Ứng Dụng Phong Thủy Trong Cuộc Sống Hàng Ngày: Tính ngày giờ tốt, tính tuổi hợp hay khắc
- 30 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 10/01/2023
Ứng dụng phong thủy trong cuộc sống hàng ngày: Ứng dụng phong thủy trong tính ngày giờ tốt, những ngày xấu cần tránh năm 2025, phong thủy trong hợp hôn, chọn cung mệnh, âm dương ngũ hành, can chi, phong thủy trong âm trạch và người chết.
1. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG TÍNH NGÀY, GIỜ TỐT
1.1. Năm, tháng, ngày xấu cần tránh
1.1.1. Năm Thái tuế, Hoang ốc, Kim lâu
Có khá nhiều tài liệu nói về năm xấu cần tránh và là những loại nào, sao nào chiếu. Về cơ bản là dựa vào sự vận động của Cửu tinh theo niên mà suy ra. Trong phạm vi tài liệu này chỉ nhấn mạnh 3 loại năm rất xấu ảnh hưởng đến thực hiện các công việc trọng đại như làm nhà, kết hôn, khai trương kinh doanh…, đó là nên kỵ năm Thái tuế, Hoang ốc, Kim lâu.
Thái tuế:
Chúng ta hay nói “phạm năm tuổi”, đó chính là phạm vào năm Thái tuế.
Thái tuế là sao vận vào địa chi. Như vậy, với 12 địa chi sẽ lần lượt là 12 lần Thái tuế trùng trong Bát quái.
Ví dụ: Người sinh tuổi Dần thì vào năm 2010 là phạm Thái tuế, vì năm 2010 là năm Canh Dần.
Như vậy chúng ta rất dễ xác định tuổi phạm Thái tuế, vì cứ sau 12 năm thì lại trùng năm sinh một lần. Vì thế người ta hay gọi là phạm năm tuổi.
Một điều đáng lưu ý là mỗi một năm thì có hướng trong bát trạch phạm Thái tuế. Ví dụ năm 2009 và 2010 là Kỷ Sửu và Canh Dần đều là hướng Đông Bắc, như vậy 2 năm này hướng Đông Bắc phạm Thái tuế. Lời khuyên phong thủy là trong 2 năm đó không nên làm nhà hướng Đông Bắc, hoặc kỵ động thổ hướng này.
Trong phong thủy Thái tuế có ảnh hưởng rất lớn và những ảnh hưởng đó lại là không tốt, khi Thái tuế bay đến ngay hướng nhà ta đang ở, sẽ sinh ra biết bao nhiêu chuyện như thị phi, kiện tụng, tranh chấp, tiểu nhân, tai ương…mà ta thường gọi là gặp thời vận xấu, mà ít ai ngờ là hướng nhà mình đang ở gặp phải Thái tuế sát.
Để biết hướng nhà của ta đến năm nào thì phạm Thái tuế sát, ta xem: Nhà ở hướng Bắc, thì đến năm Tý là phạm Thái tuế.
Nhà ở hướng Đông Bắc, thì đến năm Sửu, Dần là phạm Thái tuế.
Nhà ở hướng Đông, thì đến năm Mão là phạm Thái tuế.
Nhà ở hướng Đông Nam, thì đến năm Thìn, Tỵ là phạm Thái tuế.
Nhà ở hướng Nam, thì đến năm Ngọ là phạm Thái tuế.
Nhà ở hướng Tây Nam, thì đến năm Mùi, Thân là phạm Thái tuế.
Nhà ở hướng Tây, thì đến năm Dậu là phạm Thái tuế.
Nhà ở hướng Tây Bắc, thì đến năm Tuất, Hợi là phạm Thái tuế.
Đặc biệt chú ý: Nếu ta tuổi Tý, nhà ở hướng Bắc, mà gặp năm Thái tuế sát vào năm Tý, thì vận hạn lại càng xấu hơn…
Hoang ốc:
Cũng gần như Thái tuế, Hoang ốc cũng là năm xấu.
Ta có thể dùng bàn tay để tính năm phạm Hoang ốc như hình 4.1.
Khởi 10 tại Nhất kiết và theo chiều thuận, 20 tại Nhì Nghi, 30 tại Tam Địa sát … hết số chục đến số lẻ, cho tới tuổi của người coi.
Hình 4.1: Bàn tay tính Hoang ốc
Trong đây: NHỨT KIẾT, NHÌ NGHI, TỨ TẤN TÀI là tốt, còn TAM ĐỊA SÁT, NGŨ THỌ TỬ, LỤC HOANG ỐC là xấu.
Thí dụ: Người 44 tuổi làm nhà. Khởi 10 tại KIẾT, 20 tại NGHI, 30 tại ĐỊA SÁT, 40 tại TẤN TÀI, 41 tại THỌ TỬ, 42 tại HOANG ỐC, 43 tại KIẾT, 44 tại NGHI; 44 tuổi được NHÌ NGHI: tốt.
- Nhứt kiết an cư thông vạn sự
- Nhì Nghi tấn thất địa sanh tài
- Tam Sát nhơn do giai đắc bịnh
- Tứ tấn tài chi phước lộc lai
- Ngũ tử ly thân phỏng tử biệt
- Lục ốc tạo gia bất khả thành.
Kim lâu:
Kim lâu cũng là một năm xấu. Trừ 8 tuổi sau đây là không kỵ Kim lâu, đó là:
Tân Mùi, Kỷ Mùi, Nhâm Thân, Canh Thân, Kỷ Sửu, Tân Sửu, Canh Dần, Nhâm Dần.
Khởi 10 tại cung Khôn theo chiều thuận, 20 tại Đoài…. Khi gặp 5, 50 thì nhập Trung cung.
Hình 4.2: Bàn tay tính Kim lâu
Hợp nhằm 4 cung: Khảm, Ly, Chấn, Đoài là tốt, còn phạm Khôn kỵ chủ, Càn kỵ vợ, Cấn kỵ con cái, Tốn kỵ lục súc.
Thí dụ 1: Người 44 tuổi cất nhà. Khởi 10 tại Khôn, 20 tại Đoài, 30 tại Càn, 40 tại Khảm, 41 tại Cấn, 42 tại Chấn, 43 tại Tốn, 44 tại Ly: tốt.
Thí dụ 2: Người 37 tuổi cất nhà. Điểm 10 lên Khôn, 20 lên Đoài, 30 lên Càn, 31 lên Khảm, 32 lên Cấn, 33 lên Chấn, 34 lên Tốn, 35 Trung cung, 36 lên Ly, 37 nhằm Khôn, phạm Kim lâu thân, không làm được.
Kim lâu bàng khởi chánh khôn cung, Thường phi ngũ số nhập trung cung. Khảm, Ly, Chấn, Đoài vi tứ kiết, Ngộ Càn, Khôn, Cấn, Tốn giai hung. Chú ý:
Cách coi về Kim Lâu và Hoang Ốc, nam nữ coi y như
Nếu không chăn nuôi súc vật thì Kim Lâu súc có thể cất nhà đượ
1.1.2. Tháng, ngày giờ xấu
Đầu tiên là 13 ngày xấu trong năm, đại kỵ:
Ngày 13 tháng giêng
Ngày 11 tháng Hai
Ngày 9 tháng Ba
Ngày 7 tháng Tư
Ngày 5 tháng Năm
Ngày 3 tháng Sáu
Ngày 8 , 29 tháng Bảy
Ngày 27 tháng Tám
Ngày 25 tháng Chín
Ngày 23 tháng Mười
Ngày 21 tháng Mười một
Ngày 19 tháng chạp.
Tiếp theo là các ngày Nguyệt Kỵ: 5, 14 và 23 hàng tháng.
Sau đó là theo tuổi có những ngày kỵ (tra bảng 4.1).
Bảng 4.1: Bảng nhật can cần tránh
TT |
Năm sinh |
Ngày cần tránh |
|||
1 |
Giáp Tý |
Giáp Tý |
Giáp Ngọ |
Canh Tý |
Canh Ngọ |
2 |
Ất Sửu |
Ất Sửu |
Ất Mùi |
Tân Sửu |
Tân Mùi |
3 |
Bính Dần |
Bính Dần |
Bính Thân |
Nhâm Dần |
Nhâm Thân |
4 |
Đinh Mão |
Đinh Mão |
Đinh Dậu |
Quý Mão |
Quý Dậu |
5 |
Mậu Thìn |
Mậu Thìn |
Mậu Tuất |
Giáp Thìn |
Giáp Tuất |
6 |
Kỷ Tỵ |
Kỷ Tỵ |
Kỷ Hợi |
Ất Tỵ |
Ất Hợi |
7 |
Canh Ngọ |
Canh Ngọ |
Canh Tý |
Bính Ngọ |
Bính Tý |
8 |
Tân Mùi |
Tân Mùi |
Canh Tý |
Đinh Mùi |
Đinh Sửu |
9 |
Nhâm Thân |
Nhâm Thân |
Nhâm Dần |
Mậu Thân |
Mậu Dần |
10 |
Quý Dậu |
Quý Dậu |
Quý Mão |
Kỷ Dậu |
Quý Mão |
11 |
Giáp Tuất |
Giáp Tuất |
Giáp Thìn |
Canh Tuất |
Canh Thìn |
12 |
Ất Hợi |
Ất Hợi |
Ất Tỵ |
Tân Hợi |
Tân Tỵ |
13 |
Bính Tý |
Bính Tý |
Bính Ngọ |
Nhâm Tý |
Nhâm Ngọ |
14 |
Đinh Sửu |
Đinh Sửu |
Đinh Mùi |
Quý Sửu |
Quý Mùi |
15 |
Mậu Dần |
Mậu Dần |
Mậu Thân |
Giáp Dần |
Giáp Thân |
16 |
Kỷ Mão |
Kỷ Mão |
Kỷ Dậu |
Ất Mão |
Ất Dậu |
17 |
Canh Thìn |
Canh Thìn |
Canh Tuất |
Bính Thìn |
Bính Tuất |
18 |
Tân Tỵ |
Tân Tỵ |
Tân Hợi |
Đinh Tỵ |
Đinh Hợi |
19 |
Nhâm Ngọ |
Nhâm Ngọ |
Nhâm Tý |
Mậu Ngọ |
Mậu Tý |
20 |
Quý Mùi |
Quý Mùi |
Quý Sửu |
Kỷ Mùi |
Kỷ Sửu |
21 |
Giáp Thân |
Giáp Thân |
Giáp Dần |
Canh Thân |
Canh Dần |
TT |
Năm sinh |
Ngày cần tránh |
|||
22 |
Ất Dậu |
Ất Dậu |
Ất Mão |
Tân Dậu |
Tân Mão |
23 |
Bính Tuất |
Bính Tuất |
Bính Thìn |
Nhâm Tuất |
Nhâm Thìn |
24 |
Đinh Hợi |
Đinh Hợi |
Đinh Tỵ |
Quý Hợi |
Quý Tỵ |
25 |
Mậu Tý |
Mậu Tý |
Mậu Ngọ |
Giáp Tý |
Giáp Ngọ |
26 |
Kỷ Sửu |
Kỷ Sửu |
Kỷ Mùi |
Ất Sửu |
Ất Mùi |
27 |
Canh Dần |
Canh Dần |
Canh Thân |
Bính Dần |
Bính Thân |
28 |
Tân Mão |
Tân Mão |
Tân Dậu |
Đinh Mão |
Đinh Dậu |
29 |
Nhâm Thìn |
Nhâm Thìn |
Nhâm Tuất |
Mậu Thìn |
Mậu Tuất |
30 |
Quý Tỵ |
Quý Tỵ |
Quý Hợi |
Kỷ Tỵ |
Kỷ Hợi |
31 |
Giáp Ngọ |
Giáp Ngọ |
Giáp Tý |
Canh Ngọ |
Canh Tý |
32 |
Ất Mùi |
Ất Mùi |
Ất Sửu |
Tân Mùi |
Tân Sửu |
33 |
Bính Thân |
Bính Thân |
Bính Dần |
Nhâm Thân |
Nhâm Dần |
34 |
Đinh Dậu |
Đinh Dậu |
Đinh Mão |
Quý Dậu |
Quý Mão |
35 |
Mậu Tuất |
Mậu Tuất |
Mậu Thìn |
Giáp Tuất |
Giáp Thìn |
36 |
Kỷ Hợi |
Kỷ Hợi |
Kỷ Tỵ |
Ất Hợi |
Ất Tỵ |
37 |
Canh Tý |
Canh Tý |
Canh Ngọ |
Bính Tý |
Bính Ngọ |
38 |
Tân Sửu |
Tân Sửu |
Tân Mùi |
Đinh Sửu |
Đinh Mùi |
39 |
Nhâm Dần |
Nhâm Dần |
Nhâm Thân |
Mậu Dần |
Mậu Thân |
40 |
Quý Mão |
Quý Mão |
Quý Dậu |
Kỷ Mão |
Kỷ Dậu |
41 |
Giáp Thìn |
Giáp Thìn |
Giáp Tuất |
Canh Thìn |
Canh Tuất |
42 |
Ất Tỵ |
Ất Tỵ |
Ất Hợi |
Tân Tỵ |
Tân Hợi |
43 |
Bính Ngọ |
Bính Ngọ |
Bính Tý |
Nhâm Ngọ |
Nhâm Tý |
44 |
Đinh Mùi |
Đinh Mùi |
Đinh Sửu |
Quý Mùi |
Quý Sửu |
45 |
Mậu Thân |
Mậu Thân |
Mậu Dần |
Giáp Thân |
Giáp Dần |
46 |
Kỷ Dậu |
Kỷ Dậu |
Kỷ Mão |
Ất Dậu |
Ất Mão |
47 |
Canh Tuất |
Canh Tuất |
Canh Thìn |
Bính Tuất |
Bính Thìn |
48 |
Tân Hợi |
Tân Hợi |
Tân Tỵ |
Đinh Hợi |
Đinh Tỵ |
49 |
Nhâm Tý |
Nhâm Tý |
Nhâm Ngọ |
Mậu Tý |
Mậu Ngọ |
50 |
Quý Sửu |
Quý Sửu |
Quý Mùi |
Kỷ Sửu |
Kỷ Mùi |
51 |
Giáp Dần |
Giáp Dần |
Giáp Thân |
Canh Dần |
Canh Thân |
52 |
Ất Mão |
Ất Mão |
Ất Dậu |
Tân Mão |
Tân Dậu |
53 |
Bính Thìn |
Bính Thìn |
Bính Tuất |
Nhâm Thìn |
Nhâm Tuất |
54 |
Đinh Tỵ |
Đinh Tỵ |
Đinh Hợi |
Quý Tỵ |
Quý Hợi |
55 |
Mậu Ngọ |
Mậu Ngọ |
Mậu Tý |
Giáp Ngọ |
Giáp Tý |
TT |
Năm sinh |
Ngày cần tránh |
|||
56 |
Kỷ Mùi |
Kỷ Mùi |
Kỷ Sửu |
Ất Mùi |
Ất Sửu |
57 |
Canh Thân |
Canh Thân |
Canh Dần |
Bính Thân |
Bính Dần |
58 |
Tân Dậu |
Tân Dậu |
Tân Mão |
Đinh Dậu |
Đinh Mão |
59 |
Nhâm Tuất |
Nhâm Tuất |
Nhâm Thìn |
Mậu Tuất |
Mậu Thìn |
60 |
Quý Hợi |
Quý Hợi |
Quý Tỵ |
Kỷ Hợi |
Kỷ Tỵ |
Qua bảng 4.1 ta thấy, mỗi tuổi có 4 ngày kỵ:
Ngày kỵ thứ nhất có can chi trùng với can chi của năm
Ngày kỵ thứ hai có can trùng với can của năm sinh và chi xung với chi của năm sinh. Có cách tính không cần tra bảng, đó là tìm chi xung bằng cách tính xuôi từ chi của năm sinh đến chi thứ bảy (tính cả chi của năm sinh).
Ngày kỵ thứ ba và thứ tư có can tìm bằng cách tính xuôi từ can của năm sinh đến can thứ 7 (tính cả can của năm sinh), và có chi lần lượt trùng với chi của ngày kỵ thứ nhất và chi của ngày kỵ thứ
Do đó chỉ cần nắm quy luật này ta có thể không cần dùng bảng tra vẫn tìm ra 4 ngày kỵ của bất kỳ năm sinh nào trong Lục thập hoa giáp.
1.2. Cách tính và chọn ngày giờ tốt
Để tìm năm, tháng, ngày tốt cho làm nhà, hôn lễ, và một số việc trong đại thì cần căn cứ vào mệnh quái, âm dương ngũ hành và tránh các năm, tháng, ngày xấu trên.
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng cần phải làm như vậy đối với trường hợp thường ngày ta làm. Vì thế trong phạm vi tài liệu này chỉ đưa ra cách tính ngày, giờ đơn giản theo Lục Nhâm tiểu độn.
Để tính chúng ta dùng bàn tay để tính như hình 4.3.
Hình 4.3: Bàn tay Lục nhâm tiểu độn
Cách tính:
Khởi tháng ở cung Đại an, bắt đầu từ tháng Giêng, thứ tự theo chiều kim đồng hồ, mỗi cung một tháng. Sau khi có cung của tháng, ta khởi ngày mùng một ở cung đó, đếm thuận mỗi cung một ngày tới ngày hiện tại. Ta khởi giờ ở cung đó là giờ Tý, đếm mỗi giờ một cung cho tới giờ hiện tại.
Thí dụ: Ngày 09 tháng 09 âm lịch, giờ Tị, có người nhờ tính, ta lấy cung như sau: Tháng 09 ở cung TỐC HỈ, ngày 9 ở cung TIỂU CÁT, giờ Tị ở cung XÍCH KHẨU. Vậy ta có tháng TỐC HỶ + ngày TIỂU CÁT + giờ XÍCH KHẨU.
Ở độn toán, người ta chỉ dùng NGÀY và GIỜ để tính, còn cung THÁNG chỉ phụ giúp thôi.
NGÀY là chủ, là mình. GIỜ là khách, là việc.
Tháng phụ gúp cho hai ý trên theo tuổi
Giải thích ý nghĩa của 6 cung :
ĐẠI AN: Tính chất cung này hiền lành, cầu an, gặp xấu giảm xấu, gặp tốt giảm tố
Tượng hình: Căn nhà, bất động sản, hộp gỗ
Kinh nghiệm: Xuất hành vào giờ, ngày Đại An, thì tìm người hay vắng nhà, lo việc hay bị dời ngày, chỉ có đi xa là bình an vô sự.
LƯU LIÊN: Tính chất cung này trì trệ, kéo dài, gặp xấu thì tăng xấu, gặp tốt thì tăng tốt, vì nó là hành Hoả.
Tượng hình: Cơ quan luật pháp, nhà thương, nhà tù, giấy tờ.
Kinh nghiệm: Xuất hành vào giờ Lưu Liên dễ gặp người, và hay ngồi lâu, rất nhiều người có thư tín ở ngày Lưu Liên.
TỐC HỈ: Tính chất cung này là thông tin, thư tín, nói chung là các phương tiện và tính chất thông
Tượng hình: Đám cưới, tình cảm, tin thư.
Kinh nghiệm: Đang mong người ở xa mà gặp cung Tốc Hỷ thì người ở xa sẽ về.
XÍCH KHẨU: Tính chất cung này là ăn uống, bàn cãi, nói chung là các chất có liên quan tới miệng.
Tượng hình: Đám tiệc, đại hội, xe cộ, quán xá.
Kinh nghiệm: Xuất hành mà gặp ngày hay giờ chuyện bàn luận, ăn uống.
Xích Khẩu thì hay gặp TIỂU CÁT: Tính chất cung này chủ về lợi lộc, làm ăn giao dịch, buôn bán. Tượng hình: Chợ búa, nơi giao dịch buôn bán.
Kinh nghiệm: Xuất hành vào ngày giờ Tiểu Cát thì hay gặp bạn, công việc trôi chảy tốt đẹp.
KHÔNG VONG: Tính chất cung này là ma quái, tai nạn, trộm cắp, nói chung các tính chất xấ
Tượng hình: Đám ma, nghĩa địa, vũng lầy.
Kinh nghiệm: Ngày giờ Không Vong rất xấu, rất nhiều người mất của vào ngày giờ này mà không tìm lại được.
Ghi chú: 6 tính chất của 6 cung trên là tính chất căn bản dùng phối hợp với Lục thập hoa giáp ngày và giờ.
6 cung trên khi phối hợp với nhau sẽ mạng lại ý nghĩa mới. Sau đây là các ý nghĩa của các cung phối hợp với nhau:
Ý nghĩa mới của 6 cung phối hợp :
ĐẠI AN
+ Đại An: Bình an không có việc gì hết
+ Lưu Liên: Dùng dằng khó quyết định, nửa muốn nửa không
+ Tốc Hỉ: Nếu Tốc Hỉ là giờ, thì lợi việc tiến hành nhanh, gấp.
+ Xích Khẩu: Dời đổi, đi đứng liên quan vận chuyển
+ Tiểu Cát: Thất nghiệp chờ việc, sửa nhà
+ Không Vong: Buồn phiền, bế tắc.
LƯU LIÊN
+ Lưu Liên: Trì trệ, chờ đợi, rắc rối pháp luật
+ Tốc Hỉ: Bực tức, thư tín xa
+ Xích Khẩu: Xung đột mang tới pháp lý, hoạ khẩu
+ Tiểu Cát: Tài lộc lớn, buôn bán lớn
+ Không Vong: Chui luồn, trốn chạy, các việc làm phi pháp.
+ Đại An: Dùng dằng, khó quyết định.
TỐC HỈ
+ Tốc Hỉ: Có việc bất ngờ, tin thư xa.
+ Xích Khẩu: Cãi vã, tranh luận, khẩu thiệt
+ Tiểu Cát: Có quà cáp, lợi lộc bất ngờ.
+ Không Vong: Du lịch, vui chơi
+ Đại An: Nếu Đại An là giờ, thì lợi việc lâu dài.
+ Lưu Liên: Bực tức, thư tín xa.
XÍCH KHẨU
+ Xích Khẩu: Bạn luận, tranh cãi, ăn uống.
+ Tiểu Cát: Bàn làm ăn, dịch vụ, môi giới
+ Không Vong: Trước xấu sau tốt (tốt phần sau)
+ Đại An: Dời đổi, đi đứng, vận chuyển.
+ Lưu Liên: Xung đột đưa tới pháp lý, hoạ khẩu.
+ Tốc Hỉ: Cải vã, tranh luận, khẩu thiệt.
TIỂU CÁT
+ Tiểu Cát: Công việc làm ăn lớn, lợi lộc lớn
+ Không Vong: Tổn tài, lỗ lã, ốm đau
+ Đại An: Thất nghiệp, chờ việc, sửa nhà.
+ Lưu Liên: Tài lộc lớn, buôn bán lớn
+ Tốc Hỉ: (coi phần trên)
+ Xích Khẩu: (coi phần trên)
KHÔNG VONG
+ Không Vong: Chết chóc, xui rủi lớn, nói chung là các hiện tượng xấu ở độ cao.
+ Đại An: (coi phần trên)
+ Lưu Liên (coi phần trên)
+ Tốc Hỉ: (coi phần trên)
+ Xích Khẩu: (coi phần trên)
+ Tiểu Cát: (coi phần trên)
Tóm lại: Chúng ta cần căn cứ vào công việc định làm mà quyết định chọn ngày giờ tốt.
2. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG HỢP HÔN
Trong kết hôn người ta thường hay nói về tuổi nam nữ có hợp hay không. Thực ra nếu chỉ tính về tuổi hợp hay không thì thật là phiến diện và sai lầm. Vì thế trong Phong thủy, việc tính toán xem nam nữ hợp và tốt xấu đến đâu khi phối hợp với nhau thì cần phải dựa vào 3 căn cứ quan trọng, đó là:
Hợp cung mệnh
Hợp âm dương ngũ hành
Hợp tuổi
2.1. Hợp cung mệnh
Trong chương 3 chúng ta đã đề cập đến cung mệnh của nam và nữ theo tuổi. Ở phần này cần phải xem các cung mệnh nào hợp nhau và hợp mức độ nào. Thông thường có hai nhóm cung mệnh là Đông tứ mệnh và Tây tứ mệnh.
Đông tứ mệnh là các cung: 1, 3, 4, 9
Tây tứ mệnh là các cung: 2, 5, 6, 7,
(Tra trong sơ đồ hình 3.2, 3.3, 3.4 và 3.5 – chương 3)
Nam nữ cùng nhóm cung mệnh là hợp hôn, nhưng mức độ thì phải tra bảng (Bảng 4.2).
Luận giải về mức độ tốt, xấu thì căn cứ vào việc giải nghĩa sau: Nếu gặp:
Sinh khí là thượng cát
Diên niên (Phúc đức) là thượng cát
Thiên y là trung cát
Phục vị là tiểu cát
Tuyệt mạng là đại hung
Ngũ quỷ là đại hung
Lục sát là thứ hung
Họa hại là thứ
Bảng 4.2: Nam nữ cung phối hợp
Tám cửa |
Cung |
|||||||||||||||
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
Nam |
Nữ |
Nam |
N ữ |
|
Sinh khí |
6 |
7 |
1 |
4 |
8 |
2 |
3 |
9 |
4 |
1 |
9 |
3 |
2 |
8 |
7 |
6 |
Ngũ quỷ |
6 |
3 |
1 |
8 |
8 |
1 |
3 |
6 |
4 |
2 |
9 |
7 |
2 |
4 |
7 |
9 |
Diên niên |
6 |
2 |
1 |
9 |
8 |
7 |
3 |
4 |
4 |
3 |
9 |
1 |
2 |
6 |
7 |
8 |
Lục sát |
6 |
1 |
1 |
6 |
8 |
3 |
3 |
8 |
4 |
7 |
9 |
2 |
2 |
9 |
7 |
4 |
Họa hại |
6 |
4 |
1 |
7 |
8 |
9 |
3 |
2 |
4 |
6 |
9 |
8 |
2 |
3 |
7 |
1 |
Thiên y |
6 |
8 |
1 |
3 |
8 |
6 |
3 |
1 |
4 |
9 |
9 |
4 |
2 |
7 |
7 |
2 |
Tuyệt mạng |
6 |
9 |
1 |
2 |
8 |
4 |
3 |
7 |
4 |
8 |
9 |
6 |
2 |
1 |
7 |
3 |
Phục vị |
6 |
6 |
1 |
1 |
8 |
8 |
3 |
3 |
4 |
4 |
9 |
9 |
2 |
2 |
7 |
7 |
Từ bảng 4.2 chúng ta có thể dễ dàng tìm ra sự phối hợp tốt hay xấu của cung mạng nam và nữ. Đây là căn cứ thứ nhất cho việc chọn hợp hôn.
2.2. Hợp âm dương ngũ hành
Căn cứ thứ hai để chọn hợp hôn là Ngũ hành tương sinh. Khi nam và nữ có âm dương ngũ hành tương sinh là tốt. Cụ thể là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy.
Về nguyên tắc, nam nữ có âm dương ngũ hành tương khắc thì không tốt. Cụ thể là Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.
Tuy nhiên, không phải tất cả áp dụng máy móc như trên. Trong thuyết Ngũ hành nạp âm, có khi hành này khắc với hành kia không phải là xấu mà lại nhờ khắc đó mà ra tốt. Cụ thể như sau:
Hành Kim:
Bốn thứ Kim: Hải trung kim, Bạch lạp kim, Kim bạch kim và Xoa xuyến kim đều kỵ Hỏa.
Hai thứ Kim: Sa trung kim và Kiếm phong kim thì khắc Mộc, nhưng không khắc Hỏa, mà phải nhờ Hỏa mới nên hình. Tất nhiên chưa kể gặp xung khắc địa chi (ví dụ: Nhâm Thân, Quý Dậu gặp Bính Dần, Đinh Mão thì nên tránh).
Hành Hỏa:
Ba thứ Hỏa: Phú đăng hỏa, Lư trung hỏa, Sơn đầu hỏa đều sợ Thủy khắc
Ba thứ Hỏa: Thiên thượng hỏa, Thích lịch hỏa, Sơn hạ hỏa lại không sợ Thủy.
Hành Mộc:
Năm thứ Mộc: Tòng bá mộc, Dương liễu mộc, Tâng đố mộc, Thạch lựu mộc, Đại lâm mộc đều bị Kim khắc.
Chỉ một thứ Mộc: Bình địa mộc là không sợ Kim khăc, mà nếu được Kim khắc thì càng tốt.
Hành Thủy:
Hai thứ Thủy: Thiên hà thủy và Đại hải thủy không khi nào sợ Thổ khắ Trừ khi gặp can chi thiên khắc địa xung (Ví dụ: Bính Ngọ, Đinh Mùi gặp Canh Tý, Tân Sửu) thì nên tránh xa là tốt hơn.
Còn lại các Thủy khác: Giáng hạ thủy, Tuyền trung thủy, Trường lưu thủy, Đại khê thủy đều bị thổ khắc.
Hành Thổ:
Ba thứ Thổ: Thành đầu thổ, Ốc thượng thổ, Bích thượng thổ sợ Mộc khắc.
Ba thứ Thổ khác: Lộ bàng thổ, Đại địch thổ, Sa trung thổ đều không sợ Mộc khắ Ngược lại nếu được Mộc khắc thì đời người sẽ được thanh khiết, cao sang, đỗ đạt cao.
Ngũ hành nạp âm tỷ hòa:
Tỷ hòa nghĩa là cùng chung ngũ hành. Về cơ bản thì cùng ngũ hành là tốt – Như nạp âm trúng tương sinh. Nên mới nói:
Lưỡng Hỏa thành viêm (lửa nóng)
Lưỡng Mộc thành lâm (rừng)
Lưỡng Thủy thành xuyên (sông)
Lưỡng Thổ thành sơn (núi)
Lưỡng Kim thành khí (đồ dùng).
Tất nhiên phải có Can Chi sinh hợp thì mới được. Ví dụ: Giáp Thìn và Bính Thân hay Ất Tỵ và Đinh Dậu là giữa Phú đăng hỏa và Sơn hạ hỏa là Lưỡng hỏa thành viêm.
Còn một số trường hợp xấu là:
- Lưỡng Mộc Mộc chiết
- Lưỡng Kim Kim khuyết
- Lưỡng Hỏa Hỏa diệt
- Lưỡng Thủy Thủy kiệt
- Lưỡng Thổ Thổ liệt.
Đó là khi có Can khắc hay Chi xung. Ví dụ: Mậu Tý và Mậu Ngọ hay Kỷ Sửu và Kỷ Mùi là Thích lịch hỏa và Thiên thượng hỏa.
Lưu ý: Chính ngũ hành là căn bản, còn ngũ hành nạp âm là phụ thôi.
2.3. Hợp can, chi
Từ trước tới nay mọi người đều coi tuổi hợp hay tuổi xung là cơ bản! Thực ra đấy không phải là chính mà phải có cung mạng hợp, ngũ hành hợp thì mới tốt. Tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua Tam hợp, Tứ hành xung.
Để biết Tam hợp và Tứ hành xung là gì thì xem sơ đồ hình 4.4 và 4.5 sau.
Hình 4.4: Tam hợp
Hình 4.5: Tứ hành xung
3. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG ÂM TRẠCH VÀ NGƯỜI CHẾT
3.1. Ứng dụng phong thủy trong nhận định âm trạch
Trong thuật phong thủy, chọn đất có sinh khí để mai táng tổ tiên được coi là rất quan trọng. Trước hết vì đó là quan niệm sống gửi, thác về trong đạo Phật. Sau nữa âm phần có ảnh hưởng đến thế hệ sau rất lớn. Chôn cất không đúng cách có thể gây hậu họa cho nhiều đời.
Đến đây một câu hỏi nữa được đặt ra là tại sao việc chọn đất có sinh khí để mai táng tổ tiên lại có thể đem phúc lộc cho con cháu, tức là “táng tiên” lại có thể “ấm hậu”. Trong trước tác “Táng thư”, Quách Phác đã nêu luận điểm: “Khí cảm như ứng, quỷ phúc cập nhân”, có nghĩa là những vật đồng chất với nhau có quan hệ cảm ứng lẫn nhau.
Vì vậy, tổ tiên, cha mẹ và hậu duệ con cháu là đồng khí, là một chất, chúng có quan hệ cảm ứng với nhau. Cho nên “quỷ phúc cập nhân” nghĩa là tổ tiên mang lại phúc ấm cho con cháu.
Để lựa chọn huyệt tốt thì căn cứ vào các yếu tố sau:
Căn cứ vào cung mệnh của người chết để chọn hướng cho âm trạch (Việc lựa chọn hướng cũng giống như cho dương trạch).
Chọn vị trí huyệt: Huyệt tốt là phải hội tụ đủ 4 yếu tố “Tứ thần” trong âm phần, đó là: Thanh long, Chu tước, Bạch hổ, Huyền vũ. Vị trí âm phần nên ở giữa tứ thần đó theo cách: đầu gối vào Huyền vũ, chân đạp Chu tước, bên trái là Thanh long, bên hữu là Bạch hổ. Nếu trước mặt có sông chảy quanh thì càng tuyệt vờ Ở nơi đồng bằng thì hãy ngắm núi xa mà hình dung, cộng với chọn hướng.
Vị trí huyệt mộ cần “Tàng phong Tụ khí”, nghĩa là phải tụ khí và không có dòng nước chảy
Ngoài ra cần lựa chọn ngày giờ để táng. Ngày giờ phụ thuộc vào tuổi người chết, năm ngày giờ mất và ngày giờ thực tại.
Một số điều nên tránh:
- Chôn ở chỗ gần đường tàu, nhà máy có máy móc nặng rung độ
- Chôn ở chỗ gần cây cổ thụ
- Chôn ở chỗ mà trên đầu có ao, hồ, đường tàu, xa lộ.
- Chôn ở chỗ quanh năm ngập nước phèn, sình lầ
- Chôn ở chỗ có mỏ khoáng chấ
- Chôn ở chỗ đồi núi giao nhau ở phía trước mặ
- Chôn quay đầu xuống chỗ thấp, chân đạp núi.
- Chôn trùng huyệt hoặc chỗ đất đào lên có xương động vật…..
3.2. Phong thủy trong tính cung người chết, luận tốt xấu
Ngoài việc chọn đất, chọn hướng cho mồ mả thì Phong thủy cũng đề cập đến cung người chết phạm vào sẽ luận tốt xấu ra sao.
Để đơn giản hóa, người ta đưa ra Bàn tay tinh cung người chết (cung tử) như sau:
Cung tử là cung của người chết. Tìm cung người chết để biết tốt xấu vì người chết nhằm năm tốt hay xấu có ảnh hưởng đến con cháu người còn sống được hưng vượng hay bị suy vong.
Muốn tìm cung tử coi theo bàn tay mà tính (Hình 4.6).
Hình 4.6: Bàn tay tính cung tử
Cách đếm: Người chết năm ấy được bao nhiêu tuổi, cứ lấy số tuổi đó mà tính. Nữ khởi tại cung Khôn đếm theo chiều nghịch. Nam khởi tại cung Cấn đếm theo chiều thuận, Đại số và Tiểu số đều liên tiết, hết số chục tới số lẻ, tới tuổi của người chết coi nhằm cung nào, lấy cung đó mà tính tốt xấu.
Thí dụ: Người chết 62 tuổi, coi nam cung gì? nữ cung gì?
Cung nữ: Bấm tay tại cung Khôn (theo bàn tay trên) đếm 10, theo chiều ngịch, 20 tại cung Ly, 30 tại cung Tốn, 40 tại cung Chấn, 60 tại cung Khảm, 61 tại cung Càn, 62 tại cung Đoài. Bà 62 tuổi chết nhằm cung Đoài.
Cung nam: Bấm tay lên cung Cấn theo chiều thuận đếm: 10 tại Cấn, 20 tại Chấn, 30 tại Tốn, 40 tại Ly, 50 tại Khôn, 60 tại Đoài, 61 tại Càn, 62 tại Khảm. Ông 62 tuổi chết nhằm cung Khảm.
Muốn biết cung tử tốt hay xấu cho con cháu thì coi bài dưới đây, tên cung viết chữ thường là xấu, còn viết chữ IN HOA là tốt.
Càn ngộ hung thần gia chủ nguy (phạm hung thần) KHẢM phùng vạn sự đắc giai kỳ (con cháu gặp may mắn) CẤN cung an ổn bình thường sự (con cháu bình an) CHẤN tích kim ngân lợi khả tri (con cháu giàu có)
Tốn ngộ quan tài tam mang một (động trong dòng họ, chết chóc)
Ly sanh khẩu thiệt, tử tận suy (thị phi, con cháu nghèo nan)
KHÔN ngộ quy nhơn, quan chức trọng (con cháu thăng quan, tiến chức)
Đoài quy tản tộc hữu trùng bi (gia tộc ly tán, chết chóc)
3.3. Phong thủy trong tính trùng tang
Dân gian Á Đông xưa rất quan tâm đến nghi thức an táng cho người vừa mới mất. Người xưa cho rằng người ruột thịt vừa mất có ảnh hưởng tốt, xấu tới những người thân cùng huyết thống đang sống. Do vậy, họ có nhiều nghi thức tế lễ, an táng cho người mới ra đi vào cõi vĩnh hằng. Một trong những nghi lễ quan trọng hàng đầu đó là tính xem tuổi, tháng, ngày, giờ của người mất có hợp với quy luật cuộc đời của “chính họ” hay không. Dựa vào tuổi của người mất và ngày, tháng, giờ mất của họ để tính xem: người đó có được “Nhập mộ” hay gặp phải “Thiên di”, “Trùng tang”.
“Nhập mộ”: Là người mất ra đi và được nằm xuống vĩnh viễn, không còn vương vấn trần ai. Thể hiện sự an lành, yên nghỉ. Chỉ cần một “Nhập mộ” của tuổi hoặc tháng, ngày giờ là được coi là tố
“Thiên di”: Là dấu hiệu ra đi do “Trời định”, người mất lúc đó được trời đưa đi. Sự ra đi này nằm ngoài mong muốn của người mất, nhưng cũng là hợp với lẽ trờ
“Trùng tang”: Là dấu hiệu ra đi không hợp số phận, không dứt khoát, có nhiều ảnh hưởng tới người ở lạ Theo quan niệm xưa, nếu gặp phải trùng tang mà không có “Nhập mộ” nào thì cần phải mời người có kinh nghiệm làm lễ “Trấn trùng tang”.
Cách tính trùng tang phổ biến như sau:
Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch (Hình 4.7).
Hình 4.7: Bàn tay tính Trùng tang
Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi người mấ Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp ở cung nào thì tính là cung tuổi.
Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất, gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ Tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp cung nào thì tính cung đó là cung giờ.
Nhận xét: Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:
Dần - Thân - Tị - Hợi: là gặp cung Trùng tang
Tý - Ngọ - Mão - Dậu: là gặp cung Thiên di
Thìn - Tuất - Sửu – Mùi: là gặp cung Nhập mộ.
Chỉ cần gặp được một cung Nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm lẽ trấn trùng tang.
Ví dụ: Tính cho cụ ông mất giờ Tý, ngày 3 tháng 3, thọ 83 tuổi. Cụ ông Khởi từ cung Dần tính chiều thuận: 10 tuổi ở Dần, 20 tuổi ở Mão, 30 tuổi ở Thìn… 80 tuổi ở Dậu, đến tuổi lẻ 81 ở Tuất, 82 ở Hợi, 83 ở Tí. Vậy cung tuổi là cung Tý là cung Thiên di. Tính tiếp tháng 1 là Sửu, tháng 2 ở Dần, tháng 3 ở Mão, vậy cung tháng là Mão là cung Thiên di. Tính ngày mồng 1 là Thìn, ngày mồng 2 là Tị, mồng 3 là Ngọ, vậy cung ngày là Ngọ gặp Thiên di. Tính tiếp cho giờ, giờ tý tại Mùi, vậy cung giờ là cung Mùi được cung Nhập mộ. Như vậy cụ ông có 3 cung thiên di, 1 cung nhập mộ. Vậy là hợp với lẽ trời và đất.