của đời nhà Minh là trưởng lăng cũng dùng triệt trượng, theo sử sách phần lưỡi dài của huyệt được cắt đi gọi là gò Bắc Pha dài đến hai dặm. 

[Hình]

Triệt trượng 

Long mạch mạnh xối thẳng dưới đáy mềm mỏng hơi yếu có độ dừng. Khí mạch mạnh mẽ vùng đệm dài, là nơi phát long khí nên cắt ngang ở nơi khoảng giữa nhanh và chậm cứng và mềm. Như phần cuối của long mạch cách cục không đẹp hoặc không kết huyệt phần sau cách cục hoàn mĩ sinh ý ngưng tụ thì cắt bỏ phần đầu để lập huyệt sẽ được phú quí lâu dài. 

Cắt bỏ phần khí đầu hai bên sa không có sát khí long mạch sau chưa kết, nước chắn ngang phía trước, khí không thoát đi, thế như đàn dê gặp chó săn cùng ngó nhìn nhau. Một núi dài nhiều núi ngắn nơi tận cùng của Huyền Vũ tức là huyệt. 

Trong tình huống nào thích hợp dùng “Phạm trượng”? 

Phạm là xâm phạm, tổn thương đến long mạch. Phương pháp này thích hợp khi núi bốn bên cao to, trong đó long mạch thấp nhỏ phải lựa chọn để lập huyệt. Điểm giống nhau giữa phạm trượng và súc trượng là điểm huyệt ở chỗ cao; điểm khác nhau là mạch trong súc trượng tuy thấp nhỏ nhưng thế hòa bình. Còn ở phạm trượng thì mạch không chỉ thấp nhỏ mà thế mạnh mẽ. 

[Hình]

Phạm trượng 

Khi điểm huyệt ở chỗ cao không thể 

không đào nhiều đất đá, như vậy theo người xưa là làm xâm phạm đến mạch khí nên gọi là Phạm trượng. Nên có thuyết nói rằng: “Mạch núi cứng, Huyền Vũ nhọn, bốn núi cao to, chèn ép huyệt sao chủ nhỏ bé ngọn núi nhọn dài, đào huyệt an táng, sát khí dữ tợn. Xúc phạm long mạch gây nhiều họa hại cho các đời con cháu”. 

Các núi đều dài long mạch lại ngắn, các núi đều to long mạch lại nhỏ, các núi đều hùng vĩ long mạch lại thấp bé... Lập huyệt ở nơi mạch chậm có cục diện nhỏ bé xâm phạm vào mạch núi chính cũng gây nhiều tai họa. 

Trong tình huống nào thích hợp dùng “Đốn trượng”? 

Đốn là đột ngột gò núi cao nổi chọn huyệt trên núi vị trí huyệt thích hợp là các núi bốn bên thấp nhỏ chỉ có long mạch cao tạo cảm giác cô đơn nên cần bồi đắp đất để tích tụ sinh khí. Cách dùng gò đất cao để tạo một ngọn núi nhỏ khiến long mạch lên cao thành tổ sơn. Tần Lăng là một trong mười ba lăng nhà Minh, phía sau là núi Bút Sơn, tuy nhiên mạch lạc rõ ràng, các núi bốn bên cũng không thấp nhỏ nhưng do lưng núi dốc đột ngột nên để tránh sát khí cũng sử dụng phương pháp đốn trượng bằng cách đắp một gò nhỏ tròn ở phía sau huyệt .

[Hình]

Đốn trượng

Thế mạch núi cứng rắn lạc mạch dốc đứng, tinh khí không tồn tại, mạch khí thoát hết đành phải đắp gò đất để phối hợp chống lại sát khí. Việc đó có trăm điều hại mà không một chút lợi ích. Trong trường hợp này cần làm rõ lợi hại họa, phúc nếu không chưa thấy phúc đã thấy họa, nhà nghèo như nước chảy, con cháu chết yểu.

Bài viết cùng chủ đề

Những bài ca phổ biết của các nhà Phong Thủy học: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng

Những bài ca phổ biết của các nhà Phong Thủy học: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Trong phong thủy học 2024: Nhị thập bát yếu, Hai mươi sáu điều đáng sợ, Ngũ bất táng, Thập khẩn yếu, Thập bất táng cụ thể là gì?

Luận Về Sao Tử Vi

Luận Về Sao Tử Vi

Ngọc Phương
Ngọc Phương 1 năm trước

Luận Về Sao Tử Vi